Các lái buôn Giao Châu đến mua Đồ cống nạp bao gồm vàng, bạc, ngọc trai và trầm hương. Phù Nam cũng có thư viện chứa sách, ký. Văn tự có loại chữ như chữ người Hồ (tức là chữ Phạn, người Hồ là chỉ những giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung Quốc).
Việc mai táng, việc hôn nhân thì giống y như Lâm Ấp, kỳ lạ là quốc vương lại là con gái, tên là Diệp Liễu葉柳. Thời đó, có 1 người ngoại quốc gọi theo đạo Bà La Môn, tổ tiên vốn là đẳng cấp Thần ở Ấn Độ (tức là đẳng cấp cao nhất của Bà La Môn, gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo, tức là những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma, cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này), tên là Hỗn Điền, [ Điền] nằm mơ thấy có vị thần ban cho 1 cái cung, lại dạy cho phép ngồi lên thuyền lớn đi vào lòng biển. Hỗn [ Điền] vào một ngày đầu xuân đã [ dùng phép] phá tan một đền thờ thần, lấy được 1 cái cung, Điền lấy làm toại nguyện, bèn theo những nhà buôn lênh đênh trên biển đi khắp nơi, cuối cùng đến xứ Phù Nam, Điền ở một khu vực ngoại thành.
Diệp Liễu dẫn dân chúng đi ngự giá bằng xe có màn che, Hỗn Điền bèn giơ cung lên, Diệp Liễu sợ quá, bèn chịu khuất phục, sau đó hội với các quan và quyết định chấp nhận Hỗn Điền làm chồng, theo như luật của vương quốc.