Qua thời Sở Vũ vương 楚武王 [740 TCN-690 TCN, tên thật là Hùng Thông 熊通hay Mị Thông 羋通, là vị vua thứ 20 của nước Sở - chư hầu nhà Chu] người Man và người La Tử 羅子 [ một bộ tộc thời ấy] hợp sức đánh bại quân Sở, giết được tướng Khuất Hà 屈瑕. Lúc [ Sở] Trang vương [ 楚莊王, - 591 TCN, tên là Hùng Lữ 熊旅, hay Mị Lữ 芈旅, là vị vua thứ 25 của nước Sở, trị vì từ năm 613 TCN đến năm 591 TCN, tổng 22 năm] mới lên ngôi, dân đói quân yếu, lại bị người Man cướp phá. Sau khi quân Sở chấn chỉnh cường thịnh, người Man bèn thuận phục, tự giác xin nhập vào nước Sở. Trong trận Yên Lăng 鄢陵 [575 TCN, là trận chiến giành ngôi bá chủ ở Trung Nguyên giữa hai nước Tấn và Sở vào giữa thời Xuân Thu, lúc này thế lực của nhà Chu suy yếu, phải dời đô về phía Đông, các nước chư hầu lớn nổi lên tranh giành nhau quyền minh chủ. Hai nước Tấn và Sở có binh lực hùng mạnh, dùng chính sách lôi kéo được các nước khác về phía mình để nắm giữ quyền bá chủ, xảy ra tranh chấp với nhau trong nhiều năm, trong đó, nước Trịnh nằm giữa Tấn và Sở, trở thành mục tiêu cho cả hai nước này tranh giành ảnh hưởng. Tháng 2 năm 575 TCN, Sở Cung vương sai công tử Thành lấy ruộng ở Nhữ Âm biếu nước Trịnh để lôi kéo Trịnh bỏ Tấn, gia nhập liên minh với nước mình. Vì vậy nước Trịnh theo Sở, cùng thề với nước Sở. Tấn Lệ công giận dữ, lại họp quân chư hầu đánh Trịnh. Sở Cung vương mang quân cứu Trịnh. Hai bên gặp nhau ở Yển Lăng, kết cục vua Sở bị thương ở mắt, tướng Công tử Trắc tự sát, không rõ tổn thất về binh lính với sự thất bại hoàn toàn của liên quân Sở-Trịnh, củng cố ngôi vị bá chủ chư hầu của nước Tấn], người Man cùng Sở Cung vương hợp binh đánh Tấn [ để tranh bá Trung Nguyên]. Lúc Ngô Khởi [吴起; 440 TCN - 381 TCN, người nước Vệ, sống trong thời Chiến Quốc, sau Ngũ Tử Tư và Tôn Vũ, từng làm đại tướng ở hai nước là Lỗ và Nguỵ, làm tướng quốc ở Sở. Ông là một nhà quân sự nổi tiếng, nhà chính trị, nhà cải cách lớn thời Chiến quốc] làm tể tướng cho Sở Điệu vương [楚悼王 401 TCN - 381 TCN, hay Sở Điệu Chiết vương 楚悼折王, tên là Hùng Nghi 熊疑, hay Mị Nghi 羋疑, là vị vua thứ 36 của nước Sở. Năm 387 TCN, đại tướng Ngô Khởi nước Ngụy bị Ngụy Vũ hầu nghi ngờ, phải chạy sang Sở, được bổ làm Thái thú Uyển quận. Sau đó Sở Điệu vương lại phong Ngô Khởi làm Lệnh Doãn (tướng quốc), nắm giữ quốc chính. Ngô Khởi đề ra pháp luật, tiến hành một số cải cách như giảm tước lộc và quyền lực của các đại thần, bỏ không chu cấp cho những người họ nhà vua đã xa quá năm đời, hậu đãi binh lính, bãi bọn vô năng, phế bọn vô dụng, trị bách quan, thân vạn dân, thực phủ khố, tăng cường huấn luyện quân đội, cấm dân du, tướng tam quân, sử sĩ tốt lạc tử, địch quốc bất cảm mưu làm cho quân mạnh, về phía bắc củng cố lại hai đất Trần và Sái, phía Tây hòa hoãn với nước Tần, phía Nam bình định Bách Việt, làm nước Sở lại cường thịnh.Sự lớn mạnh của nước Sở khiến chư hầu lo ngại, đồng thời các quý tộc nước Sở bị đụng chạm quyền lợi đều muốn hại Ngô Khởi, nhưng vì Sở Điệu vương trọng dụng nên không làm gì được.Năm 381 TCN, Ngụy đánh Triệu, Ngô Khởi đem quân cứu Triệu, đóng ở Lâm Trung, đại thắng được quân Ngụy.Cùng năm đó, Sở Điệu vương qua đời. Ông ở ngôi 21 năm. Ngô Khởi nghe tin đem quân về thì bị các đại thần và tông thất đánh. Ngô Khởi cùng đường chạy đến ôm thây [ Sở] Điệu vương mà khóc, quân nổi loạn giơ cung bắn chết Ngô Khởi, bắn cả vào thi thể của ông. Sau đó thái tử Hùng Tang lên ngôi, tức Sở Túc vương, Túc vương xét đến tội bắn vào thi thể Điệu vương, giết chết đến 70 nhà]. phía Nam thâu tóm Man Việt 蠻越, chiếm cứ Động Đình hồ [ 洞庭湖 là một hồ lớn ở phía Đông Bắc Hồ Nam.Tên của hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam được đặt căn cứ theo vị trí của 2 tỉnh này so với hồ. Trong thời cổ đại, đầm lầy lớn Vân Mộng 雲夢 nằm ở phía bắc hồ Động Đình, Hồ Bắc, là nơi chứa lũ của sông Dương Tử. Phù sa màu mỡ lắng đọng của đầm đã thu hút nông dân. Thời đó, Động Đình là hồ lớn nhất Trung Quốc, có tên là Bát bách lý Động Đình 八百里洞庭, theo truyền thuyết thì hồ Động Đình chính là nguồn cội của tộc Bách Việt] Thương Ngô 蒼梧 [ nay thuộc Ngô Châu, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây]. Tần Chiêu vương sai Bạch Khởi đánh Sở, chiếm lấy Man Di, đầu tiên đặt quận Kiềm Trung黔中 [276 TCN, nay thuộc Hồ Nam và Quý Châu].