[Funland] Dịch tài liệu cổ: Thư, Nhật ký các giáo sĩ viết về nhàTây Sơn, nhà Lê, chúa Trịnh và Nguyễn Ánh.

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tôi hiện đang để trước mặt hai bức thư từ Cha xứ của kinh đô. Ông ca ngợi tướng quân Coung chinh hết lời; ông có cuộc gặp vào ngày 27 tháng 2. Coung chinh biết được từ một người theo Thiên Chúa, đang là thư lại và y sĩ của ông, rằng linh mục đã học ở Xiêm, lập tức ngồi xuống khi bước vào phòng và hỏi về những nơi ông đã đi qua. Nghe đến tên dinh Doung nai [Đồng Nai], ông hỏi có nhiều người theo Thiên Chúa ở Doung nai không. Viên giáo sĩ đã trả lời rằng, trong thời gian ông ở đó, chỉ có rất ít người [theo đạo]. Coung chinh đáp lại:

- Hiện nay đã có số lượng lớn, gần như cả dinh đó đều là người theo đạo Cơ đốc và dân chúng rất mong muốn tôi đến gia nhập với họ.

Ông cũng hỏi về những việc liên quan đến cuộc chiến giữa Tay son và Chua nghuien [Chúa Nguyễn, tức Nguyễn Ánh], tức vị vua hợp pháp của Nam Hà và cho lui rất lịch sự.

Cha xứ của kinh thành, sau khi báo cáo vài đặc điểm, để cho biết tính cách và quan niệm đạo đức của Coung chinh, kết thúc bằng đoạn văn này:

- Một sĩ quan quân đội, thuộc cấp của Coung chinh, đã bắt một quý nhân, người đó đã gửi đơn khiếu nại tới tướng quân. Lập tức, Coung chinh giận dữ, rút gươm và gọi tất cả mọi người trong nhà ra: Thanh gươm này, ông nói, không nể ai cả: lớn hay nhỏ, quen hay lạ, dù là cha hay mẹ, quý nhân hay thường dân, không ai là ngoại lệ. Ai có đầu, hãy bảo hắn cẩn thận rơi đầu, như người này, đã bắt giữ chỉ huy của mình mà không có lệnh. Ta không tiếc quãng thời gian cùng với hắn từ thuở nhỏ, lôi ra đồng chém đầu. Và rồi họ chém đầu hắn.

Tôi muốn nói tới các ông Thiébaud và la Mothe, ghi chép của những gì họ đã trải qua và những mất mát của họ; họ bị cướp vài lần bởi bọn Tây-sơn, bởi lũ trộm cướp Bắc Hà. Những linh mục quốc gia và những người Âu châu cũng không được đối xử tốt hơn. Không thể kể được bao nhiêu bình và đồ trang trí linh thiêng đã làm mồi cho bọn cướp, những quý ông đáng kính của chúng ta ở Nam Hà có thể làm chứng về những nỗi khó khăn của họ.

Trong lúc loạn lạc vô chính phủ này, mọi liên lạc giữa các linh mục và con chiên bị gián đoạn, không chỉ những người tham gia Thánh lễ càng ít đi, mà nhiều người theo Thiên Chúa nghèo đói bắt chước hoặc bị đe dọa bởi người ngoại đạo, cũng tham gia vào các hành vi trộm cướp như chúng. Giữa nhiều việc đau đớn đắng cay như vậy, chúng tôi không thể không an ủi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ khi tướng Nguyễn Hữu Chỉnh (nguyên văn: Coũ Chỉnh, tức là Cống Chỉnh, do ông thi đỗ Hương Cống nên mới gọi thế) trở về thủ đô Bắc Hà vào cuối tháng 1 năm 1787, và từ lúc tân Chúa hay kẻ thống trị Quế [Trịnh Bồng, là con của Trịnh Giang, sinh năm 1740, anh họ củaTrịnh Sâm và là bác họ của Trịnh Khải. Khi cha con Trịnh Sâm cầm quyền, ông được phong là Côn Quận Công, là vị Chúa cuối cùng của họ Trịnh] tự tử theo lời đồn vài tháng sau khi thấy quân của mình bị tiêu diệt và sự-nghiệp của mình bị phá hủy hoàn toàn, quyền-lực của nhà vua trẻ tuổi Chiêu Thống [nguyên văn: Chiêu Thoung] hình như đã khôi-phục được sự vẻ-vang xưa và mỗi ngày một củng-cố trong khi các vua Lê trước như Cảnh Hưng, như chúng tôi đã từng nói, chỉ là những vị vua trên danh-nghĩa và tượng-trưng mà thôi.

Các vụ tấn công trước đây do quân nổi loạn Tây Sơn gây nên chỉ còn rất hiếm trong nội địa Bắc Hà; phần đông binh lính Tây Sơn đã rút vào Nam và chỉ còn một ít đóng tại xứ Nghệ An và vùng Bô Chinh giáp giới miền Trung [nguyên văn là Huaute Cochinchine, dịch chính xác là Thượng Nam Hà].Nhưng than ôi, sự yên-ổn đó chẳng được lâu dài.Tướng Nguyễn Hữu Chỉnh thấy hối-hận cho lòng tin-cậy và sự khinh-suất của ông, hay sự nể nang quá đáng đối với một kẻ thù nguy hiểm [tức là Tây Sơn] vì ông dường như nhường cho họ miếng đất Bắc Hà để họ cai trị, có chỗ vùng vẫy và lối vào để đánh chiếm vương quốc khi cơ hội thuận tiện. Vả lại, đáng lẽ tướng Chỉnh phải thận-trọng và hiểu rằng tình trạng hòa bình mà Bắc Hà đang hưởng từ 9, 10 tháng nay, là do sự ân-cần và tính dũng mãnh của ông ít hơn là do tình thế chiến trận giữa ông bạo chúa đáng sợ miền Trung, tục gọi là Đức Oung [Đức Ông, tức là Nguyễn Huệ], em thứ 8 của tiếm vương Nhạc và người anh [ tức là Nguyễn Lữ]. Tiếm vương buộc lòng phải chịu dưới quyền của em mình và phải chấp-nhận mọi điều-kiện em mình đặt ra. Quả nhiên, khi Đức Oung hành quân trở về, ông vẫn chưa hài-lòng về sự bành-trướng mới mẻ vùng Phú Xuân của ông. Ông không quên trở lại kế hoạch đánh chiếm Bắc Hà mà ông đã nghiên cứu từ lâu nay.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 6 tháng 12 năm 1787, tôi nhận được nhiều tin tức đặc biệt và 2 lá thư của ông Le Breton [Giáo sĩ Francois Louis Le Breton (1749-1789) thụ chức giáo sĩ 1774, đến Đàng Ngoài vào năm 1777, sống và truyền giáo tại Trang Nứa, Nghệ An], người trợ tế đại diện cho tôi ở vùng giáp giới Nam Hà đề ngày 20 và 23 tháng 11 cho rằng:

1. Chừng một tháng nay, một vị tướng của Tân Attila [tức là Nguyễn Huệ, các giáo sĩ gọi ông là Tân Attila vì Nguyễn Huệ được ví như Attila, một vị vua Hung Nô, đã từng được coi là kẻ “bách chiến bách thắng” làm mưa làm gió Âu châu vào giữa thế kỷ thứ 5] tên là Vach Quinh [để nguyên văn, người dịch chưa xác định được đây là viên tướng nào, có lẽ là Hoàng Viết Tuyển] đã trở lại xứ Nghệ tuyển mộ rất nhiều lính và bắt dân chúng cung cấp một số lượng gạo khá lớn.

2. Từ hai, ba ngày nay, một vị quan khác, cao cấp hơn, trước gọi là Chương Nha, sau đổi thành Đô đốc, rồi Đức Oung và sau cùng gọi là Tiết Chế [tức là Vũ Văn Nhậm, được Nguyễn Nhạc phong chức Tả quân đô đốc vào tháng 4 năm 1786 khi Tây Sơn đánh chiếm Thuận Hóa và được Nguyễn Huệ phong chức Tiết chế, đem quân ra Bắc bắt Nguyễn Hữu Chỉnh vào năm 1787. Chương Nha có lẽ là Chưởng Nha, một chức võ quan, Đức Ông chỉ là tiếng dân ta hồi ấy gọi người được trọng vọng] thực ra, tất cả các loạn tướng thời đó đều đổi tên như thay áo, cũng tới xứ này đem theo tận 20 hay 25 con voi và 4.000 đến 5.000 lính Nam Hà, chắc là tính tiến lên về phía kinh thành của vương quốc này. Tuy nhiên, cấp trên của ông ta có lẽ chỉ có ý định điều ông ta ra Bắc Hà để mộ lính, thu gạo và ở đó dò xét hành vi và mọi sự đòi-hỏi của Nguyễn Hữu Chỉnh và Chiêu Thống, vị vua lại bị [Hữu Chỉnh] điều-khiển. Mục đích của việc tuyển mộ dân quân Bắc Hà là để thay thế các lính cũ của đám loạn quân Phú Xuân [tức là quân của Nguyễn Huệ] mà từ nay chúng ta sẽ gọi là Bắc Vương sau ngày ông ta chiến thắng Nhạc tức Thái Đoc [Thái Đức, niên hiệu của Nguyễn Nhạc khi làm vua] và phân-chia lãnh thổ của ông ra làm ba phần chỉ để lại cho người anh 3 tỉnh nhỏ ở giữa quốc gia và cái chức vị Hoàng Đế, nghe ra có vẻ trang-trọng nhưng thật ra là chỉ có hư danh mà thôi. Ông tự xưng là Bắc Bình Vương tức vua xứ Bắc, biểu lộ như vậy là rõ ràng có mưu đồ đánh chiếm Bắc Hà và địa phận phía Bắc miền Trung. Vì nhiều đội quân đã bỏ rơi ông để theo Nhạc, trong hoặc sau thời kỳ chiến tranh giữa ông-kẻ chinh phục và phân phát vương vị-và Tiếm vương [Nguyễn Nhạc]. Ông bị lâm vào tình trạng buộc phải thu-nhận trên lãnh thổ nhỏ bé của ông những thành phần thuộc giai cấp hạ-lưu, những tay anh chị lưu-manh, nông dân và phát cho họ khí giới. Đó là những người lính được chỉ định hoặc để ngăn ngừa một cuộc tấn công bất thần của quân địch, tuy bị bại trận nhưng được tăng-cường với rất nhiều binh lính đào ngũ [từ phía của Nguyễn Huệ], hoặc để dự định xâm chiếm Bắc Hà.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đội quân do Tiết chế và Vanh Quinh chỉ huy được phân tán và chỉ định vào các cơ, đội dân binh mới tuyển tại xứ Thanh Nghệ và Bố Chính [bộ phận dùng vào việc dưỡng binh]. Đội quân này có nhiệm vụ giám-sát, bắt buộc những người dân binh phải chiến đấu chống lại chính anh em họ. Họ giết chết ngay tại chỗ những kẻ nào tìm cách trốn tránh hay từ chối đầu quân cho họ. Vì thế trong một cơ đội cứ một người lính Nam Hà [của Tây Sơn] thì trung bình lại có khoảng 30 hay 100 lính Bắc Hà.
Trong một khoảng thời gian ngắn. Tiết chế đã thành lập được một quân đội có lẽ hơn 30.000 người. Quả nhiên, ông ta lập tức tiến quân ra Kinh Đô và tới xứ Thanh vào trung tuần tháng chạp. Bấy giờ chính quyền Bắc Hà mới thức tỉnh khỏi cơn mê ngu muội của họ và bàn tính những biện-pháp cần thiết để đẩy lùi quân địch hay ít nhất cũng ngăn không cho họ tiến vào xứ [Sơn] Nam để vào Kinh thành. Những trận đụng độ đầu tiên giữa hai bên xảy ra ngay sau ngày lễ Giáng sinh. Mặc dầu thỉnh thoảng thua mấy trận và thiệt hại một số lính chính quy, vài trăm lính gốc Bắc Hà, quân Tây Sơn vẫn tiến từ từ về bờ cõi xứ [ Sơn] Nam [tức trấn Sơn Nam, nay là các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và một phần các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội] và chỉ còn cách tư dinh tôi [tác giả] có nửa ngày đường, lại mệt hơn nữa là trong tình trạng nguy cấp như thế mà sự bất hòa lại thình lình bộc phát giữa Nguyễn Hữu Chỉnh và Đốc Chiên [chưa rõ là viên tướng nào] trấn thủ xứ Nam [mà tôi đã nhắc tới trong cuốn nhật ký viết năm trước].Sự bất-hòa này bắt nguồn từ sự ghen ghét của Đốc Chiên trước uy-danh lừng lẫy của Hữu Chỉnh. Đốc Chiên ghép cho Hữu Chỉnh tội ban-phát những đặc-ân phi pháp cho những kẻ tay chân và chỉ lo tới sự tiến-cử họ trong khi đó chính ông và những quan lại dưới quyền ông mới là những kẻ tận-tụy với việc nước lại không được đếm xỉa tới. Đốc Chiên vì tham-vọng và đố-kỵ, cho rằng thời-cơ thuận-tiện để báo thù Hữu Chỉnh đã tới và định nắm lấy nó nhưng ông nghĩ rằng hành động phản-bội của ông không những gây tổn-hại cho địch thủ [Hữu Chỉnh], cho cả nhà vua nói riêng và Vương quốc nói chung mà còn cho cả ông nữa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 30 tháng 12 [1788], một viên võ quan theo Công giáo chỉ huy một quân đoàn trọng yếu của hạm đội hoàng gia dưới quyền của Đốc Chiên có viết cho tôi một lá thư trong đó ông cho tôi hay rằng Đốc Chiên không những không đem lực lượng cản địch mà ngược lại còn dự định vượt tuyến vào Nam hàng Tây Sơn. Trước đây, ông ta cùng với Nguyễn Hữu Chỉnh hợp tác với Tây Sơn, [đồng thời tôi nhớ rằng] nhờ vậy ông ta được Tiết chế Tây Sơn ban cho một thẻ thông hành và một số hộ vệ quân. Vì Đốc Chiên đã nhiều lần tỏ ra dũng-cảm và am tường chiến-thuật của địch nên lính Bắc Hà tin-cậy và sẵn sàng tuân lệnh ông ta hơn các tướng khác. Tin tức về sự phản-bội đó làm thay đổi tức thì cục diện chiến cuộc vì nó khuyến-khích lòng can đảm của quân Tây Sơn và gây kinh-hoàng trong đội ngũ lính Bắc Hà. Tuy bị bạn đồng liêu bỏ rơi một cách hèn-nhát như vậy, Nguyễn Hữu Chỉnh vẫn không nổi giận và giả vờ viết liên tiếp mấy cái thư cho Đốc Chiên, nhân danh Vua và vương quốc, khẩn-thiết yêu cầu ông này từ bỏ ý định tai hại của ông và gác lại mối thù-hận sang một bên [vì lợi ích chung].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng tính kiêu-căng và sự ngoan-cố chung của những kẻ bội-phản làm hắn bỏ ngoài tai mọi điều khuyên răn. Bởi vậy Nguyễn Hữu Chỉnh bắt buộc phải đích thân chỉ huy đội ngũ còn lại và cấp tốc rời kinh đô để chặn đường và tấn công địch. Trong khi đó, một vị Hoàng thân [cậu hay chú bác của vua Lê Chiêu Thoung] được cử đi dẹp giặc, lại gây hoang mang trong dân chúng kinh đô vì sự đào tẩu về kinh thành một cách quá vội vã của ông. Nguyễn Hữu Chỉnh tức giận và muốn trừng-trị nghiêm-khắc người này để làm gương và cảnh-báo các vị quan và binh lính dưới quyền ông. Vì vậy ông tâu với vua rằng ông chỉ nhận lãnh trách-nhiệm điều khiển cuộc chinh-phạt quyết định sự thành bại của đất nước với điều kiện phải bêu đầu ông hoàng kia về hành vi hèn-hạ của ông. Vua Chiêu Thống không dám từ chối sự đòi hỏi đó. [Chắc chắn hình phạt đáng sợ đó không phù hợp với phong tục Tây Phương và ở đấy mọi người sẽ coi đó là một hành động dã-man]. Sau đó vào ngày 4 [hoặc 5 gì đó] tháng giêng. Nguyễn Hữu Chỉnh lên đường. Theo nhiều lời đồn thì ông bị ám ảnh bởi những điều gở mà ông đã nhận thấy khi xem xét các tinh tú vì ông ta am hiểu cặn-kẽ thuật xem sao [tốt xấu]. Vả lại ông ta cũng biết rằng mình không được lòng quân sĩ của ông. Qủa nhiên, khi ông ra tới trận tuyến, ông nhận thấy rằng quân đội của ông sẵn-sàng đào ngũ hay chưa đánh mà đã muốn đầu hàng quân Tây Sơn. Trong tình trạng hiểm nghèo đó, vì sợ rơi vào tay Tiết chế, ông không làm gì khác hơn là rút-lui một cách kín đáo vào đêm 6 và 7 tháng giêng để trở về Hoàng thành. Người ta kể rằng khi tới nơi vừa thấy nhà vua, ông liền kêu rằng:

“Bloi oi là Bloi! Nhà Lê đã mất rồi!” [để nguyên văn, tiếng Việt cổ Bloi nghĩa là Trời, câu này theo tiếng Việt hiện đại là: Trời ơi là Trời, nhà Lê mất rồi!]

Rồi ông cầm lấy tay nhà vua. Cả hai vừa khóc vừa xuống một chiếc thuyền chở họ đi ẩn tại “xứ Boc” hay “xứ Bắc”.

Không chậm trễ, Tiết chế xua quân tiến về kinh đô và vào thành với phần lớn quân sĩ của ông vào ngày mùng 9 tháng 1 [1788]. Hôm sau chiến hạm Le Castries của Pháp qua ngang Bắc Hà.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 10, tướng Nam Hà cho quân đuổi theo Hữu Chỉnh để bắt ông này và mời vua Chiêu Thống trở về kinh thành. Tất nhiên nhà vua không dám nhận lời mời. Cuối cùng ngày 12, Hữu Chỉnh bị chính một người đồng hương [và cùng là một cựu chiến hữu] của ông là Ba Trang Thuoc [để nguyên văn vì người dịch không khảo cứu được đây là viên tướng nào] bắt. Hữu Chỉnh chống cự một cách dũng-cảm nhưng khi thấy con trai ông bị giết một cách dã man ngay trước mặt ông và hơn nữa, theo người ta kể lại vì ông bị thương nặng ở cánh tay, ông bị bắt buộc phải đầu hàng. Ngay đó, ông bị nhốt trong một cái cũi có buộc đầu con trai ông ở trên. Ông bị đưa về kinh đô. Người ta quả quyết rằng Tiết chế dự định gửi ông vào Phú Xuân để nộp ông cho “Bạo chúa Nam Hà” [tức là Nguyễn Nhạc] hay Tân Bắc Vương [Nguyễn Huệ]. Nhưng lính Bắc Hà gọi là quân Tam Phủ [binh lính tuyển ở ba phủ Thanh Hóa: Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia, và 12 huyện Nghệ An từ thời Lê Trung Hưng, sau này chính là bọn kiêu binh làm sụp đổ chính quyền Lê-Trịnh], kẻ thù không đội trời chung của người tù nhân danh tiếng này [ Hữu Chỉnh], đã hò hét đòi giết ông ngay nên Tiết chế không dám khước từ. Đó là dư luận dân gian. Sự thật thì Tiết chế lúc đó có vẻ không những mong muốn độc lập mà còn hy vọng độc chiếm Bắc Hà để ly-khai với chủ ông, nên ông đã rất mừng khi đã trừ được một kẻ địch đáng sợ như Hữu Chỉnh. Hữu Chỉnh, vị tướng bất hạnh bị xử tử tại Hoàng thành hôm 15 tháng 1 [1788] và thi thể trần truồng với cái đầu của ông bị bêu mấy giờ liền cho dân chúng xem. Người ta kể rằng khi Tiết chế đọc bản án tử hình, kể tội ông là một kẻ bất tuân thượng lệnh và phản bội, không chịu đến gặp Bắc Vương mặc dù đã nhận được nhiều lệnh gọi, Hữu Chỉnh trả lời rằng:

- Ông tốt phúc mà bắt được tôi vì nếu không, chính ông sẽ mất đầu [như tôi sắp mất đây] cuối năm nay. [lời tiên đoán rất đúng, vì sau này chính Vũ Văn Nhậm cũng bị Nguyễn Huệ xử chém]

Cái chết bi-thảm của tướng Hữu Chỉnh như thế đó. Ông ta hình như chỉ quá ham quyền-lực mà thảm bại. Quyền-lực của ông dưới thời vua Chiêu Thống mạnh đến nỗi vị vua này định cho ông nhập vào Hoàng Gia bằng cách thừa tự ngài [ý là định phong cho tước Vương, thực ra thì Chiêu Thống cũng không muốn, vì phong Vương cho Hữu Chỉnh nghĩa là lại tái lập lại chính thể kiểu Lê-Trịnh], việc ban thưởng này là rất hi hữu ở các quốc gia khác! Hữu Chỉnh từ chối. Thực ra, chắc hẳn ông sợ rằng một ân-sủng quá đáng như thế đối với dòng dõi ông có thể gây ác cảm và làm thiên hạ chống ông. Vả lại trong triều đình, việc gì ông cũng định đoạt cả. Ngay nhà vua cũng có vẻ nể sợ ông. Ngài hết sức tránh những việc có thể làm mất lòng ông. Đến nỗi một hôm, một số người có cửa hàng tại Hoàng thành đến tố cáo với tướng Chỉnh rằng một vài vị Hoàng thân, chú bác và cậu vua đến ức hiếp họ không cho họ buôn bán, Hữu Chỉnh bất bình bắt vua phải trừng phạt những người này. Chiêu Thống lập tức phải cho bắt mấy người đó nộp cho Hữu Chỉnh. Sau khi quở trách các vị này ông liền bắt họ phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Còn cấm họ từ nay không được la cà trong phạm vi thành phố nếu không tuân lệnh sẽ bị trừng phạt. Lệnh cấm đó tỏ ra có hiệu nghiệm.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,624
Động cơ
267,915 Mã lực
Các bức thư là những trao đổi cá nhân giữa các giáo sĩ, hoặc các ghi chép cá nhân, được lưu trữ ở thư viện Vatican và văn khố hội Thừa Sai Paris.
Những thông-tin trong thư hoàn toàn mang cách đánh giá cá nhân, vì vậy, thông tin các cụ coi như tham khảo, để đọc và có một góc nhìn sâu hơn về 1 giai đoạn Lịch sử.
Do văn phong các giáo sĩ là văn phong ngôn ngữ nhà thờ, có thư bằng tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Latin...nên khi dịch, em cố giữ lại văn phong gốc, nhưng sẽ có chú thích cho rõ.
Do trình độ ngoại ngữ tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Latin rất ngu dốt, văn phong quê mùa, trình độ hạn chế, mong các cụ lượng thứ.
Lâu lắm mới thấy cụ Đốc mở thớt lịch sử

Thể nào phe rồ Ánh, và phê rồ Huệ cũng vào chửi nhau, có thể làm mất thớt.

Vậy cụ chịu khó theo dõi, thấy còm nào nhảy cảm quá, thì đề nghị mod xóa để giữ được thớt lâu dài.

Chúc cụ mạnh khỏe.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tiết chế mãn-nguyện và tự-đắc về thành tích đầu tiên của ông nên [tuyên bố] thế nào cũng bắt được Chiêu Thống. Ông còn khoe khoang rằng ông sẽ cho nhà vua trình diện dân chúng Kinh thành nhân dịp chào đón năm mới [Bắc Hà]. Nhưng nhà vua này đã phải cải trang nay dưới hình thức này mai dưới hình khác, có khi phải đội lốt một người nông dân, phải đóng làm tiều phu chặt củi trong rừng. Rồi bị khiêng lên trên vai [như chính ông đã thú nhận trong một bức thư cảm động mà ông gửi cho thần dân ông ít lâu sau]. Nhờ vậy ông đã thoát khỏi cuộc truy lùng của bọn tay chân Tiết chế.
Những người nào quen suy tưởng thời cuộc bằng nhãn quan của mình, sẽ thấy coi cái vận đen đủi của Chiêu Thống như một trò đùa tàn nhẫn của tạo hóa. Nhưng chúng tôi [các giáo sĩ] được biết rằng vị vua đó đã đánh dấu sự đăng quang của ông bằng cách ban phát các bằng sắc cho dân những vùng muốn vị Thành hoàng lên phẩm trật cao hơn với một giá rất đắt. Hành vi đó [đối với chúng tôi] bắt nguồn từ ba cái tật xấu [của quan lại cũng như của dân chúng]: lòng kiêu căng, tính biển lận và sự mê tín. [ vua Chiêu Thống bán cả tước cho dân lấy tiền, vì ông có ấn trong tay, ấn 1 cái ra cả đạo sắc phong]

Những vị giáo sĩ khi biết được cái tin chẳng lành đó, hình như đã tiên đoán, ngay lúc đó, một cuộc cách mạng mà hậu quả sẽ là sự chiếm-đoạt ngai vàng và lãnh thổ bởi người ngoài [tức nhà Thanh]. Họ đinh ninh rằng tại Hữu Chỉnh không những không chống sự mê tín dị đoan đó mà lại còn khuyến-khích nó một cách đê-tiện. Chính ông đã nhận được bằng sắc [do vua ban] và sai một anh lính cận vệ Công giáo mang tờ đó về quê ông [tức là Nghệ An] nên trước sau ông cũng gặp thảm cảnh nhục nhã mà thôi.

Còn tên Đốc Chiên bất trung, hắn không được tận-hưởng quá lâu sự hoan hỉ của mối thù đã trả. Vài ngày sau sự thất bại và trước ngày hắn bắt và xử tử Hữu Chỉnh, hắn nhận được lời khuyến cáo của vài người bà con hắn [đang bị Bắc Vương giữ làm con tin] ở Phú Xuân bảo hắn chớ có đến thành này. Hắn bèn viết thư cho Hữu Chỉnh xin tha tội đào ngũ của hắn, viện cớ rằng đó là một mưu nhỏ do hắn nghĩ ra để tấn công quân Tây Sơn. Nhưng chẳng may lá thư của hắn của bị địch bắt được, thành thử hắn trở thành kẻ phản bội khả ố đối với hai bên. Tuy nhiên vì lúc đó, hắn có vẻ quả-quyết và bị dồn vào thế phải chiến đấu với Tiết chế, nên vua Chiêu Thống định che dấu sự phản bội của hắn. Ông ra lệnh cho hắn phải tấn công tiền quân của địch, trong khi cánh quân khác sẽ đánh úp hậu quân còn lại. Từ lúc đó, tức là từ trung tuần tháng giêng, có nhiều trận đánh ác liệt giữa Đốc Chiên và Tiết chế.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lâu lắm mới thấy cụ Đốc mở thớt lịch sử

Thể nào phe rồ Ánh, và phê rồ Huệ cũng vào chửi nhau, có thể làm mất thớt.

Vậy cụ chịu khó theo dõi, thấy còm nào nhảy cảm quá, thì đề nghị mod xóa để giữ được thớt lâu dài.

Chúc cụ mạnh khỏe.
Cảm ơn cụ ạ, em chỉ dịch thôi chứ ngại đưa ra quan điểm cá-nhân cụ ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đến cuối tháng 3, tháng 4 chiến tranh tuy ngăn trở sự hung hãn của Tiết chế nhưng không có hậu quả gì hơn là tăng gia sự tàn-phá và sự khốn-khổ trên đất nước. Trong khi quân Nam Hà làm chủ Hoàng thành và thủ phủ xứ [Sơn] Nam, vị trí bố phòng trọng yếu độc nhất của vương quốc và Đốc Chiên hãy còn đóng đồn ở nơi cũ với chiến thuyền và đủ loại tàu bè, giữ chắc thế thủ; Tiết chế cùng Vach Quinh [vị tướng hung bạo mà tôi có nói ở đầu bài] và các viên tướng khác bố trí dọc bờ sông các đội vệ binh đủ loại để dò xét động tĩnh của binh tướng Bắc Hà. Những vị tướng Nam Hà quấy phá Đốc Chiên không ngừng và phái bộ hạ đi khắp nơi sách nhiễu dân chúng đủ điều. Người ta chỉ nghe nói đến mộ lính, quyên gạo, quyên tiền. Khi một tổng vừa mới cấp cho Tiết chế một số lính mới đúng ngày đã hẹn [mỗi sự chậm trễ hoặc thiếu sót về vấn đề đó đều bị trừng-trị tức khắc] người ta lại thấy chẳng bao lâu, những con chim kền kền [chỉ những tên lính mới đó] trở lại mang theo danh sách hay bản kê những người có tiếng giàu có hay sung túc [phú hộ], những kẻ có hiềm-khích nhiều hay ít với chúng phải nộp bao nhiêu lượng gạo hay bao nhiêu tiền. Chúng khám xét nhà cửa lấy cớ để tìm kiếm khí giới làm cho tôi một bữa phải trốn giữa đồng ruộng, ngay buổi trưa lúc nắng chang chang trong khi chúng lục lọi và làm một bản kê khai tài sản của dinh thự tôi. Chúng còn đòi hỏi tất cả những đám nông dân, làng mạc, thôn xóm phải trình cho chúng biết tình-trạng hay bản kê khai chính-xác những đất đai của họ nhằm mục đích trưng tập thuế má, và các phụ giúp công việc khác cùng tuyển mộ lính tráng. Tệ hơn nữa tại nhiều nơi quân Tây Sơn còn tuyển các thiếu nữ trẻ. Chúng đã cướp nhiều cô khỏi tay cha mẹ để làm tỳ nữ hay làm cung nữ cho tên Tiết chế. Muốn dân Bắc Hà không tài nào chống lại chúng, chúng cho các thủ hạ làm mật thám đi khắp nơi triệt hạ tất cả những thành lũy hay gò [mô] đất được dựng lên mấy năm trước để chống bọn giặc cướp tại các thôn làng. Nhưng tôi phải ngừng tại đây vì tôi bắt buộc phải thú nhận rằng mưu mô của họ, được sắp trước một cách tinh-xảo quá. Những thủ đoạn quấy rối của chúng khiến tôi không thể [tự phụ] là đã trình bày được một ý niệm đầy đủ về tình trạng hỗn loạn và lộn xộn toàn diện…

[ý đoạn này nói quân Tay Sơn của Vũ Văn Nhậm rất tàn ác quấy nhiễu dân lành].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong lúc đó Tiết chế vẫn đóng bản doanh tại Hoàng thành, trong phủ Chúa [Trịnh cũ] được ông biến thành một thứ pháo đài. Ông không che giấu được sự bối rối tuy bề ngoài khinh miệt tướng Đốc Chiên. Ông sợ tướng này là vì bây giờ trong tay ông chỉ còn một số ít lính Tây Sơn thực thụ mà thôi vì phần đông lính Nam Hà chết đói hay mất hiệu quả chiến đấu, nguyên do là ở bệnh tật và chiến tranh. Không những ông không hy vọng gì về việc bạo quân Nam Hà hay Bắc Vương gửi quân tăng-viện cho ông [tuy vậy ông không ngớt khoe-khoang là vẫn nhận được đều đều quân tiếp-viện để lung lạc tinh thần quân Bắc Hà] mà ông còn lo sợ sự phẫn-nộ của Bắc Vương vì ông khăng khăng từ chối nhiều lần không chịu tuân lệnh gọi ông về Phú Xuân sau khi giết được Hữu Chỉnh. Ông lại còn bị tình nghi là đã có tham vọng chiếm ngai vàng Bắc Hà đáng lẽ là của chủ ông [Bắc Vương] nhân lúc người này đang đánh nhau với Tiếm vương Nhạc, Bắc Vương không thể đích thân ra Bắc Hà để xem xét tường tận các hành động của Tiết chế. Ông phải giao nhiệm vụ đó cho một vị quan thân tín tên là Đại Tư Mã [tức là Ngô Văn Sở] kẻ thù công-khai của vị tướng tham vọng [Tiết chế, Vũ Văn Nhậm]. Vị quan này ra Bắc vào đầu tháng 2 với một quân đoàn 2.000 người. Ít lâu sau ông tới Kinh đô. Ông không thèm đến chào Tiết chế mặc dù ông này chức lớn hơn. Ông lúc nào cũng tỏ vẻ lãnh-đạm và có nhiều ác-cảm với Tiết chế. Sự chia rẽ giữa tướng sĩ Nam Hà cộng với những thắng lợi của Đốc Chiên và vài phe đảng Bắc Hà khác chống lại Tiết chế bắt đầu làm chúng tôi hy vọng. Nhất là từ trung tuần tháng 4, chúng tôi hy vọng rằng Bắc Hà sắp thoát nạn quân Tây Sơn khốn nạn vì chúng không giấu diếm sự bối rối của chúng khi quân Tây Sơn thi nhau đào ngũ và ẩn trốn trong nhà những người dân nào chịu chứa chấp họ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng chúng tôi không ngờ rằng chúng tôi đang sống trước một cuộc đại cách mạng đặt Vương quốc này dưới uy quyền chúng. Thật vậy, vào cuối tháng 3 [Chú thích thêm của tác giả: Ông La Bartette mới được phong chức Giám mục và đáng làm “chủ giáo phụ tá” cho Đức Ông Bá Đa Lộc đã cho chúng tôi biết rằng một vị quan tên là Trần Đức trước đã từng ngược đãi Công giáo và chỉ huy đội tiền vệ, đã bị bắt: thân ông bị voi dày, còn đầu ông bị bêu trong ba ngày ở Hội An , một thành phố của Nam Hà thượng] khi Bắc Vương đã thắng hai, ba trận quân đội của Tiếm vương Nhạc được cử tới đánh ông [Bắc Vương] để trả thù việc ông làm cho anh ông mất thể diện [hồi năm] 1787 [không rõ Nguyễn Nhạc đã làm gì để Nguyễn Huệ mất thể diện?], ông chỉ nghỉ tới cuộc chinh phạt Bắc Hà dự định vào tháng 4. Lúc đó vua Chiêu Thống cùng với Đốc Chiên nhờ một chiến thuật đặc biệt, vừa mới phá tan một đội quân lớn của địch. Nghe tin Bắc Vương sắp ra. Đốc Chiên vội bỏ dinh sở cũ để lên thuyền trốn ra biển [biển ở đây là phía Thái Bình, Nam Định…thuộc trấn Sơn Nam]. Mãi ngày hôm sau, 30 tháng 4, tin Đốc Chiên bỏ trốn [không rõ duyên cớ đính xác] mới đến tai tôi. Nhưng khi tới bờ biển, Đốc Chiên không có thì giờ thả neo để tìm kiếm lương thực tại vùng lân cận, thì một trận cuồng phong ngược chiều nổi lên làm phân tán hạm đội của ông. Vì vậy thủy quân ông rơi vào tay địch và ông bị bắt vào đầu tháng 5. Còn vua Chiêu Thống khó khăn lắm mới thoát nạn được, bằng cách băng qua rừng núi. Hiện giờ, người ta vẫn không biết đích xác vị hoàng đế này ra sao. Dân Bắc Hà không quên nhận xét [như một việc đáng lưu ý] rằng sự liên-kết giữa vua và Đốc Chiên cũng là sự mở đầu tai ương vận hạn của vị tướng từ trước tới giờ có tiếng là tốt số.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong khi đó Bắc Vương tiến rất mau, cầm đầu một đại binh cùng đoàn hộ giá gồm 150 con voi,100 người nằm võng, rất nhiều kiệu sơn vàng lộng lẫy [một cái dành cho Bắc Vương, và một cái cho công chúa [Ngọc] Hân, cô của Chiêu Thống và vợ cả của ông] [thực ra thì tác giả nhầm lẫn, vì Ngọc Hân đúng là cô ruột của vua Chiêu Thống nhưng không phải vợ cả của Nguyễn Huệ].

Ngày 2 tháng 5 [1788], tôi hay tin Bắc Vương chỉ còn cách chỗ tôi ở có một ngày đường. Ngày mồng 7, tôi được biết ông đã vào kinh thành sáng mồng 4 nhưng không lộ vẻ vui tươi gì. Có người nói rằng quan Tiết chế có ra đón ông tại một địa điểm cách xa Kinh đô nhưng thật ra là với ý định chặn đường và tấn công ông; nhưng khi thấy ông được bảo vệ kỹ lưỡng quá, nên Tiết chế giả vờ vui vẻ như không hề có tình ý gì. Dù sao Bắc Vương vẫn cho người bắt ông tức khắc. Sáng hôm sau, mồng 5 tháng 5 [1788], ông bị trói dẫn ra pháp trường và bị bắt quì ở đó cho công chúng xem, phơi mình dưới nắng gay gắt của mặt trời. ngày hôm sau ông bị xử trảm. Đó là vận số xứng đáng cho một kẻ khát máu đã từng gieo tang tóc cho tổ quốc nói chung và Bắc Hà nói riêng.

Theo một lá thư của ông La Mothe [Charles La Mothe (1751-1816). Giáo sĩ sang Bắc Hà năm 1782, năm 1793, phụ tá cho giám mục Longer ở địa phận Kẻ Vinh (Nam Định)] thì một người phu khiêng kiệu của các chúa Bắc Hà [người phu khiêng kiệu của chúa Trịnh] đã bị đâm chết bằng một ngọn giáo theo lệnh Tiết chế [không cần phải qua một thủ tục nào cả] ở ngay trong dinh của ông 4 ngày trước khi ông bị xử trảm.
 

khong_co_xe

Xe tăng
Biển số
OF-452349
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,924
Động cơ
232,194 Mã lực
Lại có sới vật nhau rồi :))
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 10 tháng 5 [ 1788], một ngày trước lễ Thánh Linh giáng lâm, một vị quan tư lệnh Bắc Hà tên là Lê Thai [có lẽ là Nguyễn Như Thái? Khi Vũ Văn Nhậm mang quân ra Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh có tâu với vua Lê cho Nguyễn Như Thái làm Thống lĩnh quân ra Bắc Hà để chống với Tây Sơn] và anh [hay em] rể của Hữu Chỉnh bị quân Tiết chế bắt từ trước và bị giam giữ tại Hoàng thành, cũng bị Bắc Vương ra lệnh xử trảm, lúc còn sống, họ đã từng muốn có ý định trở thành người Công giáo, nhưng vì họ bị bắt và xử chém nên ý định rửa tội hai người nay bất thành
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tuy Bắc Vương ra Bắc để lật đổ [ nhà Trịnh] Tiết chế và để giữ chắc công cuộc cai trị vương quốc được phó thác cho ông nhưng ông sợ vị Thái tử hợp pháp của Nam Hà [Nguyễn Ánh] trở về nay mai và xâm chiếm bất thình lình. Ông phải lập tức lên đường vào Nam với những binh lính mới mộ được tại Bắc Hà để bố trí phòng-thủ và kháng cự lại. “Tân Attila” đó chẳng bao giờ chịu ngồi không tại kinh đô.

Ngày 11 tháng năm 5 [1788], ông đến cung điện vua Chiêu Thống, hình như để chiếm hữu ngai vàng. Song, ông thận-trọng không dám công khai tự xưng là vua Bắc Hà và đành lòng đặt sự cai trị vương quốc trong tay với 4, 5 vị quan Nam Hà hay Tây Sơn: vị quan thứ nhất là Đại Tư Đồ [chưa rõ là ai?, khó hiểu là vì sao con rể của Nguyễn Nhạc lại được Nguyễn Huệ trọng dụng?]cháu rể ông và rể tiếm vương Nhạc ; vị quan thứ hai là Đại Tư Mã [tức Ngô Văn Sở], Thái sư phó ông [mà tôi đã có nói tới] nổi tiếng là dũng cảm và thông minh trong việc điều khiển mọi công viêc [nhiều người trong đó có ông Serard (Serard Philippe ,1738-1804. Giáo sĩ sang Bắc Hà năm 1762, sống ở Kẻ Vinh) tin là vị này theo Công giáo].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 15 tháng 5 [ 1788], Bắc Vương– từ ít lâu nay ông chỉ tự nhận là Đức lệnh [tiếng Việt cổ, chỉ người được trọng vọng, có chức vụ cao], nghĩa là vị Hoàng [đế] lập pháp – công bố một sắc lệnh mà nội dung là:

1.Năm 1786, ông có ra cứu Bắc Hà và tôn vương Chiêu Thống khỏi áp-bức của vị Hoàng họ Trịnh định tiếm vị vua dưới cái tên Chúa.

2.Ông đã giao cho Hữu Chỉnh nhiệm vụ trông nom đất nước nhưng vị quan này không làm tròn nhiệm vụ đó vì thế ông phải phái Tiết chế ra triệt hạ và lật đổ Hữu Chỉnh, nhưng cuối cùng trái với sự mong đợi của ông, Tiết chế lại lạm-dụng quyền hành để quấy nhiễu, hà hiếp dân chúng nên nhà vua [Bắc Vương] phải đích thân đến tận nơi để tái lập trật tự.

Sau vài dòng vào đề như trên, ông tiếp rằng: 4 ngày trước, nghĩa là ngày 11 tháng 5 [1788], các quan văn võ tới yết kiến ông có hảo ý đệ đơn xin tha cho hoàng tộc Lê và tôn thất chúa Trịnh. Đoạn ngỏ lời với dân Bắc Hà, ông hỏi họ thích sống dưới chế độ nào: bị một ông Hoàng [ mang] huyết thống nhà Lê cai trị [ông giả vờ không nhắc đến tên Chiêu Thống] hay khẩn cầu ông ở lại điều khiển quốc gia để được hưởng một sự thái bình hoàn toàn và vĩnh cửu, dưới sự bảo-hộ, giúp đỡ của ông. Ông kết thúc sắc lệnh đó bằng cách yêu cầu mọi người dân [không phân-biệt giai cấp, phẩm tước và địa vị] cho biết ý định của họ về việc này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cùng lúc ấy, một sắc dụ khác của Bắc Vương công kích vua Chiêu Thống được ban hành. Nội dung của nó là:

1. Vua Chiêu Thống là một kẻ vô ơn bạc nghĩa, phản-bội sự trợ giúp của Bắc Vương.

2. Vị Hoàng đế đó là một gánh nặng cho quân đội và thần dân của ông. Ông đã không ngừng sách nhiễu họ đủ kiểu đến nỗi họ phải buộc lòng rời bỏ nhà cửa ruộng vườn để tản mát khắp nơi.

3. Chiêu Thống đã phạm trong tội gian dâm và loạn luân ghê tởm với em gái ông và sát nhân vì ông đã cho giết một cách dã man cùng một lúc 3 người chú [bác hay cậu] ông và 1 người vợ của Cảnh Hưng, tổ phụ của ông [tuy nhiên Bắt Vương không trưng ra bằng chứng].Với những hành động bẩn thỉu và kinh tởm đó, ông không đáng sống chút nào vì thế Bắc Vương cho hay rằng bất cứ ai bắt sống Chiêu Thống, mẹ và em trai ông ta [em ruột vua Chiêu Thống, Hoàng đệ Lê Duy Chỉ] nộp cho chính quyền sở tại sẽ được tặng thưởng xứng đáng, nơi cư trú sẽ được miễn [suốt đời] khỏi phải trả các thứ thuế, phụ thu và không phải làm sưu dịch ; ngược lại nếu ai biết chỗ ẩn nấu của Chiêu Thống mà không báo ngay hay dám chứa chấp ông ta, nếu nhà cầm quyền mà biết được, sẽ bị xử tử tức thì không ân giảm, làng hoặc nơi trú ngụ sẽ bị phá hủy hoàn toàn và biến thành tro.

Trong khi chờ đợi, vì Bắc Vương sắp phải lên đường vào Nam, ông nhất định cho phá hủy kinh đô Bắc Hà, gọi là Kẻ Cho [Kẻ Chợ, tên lúc ấy của kinh thành Thăng Long], Kinh đô và Kinh kỳ và xây lại tại xứ Nghệ An một Hoàng thành mới [tức là Phượng Hoàng Trung Đô tại Nghệ An] gần quốc gia nhỏ bé của ông [Phú Xuân] và gần Nam Hà thượng, ở khoảng giữa hai vương quốc. Ông liền tức tốc cho thực hiện kế hoạch này.

Trước hết ông cho phá tất cả các biệt thự của các Chúa [Trịnh] cũ và của những người trong gia tộc, các quan lại Phủ Liêu của nhà Trịnh ở trong Hoàng thành và cho chất lên thuyền những vật liệu, đồ đạc quí nhất và tài sản cùng với một số lớn gạo thu nhặt được để mang tới chỗ được chỉ định là nơi xây cất thành phố tương lai gọi là Phủ Thạch hay Thành Rum. Ông cũng không bỏ sót các dinh thự của vua Chiêu Thống và cung điện của các nhà vua nhà Lê [ông cho phá tan hết]. Ông cho lấy đi tất cả những thứ ông thích, ngay cả đá lát nữa [theo lời đồn]. Nhưng, như thế vẫn chưa làm ông thỏa-mãn. Tôi nhận được nhiều lá thư và được nhiều người cho biết rằng vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, Bắc Vương nghĩ và kiếm đủ cách tịch thu tiền những kẻ giàu có. Ông lợi dụng một vị quan Trung Hoa tên là Thiẽm Bảy [không rõ có phải là Thiêm Bảy?], con rể vua Cảnh Hưng như ông tức là anh [hay em] cột chèo bằng cách bảo vị này kê-khai những tên đại thương gia giàu có và những tư nhân có nhiều tiền để ông xua lính vào cướp. Cuối cùng ông kiếm chuyện với tên đồng lõa đê tiện này [tức vị quan Trung Quốc]. Ông cho tra tấn thật dã man tên đó cùng với vợ hắn để ép chúng làm tờ kê khai đích xác của cải của chúng. Ông đã thành công trong việc chiếm đoạt tài sản kếch xù của chúng. [cho thấy Nguyễn Huệ rất thâm hiểm, qua cầu rút ván ngay, và chi tiết cũng hay là vua Lê Hiển Tông có cả con rể người Trung Quốc]

Mấy lá thư đó còn cho tôi biết rằng:

1.Người ta không biết gì hơn nữa về các phản ứng của vị Bắc Vương đang phẫn nộ vì sự thất bại của đội quân do ông phái đi dẹp các loạn quân Bắc Hà còn lại và dân cư miền thượng.

2. Bà góa phụ Cảnh Hưng, mẹ vợ ông có lần xin ông tha cho các vị quan Bắc Hà, đặc biệt là cho Đốc Chiên. Người ta đồn rằng bà có cho Đốc Chiên 100 thoi [hay đỉnh] vàng để ông ta dùng vào việc mua chuộc các quan lại, bảo tồn cái đầu ông. Nhưng vì sợ hãi trước sự phẫn nộ của con rể bà, bà đã bỏ trốn. Bắc Vương lập tức cho tịch thu đồ đạc và tài sản của bà Công chúa Bắc Hà [tức là bà Ngọc Hân] vợ ông bị đánh 20 roi theo lệnh ông. Hình như bà này đã oán trách chồng bà vì sự ngược đãi đối với mẹ bà.

3.Khi mẹ vợ ông bị điệu về triều đình, ông đã trách mắng bà thậm tệ vì mối cảm tình của bà đối với Đốc Chiên. Số vàng do bà cấp cho Đốc Chiên để chạy tội phải vào tay ông. Ông còn cho lấy cung của Đốc Chiên, vị tướng đáng thương này đã bị đóng gông gần một tháng nay. Rồi ông cho đánh vị tướng này 40 trượng vì tội từ chối, không chịu khai chỗ vua Chiêu Thống lẩn trốn. Cuối cùng, ông ra lệnh xử trảm vị tướng này ngày 1 tháng 6 [1788].

4. Ông vừa mới cho giết em ruột vua Chiêu Thống; bị bắt khi đánh nhau với quân Tây Sơn.

5. Ông còn giữ tại Hoàng thành tất cả các văn võ đại thần Bắc Hà, không cho phép họ ra khỏi thành bất cứ vì lý do gì. Người ta không biết số mệnh của họ rồi đây sẽ ra sao.
6. Ông cho tuyển chọn rất nhiều thợ và nghệ nhân đủ loại để mang họ theo ông. Ông dùng họ vào việc xây cất tân kinh thành. Ông bắt mỗi hiệp đoàn thợ, nghệ nhân phải cấp cho ông ít nhất 15
người.

7. Ông mới ra lệnh mộ một đội quân 240.000 người gồm toàn lính cũ thuộc cựu quân đội vương quốc, và nhiều dân quân mới. Trong thời gian 5 ngày, mọi khu vực phải cấp đầy đủ số lính mới. Số lính được tuyển mộ vượt hẳn nhu cầu chiến tranh của Bắc Hà và gần gấp đôi số mà chính quyền trước có lệ tuyển và duy trì.

8. Lại có lệnh mới bắt nộp ngay lập tức và cùng một lúc các thứ thuế được trả làm hai kỳ trước kia, các thứ thuế gạo tháng 2 và tháng 10, tất cả các thuế má khác chưa được trả đầy đủ; không ai được than phiền hay bày tỏ ý kiến về việc đó. Các xã trưởng và phú hộ [hào mục] nào không tuân lệnh ngay sẽ bị đánh 100 trượng hoặc sẽ bị xử tử tùy theo họ phạm trọng tội hay nhẹ tội.
Đó là đại khái kết quả của những cuộc hành quân và cách xử lý của Bắc Vương trong thời gian ngắn ông lưu lại tại thủ đô Bắc Hà. Ông rời nơi này sau ngày lễ thánh Jean [Lễ thánh Jean Baptiste, tức ngày 24 tháng 6 năm 1788] để về Phú Xuân chặn đường vị vua hợp pháp đang tìm cách chiếm lại đất đai của ông [Nguyễn Ánh]. Ông hấp tấp đến nỗi ông chỉ ghé ở một ngày tại nơi được chỉ định xây thành phố mới. Theo thư của ông Breton nhận được hồi cuối tháng 7, cuộc hành trình gian khổ ấy cộng với cái thời tiết nóng bức quá độ đã làm nhiều binh lính, ngựa và voi phải bỏ mạng giữa đường. Từ ngày ông ấy trở vào Nam Hà, chúng tôi không nhận được tin tức nào về việc làm và sức khỏe của ông ấy [Bắc Vương] … (tác giả nói về tình trạng hiện tại) …
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hiện thời, cả Bắc Hà đều trong tình trạng chiến tranh, đâu đâu cũng thấy khí giới. Chỗ nào cũng có bè đảng. Tuy chúng không chịu kết-hợp với nhau nhưng chúng cũng chẳng ghét quân Tây Sơn lắm. Thành thử quân Tây Sơn, tuy ít ỏi, lợi dụng được sựu chia-rẽ và bất hợp tác của chúng để tiêu diệt chúng dần dần nhờ khí giới của những người dân Bắc Hà bị họ bắt làm lính đi theo họ [quân Tây Sơn]. Họ dùng những người dân Bắc Hà này làm mộc và đắp thành lũy. Từ ít lâu nay, người ta đếm được khoảng 5 hay 6 đối thủ tranh vương vị Bắc Hà. Đầu tháng 4, tôi nhận được một đại chứng thư của một trong những tên giang hồ, tự nhận là con cháu một vương gia cũ họ Lý và là người kế vị chính thống [của nhà Lý?] của ngôi vua. Hắn ta dùng những lời lẽ bay bướm nhưng mập mờ đại để khuyến cáo tôi tán trợ phe hắn. Hắn hứa sẽ dành nhiều đặc-quyền cho tôn giáo mà tôi đang truyền-bá, nếu thành-công. Thư đó không đề năm thứ hai Chiêu Thống mà lại đề ngày thứ nhất xuân Mậu Thân, năm mặt trời chu chuyển [tức là năm 1778]. Ai cũng biết rằng tôi không bao giờ trả lời một lá thư như thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top