Tần Thủy Hoàng mở đường sang đất Việt qua Lĩnh Nam 嶺南 [ là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc, vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng cũng như thời Triệu Đà và thời Hai Bà Trưng] lập ra [ các quận]:
1. Thương Ngô 蒼梧 [tương đương với khu vực dãy núi Đô Bàng tỉnh Quảng Tây, phía đông núi Đại Dao, địa cấp thị Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông, phía tây huyện cấp thị La Định, huyện Giang Vĩnh tỉnh Hồ Nam, phía nam huyện Giang Hoa, huyện Đằng tỉnh Quảng Tây, phía bắc huyệnTín Nghi tỉnh Quảng Đông]
2. Nam Hải 南海 [ gần hết tỉnh Quảng Đông và phần đất phía đông nam tỉnh Quảng Tây.Quận trị đặt tại huyện Phiên Ngung, nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nam Hải gồm có 6 huyện như sau: Phiên Ngung, Trung Túc, Bác La, Long Xuyên, Tứ Hội, Yết Dương]
3. Giao Chỉ 交趾 [ nước ta, căn cứ theo cụ Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2005, thì Giao Chỉ được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây hiện nay, từ sông Uất hay sông Tây Giang về phía nam, trừ đi góc tây bắc Việt Nam nằm ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán và góc tây nam tỉnh Ninh Bình thuộc về quận Cửu Chân và dải biển từ Thái Bình đến huyện Kim Sơn khi đó vẫn là biển chưa được bồi đắp.Biến động lớn nhất về hành chính thời kỳ này là Mã Viện thấy huyện Tây Vu quá rộng, cắt đất đặt thêm 2 huyện Phong Khê và Vọng Hải.Quận trị Giao Chỉ lần lượt ở Mê Linh, Luy Lâu và Long Biên. Giao Chỉ gồm có 10 huyện như sau: Luy Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Tây Vu (phần còn lại sau khi cắt đi Phong Khê và Vọng Hải), Kê Từ, Long Biên, Chu Diên, Phong Khê (huyện Đông Anh và thị xã Từ Sơn hiện nay), Vọng Hải (gồm huyện Sóc Sơn và một phần Vĩnh Phúc)].