[Funland] Dịch tài liệu cổ: Thư, Nhật ký các giáo sĩ viết về nhàTây Sơn, nhà Lê, chúa Trịnh và Nguyễn Ánh.

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Sérard gửi. ...? ngày 12 tháng 7 năm 1789
Từ 3, 4 năm nay rồi, [ Bắc Hà] đói kém rồi đến trộm cướp, giết chóc, tàn phá vương quốc này, Tiếp theo nào là lụt lội, nào là hạn hán. Song đến lượt quân địch tàn ác đốt phá khắp nơi. Tình trạng khốn khổ đó chưa ai từng nghe thấy từ thời lập vương quốc này. Quả thật đấng tạo hóa vẫn chưa vui lòng khi để hàng bao nhiêu người chết vì chiến tranh, hỏa hoạn và đói kém cùng cực, đã thế ông Trời nhẫn tâm còn tiêu diệt phần lớn dân chúng bởi dịch hạch. Có khi cả làng, có khi một phần làng bị tàn phá, nhà cửa không còn người ở, ruộng nương bị bỏ hoang không ai cầy cấy. Cả xứ hoang tàn; nơi nào cũng chỉ có màu tang tóc và tiếng khí giới xô xát kêu lẻng xẻng. Đường xá đầy xác người, lúc nào trước mắt cũng chỉ thấy bình ảnh chết chóc, khủng- khiếp.

Hỡi ơi! Bộ mặt đáng- thương của cảnh- vật! [ xứ Bắc Hà giàu có khi xưa] Mà các tai ương đó xảy ra nhiều nhất tại giáo khu phía Tây của chúng tôi. Tại đây, khắp nơi đều bị quân địch bao vây và bàn tay đẫm máu của họ gần như không để sót cái gì.

... Trong khi đó vua Bắc Hà [ Chiêu Thống] lang thang trốn tránh cả năm trời trong rừng núi không ai phò vua, bày mưu giúp kế. Sau cùng ông chạy sang Trung Hoa xin cầu viện và rước quân đội Trung Hoa sang đây. Quân Tây Sơn không chống nổi cuộc xung đột đầu tiên, họ rút lui về các trấn miền trong, bỏ lại kinh đô Kẻ Chợ mà họ chiếm giữ được 1 năm cùng với tất cả các thành phố khác. Nhưng quân đội Trung Hoa do Toung Doc [Tổng Đốc Tôn Sĩ Nghị] [người cai trị hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây] chỉ huy lại không đuổi theo địch như người ta tưởng. Họ ở lỳ tại Kinh Đô Kẻ Chợ với vua Bắc Hà mới được phục hồi ngôi vị. [ Vua Chiêu Thống] bị [ quân Thanh] lừa phỉnh bởi một hy vọng khôi phục [ một nền] hòa bình hão, họ đắm mình vào những cuộc truy hoan dâm đãng.

Trong khi đó viên tướng phiến loạn ở Phú Xuân [Quang Trung] được báo tin rằng quân Trung Hoa đã tới tiếp viện, quân Tây Sơn đã rút lui và vua chính thống đã khôi phục được gần hết Bắc Hà. Ông liền tập trung binh lính và tiến thật nhanh ra Bắc Hà. Quân Trung Hoa bị bại, một phần bởi khinh địch, một phần vì thiếu sự trinh sát nên thua một cách nhục nhã ngay cuộc xung đột đầu tiên.
Họ tiếc rẻ mà vẫn phải bỏ lại của cải và làm giàu quân địch với khí giới hay vàng bạc của họ. Đó là do Thượng Đế đã ra tay trừng phạt dân Bắc Hà và quân Trung Hoa đấy. Thật vậy, quân phiến loạn làm sao so sánh được với đối phương của họ? và không có bàn tay Thượng Đế thì làm sao họ có thể đánh bại được địch thủ khi địch hơn họ về lượng cũng như về sức?

... Mọi người mong đợi vua chính thống Nam Hà [ Nguyễn Ánh] từ 7 năm nay nhưng cho đến giờ không thấy bóng dáng ông đâu. Quân tiếp viện Trung Hoa có trở lại hay không cái đó không biết được và Chúa [Thượng Đế] với lòng độ lượng đối với dân xứ này [tôi muốn nói cả Bắc lẫn Nam] cũng không chắc được quân man rợ đó sẽ tha một phần dân chúng hai vùng này không?...
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,833
Động cơ
478,969 Mã lực
Trước, em cũng công bố bản dịch Nhật ký ở Bắc Hà hay là: Ghi chép về những sự kiện đáng nhớ nhất trong Sứ mệnh Bắc Hà, từ tháng 7 năm 1786 đến cuối tháng 7 năm 1787, và giai đoạn 1788-1789 của giáo sĩ Jean Davoust.
Qua cuốn nhật ký này, khắc họa một giai đoạn chiến tranh kinh hoàng giữ Tây Sơn, quân Lê-Trịnh, quân Thanh. Khắc họa những nhân vật Lịch sử khá rõ nét như: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Hữu Chính...
Nay, có điều kiện tìm thêm được tài liệu mới, tức là thêm những lá thư khác của các giáo sĩ trực tiếp sống tại cả 2 miền Nam-Bắc giai đoạn ấy, xem họ đã viết gì, thái độ của họ thế nào? và, họ miêu tả cuộc sống người dân ra sao?
E hóng

Chứ thấy N Ánh dù sao cũng là khái quốc công thần, nhà nguyễn cũng có công mở mang bờ cõi mà bị chửi ghê quá, nên cũng cố tìm hiểu xem tn
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Nunsius Orta gửi ông Letondal, ngày 15 tháng 7 năm 1789

[ Giáo sĩ Nunsius Orta, quê ở Ý, giáo sĩ dòng Tên, đến Đàng Ngoài năm 1786]

…Tôi không thể không kể những sự bất hạnh của [ người dân] Bắc Hà sau chiến tranh với quân phiến loạn Nam Hà. Nhờ giết chóc và phá phách quân họ đã chiếm được phần đông Vương quốc này, rồi sau đó chiếm luôn Bắc Hà. Họ làm khổ dân chúng dưới ách của họ bằng không biết cơ man nào là thuế má và khổ dịch, không kể hàng bao nhiêu vụ đốt nhà và phá hủy làng mạc, Những tai ương đó còn được tăng lên ngày lại ngàybởi nạn đói kém; sau mộ trận dịch bệnh như dịch hạch tàn phá vương quốc này. Vô số người chết thây nằm ngổn ngang ngay cả trên đường xá.

Quân đội Trung Hoa tiếp viện vua Bắc Hà và vương quốc này đã bị tiêu diệt. Người ta đồn rằng một đội quân Trung Hoa khác sẽ được gởi sang từ Trung Hoa sang tiếp viện. Có rất nhiều giặc cướp ở biển cũng như ở nội địa làm cho vương quốc này thêm điêu tàn; thuyền buôn Trung Hoa từ Tầu sang Bắc Hà bị chúng cướp là lột sạch; tài sản và hàng hóa của người Trung Hoa hoặc bị quân Nam Hà hoặc bị bọn giặc kể trên cướp bóc.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tỷ năm mới thấy cụ Đốc vào biên bài. Em đặt cái chỗ hóng chuyện mở mang đầu óc ạ.
Từ ngày gặp cụ ở Sơn La, công việc vẫn bận thành ra rảnh mới ngồi dịch và kiểm tra lại bản dịch cũ, bổ sung và sửa chữa đấy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
E hóng

Chứ thấy N Ánh dù sao cũng là khái quốc công thần, nhà nguyễn cũng có công mở mang bờ cõi mà bị chửi ghê quá, nên cũng cố tìm hiểu xem tn
Mở rộng bờ cõi là công các Chúa Nguyễn, nhưng tiền đề và nền móng từ nhà Lê cụ ạ, chưa kể mất cái Trấn Ninh to đùng, hơn 44.000km2 bằng cả miền Tây Nam Bộ mà Ánh cắt phéng cho Lào
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,833
Động cơ
478,969 Mã lực
Mở rộng bờ cõi là công các Chúa Nguyễn, nhưng tiền đề và nền móng từ nhà Lê cụ ạ, chưa kể mất cái Trấn Ninh to đùng, hơn 44.000km2 bằng cả miền Tây Nam Bộ mà Ánh cắt phéng cho Lào
E cứ nghĩ vui N Ánh là người tiên phong sử dụng vk và cách oánh nhau của phương tây.

Tiếc là sau khi giành đc quyền lực ông lại bảo thủ, nếu tiếp tục học cái hay của PT biết đâu VN lại giàu như Nhật cc nhỉ
 

Tý phệ

Xe điện
Biển số
OF-511435
Ngày cấp bằng
21/5/17
Số km
2,605
Động cơ
22,333 Mã lực
Tuổi
41
Hay quá cụ đốc. Em chấm đọc
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,833
Động cơ
478,969 Mã lực
Mở rộng bờ cõi là công các Chúa Nguyễn, nhưng tiền đề và nền móng từ nhà Lê cụ ạ, chưa kể mất cái Trấn Ninh to đùng, hơn 44.000km2 bằng cả miền Tây Nam Bộ mà Ánh cắt phéng cho Lào
Nhận cụ kể về Trấn Ninh e có tìm ra cái này cc đọc cho vui

CHUYỆN CẮT ĐẤT TRẤN NINH
Trích "Lịch sử Việt Nam: Từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX", Đào Duy Anh:
“Tựu trung, khiến các vua Lê phải đối phó khó nhọc nhất là các bộ lạc người Thái ở miền châu Ngọc Mạ, gọi là Bồn Man. Năm 1437, Lê Thái Tông sai Lê Bôi đi đánh. Từ đó họ chịu triều cống và đến năm 1448 lại xin nội phụ. Lê Nhân Tông lấy đất của họ đặt làm châu Quy Hợp, sau đổi làm phủ Trấn Ninh. Nhưng sang đời Lê Thánh Tông, năm 1479, tù trưởng là Cầm Cống lại nổi lên, đem quân Ai Lao vào quấy nhiễu biên giới ta. Lê Thánh Tôn cất năm đạo quân chia đường tiến đánh Ai Lao thừa thắng tiến thẳng tới biên giới Diến Điện. Trong khi ấy thì Cầm Cống lại ngăn đường không cho quân ta qua lại đất Trấn Ninh. Lê Thánh Tông bèn quyết định thân chinh. Cầm Cống đại bại. Thế là các bộ lạc Thái ở phía Tây và phía Tây Bắc đến đời Lê Thánh Tông thì gia nhập hẳn vào bản đồ nước ta”.
Năm 1791, Trấn NInh có loạn, theo lệnh vua Quang Trung, Trần Quang Diệu mang ba vạn quân đi đánh dẹp, bắt được hai tù trưởng Thiệu Kiểu và Thiệu Đế.
Đến đời Gia Long thì bị cắt cho Vạn Tượng, "Đại Nam thực lục" triều Nguyễn chép ngắn gọn:
“Trấn Ninh vốn là bờ cõi cũ của ta, xưa đức Tiên đế đem cho Vạn Tượng”.
(đây không phải trường hợp bị ngoại bang xâm chiếm mà là chủ động cắt đất để lôi kéo đồng minh)
Đến thời Minh Mạng, nội bộ Trấn Ninh lục đục, con tù trưởng cũ chạy sang xin hàng và phụ thuộc. Năm 1823 nhà Nguyễn đặt Phủ Trấn Ninh gồm 7 huyện để cai trị.
Cuối năm 1831, Xiêm và Việt bắt đầu đánh nhau và kéo dài suốt mười mấy năm. Trấn Ninh bị Xiêm lấn dần. Năm 1850 Xiêm kích động dân địa phương nổi dậy chống nhà Nguyễn, và hơn 16.000 km2 vùng này thuộc về quyền quản lý của Xiêm cho đến khi người Pháp sang.
Theo các điều khoản của Hiệp ước Pháp-Xiêm năm 1893, vùng Xiêng Khoảng tức Trấn Ninh thuộc quyền bảo hộ của Pháp. Khi Pháp chia các xứ Đông Dương thì đất này được xếp thuộc Lào, thậm chí cắt luôn cả phủ Trấn Biên cho Lào khiến bản đồ miền Bắc nhìn vào bị lõm 1 góc.
- Muitenbac777 -

1681885809769.png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhận cụ kể về Trấn Ninh e có tìm ra cái này cc đọc cho vui

CHUYỆN CẮT ĐẤT TRẤN NINH
Trích "Lịch sử Việt Nam: Từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX", Đào Duy Anh:
“Tựu trung, khiến các vua Lê phải đối phó khó nhọc nhất là các bộ lạc người Thái ở miền châu Ngọc Mạ, gọi là Bồn Man. Năm 1437, Lê Thái Tông sai Lê Bôi đi đánh. Từ đó họ chịu triều cống và đến năm 1448 lại xin nội phụ. Lê Nhân Tông lấy đất của họ đặt làm châu Quy Hợp, sau đổi làm phủ Trấn Ninh. Nhưng sang đời Lê Thánh Tông, năm 1479, tù trưởng là Cầm Cống lại nổi lên, đem quân Ai Lao vào quấy nhiễu biên giới ta. Lê Thánh Tôn cất năm đạo quân chia đường tiến đánh Ai Lao thừa thắng tiến thẳng tới biên giới Diến Điện. Trong khi ấy thì Cầm Cống lại ngăn đường không cho quân ta qua lại đất Trấn Ninh. Lê Thánh Tông bèn quyết định thân chinh. Cầm Cống đại bại. Thế là các bộ lạc Thái ở phía Tây và phía Tây Bắc đến đời Lê Thánh Tông thì gia nhập hẳn vào bản đồ nước ta”.
Năm 1791, Trấn NInh có loạn, theo lệnh vua Quang Trung, Trần Quang Diệu mang ba vạn quân đi đánh dẹp, bắt được hai tù trưởng Thiệu Kiểu và Thiệu Đế.
Đến đời Gia Long thì bị cắt cho Vạn Tượng, "Đại Nam thực lục" triều Nguyễn chép ngắn gọn:
“Trấn Ninh vốn là bờ cõi cũ của ta, xưa đức Tiên đế đem cho Vạn Tượng”.
(đây không phải trường hợp bị ngoại bang xâm chiếm mà là chủ động cắt đất để lôi kéo đồng minh)
Đến thời Minh Mạng, nội bộ Trấn Ninh lục đục, con tù trưởng cũ chạy sang xin hàng và phụ thuộc. Năm 1823 nhà Nguyễn đặt Phủ Trấn Ninh gồm 7 huyện để cai trị.
Cuối năm 1831, Xiêm và Việt bắt đầu đánh nhau và kéo dài suốt mười mấy năm. Trấn Ninh bị Xiêm lấn dần. Năm 1850 Xiêm kích động dân địa phương nổi dậy chống nhà Nguyễn, và hơn 16.000 km2 vùng này thuộc về quyền quản lý của Xiêm cho đến khi người Pháp sang.
Theo các điều khoản của Hiệp ước Pháp-Xiêm năm 1893, vùng Xiêng Khoảng tức Trấn Ninh thuộc quyền bảo hộ của Pháp. Khi Pháp chia các xứ Đông Dương thì đất này được xếp thuộc Lào, thậm chí cắt luôn cả phủ Trấn Biên cho Lào khiến bản đồ miền Bắc nhìn vào bị lõm 1 góc.
- Muitenbac777 -

View attachment 7796234
Cũng không đơn giản như bài viết đâu cụ, hãy đọc cuốn quan hệ Việt Nam -Lào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19 qua tư liệu Quỳ Hợp, thì thấy nó phức tạp hơn nhiều.
Tiếc là cuốn sách này đã thuộc dạng quá nhạy cảm, nên chỉ còn 2,3 cuốn thôi, khó kiếm.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,833
Động cơ
478,969 Mã lực
Cũng không đơn giản như bài viết đâu cụ, hãy đọc cuốn quan hệ Việt Nam -Lào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19 qua tư liệu Quỳ Hợp, thì thấy nó phức tạp hơn nhiều.
Tiếc là cuốn sách này đã thuộc dạng quá nhạy cảm, nên chỉ còn 2,3 cuốn thôi, khó kiếm.
Đọc wiki thì e thấy mấy nước Vạn Tượng, Chân Lạp thời đó thuộc dạng chư hầu của Thái (Xiêm) & Nhà Lê, cũng giống như Nhà Lê là chư hầu của TQ, hàng năm vẫn phải cống nạp

 

thanglong858

Xe hơi
Biển số
OF-731800
Ngày cấp bằng
6/6/20
Số km
101
Động cơ
71,123 Mã lực
Tuổi
35
E cứ nghĩ vui N Ánh là người tiên phong sử dụng vk và cách oánh nhau của phương tây.

Tiếc là sau khi giành đc quyền lực ông lại bảo thủ, nếu tiếp tục học cái hay của PT biết đâu VN lại giàu như Nhật cc nhỉ
Thế thì lại sợ bị mất quyền lực hoàng gia cụ ạ.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,833
Động cơ
478,969 Mã lực
Thế thì lại sợ bị mất quyền lực hoàng gia cụ ạ.
Đoc đống thư này mệt phết, e mới đọc dc 1 page mà ù hết cả đầu

Nhưng phải công nhận đội truyền giáo rất yêu nghề, họ chịu cực khổ và cả mạng sống của mình, chữ quốc ngữ cũng là do đội này invent ra cc nhỉ
 

Tý phệ

Xe điện
Biển số
OF-511435
Ngày cấp bằng
21/5/17
Số km
2,605
Động cơ
22,333 Mã lực
Tuổi
41
Mở rộng bờ cõi là công các Chúa Nguyễn, nhưng tiền đề và nền móng từ nhà Lê cụ ạ, chưa kể mất cái Trấn Ninh to đùng, hơn 44.000km2 bằng cả miền Tây Nam Bộ mà Ánh cắt phéng cho Lào
Em tưởng thằng phốp nó xén ? Tiếc nhất là Hà Tiên thời cha con Mạc Cửu đến tận biên giới Xiêm cùng các đảo trên Vịnh Thái Lan lại bị bọn Cam sở hữu.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,833
Động cơ
478,969 Mã lực
Em tưởng thằng phốp nó xén ? Tiếc nhất là Hà Tiên thời cha con Mạc Cửu đến tận biên giới Xiêm cùng các đảo trên Vịnh Thái Lan lại bị bọn Cam sở hữu.
Pháp nó lấy 1 phần thuộc Xiêm, đưa về xứ đông dương cu ạ
Thời vua Minh Mạng, vương quốc Vạn Tượng bị vương quốc Xiêm đánh bại, dân chúng lưu vong nhiều. các tù trưởng cũ lại chạy sang xin nội phụ vào triều Nguyễn. Vua Minh Mạng điều chỉnh một số địa giới, cho lập lại phủ huyện hành chính như trước (một số nơi đặt quan người Kinh cai trị chứ không bổ nhiệm người địa phương nữa). Tuy nhiên, trong các cuộc chiến với triều Nguyễn về sau, người Xiêm lấn dần những vùng đất của các bộ tộc Lào ở phía Tây sông Mê Kông. Theo các tài liệu phía Xiêm, người Việt đã rút khỏi Trấn Ninh vào giữa thập niên 1850, tức là trước thời điểm thực dân Pháp sang xâm lược nước ta (1858).

Năm 1893, sau cuộc chiến ngắn ngủi, Pháp đánh bại Xiêm và ép cắt hầu như toàn bộ đất Lào cho Đông Dương thuộc Pháp, hình thành bản đồ cơ bản của các nước như ngày nay.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em tưởng thằng phốp nó xén ? Tiếc nhất là Hà Tiên thời cha con Mạc Cửu đến tận biên giới Xiêm cùng các đảo trên Vịnh Thái Lan lại bị bọn Cam sở hữu.
Đến năm 1930, vẫn còn cái tên Trấn Ninh và vẫn là của Vn cụ ạ, sau khoảng 1945, Pháp chia lại địa danh hành chính, chuyển sang cho Lào, rồi 1954, khi rút, bèn chia 3 nước Đông Dương theo bản đồ 1945, nên Trấn Ninh thuộc Lào.
 

Homo Deus

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,252
Động cơ
5,585,256 Mã lực
Nếu VN giữ được Trấn Ninh với mấy trấn kia thì có khi chả có nước Lào ý nhỉ, vì em thấy Lào còn lại mỗi Luong prabang, mà vùng ấy cho nội thuộc nốt ngon không?
 

Tý phệ

Xe điện
Biển số
OF-511435
Ngày cấp bằng
21/5/17
Số km
2,605
Động cơ
22,333 Mã lực
Tuổi
41
Nếu VN giữ được Trấn Ninh với mấy trấn kia thì có khi chả có nước Lào ý nhỉ, vì em thấy Lào còn lại mỗi Luong prabang, mà vùng ấy cho nội thuộc nốt ngon không?
Lại Nếu :)). Nếu vậy thì a Mạng nhà ta nhấn ga chút nữa thì cả Đông Dương là Đại Việt ko
 

Homo Deus

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,252
Động cơ
5,585,256 Mã lực
Lại Nếu :)). Nếu vậy thì a Mạng nhà ta nhấn ga chút nữa thì cả Đông Dương là Đại Việt ko
À đang fun mà cụ - căn bản là đất đó vốn đã thuộc mình mấy trăm năm, nên chuyện giữ lại được là hoàn toàn khả thi. Ko như đất Chân Lạp, Minh mạng sang chiếm thì có giữ nổi đâu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Lavoué gửi ông Boiret, ngày 10 tháng 10 năm 1790
[ Giáo sĩ Lavoué, Pierre, thuộc giáo phận Le Mans, đến Nam Hà ngày 6 tháng 11 năm 1787, mất ngày 26 tháng 4 năm 1796, ông chủ yếu thực hiện việc truyền giáo ở Đàng Trong, vùng Nam Bộ].
[Giáo sĩ Boiret, Denis, quê ở La Flèche, giáo phận Angers, đi Xiêm La ngày 14-1-1760, đến Đàng Trong năm 1764. Được cử sang Rôma báo cáo việc truyền giáo, các năm 1773,1776, ông được bổ nhiệm làm giám đốc tại Chủng viện Paris. Ông thực hiện công việc biên soạn sách ở Rome từ năm 1792 đến ngày 16 tháng 2 năm 1813, ngày ông qua đời. Ông đã biên soạn bộ sưu tập các quyết định của Tòa thánh, trước đây được gọi là Sách Sắc lệnh].

Tôi đã ở Trường Đại chủng viện Nam Hà gần 20 tháng, như [ông] biết, [ tôi] đã nghỉ dạy ở Chantabun, Vương quốc Xiêm La. Tôi thích ở đó, cũng như ông Liot, sức khỏe tốt. Các chủng sinh cũng rất khỏe mạnh. Tôi sẽ không kể cho các ông bất cứ điều gì về cuộc viễn chinh Nam Hà [ tức là giữ bí mật việc quân Pháp giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn]. Thưa ông, các đồng nghiệp của tôi đang có mặt tại chỗ chắc chắn đã nói với ông rằng nhà vua [Nguyễn Ánh] đã phải chịu đựng những người Pháp có phần thô lỗ của chúng ta. Tôi thú nhận với bạn ông rằng tin tức này đã khiến tôi vô cùng đau buồn, và tôi sẽ không thể nguôi ngoai nếu tôi không biết rằng lòng dũng cảm vĩ đại của vị giám mục tốt lành của chúng ta đã đặt ngài lên trên tất cả mọi thứ. Chắc chắn quan điểm của ông ấy xứng đáng được tán thành tốt hơn. Như chúng tôi đã viết cho ông, Giám mục ấy vẫn chưa mất hết hy vọng và có vẻ như các Công ty??? [ ý nói các công ty Pháp mà Bá Đa Lộc nhờ] đang tiến hành gửi trợ giúp đến Nhà vua để giúp ông thiết lập lại ngai vàng của mình. Nước Pháp có thực hiện lời hứa của mình không, hay cũng rút lui? Đó là điều tôi không biết, vì đã bảy tháng rồi chúng tôi không nhận được tin tức gì từ Sài Gòn.

... Đức ông [ Bá Đa Lộc] muốn đóng cửa chủng viện vào tháng 3 năm 1789, nhưng có vẻ như nỗi sợ Tây-sơn đã khiến ông thay đổi quyết định. Những người hung dữ này vẫn còn rất mạnh, và có mọi lý do để sợ rằng nếu họ trở lại Sài Gòn, họ sẽ đuổi Nhà vua và theo đó là các nhà truyền giáo, trừ khi có tàu châu Âu [cứu giúp đánh lại]. Theo dư luận đồn đại, trước thành phố này hiện có 14 hoặc 15 chiến thuyền: nếu vậy thì có vẻ như Công ty Pháp đã cử đến trợ giúp cho nhà vua. [Theo một bức thư từ cùng gửi cho ông Alary, ngày 22 tháng 10, 1789, người ta nói rằng những chiếc chiến hạm này là của Pháp và Bồ Đào Nha [Archives M-E, 746, p-282]. Theo các tài liệu khác, chúng là những thuyền buôn tình cờ gặp nhau ở đó cùng một lúc, và tuy nhiên, về số lượng, chúng đã gây ấn tượng mạnh với người dân và đặc biệt là Tây-sơn].

Tại Chantabun, ngày 10 tháng 10 năm 1790.

[Văn khố lưu trữ M-E, 746, p. 278-279.]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhật ký về những sự kiện đáng ghi nhớ trong địa phận Giáo hội Bắc Hà về chính trị, dân sự, tôn giáo từ tháng 10 năm 1788 cho tới cuối tháng 7 năm 1789.

Trong cuốn nhật ký cuối cùng, ghi ngày 16 tháng 10 năm 1788, tôi phải thú thực rằng qua cả 1 thời gian dài cho đến nay, tôi vẫn chưa biết ai là Vua thực sự, em trai của bạo chúa Nhạc-Tiếm vương ấy [Bắc Vương, tức là Nguyễn Huệ] kể từ khi ông ta trở về từ Bắc Hà, đang bận xây tại Huế, theo một lá thư của đức ông La Bartette đề ngày 17 tháng 8 [1788] và nhận được ngày 24 tháng 10 [1788], một pháo đài bằng đá granit rất cao rộng đã làm chết rất nhiều người [thợ], để bảo đảm thành phố đó chống lại mọi sự đánh úp hay công kích của ông vua Nam Hà chính thống [ Nguyễn Ánh] vì ông không ngớt lo sợ vua [ Nguyễn Ánh] trở về nay mai. Đức ông nói thêm rằng có tin đồn Bắc Vương sẽ ra Bắc Hà vào tháng 11.

Ngày 25 tháng 10 [ 1788], tôi nhận được một lá thư gửi tới từ Kinh thành [ Thăng Long] đề ngày 21 báo rằng khi Hoàng đế Trung Hoa được một đơn thỉnh nguyện của mẹ và vợ [ Chú thích của tác giả: Trong lá thư nhận mệnh mà tôi sẽ nhắc tới sau. Hoàng đế Càn Long hình như nói rằng: “Tân Vương Bắc Hà đang ẩn náu tại Trung Hoa và chính ông đến cầu viện”].
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top