[TT Hữu ích] Dịch sách siêu cổ: Bổ An Nam dị lược đồ ký

Thietbiloc.com

Xe buýt
Biển số
OF-386146
Ngày cấp bằng
8/10/15
Số km
639
Động cơ
241,131 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P Đa Kao, Quận 1
Website
www.thietbiloc.com
70% đó theo em có vứt đi 1 nửa thì tiếng Việt vẫn diễn đạt được bình thường. Chẳng qua nhiều từ bổ sung vào cho nó thêm phong phú tiếng Việt thôi.
Bác sửa câu còm của bác thử xem.
 

Camontinhyeu

Xe điện
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,741
Động cơ
364,913 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
Nếu đúng như Thượng Thư thì Việt Thường quá xa, cách ngàn vạn dặm đi gần 1 năm thì kỳ công quá nhỉ. Hay vùng Nam Bộ, Campuchia? Năm 1000 trước Công nguyên mà đi như vậy cũng dã man

Mà thời Thượng Thư đã có Lâm Ấp đâu lại nói "qua Lâm Ấp"
Thể lực hồi xưa chắc các cụ hơn con cháu bây giờ nhiều! Chắc tốc độ đi bằng cô gái chạy 10 vòng hồ tây trong vòng 24h
 

tuhuan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-781825
Ngày cấp bằng
27/6/21
Số km
141
Động cơ
33,009 Mã lực
Tuổi
37
Bác chia sẻ thêm nhé.
Em thấy nói tiếng Việt có tới 70% từ giống với tiếng Canton.
trong khi đó, tiếng Canton được xếp vào nhóm Sino-tibet, còn tiếng Việt lại ở nhóm Môn- khơ me.
-Theo quan điểm của em, thời pk dân Việt sinh hoạt trong đơn vị cấp nhỏ nhất là LÀNG, họ dùng những từ địa phương đơn giản. Chỉ có 1 số ít người biết chữ Nho, hay quan lại ở triều đình có thể dùng vốn từ phong phú hơn, thậm chí họ dùng chữ Hán để bút đàm với nhau.

-Đến tk 18, 19, chữ Quốc ngữ mới nổ rộ,một số nhà tri thức thông Hán học, Tây học như Trần Trọng Kim viết quyển Việt Nam sử lược, ông ta viết quyển sử đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, có thể ông ấy và nhiều tri thức khác, bối rối việc dịch từ chữ Hán (như quyển Đại Việt sử ký) sang chữ Quốc ngữ. Nên họ dùng âm Canton để phiên âm sang tiếng Việt. Cũng như sau này, ta dịch các bản dịch của cn Marx từ người TQ.

-Đó là có lẽ tại sao âm ta giống tiếng Canton, vì ta phải mượn từ của họ, rồi từ đó phiên âm sang tiếng Việt. Ví dụ như từ phong kiến, ta không có hay triều đình, thì phải dùng âm của họ. Kiểu như dân Anh, họ phải dùng từ litchi để gọi về quả vải, ta phiên âm Lệ chi.

-Việc mượn từ là do mình không có chứ không liên quan gì cả. Ngay người TQ,Anh ...đều phải mượn. Như ngày nay từ ngữ về công nghệ đều phải xài từ mượn của Mĩ.

Việc nghiên cứu về ngôn ngữ theo em là khó, giờ nghiên cứu như tau, mi, chi rứa,....hàng trăm ngàn từ như ở Nghệ Tĩnh. Nó thật ra là bản địa 100%, đó là 1 DI SẢN THẬT SỰ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM, chứ không phải là các di sản khác đâu.Vì đó là nơi dân bản xứ mạnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nếu đúng như Thượng Thư thì Việt Thường quá xa, cách ngàn vạn dặm đi gần 1 năm thì kỳ công quá nhỉ. Hay vùng Nam Bộ, Campuchia? Năm 1000 trước Công nguyên mà đi như vậy cũng dã man

Mà thời Thượng Thư đã có Lâm Ấp đâu lại nói "qua Lâm Ấp"
Bản đầu tiên không ghi là Lâm Ấp cụ ạ , tuy nhiên nó có Thượng Thư bổ giải, thì nó chú là Lâm Ấp, sách Thượng Thư viết đúng ngôn từ Hán cổ, rất khó hiểu, vì ngôn ngữ quá khác bây giờ, nên phải có bộ " giải nghĩa".
Vậy có thể hiểu là người Việt và người Hán là 2 dân tộc hoàn toàn khác nhau, hehe. Mà có khi Việt Thường lại gần gũi với dân Mã, Chăm lúc ấy hơn là dân Hán???
 

Bopmuoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448924
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,495
Động cơ
-103,756 Mã lực
Tuổi
109
Bác chia sẻ thêm nhé.
Em thấy nói tiếng Việt có tới 70% từ giống với tiếng Canton.
trong khi đó, tiếng Canton được xếp vào nhóm Sino-tibet, còn tiếng Việt lại ở nhóm Môn- khơ me.
Em thấy trò xếp tiếng Việt vào nhóm Môn - Khơ Me là trò lừa bố láo trong chính sách ngu dân của thực dân.
Thực sự mà nói cứ nói tiếng Việt và tiếng Quảng Đông tương đồng đến 60-70% từ vựng: nghĩa là phát âm khá giống nhau và nghĩa cũng giống nhau.
Nói ai vay mượn ai hay là chung 1 gốc gọi là tiếng Việt cổ thì cần các nghiên cứu cụ thể hơn.
Lưu ý thêm: Tiếng Quảng Đông gọi là Việt ngữ. Việt ngữ mà lại xếp vào hệ Hán - Tạng ===> Bố láo căn cắp!
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Bản đầu tiên không ghi là Lâm Ấp cụ ạ , tuy nhiên nó có Thượng Thư bổ giải, thì nó chú là Lâm Ấp, sách Thượng Thư viết đúng ngôn từ Hán cổ, rất khó hiểu, vì ngôn ngữ quá khác bây giờ, nên phải có bộ " giải nghĩa".
Vậy có thể hiểu là người Việt và người Hán là 2 dân tộc hoàn toàn khác nhau, hehe. Mà có khi Việt Thường lại gần gũi với dân Mã, Chăm lúc ấy hơn là dân Hán???
Thì đến trước Hán, TQ vẫn chỉ loanh quanh sông Hoàng Hà và Dương Tử, tất nhiên lúc đó TQ khác với các sắc dân bản địa khác ngoài vùng ảnh hưởng, chưa chiếm, chưa chư hầu.

Nhưng qua những chữ này, đi mất 1 năm, thì không dưới 5000 km, tính từ Lạc Dương, theo đường bờ biển, Cũng đến quá mũi Cà Mau :) nên cảm thấy hoang đường - ko xác định được "Việt Thường" ở đâu về mặt địa lý.
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,616 Mã lực
9 quận và 65 thành nó to quá cụ ạ. Đến thời nhà Minh xâm lc Đại Ngu, nó xây ở đó 10 tòa thành, mà đó là thế kỷ 15.

Tầm cỡ khởi nghĩa như thế nó vượt xa quá trí tưởng tượng của em, cụ Hồ thời cận đại hay Tôn Trung Sơn còn không có ảnh hưởng cỡ đấy, khởi nghĩa gì mà cả Chăm Pa, Bắc Bộ, Lưỡng Quảng,...đều hưởng ứng,không khác gì thế chiến 2.
Cụ nhìn chiến tranh Hán Sở hay cuộc chiến Tần Sở quy mô nó lơn hơn nhiều cuộc khởi nghĩa 2 Bà? Quy mô em đánh giá là nhỏ so với các cuộc chiến ở Trung Quốc
 

tuhuan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-781825
Ngày cấp bằng
27/6/21
Số km
141
Động cơ
33,009 Mã lực
Tuổi
37
Sử, hay bàn sử, nó cũng phải phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, kt, xh, công nghệ, địa lý,...chứ cứ theo sách vở, lấy bối cảnh ngày nay suy cho ngày xưa là trật. Tàu giờ nó đang làm tàu cao tốc kết nối Lào với Nam Tàu kia kìa, còn trầy trật chán.
 

tuhuan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-781825
Ngày cấp bằng
27/6/21
Số km
141
Động cơ
33,009 Mã lực
Tuổi
37
Em thấy trò xếp tiếng Việt vào nhóm Môn - Khơ Me là trò lừa bố láo trong chính sách ngu dân của thực dân.
Thực sự mà nói cứ nói tiếng Việt và tiếng Quảng Đông tương đồng đến 60-70% từ vựng: nghĩa là phát âm khá giống nhau và nghĩa cũng giống nhau.
Nói ai vay mượn ai hay là chung 1 gốc gọi là tiếng Việt cổ thì cần các nghiên cứu cụ thể hơn.
Lưu ý thêm: Tiếng Quảng Đông gọi là Việt ngữ. Việt ngữ mà lại xếp vào hệ Hán - Tạng ===> Bố láo căn cắp!
A nào thích xếp thì nó cứ xếp thôi cụ, cũng như thuyết Darwin, chăc gì ngừoi ta đã cho là đúng.

Ngôn ngữ bản chất chỉ là 1 số ít từ vựng ban đầu, sau phát triển lên, anh nào giỏi thì làm chữ viết, phát triển kt xh được như Tàu, Ấn, Hy Lạp,..thì nó có đẳng cấp khác.

Nhưng bọn đi sau như bọn Anh, cũng là bị La Mã đô hộ,hay bọn Đức, ...chữ viết vay mượn cả, nhưng nó đã phát triển được. Quan trọng là chỗ phát triển ngôn ngữ. Chứ không phải mượn ai, vay ai, cái đấy là chuyện thường. Tàu còn phải sang Ấn xin kinh sách.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Kiểm đếm] số lâu thuyền lớn nhỏ của Mã Viện là hơn 2.000 chiếc, số quân chiến đấu là hơn 2 vạn người, tiếp tục tấn công Cửu Chân là nơi tướng của Hai Bà Trưng là Đô Dương 都羊 cùng những tướng khác vẫn quyết đánh, quân Hán đến tấn công Cư Phong 居風, chém và bắt sống hơn 5.000 người. Vùng phía Nam lại yên bình.

Mã Viện tâu lên là các huyện phía Tây có tổng cộng 3 vạn 2 nghìn hộ, biên giới từ đó quay lại [ đến đất Giao Chỉ nơi đóng trị sở] là hơn 1000 dặm. [ Mã Viện] thỉnh [ vua] phân chia lại địa phận huyện Phong Khê 封溪 (hồi ấy thuộc Cổ Loa, nay thuộc Bắc Ninh) thành 2 huyện là Phong Khê và Vọng Hải 望海 [ nhìn ra biển, như vậy đây có lẽ là vùng nào đó gần biển thì đúng hơn?] [ vua] chuẩn y [ lời tâu].

Mã Viện đóng trị sở ở quận Triếp 輒, cho tu sửa thành quách, đào kênh dẫn nước tưới ruộng, làm lợi cho dân. Mã Viện tấu lên cho rằng luật lệ ở nước Việt và luật lệ nhà Hán [áp dụng ở đây] có hơn 10 điều lẫn lộn, làm cho người Việt khi muốn bày tỏ điều gì lại cứ bị phép tắc cũ bó buộc, từ sau thời Lạc Việt 駱越 mới có Mã tướng quân [ Mã Viện] dâng tấu thay đổi những sự việc đã cũ.

Năm thứ 20, mùa thu [ 44], quân Hán rút về kinh sư, quân đi viễn chinh gặp phải đường xa, chướng khí, bệnh dịch, 10 phần chết đến 4,5 phần. Ban cho Mã Viện 1 cỗ binh xa hạng nhất, mỗi khi triều kiến được vào hàng Cửu Khanh 九卿.

Mã viện rất giỏi cưỡi ngựa, [ rất đau lòng] khi phải từ biệt con ngựa nổi danh. Lúc ở Giao Chỉ, Mã Viện lấy được nhiều trống đồng của Lạc Việt [ nguyên văn: 於交阯得駱越銅鼓 ư Giao Chỉ đắc Lạc Việt đồng cổ], bèn đem [ trống đồng nấu chảy] đúc thành tượng con ngựa, hoàn thành, dâng biểu, viết:

- Đi trên trời như rồng, đi dưới đất như ngựa, ngựa này như giáp binh của ta, giúp nước thật lớn. Đặt tượng ngựa làm cho trấn an, khi [ ta] ở xa cũng khiến cho dân biết tôn ti trật tự, có biến [ thì] nguy ở xa thành khó ở gần. Trước đây có ngựa Kỳ, ngựa Ký [ những giống ngựa nổi tiếng], 1 ngày đi ngàn dặm, tiếng nhạc ngựa khiến trăm người khen…v/v. (không dịch đoạn tán tụng dài dòng).

Tượng ngựa [ đặt ở Giao Chỉ] cao 3 xích 5 thốn [ cỡ gần 1,7m] , chu vi 4 xích 5 thốn, lại còn đặt là Tuyên Đức điện hạ 宣德殿下, lấy tên [ tượng ngựa] là Mã Thức Yên 馬式焉.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Túc Tông [ tức Hán Chương Đế 漢章帝; 56 – 9 tháng 4 năm 88, Hoàng đế thứ 3 của nhà Đông Hán, thứ 18 của nhà Hán, trị vì từ năm 75 đến năm 88. Ông là một hoàng đế chăm chỉ và tài năng, đức độ. Ông cho giảm thuế và luôn quan tâm mọi chuyện chính sự, không bỏ sót vấn đề gì và luôn giải quyết rất tốt chuyện đó. Ông còn khuếch trương Nho giáo, khiến văn hóa, chính trị, xã hội của nhà Hán phát triển hưng thịnh trong thời trị vì của ông. Trong thời kỳ này, quân đội nhà Hán dưới sự dẫn dắt của Ban Siêu 班超 đã đánh bại quân Hung Nô còn cát cứ ở phía Tây đế quốc và mở rộng Con đường tơ lụa, một hệ thống các con đường buôn bán phồn thịnh nối từ châu Á sang châu Âu], năm Nguyên Hòa 元和 thứ nhất [84], Man Di phía ngoài Nhật Nam, thổ hào nước Cứu Bất Sự Nhân tặng tê giác còn sống, bạch trĩ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời [ Hán] Hòa đế, mùa hạ tháng tư năm Vĩnh Nguyên 永元 thứ 12 [101], Man Di ở Nhật Nam và Tượng Lâm hơn hai ngàn người cướp bóc trăm họ, đốt phá dinh quan phủ, quận huyện phát binh thảo phạt, chém được thủ lĩnh, số còn lại đầu hàng. Do đó trí đặt tại Tượng Lâm quan Trưởng sử trông coi quân binh, đề phòng tai họa.

Thời [ Hán] An đế năm Vĩnh Sơ thứ nhất [107], người Man Dạ Lang phía ngoài Cửu Chân lấy đất xin nội thuộc, mở rộng thêm biên giới 1.840 dặm. Năm Nguyên Sơ thứ hai [115], Man Di ở Thương Ngô lại làm phản, năm sau chiêu dụ được Uất Lâm, Hợp Phố, vừa Man vừa Hán mấy ngàn người đánh quận Thương Ngô. Đặng thái hậu [ tức là Hòa Hi Đặng hoàng hậu 和熹鄧皇后; 81 - 121, cũng thường gọi Hòa Hi Đặng Thái hậu 和熹鄧太后, Đông Hán Đặng Thái hậu 東漢鄧太后, là Hoàng hậu thứ hai của Hán Hòa Đế Lưu Triệu nhà Đông Hán.Xuất thân gia tộc họ Đặng ở Tân Dã, Đặng hậu là cháu gái của Đặng Vũ - khai quốc công thần của triều Đông Hán. Và từ đó, Đặng thị vào cung, và trở thành Hoàng hậu. Vào lúc Hán Hòa Đế băng hà, cục diện “Chủ ấu quốc nguy”, Đặng hậu với tư cách Hoàng thái hậu đã thực hiện nhiếp chính triều đình nhà Hán dưới triều Hán Thương Đế và Hán An Đế, được tán dương là người uyên bác và lễ độ, được đánh giá là một chính trị gia cai trị hiệu quả cuối cùng của thời Đông Hán, vì các Hoàng đế và Thái hậu của các triều đại sau đều bị cuốn vào việc tranh giành quyền lực và hưởng lạc, khiến chính quyền nhà Hán suy vong. Dưới thời đại của bà, có cuộc hạn hán lớn kéo dài 10 năm được gọi là "Thủy hoạn Thập niên", cùng sự nổi dậy của thế lực Hung Nô và người Khương từ phương Bắc dữ dội, Đặng Thái hậu thân là nhiếp chính đã giải quyết ổn thỏa] sai Thị ngự sử Nhậm Trác 任逴 phụng chiếu ân xá, giặc đều đầu hàng và tan rã. Năm Diên Quang 延光 thứ nhất [122], phía ngoài Cửu Chân triều cống và xin nội thuộc. Đến Thuận đế năm Vĩnh Kiến thứ sáu [132], bên ngoài Nhật Nam Diệp Điều vương 葉調王 [ tức là Phù Nam] nhân tiện sai sứ giả đến tiến cống, hoàng đế ban cho Điều ấn vàng dây thao tía.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm Vĩnh Hòa thứ hai [137], bọn Khu Liên 區憐 [ vua đầu tiên của Chăm Pa] người Man Di ở ngoài Nhật Nam và Tượng Lâm vài ngàn mạng đánh huyện Tượng Lâm, đốt phá thành phủ, giết trưởng lại. Thứ sử Giao Chỉ bộ là Phàn Diễn 樊演 phát binh hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân hơn vạn người đến cứu. Binh sĩ sợ đi chiến trận xa ngoài biên, bèn làm phản, đánh dinh phủ. Hai quận tuy phản kích phá được [ quân lính làm phản], nhưng thế giặc lại mạnh hơn. Lúc này Thị ngự sử Cổ Xương 賈昌 đi sứ ở Nhật Nam, liền tập hợp quân [ còn lại ở] châu quận chống đỡ, [nhưng gặp] bất lợi, bị tấn công vào trị sở [nguy khốn]. [Quân Hán] bị bao vây hơn một năm, cạn nguồn lương thực tiếp tế, nhà vua rất ưu phiền. Năm sau, vua triệu các công khanh và trăm quan, cùng bốn phủ giúp việc để hỏi sách lược, mọi người đều đề nghị sai đại tướng, phát binh Kinh Châu, Dương Châu, Duyện Châu, Dự Châu, đem bốn vạn người đi đánh. Đại tướng quân kiêm trung lang Lý Cố 李固 phản đối, nói:


- Nếu Kinh Châu và Dương Châu vô sự, thì có thể phát binh. Nay ở hai châu ấy đạo tặc liên kết vững vàng, không phân tán, Vũ Lăng và Nam Quận người Man Di vẫn chưa tụ tập lại mà thôi; Trường Sa và Quế Dương nếu bị trưng binh nhiều, tất sẽ sinh loạn. Đó là cái không thể thứ nhất. Lại nữa, Duyện Châu và Dự Châu nếu bắt lính, viễn chinh ngàn dặm, có ngày đi không có ngày về, lệnh vua thúc ép bức bách quá, tất sẽ xảy ra tình trạng nổi loạn hoặc trốn tránh. Đó là cái không thể thứ hai. Phương nam thủy thổ nóng bức, lại thêm lam sơn chướng khí, quan binh có thể chết vì bệnh tật mười phần [chết đến] bốn năm phần. Đó là cái không thể thứ ba. Băng qua ngàn dặm, sĩ tốt mệt nhọc vất vả, đi đến Lĩnh Nam, không hồi phục được thì khó chiến đấu. Đó là cái không thể thứ tư. Hành quân 30 dặm một ngày, từ đây đến Nhật Nam hơn 9.000 dặm, 300 ngày mới tới, cứ tính một người ăn năm thăng 昇 [ 1 thăng = 1 lít] [lương thực], sẽ cần 60 vạn hộc 斛 gạo [ 1 hộc = 0,1 lít], chưa kể thức ăn của lừa ngựa và cho rằng quân trang tự túc, chi phí đã nhiều như thế. Đó là cái không thể thứ năm. Giả sử quân đến nơi sở tại, tử vong sẽ rất nhiều, rồi không đủ chống chọi địch quân, lại phải phát binh cứu viện, như vậy là [ phải] xẻo cắt tim gan để đắp bù tay chân. Đó là cái không thể thứ sáu. Cửu Chân và Nhật Nam cách nhau ngàn dặm, nên bảo họ lấy dân chúng quan lại ở đấy [ mà] đi đánh, sao không coi sóc đảm đương nổi, hà cớ gì mà lại làm khổ quan quân bốn châu, bắt người ta vượt qua vạn dặm hiểm nguy. Đó là cái không thể thứ bảy. Trước đây Trung lang tướng Doãn Tựu 尹就 thảo phạt được người Khương 羌 làm phản ở Ích Châu 益州, bảo rằng ngạn ngữ ở đấy [ Ích Châu] có câu: “Giặc đến có thể chống, Doãn đến lại giết ta”, sau đó Doãn Tựu trở về, giao phó quân lính cho Thứ sử Trương Kiều 張喬. Kiều dựa vào quan binh sở tại, trong vòng 1 tháng phá tiệt giặc cướp, bắt sống quân địch. Do đó phát đại quân thì không hiệu quả, các châu quận có thể đảm trách là việc đã từng chứng nghiệm. Điều thích hợp nên làm là sửa đổi luật lệ [để] tuyển được người hữu dũng mưu lược và nhân ái, ủy phái đến cầm quân, nhận chức thứ sử, thái thú, tất cả xuống trú đóng ở Giao Chỉ bộ. Bây giờ ở Nhật Nam lính yếu và ít, lại không có gạo ăn, phòng thủ không được, thiếu khả năng chiến đấu. Nhất thiết nên rút quan lính và dân về, phía Bắc dựa vào Giao Chỉ, sau này yên ổn, sẽ ra lệnh quay trở lại. Lại tuyển mộ người bản địa, sai chúng đánh lẫn nhau, cung cấp tiền bạc lụa là cho chúng coi như trả công. Cố gắng dùng năng lực phản gián chiêu dụ thủ lĩnh người Man, hứa hậu thưởng phong hầu cấp đất, ban thưởng cho những người tử trận. Trước đây, Tịnh Châu thứ sử người Trường Sa tên là Chúc Lương祝良, tính tình dũng mãnh quả quyết, thêm Trương Kiều 張喬 người Nam Dương 南陽 [ Hà Nam], trước đó đã có công phá giặc ở Ích Châu, đều có thể tin dùng. Trước đây Thái tông khôi phục chức thái thú Vân Trung 雲中 cho Ngụy Thượng 魏尙, Ai đế cử người đến nhà Cung Xá 龔舍 bái kiến rồi trao cho y chức thái thú Thái Sơn 太山. Có lẽ nên làm như thế với bọn Chúc Lương, là cách tiện lợi nhất.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các quan đều đồng ý với nghị luận vững vàng ấy, liền bái Chúc Lương 祝良 làm thái thú Cửu Chân, Trương Kiều 張喬 làm thứ sử Giao Chỉ bộ. Kiều đến nơi, khuyên nhủ vỗ về, tất cả đều đầu hàng giải tán. Lương đến Cửu Chân, một mình một xe đi vào giữa đám giặc, dùng mưu lược, chiêu dụ Man Di bằng uy tín, số đầu hàng đến mấy vạn người, tất cả vì Chúc Lương mà bắt đầu xây dựng lại phủ dinh. Nhờ thế Lĩnh ngoại vãn hồi bình yên.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm Kiến Khang 建康 thứ nhất [144], hơn một ngàn người Man Di Nhật Nam lại tấn công đốt phá huyện ấp, tiếp theo đánh phá Cửu Chân, cùng nhau liên kết đánh phá [ rồi tiến ra đánh Giao Chỉ]. Thứ sử Giao Chỉ bộ tên Hạ Phương 夏方 người Cửu Giang 九江 [ một địa cấp thị nằm bên bờ nam của sông Trường Giang ở tây bắc tỉnh Giang Tây] khai ân chiêu dụ, giặc đều hàng phục. Thời Lương thái hậu nghe chầu, hài lòng với công lao của Hạ Phương, cho dời đến làm thái thú Quế Dương.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Năm Vĩnh Hòa thứ hai [137], bọn Khu Liên 區憐 [ vua đầu tiên của Chăm Pa] người Man Di ở ngoài Nhật Nam và Tượng Lâm vài ngàn mạng đánh huyện Tượng Lâm, đốt phá thành phủ, giết trưởng lại. Thứ sử Giao Chỉ bộ là Phàn Diễn 樊演 phát binh hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân hơn vạn người đến cứu. Binh sĩ sợ đi chiến trận xa ngoài biên, bèn làm phản, đánh dinh phủ. Hai quận tuy phản kích phá được [ quân lính làm phản], nhưng thế giặc lại mạnh hơn. Lúc này Thị ngự sử Cổ Xương 賈昌 đi sứ ở Nhật Nam, liền tập hợp quân [ còn lại ở] châu quận chống đỡ, [nhưng gặp] bất lợi, bị tấn công vào trị sở [nguy khốn]. [Quân Hán] bị bao vây hơn một năm, cạn nguồn lương thực tiếp tế, nhà vua rất ưu phiền. Năm sau, vua triệu các công khanh và trăm quan, cùng bốn phủ giúp việc để hỏi sách lược, mọi người đều đề nghị sai đại tướng, phát binh Kinh Châu, Dương Châu, Duyện Châu, Dự Châu, đem bốn vạn người đi đánh. Đại tướng quân kiêm trung lang Lý Cố 李固 phản đối, nói:


- Nếu Kinh Châu và Dương Châu vô sự, thì có thể phát binh. Nay ở hai châu ấy đạo tặc liên kết vững vàng, không phân tán, Vũ Lăng và Nam Quận người Man Di vẫn chưa tụ tập lại mà thôi; Trường Sa và Quế Dương nếu bị trưng binh nhiều, tất sẽ sinh loạn. Đó là cái không thể thứ nhất. Lại nữa, Duyện Châu và Dự Châu nếu bắt lính, viễn chinh ngàn dặm, có ngày đi không có ngày về, lệnh vua thúc ép bức bách quá, tất sẽ xảy ra tình trạng nổi loạn hoặc trốn tránh. Đó là cái không thể thứ hai. Phương nam thủy thổ nóng bức, lại thêm lam sơn chướng khí, quan binh có thể chết vì bệnh tật mười phần [chết đến] bốn năm phần. Đó là cái không thể thứ ba. Băng qua ngàn dặm, sĩ tốt mệt nhọc vất vả, đi đến Lĩnh Nam, không hồi phục được thì khó chiến đấu. Đó là cái không thể thứ tư. Hành quân 30 dặm một ngày, từ đây đến Nhật Nam hơn 9.000 dặm, 300 ngày mới tới, cứ tính một người ăn năm thăng 昇 [ 1 thăng = 1 lít] [lương thực], sẽ cần 60 vạn hộc 斛 gạo [ 1 hộc = 0,1 lít], chưa kể thức ăn của lừa ngựa và cho rằng quân trang tự túc, chi phí đã nhiều như thế. Đó là cái không thể thứ năm. Giả sử quân đến nơi sở tại, tử vong sẽ rất nhiều, rồi không đủ chống chọi địch quân, lại phải phát binh cứu viện, như vậy là [ phải] xẻo cắt tim gan để đắp bù tay chân. Đó là cái không thể thứ sáu. Cửu Chân và Nhật Nam cách nhau ngàn dặm, nên bảo họ lấy dân chúng quan lại ở đấy [ mà] đi đánh, sao không coi sóc đảm đương nổi, hà cớ gì mà lại làm khổ quan quân bốn châu, bắt người ta vượt qua vạn dặm hiểm nguy. Đó là cái không thể thứ bảy. Trước đây Trung lang tướng Doãn Tựu 尹就 thảo phạt được người Khương 羌 làm phản ở Ích Châu 益州, bảo rằng ngạn ngữ ở đấy [ Ích Châu] có câu: “Giặc đến có thể chống, Doãn đến lại giết ta”, sau đó Doãn Tựu trở về, giao phó quân lính cho Thứ sử Trương Kiều 張喬. Kiều dựa vào quan binh sở tại, trong vòng 1 tháng phá tiệt giặc cướp, bắt sống quân địch. Do đó phát đại quân thì không hiệu quả, các châu quận có thể đảm trách là việc đã từng chứng nghiệm. Điều thích hợp nên làm là sửa đổi luật lệ [để] tuyển được người hữu dũng mưu lược và nhân ái, ủy phái đến cầm quân, nhận chức thứ sử, thái thú, tất cả xuống trú đóng ở Giao Chỉ bộ. Bây giờ ở Nhật Nam lính yếu và ít, lại không có gạo ăn, phòng thủ không được, thiếu khả năng chiến đấu. Nhất thiết nên rút quan lính và dân về, phía Bắc dựa vào Giao Chỉ, sau này yên ổn, sẽ ra lệnh quay trở lại. Lại tuyển mộ người bản địa, sai chúng đánh lẫn nhau, cung cấp tiền bạc lụa là cho chúng coi như trả công. Cố gắng dùng năng lực phản gián chiêu dụ thủ lĩnh người Man, hứa hậu thưởng phong hầu cấp đất, ban thưởng cho những người tử trận. Trước đây, Tịnh Châu thứ sử người Trường Sa tên là Chúc Lương祝良, tính tình dũng mãnh quả quyết, thêm Trương Kiều 張喬 người Nam Dương 南陽 [ Hà Nam], trước đó đã có công phá giặc ở Ích Châu, đều có thể tin dùng. Trước đây Thái tông khôi phục chức thái thú Vân Trung 雲中 cho Ngụy Thượng 魏尙, Ai đế cử người đến nhà Cung Xá 龔舍 bái kiến rồi trao cho y chức thái thú Thái Sơn 太山. Có lẽ nên làm như thế với bọn Chúc Lương, là cách tiện lợi nhất.
Mình đoán gần đúng tương tự như sứ Việt Thường đi 1000 năm TCN, đi 300 ngày là 9000 dặm (4500km), mỗi ngày 30 dặm - 15km. Nhưng ko hiểu sao từ Kinh Châu đi về Nhật Nam lại xa thế 4500km.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mình đoán gần đúng tương tự như sứ Việt Thường đi 1000 năm TCN, đi 300 ngày là 9000 dặm (4500km), mỗi ngày 30 dặm - 15km. Nhưng ko hiểu sao từ Kinh Châu đi về Nhật Nam lại xa thế 4500km.
Đi đường bờ biển vòng vèo chắc nó xa cụ ạ.
Vậy quân Hán theo cụ nghĩ họ đóng quân đến điểm cuối, chỗ Cư Phong có phải Huế bây giờ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm Kiến Khang 建康 thứ nhất [144], hơn một ngàn người Man Di Nhật Nam lại tấn công đốt phá huyện ấp, tiếp theo đánh phá Cửu Chân, cùng nhau liên kết đánh phá [ rồi tiến ra đánh Giao Chỉ]. Thứ sử Giao Chỉ bộ tên Hạ Phương 夏方 người Cửu Giang 九江 [ một địa cấp thị nằm bên bờ nam của sông Trường Giang ở tây bắc tỉnh Giang Tây] khai ân chiêu dụ, giặc đều hàng phục. Thời Lương thái hậu nghe chầu, hài lòng với công lao của Hạ Phương, cho dời đến làm thái thú Quế Dương.


Thời Hoàn đế năm Vĩnh Thọ 永壽 thứ ba [157], quan huyện Cư Phong 居風 tham tàn bạo vô độ, người trong huyện là Chu Đạt 硃達 cùng Man Di tụ họp, đánh giết huyện lệnh, bốn năm ngàn người sau đó tấn công Cửu Chân, thái thú Cửu Chân là Nghê Thức 兒式 tử trận. Triều đình ban cho sáu mươi vạn tiền tử tuất, cho hai con của Thức làm chức quan nhỏ [郎 Lang là Chức quan. Từ đời nhà Tần 秦, nhà Hán 漢 thì các quan về hạng lang đều là sung vào quan túc vệ. Về đời sau mới dùng để gọi các quan ngoài, như thượng thư lang 尚書郎, thị lang 侍郎, các quan cai trị thổ mán đều gọi đều gọi là quan lang]. Sai Cửu Chân đô úy là Ngụy Lãng 魏朗 thảo phạt phá được, chém hai ngàn thủ cấp, [cừ soái] thủ lĩnh Do Tuân 猶屯 lại chiếm cứ Nhật Nam, quân phản loạn phát triển cường thịnh. Năm Diên Hi 延熹 thứ ba [161], chiếu chỉ lại bái Hạ Phương làm thứ sử Giao Chỉ bộ. Uy danh và lòng nhân ái của Phương vốn rõ ràng, người Nhật Nam đã nghe được, hơn hai vạn người gồm cả tướng soái đến yết kiến Phương xin hàng.


Đời Linh đế 靈帝 năm Kiến Ninh 建寧 thứ ba [170], thái thú Uất Lâm là Cốc Vĩnh谷永 dùng ân tín chiêu hàng người Ô Hử 烏滸 [ tên 1 bộ tộc cư trú ở phía nam Quảng Châu và phía bắc Giao Châu] hơn mười vạn nội thuộc, tất cả [thủ lĩnh] đều nhận quan tước, khai mở thêm bảy huyện. Mùa đông tháng mười hai năm Hi Bình 熹平 thứ hai [173], có nước ở phía ngoài Nhật Nam qua phiên dịch đến triều cống. Năm Quang Hòa 光和 thứ nhất [178], người Ô Hử ở quận Giao Chỉ và Hợp Phố nổi dậy, chiêu dụ thêm Cửu Chân và Nhật Nam, được mấy vạn người đánh phá quận huyện. Năm thứ tư [181], thứ sử Chu Tuấn 硃俊 phá được. Năm 183 nước bên ngoài Nhật Nam lại đến triều cống.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top