[Funland] Dịch sách siêu cổ: Bổ An Nam dị lược đồ ký

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dịch tiếp hầu các cụ Hậu Hán Thư, Nam Man Tây Nam Di liệt truyện
Phần này, ít nhiều liên quan đến Giao Chỉ, cách nhìn nhận của người TQ về người dân tộc khác, về địa giới ngày xưa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hậu Hán Thư 後漢書
南蠻西南夷列傳

Ngày trước Cao Tân Thị 高辛氏 [ tức là Đế Khốc 帝嚳, 2551 TCN - 2445 TCN, Cao Tân thị 高辛氏, tên Tuấn 夋, là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc, một trong Ngũ Đế nổi tiếng trong huyền sử] gặp nạn Khuyển Nhung 犬戎 [ là một bộ lạc dân tộc thiểu số nằm ở phía tây bắc Trung Quốc cổ đại (nay thuộc khu vực Ninh Hạ, phía đông Cam Túc) hoạt động vào thời nhà Chu và các triều đại sau này, Ngôn ngữ của họ thuộc chi nhánh ngữ tộc Tạng-Miến, ngữ hệ Hán-Tạng. Sách Sơn Hải kinh nói Khuyển Nhung với người Hạ có chung một tổ tiên bắt nguồn từ thời Hoàng Đế. Khuyển Nhung tự xưng tổ tiên là hai con chó trắng (Bạch Khuyển), sùng bái vật tổ chó trắng, họ được phân loại là bộ tộc du mục của người Khương ở phía tây và là kẻ thù lớn của tộc Viêm Hoàng. Người Giao Chỉ lúc ấy thì vua lại xưng là Cẩu Hoàng (chó vàng)], Đế [ Khốc] lo lắng vì bị giặc tàn bạo xâm lấn, đánh mãi không thắng. Vua bèn hỏi khắp thiên hạ ai có thể làm tướng đánh Khuyển Nhung, lấy được đầu Ngô tướng quân của địch, sẽ thưởng vàng ngàn lạng, phong ấp vạn nhà, lại gả thêm thiếu nữ [ công chúa] làm vợ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khi ấy vua đang nuôi một con chó lông năm màu, tên gọi là Bàn Hồ 槃瓠. Sau khi lệnh ban ra, Bàn Hồ liền ngoạm đầu người đặt trước cửa cung điện. Quần thần kinh ngạc xem xét, quả đúng là thủ cấp Ngô tướng quân. Vua rất vui mừng nhưng nghĩ không thể để Bàn Hồ lấy [ con] gái mình được, cũng như không thể phong tước, muốn cân nhắc thông báo cho Bàn Hồ điều này là không thích hợp với đạo lý. Công chúa nghe tin, cho rằng một khi hoàng thượng đã ban lệnh ước, không thể không giữ chữ tín, bèn yêu cầu vua cha thực hiện lời hứa. Bất đắc dĩ, vua phải gả công chúa cho Bàn Hồ. Bàn Hồ cưới được vợ, bèn cõng công chúa đi về vùng núi phía Nam, vào trong hang đá sinh sống. Xứ sở ấy thâm sâu hiểm trở, không có dấu vết con người lai vãng. Do vậy công chúa bỏ hết quần áo thường mặc, búi tóc kiểu nô bộc, mặc trang phục áo liền giản đơn. Vua buồn thương nghĩ ngợi, sai sứ giả đi tìm, lần nào cũng vậy, gặp mưa gió sấm chớp tăm tối, sứ giả không tiến vào được. Sau ba năm công chúa sinh được 12 người con, 6 nam 6 nữ. Sau khi Bàn Hồ chết, những người con này lấy nhau. Họ tước vỏ cây, nhuộm màu bằng các loại quả và hạt, rồi kết thành quần áo ngũ sắc, khi cắt may lúc nào cũng đính hình dạng một cái đuôi đằng sau. Đến khi công chúa qua đời, [những người con kia] báo tin cho vua, ngài sai sứ tiếp đón [ các cháu]. Quần áo xiêm váy [ màu sắc] cứ như hoa lan, ngôn ngữ cứ như hát mà rời rạc, [ họ] sống ở hang hốc trong núi cao đã quen, không ưa chốn đất bằng rộng rãi. Vua thuận lòng họ, ban cho danh tính là Sơn 山, Quảng 廣 và Trạch 澤. [ Nghĩa là Núi, Rộng lớn và Đầm lớn].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau này nhóm người ấy sinh sôi lan tỏa, gọi là Man Di 蠻夷. Người Man Di vẻ ngoài khờ khạo, [ nhưng] bên trong thông tuệ, [đã về] an cư dưới mặt đất, nhưng [ vẫn] coi trọng lề thói cũ. Vì công tích của tiên phụ [Bàn Hồ], và có mẹ là công chúa, [người Man Di] cày cấy làm ruộng buôn bán nhỏ, không cần phù tín ra vào cửa quan ải, không phải nộp tô thuế. Họ có làng xóm và quân trưởng 君長, quân trưởng đều được ban ấn thụ [ấn buộc dây thao đeo cổ], [ đội] mũ làm bằng da rái cá. Thủ lĩnh [ nguyên văn là cừ soái 渠帥] Man Di xưng là Tinh Phu 精夫 [ nghĩa là người đàn ông giỏi giang], gọi người dưới là Ương Đồ 姎徒. Hai quận Trường Sa 長沙 [ thủ phủ và là thành phố đông dân nhất tỉnh Hồ Nam, Nam Trung Bộ Trung Quốc, tọa lạc tại hạ lưu sông Tương Giang hoặc Tương Thủy, một nhánh của sông Dương Tử] và Vũ Lăng武陵 [ cũng thuộc Hồ Nam] hiện nay [thời Đông Hán] là đất Man Di vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Đường Ngu 唐虞 [2697-2033 TCN], vua Nghiêu 堯 vua Thuấn 舜 cùng [người Man Di] lập minh ước, [sách] xưa viết là yêu cầu phục tùng. Đến nhà Hạ 夏, nhà Thương 商, họ dần dần trở thành hiểm họa nơi biên giới. Qua triều Chu 周, bọn người Di càng thêm cường thịnh. Lúc Tuyên Vương trung hưng [ Chu Tuyên Vương 周宣王 846 TCN - 782 TCN là vị quân chủ thứ 11 của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, trị vì tổng cộng 46 năm, từ năm 828 TCN đến năm 782 TCN. Ông kế vị sau 14 năm Chu Lệ vương lưu vong ở đất Di], bèn ra lệnh Phương Thúc 方叔 nam phạt Man Di, nên có nhà thơ viết rằng:
- Uy quyền đến tận xứ Man Kinh.
Thơ còn viết:
- Bọn Man Kinh ngu ngốc ấy, là kẻ thù [của nhà Chu].
Người ta cho rằng Man Di phồn thịnh, là nhờ dám chống lại người [Hoa] Hạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[Đến khi Chu] Bình vương [周平王 781 TCN - 720 TCN), tên thật là Cơ Nghi Cữu 姬宜臼, là vị vua thứ 13 của nhà Chu và là vua đầu tiên thời kỳ Đông Chu] đời đô sang phía đông, lập triều Đông Chu [771 TCN], người Man lại đánh phá xâm phạm thượng quốc [ nhà Chu]. Quan phụ chính Tấn Văn Hầu 晉文侯 bèn mang theo Thái Cộng Hầu蔡共侯 triệt phá được giặc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Qua thời Sở Vũ vương 楚武王 [740 TCN-690 TCN, tên thật là Hùng Thông 熊通hay Mị Thông 羋通, là vị vua thứ 20 của nước Sở - chư hầu nhà Chu] người Man và người La Tử 羅子 [ một bộ tộc thời ấy] hợp sức đánh bại quân Sở, giết được tướng Khuất Hà 屈瑕. Lúc [ Sở] Trang vương [ 楚莊王, - 591 TCN, tên là Hùng Lữ 熊旅, hay Mị Lữ 芈旅, là vị vua thứ 25 của nước Sở, trị vì từ năm 613 TCN đến năm 591 TCN, tổng 22 năm] mới lên ngôi, dân đói quân yếu, lại bị người Man cướp phá. Sau khi quân Sở chấn chỉnh cường thịnh, người Man bèn thuận phục, tự giác xin nhập vào nước Sở. Trong trận Yên Lăng 鄢陵 [575 TCN, là trận chiến giành ngôi bá chủ ở Trung Nguyên giữa hai nước Tấn và Sở vào giữa thời Xuân Thu, lúc này thế lực của nhà Chu suy yếu, phải dời đô về phía Đông, các nước chư hầu lớn nổi lên tranh giành nhau quyền minh chủ. Hai nước Tấn và Sở có binh lực hùng mạnh, dùng chính sách lôi kéo được các nước khác về phía mình để nắm giữ quyền bá chủ, xảy ra tranh chấp với nhau trong nhiều năm, trong đó, nước Trịnh nằm giữa Tấn và Sở, trở thành mục tiêu cho cả hai nước này tranh giành ảnh hưởng. Tháng 2 năm 575 TCN, Sở Cung vương sai công tử Thành lấy ruộng ở Nhữ Âm biếu nước Trịnh để lôi kéo Trịnh bỏ Tấn, gia nhập liên minh với nước mình. Vì vậy nước Trịnh theo Sở, cùng thề với nước Sở. Tấn Lệ công giận dữ, lại họp quân chư hầu đánh Trịnh. Sở Cung vương mang quân cứu Trịnh. Hai bên gặp nhau ở Yển Lăng, kết cục vua Sở bị thương ở mắt, tướng Công tử Trắc tự sát, không rõ tổn thất về binh lính với sự thất bại hoàn toàn của liên quân Sở-Trịnh, củng cố ngôi vị bá chủ chư hầu của nước Tấn], người Man cùng Sở Cung vương hợp binh đánh Tấn [ để tranh bá Trung Nguyên]. Lúc Ngô Khởi [吴起; 440 TCN - 381 TCN, người nước Vệ, sống trong thời Chiến Quốc, sau Ngũ Tử Tư và Tôn Vũ, từng làm đại tướng ở hai nước là Lỗ và Nguỵ, làm tướng quốc ở Sở. Ông là một nhà quân sự nổi tiếng, nhà chính trị, nhà cải cách lớn thời Chiến quốc] làm tể tướng cho Sở Điệu vương [楚悼王 401 TCN - 381 TCN, hay Sở Điệu Chiết vương 楚悼折王, tên là Hùng Nghi 熊疑, hay Mị Nghi 羋疑, là vị vua thứ 36 của nước Sở. Năm 387 TCN, đại tướng Ngô Khởi nước Ngụy bị Ngụy Vũ hầu nghi ngờ, phải chạy sang Sở, được bổ làm Thái thú Uyển quận. Sau đó Sở Điệu vương lại phong Ngô Khởi làm Lệnh Doãn (tướng quốc), nắm giữ quốc chính. Ngô Khởi đề ra pháp luật, tiến hành một số cải cách như giảm tước lộc và quyền lực của các đại thần, bỏ không chu cấp cho những người họ nhà vua đã xa quá năm đời, hậu đãi binh lính, bãi bọn vô năng, phế bọn vô dụng, trị bách quan, thân vạn dân, thực phủ khố, tăng cường huấn luyện quân đội, cấm dân du, tướng tam quân, sử sĩ tốt lạc tử, địch quốc bất cảm mưu làm cho quân mạnh, về phía bắc củng cố lại hai đất Trần và Sái, phía Tây hòa hoãn với nước Tần, phía Nam bình định Bách Việt, làm nước Sở lại cường thịnh.Sự lớn mạnh của nước Sở khiến chư hầu lo ngại, đồng thời các quý tộc nước Sở bị đụng chạm quyền lợi đều muốn hại Ngô Khởi, nhưng vì Sở Điệu vương trọng dụng nên không làm gì được.Năm 381 TCN, Ngụy đánh Triệu, Ngô Khởi đem quân cứu Triệu, đóng ở Lâm Trung, đại thắng được quân Ngụy.Cùng năm đó, Sở Điệu vương qua đời. Ông ở ngôi 21 năm. Ngô Khởi nghe tin đem quân về thì bị các đại thần và tông thất đánh. Ngô Khởi cùng đường chạy đến ôm thây [ Sở] Điệu vương mà khóc, quân nổi loạn giơ cung bắn chết Ngô Khởi, bắn cả vào thi thể của ông. Sau đó thái tử Hùng Tang lên ngôi, tức Sở Túc vương, Túc vương xét đến tội bắn vào thi thể Điệu vương, giết chết đến 70 nhà]. phía Nam thâu tóm Man Việt 蠻越, chiếm cứ Động Đình hồ [ 洞庭湖 là một hồ lớn ở phía Đông Bắc Hồ Nam.Tên của hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam được đặt căn cứ theo vị trí của 2 tỉnh này so với hồ. Trong thời cổ đại, đầm lầy lớn Vân Mộng 雲夢 nằm ở phía bắc hồ Động Đình, Hồ Bắc, là nơi chứa lũ của sông Dương Tử. Phù sa màu mỡ lắng đọng của đầm đã thu hút nông dân. Thời đó, Động Đình là hồ lớn nhất Trung Quốc, có tên là Bát bách lý Động Đình 八百里洞庭, theo truyền thuyết thì hồ Động Đình chính là nguồn cội của tộc Bách Việt] Thương Ngô 蒼梧 [ nay thuộc Ngô Châu, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây]. Tần Chiêu vương sai Bạch Khởi đánh Sở, chiếm lấy Man Di, đầu tiên đặt quận Kiềm Trung黔中 [276 TCN, nay thuộc Hồ Nam và Quý Châu].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhà Hán lên, đổi Kiềm Trung thành Vũ Lăng. Hằng năm thu thuế người lớn 1 thất 匹 [ lượng từ cổ dùng đếm số vải, lụa. tính dài bốn trượng là một thất. Như: nhất thất bố 一匹布 một xấp vải], trẻ em hai trượng 丈 vải bố 布 [vải gai thô], cho nên gọi người ở đấy là Tung Bố 賨布 [Tấn Thư 晉書: Ba nhân vị phú vi tung, nhân vị chi Tung nhân yên 巴人謂賦為賨, 因謂之賨人焉 (Lí Đặc Tái kí 李特載記) Người nước Ba gọi phú 復 (thuế) là tung, do đó gọi (người nước Ba) là người Tung. Như: Tung nhân 賨人 rợ Ba, tức Ba nhân 巴人...]. Tuy thời ấy, người Man Di vẫn thường cướp bóc, nhưng không đủ mạnh để trở thành quận nạn hay quốc nạn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Hán Quang Vũ trung hưng [tức khoảng năm 25 TCN; 漢光武帝; 15 tháng 1, 5 TCN – 29 tháng 3, 57, hay còn gọi Hán Thế Tổ 漢世祖, tên là Lưu Tú 劉秀, biểu tự Văn Thúc 文叔, là vị Hoàng đế sáng lập triều đại Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Hán. Ông trị vì từ ngày 5 tháng 8 năm 25 đến khi mất, tổng cộng 32 năm], người Man Di ở Vũ Lăng đặc biệt cường thịnh. Năm Kiến Vũ 建武 thứ 23 [48], Tinh Phu 精夫 [ thủ lĩnh Man Di] cùng với bọn Đan Trình 單程đánh và chiếm cứ cửa ải hiểm trở, cướp bóc [ rất mạnh] quận huyện. [ Hán] Quang Vũ sai Uy vũ tướng quân Lưu Thượng 劉尙 phát binh [ đánh dẹp] Nam quận, Trường Sa, Vũ Lăng lấy binh hơn vạn người, dùng thuyền đi ngược sông Nguyên 沅江 [Sông Nguyên là một trong bốn con sông lớn ở tỉnh Hồ Nam, một chi lưu của sông Dương Tử. Sông Nguyên dài 1.033 km, trong đó đoạn chảy qua Hồ Nam dài 568 km, bắt nguồn ở tỉnh Quý Châu, tại núi Miêu. Sông này đổ vào hồ Động Đình] xâm nhập Vũ Khê 武谿 công kích. Lưu Thượng khinh địch đi vào chỗ hiểm địa, núi thẳm nước độc [山深水疾 Sơn thâm thủy tật, có thể hiểu là rừng thiêng nước độc], thác ghềnh nước réo, thuyền không thể ngược dòng. Người Man biết [ Lưu] Thượng từ xa đến, lương thảo ít, lại không rõ đường ngang ngõ tắt, bèn tụ tập binh lực trấn giữ những chỗ trọng yếu. Lưu Thượng hết cái ăn, phải lui quân, người Man men theo đường lớn hẻm nhỏ tập kích, quân của Lưu Thượng đại bại, tất cả đều chết hết. Năm thứ 24 [49], bọn Đan Trình đi xuống công phá Lâm Nguyên 臨沅 [ nay là Đỉnh Thành, một khu thuộc địa cấp thị Thường Đức, Hồ Nam], sai Yết giả Lý Tung 李嵩 và Trung Sơn thái thú Mã Thành馬成 tập kích, nhưng không thể thắng. Mùa xuân năm sau, sai Phục ba tướng quân Mã Viện馬援 và bọn Trung lang tướng Lưu Khuông 劉匡, Mã Vũ 馬武, Tôn Vĩnh 孫永 dẫn quân đến Lâm Nguyên, đánh phá được quân Man. Bọn Đan Trình đói, nguy khốn bèn xin hàng, đúng dịp [Mã] Viện ngã bệnh rồi chết, Yết giả Tông Quân 宗均 tiếp nhận sự hàng phục.

Nhà Hán thiết trí quan lại cai trị, nhóm Man Di ở đây được bình định.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Túc Tông [ tức Hán Chương Đế 漢章帝; 56 – 9 tháng 4 năm 88, Hoàng đế thứ ba của nhà Đông Hán, và là Hoàng đế thứ 18 của nhà Hán, trị vì từ năm 75 đến năm 88], năm Kiến Sơ 建初 thứ nhất [76], bọn người Man là Trần Tòng 陳從 tại sông Lễ [澧 sông bắt nguồn ở Hà Nam, chảy qua Hồ Nam rồi chảy vào hồ Động Đình] quận Vũ Lăng làm phản, tiến vào địa giới người Man tại Linh Dương 零陽 [đều thuộc Hồ Nam]. Mùa đông cùng năm, Tinh Phu [thủ lĩnh] Linh Dương, người Man tộc Ngũ Lý, trước đã thuận [ theo nhà] Hán thiết lập thành quận, đánh tan được Tòng, bọn Tòng đều đầu hàng. Mùa đông năm Kiến Nguyên thứ ba [78], người Man ở sông Lâu 漊, bọn Đàm Nhi Kiện 覃兒健 lại nổi loạn, tấn công đốt phá địa giới Linh Dương, Tác Đường 作唐, Sàn Lăng 孱陵. Mùa xuân năm sau, phát binh 7 quận Kinh Châu cùng với Nhữ Nam 汝南, Dĩnh Xuyên 潁川, thêm vào những kẻ phạm tội cùng sĩ lại được hơn 5.000 người, phòng thủ tại Linh Dương, tuyển mộ bổ xung 4.000 người trong quân không làm phản của Tinh Phu tộc Ngũ Lý, đánh giặc nơi sông Lễ. Mùa xuân năm thứ năm [80], bọn Đàm Nhi Kiện xin hàng nhưng không được chấp nhận. Người các quận tiến binh giao chiến tại Hoành Hạ 宏下, đại phá giặc, chém được đầu Nhi Kiện, tàn quân Man bỏ quân doanh chạy về lại sông Lâu, một lần nữa sai người đến xin hàng, bèn chấp nhận. Từ ấy bãi đồn binh Vũ Lăng, ban thưởng mọi người.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Hòa đế [ tức Hán Hòa Đế 漢和帝; 79 – 13 tháng 2, 105, Hoàng đế thứ tư của nhà Đông Hán, và là hoàng đế thứ 19 của nhà Hán, trị vì từ năm 88 đến năm 105, tổng cộng 17 năm. Thời kỳ cai trị của ông đánh dấu sự bắt đầu suy yếu của nhà Đông Hán, khi Đậu thái hậu 竇太后 lên nắm quyền và để cho họ ngoại của bà ta thâu tóm hết quyền hành. Sau đó, dưới sự ủng hộ của hoạn quan Trịnh Chủng 鄭眾 và anh trai ông là Thanh Hà Hiến vương Lưu Khánh 劉慶, ông đã tiến hành loại trừ ngoại thích họ Đậu, nắm lại quyền hành. Với sự kiện này, triều đại của ông lại châm ngòi cho vấn đề hoạn quan can chính, là một trong những nguyên nhân chính yếu gây lũng đoạn chính quyền nhà Đông Hán suốt tới tận hết thời Hán Linh Đế gần cả trăm năm sau. Mặc dù vậy, thời kỳ cai trị của ông vẫn tương đối yên ổn, kinh tế phát triển tốt nên sử sách gọi thời kỳ này là Vĩnh Nguyên chi trị 永元之治. Trong thời gian cai trị của Hán Hòa Đế, người Khương bắt đầu đe dọa vùng biên giới của nhà Hán. Và cũng chứng kiến việc phát minh ra giấy bởi hoạn quan Thái Luân 蔡伦 vào năm 105] mùa đông năm Vĩnh Nguyên 永元 thứ tư [92], bọn người Man Đàm Nhung 潭戎 ở vùng sông Lâu sông Lễ làm phản, đốt phá nhà trạm, cướp giết quan lại và dân thường, quận binh đánh dẹp phải hàng. Thời An đế [ Hán an Đế 漢安帝; 94 – 30 tháng 4, 125, tên Lưu Hỗ 劉祜, là vị Hoàng đế thứ sáu của nhà Đông Hán, cũng là vị hoàng đế thứ 21 của nhà Hán, trị vì từ năm 106 đến năm 125, tổng cộng 19 năm. Trong vòng 15 năm đầu tiên của triều đại An Đế (106 - 121), Đặng thái hậu lâm triều nhiếp chính và điều hành toàn bộ, An Đế gần như không có quyền hành gì, sinh ra oán hận Thái hậu. Sau khi Đặng thái hậu mất, An Đế liền nghe theo lời hoạn quan thân tính và sẵng lòng thù ghét Thái hậu, đã hạ lệnh cách chức và xử tử nhiều người trong họ Đặng của Thái hậu. Sau khi chấp chính, An Đế là người bất tài, thiếu đức, chỉ lo hưởng thụ, không để tâm chính sự, quyền hành đều rơi vào tay các hoạn quan. Vì thế, vợ của ông là Diêm hậu dần đưa thế lực ngoại thích họ Diêm vào trong nắm quyền hành, gây ra đảng tranh giữa hoạn quan và ngoại thích] năm Nguyên Sơ thứ hai [ 115], người Man ở sông Lễ bất bình vì sưu dịch và mức thuế của quận huyện không bình đẳng, cho nên mang oán hận, bèn tụ tập thu nạp trong các giống Man hơn 2.000 người, tấn công thành trì giết trưởng lại. Châu quận mộ quân người Man Ngũ Lý và Lục Đình truy kích phá được, tất cả đều đầu hàng. Triều đình ân thưởng thủ lĩnh Ngũ Lý và Lục Đình vàng bạc không bằng nhau. Mùa thu năm sau, 4.000 người Man sông Lâu sông Lễ cùng lúc nổi dậy. Lại có bọn Dương Tôn 羊孫, Trần Thang 陳湯 hơn ngàn người Man Linh Lăng 零陵 chít lụa đỏ trên đầu, tự xưng tướng quân, đốt phá quan dinh, cướp bóc trăm họ. Châu quận tuyển mộ người Man lương thiện, trừ được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đời Thuận đế [漢順帝; 115 - 20 tháng 9, 144, tên là Lưu Bảo 劉保, là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Đông Hán, và cũng là hoàng đế thứ 23 của nhà Hán, trị vì từ năm 125 đến năm 144, tổng 19 năm. Thời đại của Hán Thuận Đế trị vì là mầm móng của ngoại thích và hoạn quan, là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Đông Hán về sau. Khi cha ông Hán An Đế băng hà, Hoàng hậu Diêm Cơ muốn nắm đại quyền, không lập ông lên, con trai duy nhất của An Đế, mà lập người tôn thất là Bắc Hương hầu Lưu Ý. Để đoạt lại ngôi vị, Thuận Đế đã phải dựa vào đại hoạn quan Tôn Trình 孙程 và phe cánh của ông ta. Khi phục vị rồi, Hán Thuận Đế trọng thưởng cho phe cánh hoạn quan, lại sử dụng ngoại thích của vợ là Hoàng hậu Lương Nạp, tạo nên phe cánh hoạn quan và ngoại thích trong triều. Triều đại của Thuận Đế kéo dài một khoảng thời gian tranh đấu giữa các đảng phái, khiến chính sự Đông Hán càng thêm suy vi. Sau khi Hán Thuận Đế băng hà, ông đã để lại chuỗi bi kịch về sau cho Đông Hán diễn biến tiếp bởi hai đời Hán Hoàn Đế và Hán Linh Đế], năm Vĩnh Hòa thứ nhất [ 136], thái thú Vũ Lăng gửi thư lên hoàng đế, nói rằng người Man Di đã qui phục, có thể xem như ngang với người Hán, phải tăng tô thuế. Triều đình thảo luận đều cho rằng khả thi. Thượng thư lệnh Ngu Hủ 虞詡 đọc bản tấu viết:

- Từ xưa các thánh vương không cho người dị tục làm thần dân, bởi không dùng đức thì không gần họ được, uy vũ không thể khuất phục họ, biết rõ cái tâm hoang dã tham lam của họ, [ nên] rất khó dùng lễ [nghĩa]. Xưa tuy đã lung lạc yên phủ, dùng khuôn phép phù hợp truyền thụ để họ không chống đối, khi họ không noi theo cũng không truy cứu. Phép cũ của tiên đế, nộp thuế ít hay nhiều, cứ thế nương theo thì sẽ được bền lâu. Nay tăng lên nhiều, tất có oán phản. Đắc kế là vậy, nếu không dùng, sau này sẽ hối tiếc.

Nhà vua không nghe. Mùa đông năm ấy, quả nhiên người Man ở sông Lễ sông Lâu tranh cãi việc cống nạp vải gai không như lệ cũ, cuối cùng giết hương lại, tập hợp người làm phản. Mùa xuân năm sau hai vạn người Man vây kín thành, 800 người cướp bóc trên đường. Vua sai Vũ Lăng thái thú Lý Tiến 李進 [tên tự là Tử Hiền 子賢, là quan thái thú người Giao Chỉ thời Đông Hán. Lý Tiến quê ở Giao Chỉ thứ sử bộ, là người quận Giao Chỉ. Tuy nhiên, theo nguồn tài liệu thời Vạn Lịch nhà Minh như Quảng Đông thông chí do Quách Phỉ chỉnh lý hay Bách Việt tiên hiền chí của Âu Đại Nhiệm thì Lý Tiến là người Cao Hưng, (Hóa Châu, Quảng Đông). Lý Tiến xuất thân nghèo khó nhưng thông minh từ nhỏ, chăm chỉ hiếu học, đọc thông kinh sử. Ban đầu được bổ nhiệm làm quận công tào, sau thăng chức kỵ đô úy, có nguồn ghi là đô úy. Năm 137 (Vĩnh Hòa năm thứ 2), Lý Tiến được bổ nhiệm làm thái thú Vũ Lăng] đánh dẹp, chém mấy trăm thủ cấp, số còn lại đầu hàng. [ Lý] Tiến bèn tuyển chọn quan lại thanh liêm, được lòng người Man. Lý Tiến làm việc tại quận ấy chín năm, đến khi Lương thái hậu trông coi triều chính [ 144], hạ chiếu tăng bổng lộc 2000 thạch, cấp hai vạn tiền.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đến thời [ Hán] Hoàn đế [ 漢桓帝 132 – 167, tên thật là Lưu Chí 劉志, là vị Hoàng đế thứ 11 nhà Đông Hán, và cũng là hoàng đế thứ 26 của nhà Hán. Lưu Chí là cháu 4 đời của Hán Chương Đế, cha là Lãi Ngu hầu Lưu Ký, mẹ là Yên phu nhân. Lưu Chí lớn lên được phong chức Ngô Lễ hầu và lấy em gái của Lương thái hậu. Năm ông 14 tuổi, ngoại thích Lương Ký - anh của Lương thái hậu - hãm hại vua Hán Chất Đế và lập Lưu Chí lên ngôi, Ngoại thích họ Lương thao túng triều đình từ nhiều năm. Sau khi giết Chất Đế, Lương Ký lập Lưu Chí là em rể để dễ khống chế. Do Hoàn Đế mới 14 tuổi nên Lương thái hậu vẫn lâm triều nhiếp chính và Lương Ký vẫn tiếp tục điều hành công việc. Năm 151, Hoàn Đế 19 tuổi, Lương Ký vẫn hoành hành, ngang nhiên vi phạm quy định của triều đình, đeo gươm vào cung. Thượng thư Trương Lăng giận dữ kể tội Lương Ký. Quân ngự lâm liền bắt Lương Ký. Tuy nhiên Hoàn Đế sợ mất lòng Lương thái hậu nên ra lệnh cởi trói cho Lương Ký và chỉ phạt bổng lộc 1 năm. Năm 159, Hoàn Đế 27 tuổi, Lương thái hậu qua đời. Lương Ký cử tâm phúc vào cung dò la tin tức. Hoàn Đế dựa vào các hoạn quan Đan Siêu, Từ Hoàng dẫn quân vây nhà Lương Ký thu ấn Đại tướng quân. Lương Ký sợ hãi, cùng vợ và con cháu uống thuốc độc tự vẫn. Do có công giúp vua trừ ngoại thích, các hoạn quan như Từ Hoàng, Đan Siêu, Đường Hoành, Từ Khuyên lại đắc thế, thao túng triều đình. Một số quan lại xuất thân từ quý tộc như Lý Ưng, Trần Phồn, Vương Sướng, Quách Thái, Phạm Bàng cùng nhau liên hợp công kích hoạn quan. Các hoạn quan cùng nhau vu cáo những người này tội có ý gây loạn. Hán Hoàn Đế nghe lời hoạn quan, bèn bắt giam họ. Tuy nhiên, các hoạn quan bị Lý Ưng dọa sẽ tố cáo lại việc những người thân của hoạn quan phạm pháp, vì vậy các hoạn quan chỉ kết tội những người chống đối phải bãi chức về quê chứ không bị xử tử], mùa thu năm Nguyên Gia 元嘉 thứ nhất [151], người Man ở Vũ Lăng là bọn Chiêm Sơn詹山 hơn 4.000 người nổi loạn, bắt nhốt huyện lệnh, trấn thủ trong núi sâu. Đến năm Vĩnh Hưng 永興 thứ nhất [153], thái thú Ứng Phụng 應奉 dùng ân tín chiêu dụ, tất cả mới đầu hàng và giải tán.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 11 năm Vĩnh Thọ 永壽 thứ ba [157], người Man ở Trường Sa nổi loạn, chiếm đóng Ích Dương 益陽 [ phía bắc Hồ Nam]. Đến mùa thu năm Diên Hi 延熹 thứ ba [160], tiến đến cướp đoạt trong quận, đông hơn vạn người, sát thương trưởng lại. Lại thêm người Man ở Linh Lăng vào Trường Sa. Đến mùa đông, người Man ở Vũ Lăng hơn 600 mạng cướp bóc ở Giang Lăng 江陵, thứ sử Kinh Châu Lưu Độ劉度, Yết giả Mã Mục馬睦 và thái thú Nam quận Lý Túc 李肅 [ về sau Túc phục vụ dưới trướng Đổng Trác và được phong chức Trung Lang tướng 骑都尉. Sau đó, vì bất mãn với Đổng Trác, Lý Túc giúp sức cho Lã Bố, người cùng quê với ông trong việc hành thích Đổng Trác. Lý Túc giả vờ hộ vệ Đổng Trác vào cung để tạo điều kiện cho Lã Bố bất ngờ tấn công và giết Đổng Trác. Khi quân lính của các cựu thần nhà Hán do Vương Doãn và Sỹ Tôn Thụy cầm đầu bao vây Đổng Trác, Đổng Trác gọi Lã Bố nhưng không ngờ lại bị chính Lã Bố giết chết. Sau khi Đổng Trác chết, bộ hạ của Đổng Trác là quân Tây Lương kéo về kinh đô để trả thù. Lúc này Lý Túc phục vụ dưới trướng của Lã Bố những đã bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn. Khi con rể của Đổng Trác là Ngưu Phụ dẫn quân tấn công, Lý Túc xung phong lãnh binh chiến đấu nhưng đã thất bại dưới tay của Ngưu Phụ, sau khi dẫn tàn quân thất bại trở về Lý Túc bị Lã Bố giết chết] đều bỏ chạy. Quan chủ bộ của Lý Túc là Hồ Sảng 胡爽 giữ cương ngựa nói:

- Man Di thấy quận không phòng bị, cho nên dám thừa cơ tiến đánh. Ông là đại thần quốc gia, thành quách liên tục hàng ngàn dặm, giương cờ đánh trống, mười vạn người đáp lại, sao nỡ vứt đi trọng trách thái thú được giao, ông chấp nhận làm kẻ bỏ chạy được ư?
Túc rút đao chỉ vào [ Hồ] Sảng nói:

- Phó quan nên chạy gấp đi. Thái thú ta vội lắm, chẳng rỗi mà suy tính đâu.


Sảng ôm ngựa cố can ngăn, Túc bèn giết [ Hồ] Sảng rồi đào tẩu. Vua nghe việc này, triệu Lý Túc đến tước bỏ quan chức, còn Lưu Độ và Mã Mục [ thì] xử tử cả bọn, miễn trừ tô thuế sưu dịch cho gia đình Hồ Sảng, phong một người trong họ làm quan. Sau đó lấy Hữu hiệu lệnh Độ Thượng 度尙 làm thứ sử Kinh Châu thảo phạt giặc Trường Sa, bình định người Man. Lại sai Xa kỵ tướng quân Phùng Cổn 馮緄 đánh Man Di Vũ Lăng, tất cả đều đầu hàng giải tán. Sau khi quân Hán rút về, giặc trở lại đánh cướp Quế Dương 桂陽, thái thú Sưu Tích 瘳析 trốn chạy. Người Man ở Vũ Lăng lại tiếp tục phá quận ấy, thái thú Trần Phụng 陳奉 dẫn quan quân dẹp được, chém hơn ba trăm thủ cấp, hơn hai ngàn kẻ đầu hàng. Đến đời [ Hán] Linh Đế [漢靈帝; 156 - 189, tên là Lưu Hoành 劉宏, là vị Hoàng đế thứ 12 của thời Đông Hán, và cũng là Hoàng đế thứ 27 của triều đại nhà Hán, tại vị từ năm 168 đến năm 189, tổng 22 năm. Dưới thời đại của Hán Linh Đế, nhà Hán tiếp tục rơi vào khủng hoảng. Bên cạnh các thế lực ngoại thích cùng hoạn quan đối chọi nhau, thời kỳ Hán Linh Đế còn phải trải qua Khởi nghĩa Khăn Vàng có quy mô rất lớn. Dù Đại tướng quân Hà Tiến thành công bình định cuộc phản loạn này, song cơ bản đã khiến Đông Hán bước đến thời kỳ cáo chung. Thời đại Linh Đế trị vì đã chứng kiến một sự thối nát cùng cực của triều đình, khi hoạn quan thao túng, ngoại thích họ Đổng của mẹ ông là Hiếu Nhân Đổng hậu vơ vét tiền tài, còn công khai mua quan bán chức có quy mô cấp triều đình. Thời của ông thường được gộp với người đời trước là Hán Hoàn Đế, được gọi là: Hoàn Linh 桓靈, một chuỗi thời kỳ được xem là đen tối cùng cực của Đông Hán.Gia Cát Lượng khi viết Xuất sư biểu, đã phải thốt lên:"Thở dài thống hận với Hoàn, Linh" nghĩa là sự thối rữa cùng cực của nhà Hán được Gia Cát Lượng nhận định đều từ hai đời Hoàn Đế và Linh Đế vậy] năm Trung Bình thứ ba [186], người Man Vũ Lăng lại nổi dậy, cướp phá trong quận, châu quận đánh dẹp được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lễ Kí [ 禮記] cho là thế này: Phương Nam gọi là Man, người Giao Chỉ đội lông chim lên trán. Tập quán kỳ lạ là nam nữ cùng tắm chung trên sông, ngày xưa vì thế gọi là Giao Chỉ [ 交阯, tức là tắm chung gọi là Giao Chỉ, chứ không phải ngón chân giao nhau]. Phía Tây có người nước Đạm 噉
Giao Chỉ về phía Nam có nước Việt Thường 越裳國, năm thứ 6 [ 1036 TCN] Chu Công 周公 nhiếp chính [tức là Cơ Đán 姬旦, còn gọi là Thúc Đán 叔旦, Chu Đán 週旦 hay Chu Văn công 周文公, là công thần khai quốc nhà Chu. Ông có công giúp Chu Vũ vương Cơ Phát lập ra nhà Chu, giành quyền từ tay nhà Thương. Sau khi Chu Vũ Vương chết, Cơ Đán đã giúp vua Chu Thành vương xây dựng và phát triển nhà Chu.Tiêu biểu cho tấm lòng trung quân phò chúa, không sinh dị tâm, thường được hậu thế về sau nhắc đến cùng với Y Doãn nhà Thương. Nhà Chu dưới sự nhiếp chính của ông đã vươn lên thành một nước mạnh mẽ. Công lao to lớn của Cơ Đán khiến người ta gọi ông bằng chức vụ là Chu Công, quên đi cái tên Cơ Đán, khiến cho nhiều người lầm tưởng Chu Công là tên thật của ông], làm ra Lễ, tạo ra Nhạc, thiên hạ thái bình, nước Việt Thường đem 3 con voi lớn, qua phiên dịch [ rất khó] đem dâng chim trĩ trắng, nói rằng:


- Đường xá xa xôi, núi cao sông sâu hiểm trở …

Tiếng nói của sứ giả [ sau đó] nghe không thông, cho nên người phiên dịch của triều đình rất khó dịch. Chu Thành Vương quay sang Chu Công, Công nói:
- Đức trạch chưa thấm khắp mọi nơi, nên người quân tử không dám hưởng đồ lễ, Chính lệnh chưa ban, lẽ nào người quân tử lại nhận người ta làm thần [ bề tôi], ta sao chấp nhận lời thỉnh cầu [ của các ngươi] được?

Sứ giả cầu xin, nói:

- Tôi nhận lệnh của vua già [ 黃耉 Hoàng Lão] nước mình [ sách cổ viết là Hoàng Cẩu 黃狗] nói rằng: “Đã lâu, trời không mưa to gió lớn, không sấm sét kinh hoàng, ý giả Trung Quốc có Thánh nhân chăng? vì muốn học theo nên [ chúng tôi] đến triều đình.

Chu Công bèn quay sang nhà vua [ Chu Thành Vương], nói tiên vương thật là người thần trí, lấy [ đồ vật] cung tiến dâng lên tông miếu. Về sau, đức nhà Chu kém suy, người [ Việt Thường] cũng dần tuyệt giao [ với nhà Chu].
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,648
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Google cho một số kết quả liên quan tới con sông này.
Nó đổ ra "biển Erhai". Mong các bác biết chữ xem qua:


Erhai khả năng là Nhĩ Hải, chắc đề cập đến Vịnh Bắc Bộ, vì nhìn cũng giống hình cái tai :D
 

Thietbiloc.com

Xe buýt
Biển số
OF-386146
Ngày cấp bằng
8/10/15
Số km
520
Động cơ
241,131 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P Đa Kao, Quận 1
Website
www.thietbiloc.com
Erhai khả năng là Nhĩ Hải, chắc đề cập đến Vịnh Bắc Bộ, vì nhìn cũng giống hình cái tai :D
Theo gmap thì nó là một cái hồ lớn ở vùng Vân Nam.
Thời đó có ai bay lên trời mà nhìn địa thế vịnh bắc bộ giống cái tai :D

Sông Hồng chính là dòng sông bắt nguồn từ cái hồ này.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đến khi con vua Sở xưng bá [ tức là Sở Trang vương 楚莊王, - 591 TCN, tên thật là Hùng Lữ 熊旅, hay Mị Lữ 芈旅, là vị vua thứ 25 của nước Sở - chư hầu nhà Chu, trị vì từ năm 613 TCN đến năm 591 TCN, tổng 22 năm. Ông là một trong những vị Sở vương có thành tựu đáng kể nhất. Dưới thời đại của ông, nước Sở trở nên cực thịnh, đặc biệt là đánh đại bại nước Tấn, thảo phạt nước Trịnh, khiến tên tuổi của Sở Trang vương được liệt vào trong Ngũ bá thời Xuân Thu] [ người] Bách Việt đến triều cống. Nhà Tần 秦 bình định thiên hạ, [ dùng] uy thu phục Man Di, mở đường thủy khai [thông] với bên ngoài, lập các [ quận] Nam Hải 南海 [ khu vực hành chính do nhà Tần thiết lập sau khi bình định đất Lĩnh Nam, bao gồm bốn huyện: Phiên Ngung 蕃隅 (Phiên Ngu 蕃禺/番禺), Tây Hội (Tứ Hội), Bác La, Long Xuyên; có thuyết còn cho là gồm sáu huyện: Phiên Ngung, Tây Hội, Bác La, Long Xuyên, Liệt Giang, Yết Dương. Thủ phủ của Nam Hải quận đặt tại Phiên Ngung, Quảng Châu], Quế Lâm 桂林 [ Quảng Tây], Tượng Quận 象郡 [ gồm 1 phần Quảng Tây, 1 phần Vân Nam, 1 phần Giao Chỉ].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhà Hán hưng thịnh, [ viên quan binh đời Tần là Úy 尉] tên [ Triệu] Đà 佗 tự lập làm vua, truyền quốc được 5 đời, đến thời Hán Vũ Đế [ 漢武帝; 31 tháng 7, 156 TCN - 29 tháng 3, 87 TCN, tên thật Lưu Triệt 劉徹, là vị hoàng đế thứ bảy của nhà Tây Hán] năm Nguyên Đỉnh 元鼎 thứ 5 [ 111 TCN] diệt nước [Nam Việt], phân đặt cai trị thành 9 quận, mới đặt chức Giao Chỉ thứ sử, cùng với Chu Nhai 珠崖, Đam Nhĩ 儋耳 [ đảo Hải Nam] thành 2 quận tại Hải Châu Thượng海洲上. Từ Đông sang Tây khoảng 1000 lý, từ Nam xuống Bắc 500 lý, [ nhiều quan lại nhà Hán] dẫn theo con cháu cùng đi xuống. Thủ lĩnh người Man cho rằng tai dài là cao quý, người ở đấy đều dùng ngoại vật xuyên qua tai, để căng dài thùy tai rủ xuống 3 thốn 寸 [ cỡ bằng ngón tay, 10cm].
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top