Phủ thành từ phía đông sang biển phía nam dài hơn 400 dặm (nguyên văn: 里 lý, đơn vị đo lường cổ TQ, khoảng 500m), có những con đường đi ngang qua núi dài hơn ngàn dặm, nhiều hang núi sâu thăm-thẳm, trở thành sào huyệt trú ngụ của những người hung-tợn, thuộc 6 nhóm giống người man di ở rải rác. Có 21 khu vực lân cận rất đông-đúc, được cai-quản bởi 21 người có uy-tín.
Xuôi theo đường thủy từ phía Tây sang phía Nam thông với xứ Chân Bồ (biên giới giữa Chăm Pa và Chân Lạp, nay là Bà Rịa-Vũng Tàu), Đại Thực Chi Quốc [ 1 vùng lãnh thổ A-rập theo Hồi Giáo tồn tại từ khoảng năm 632-1258, vị trí hiện tại gồm Ấn Độ, iran, iraq, và vùng Trung Đông). Đi theo đường bộ từ phía Tây sang phía Bắc là đến phần tiếp giáp với Nữ Quốc (1 quốc gia cổ, bây giờ là khu vực cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và vùng Kashmir thuộc TQ), ở đây có rất nhiều giống người Ô -Man (một thuật ngữ chung để chỉ các bộ tộc phía tây nam Trung Quốc thời cổ đại. Trong các triều đại nhà Tùy và nhà Đường, có trình độ phát triển xã hội thấp hơn các nhóm ở Đồng bằng Trung tâm), từ xưa đến giờ chẳng có nhà trọ hay đồn canh trong suốt cả chặng đường hành trình dài dằng dặc, chỉ biết đi trên đường cho đến khi nào giày mòn đến độ ngón chân thò ra ngoài, cứ mải miết đến khi nào mơ thấy điềm có gió thổi mới xác-định được vị trí, nghe tiếng chó sủa gà kêu biết rằng mình đã đi qua 21 nước, y phục, đồ ăn thì tùy cơ mà ứng biến vậy, đại khái là trao-đổi lẫn nhau. Những người cai-quản trong [ những xứ này] đều hung-dữ, phần đông ăn nói rất lớn, móng chân [ giao nhau] như con thú trên núi [ nguyên văn: 山蹄 sơn đề], họ khoác lên người những tấm vải trùm, đầu xõa tóc và đều xăm mình, họ cà và đục [ lỗ] xuyên qua răng, tiếng nói của họ nghe rất kì lạ nhưng lại quyến rũ như tiếng chim kêu, cặp mắt của họ thì nhìn rất là gian xảo, nói chung là nhìn [ họ] rất kỳ lạ. Nằm, ngồi xổm rất phóng-túng, uống rượu bằng lỗ mũi.
Nhiều người dân dùng da báo quấn quanh người chứ không mặc đồ gì khác, lấy vỏ mai rùa che chỗ kín trên cơ thể, đập dập cây bông làm áo khoác [mùa đông]. Con trai thì phần lớn mặc áo vỏ cây được đập nát ra rồi hấp chín, loại áo vỏ cây này tinh-xảo, mềm-mại không kém gì tơ lụa.