Em không phải là nhà ngôn ngữ học, như em thấy từ vựng Việt và Hán-Việt tồn tại song song.Mình bị cụ khích rồi thôi tìm lại 1 số tư liệu để các cụ đọc thêm về ngôn ngữ cho vui giết thời gian mùa covid. Chưa thấy một nghiên cứu nghiêm túc nào nói tiếng Việt Nam giống tiếng Quảng, trừ chém gió trên các diễn đàn. Không giới hạn quan điểm, mọi người tự do chém gió, nhưng vẫn luôn có những cái gọi là main stream được nhiều người thừa nhận.
Tham khảo trung tâm ngôn ngữ Asian Absolute.
The Origin of Vietnamese: Language and Influences - Asian Absolute UK
asianabsolute.co.uk
Tiếng Việt qua 6 đời:
Pre-Vietnamese
Proto-Vietnamese
Archaic Vietnamese
Ancient Vietnamese
Middle Vietnamese
Modern Vietnamese
Khoảng 50-70% từ vựng mượn của Hán, từ vựng và ngữ pháp ảnh hưởng nhiều thời đại trước công nguyên nhưng theo cách mượn rồi áp vào theo cấu trúc tiếng Việt, chứ ko phải copy tiếng Hán. Từ thế kỷ 11-17, VN là nước độc lập. Trong thời kỳ này biến đổi đáng kể nhất là tách từ 3 thanh thành 6 thanh (Ghi chú: tiếng Quảng là 6 thanh từ đầu, và các thanh khác với 6 thanh tiếng Việt - dù nghe loáng thoáng có vẻ cũng "chim hót" như nhau. Tiếng Mandarin là 4 thanh nghe hơi cục súc, chát chúa khác hẳn).
Tham khảo Britannica:
Vietnamese language
Vietnamese language, official language of Vietnam, spoken in the early 21st century by more than 70 million people. It belongs to the Viet-Muong subbranch of the Vietic branch of the Mon-Khmer family, which is itself a part of the Austroasiatic stock. Except for a group of divergent rural...www.britannica.com
Về từ vựng tiếng Việt Nam mượn từ tiếng Hán nhiều, và bị ảnh hưởng bởi tiếng Tai rõ rệt.
(Ghi chú: bây giờ nhiều người nói tiếng Việt là mix giữa tiếng Mường và tiếng Thái).
Tham khảo Mark J. Alves Montgomery College
Có một số vay mượn từ ngôn ngữ nói trong thời đầu tiền Hán và một số ít mượn từ tiếng Quảng trong thời hiện đại, còn đa số mượn thông qua hình thức vì dùng chung chữ viết. Dù người miền nam TQ di cư sang nhưng mượn từ ngôn ngữ nam TQ ít, mà chủ yếu mượn từ văn viết [vì dùng chung chữ viết].
Có thể là do thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc người Việt nam bị ép phải theo văn hóa Tàu, ngôn ngữ Tàu, trong khi tiếng Việt vẫn có từ tương đương.
Vì thế tỷ lệ 50-70% vay mượn từ Hán là không chính xác.
Tất nhiên là có bổ sung từ Hán mà tiếng Việt không có, nhưng tỷ lệ nhỏ thôi (giống như từ tiếng Pháp, tiếng Anh...)