[Funland] Dịch sách siêu cổ: Bổ An Nam dị lược đồ ký

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em đem tài liệu được nhà xuất bản Hà Nội phát hành mà còn bị vu là đem tài liệu không được kiểm chứng vi phạm pháp luật Việt Nam.
Thua!
Đúng là khi thằng ngu nắm quyền thì sẽ xảy ra bi kịch không thể cãi được.
Hiện nay, thư viện quốc gia Trung Quốc, và Thư cục Đài Loan đã số hóa rất nhiều sử liệu cổ và đưa lên để mọi người có thể nghiên cứu. Ở Vn cũng có khá nhiều bản chép tay, nhưng các nhà sử học chả ai dịch, một số trong thư viện Quốc gia.
Sử Vn quanh quẩn 2 cuốn là Đại Việt Sử Ký Toàn thư và Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục.
Cuốn khâm định nhà Nguyễn viết sai be bét. Khen chê 1 chiều, vớ vẩn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chăm ra đến Nghệ An, chưa kể tù binh Chăm dựng làng, định cư quanh Hà Nội đầy.
Người Việt không thuần nhất thì ở đâu thuần nhất?
Văn hóa làng xã thâm căn cố đế, chỉ cần làng khác đến ở là đã ăn vả chứ chưa nói đến ngoại quốc.
Dân làng ở Văn Giang, Hậu Lộc, Diễn Châu, Trực Ninh là họ đã ở đấy từ hàng nghìn năm, Đường nhân nào ở đây?
Chăm Pa năm 36x oánh cho nhà Tùy lúc đó đang đô hộ Vn tan nát, oánh ra tận Giao Châu, giết bao nhiêu dân ta. Nhưng sau bại trận vì quân tăng viện.
Tối nay em post bản dịch mới về lịch sử hình thành Lâm Ấp và cuộc xâm lược Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Châu, ...Chăm Pa máu chiến quá .
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Chăm Pa năm 36x oánh cho nhà Tùy lúc đó đang đô hộ Vn tan nát, oánh ra tận Giao Châu, giết bao nhiêu dân ta. Nhưng sau bại trận vì quân tăng viện.
Tối nay em post bản dịch mới về lịch sử hình thành Lâm Ấp và cuộc xâm lược Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Châu, ...Chăm Pa máu chiến quá .
Vâng cụ. Phương Tây nghiên cứu nói là Champa không có đồng ruộng phì nhiêu, kỹ thuật canh tác kém nên không phát được về nông nghiệp, phải chuyển sang làm cướp, chủ yếu là cướp biển và gây chiến với láng giềng. Đế quốc Khmer ở vào thời kỳ Angkor đỉnh cao còn bị Chăm xâm lược, đô hộ đến gần trăm năm. Sau có ông vua Khmer đẩy lui được nên mới xây nên Angkor Thom.
Nên mình mà không vả Chăm thì Chăm sẽ vả mình thôi cụ.
Rất nóng lòng được đọc tài liệu về Champa của cụ. Cảm ơn cụ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vâng cụ. Phương Tây nghiên cứu nói là Champa không có đồng ruộng phì nhiêu, kỹ thuật canh tác kém nên không phát được về nông nghiệp, phải chuyển sang làm cướp, chủ yếu là cướp biển và gây chiến với láng giềng. Đế quốc Khmer ở vào thời kỳ Angkor đỉnh cao còn bị Chăm xâm lược, đô hộ đến gần trăm năm. Sau có ông vua Khmer đẩy lui được nên mới xây nên Angkor Thom.
Nên mình mà không vả Chăm thì Chăm sẽ vả mình thôi cụ.
Sử Trung Quốc từ hồi đó đã khẳng định như vậy cụ ạ, thèm đất các nước láng giềng. Nhưng cái kém của Chăm Pa, chính là xây dựng bộ máy quản lý hành chính, hehe.
Suýt nữa thì Giao Châu cũng nói tiếng Chăm.
 

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,329
Động cơ
131,562 Mã lực
Nghe nói có chữ "Sở " ở HN là nơi nhốt hoặc cắm trại của quân nhà Chăm khi uýnh ra Thăng Long ?
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
377,150 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Bạn Atlas vừa vào chửi được một câu lại ra đi luôn rồi. Mod kiểm duyệt nhanh thật, hay có thanh niên nào GATO report không biết.
Căng thật.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xin gửi các cụ bản dịch về sự hình thành của Lâm Ấp, tức là tên trước của Chăm Pa, trích trong Tấn Thư 晉書, quyển số 97, thư viện quốc gia TQ.

Lâm Ấp 林邑


Nước Lâm Ấp vốn là huyện Tượng Lâm thời nhà Hán, tướng Mã Viện [ sau khi bình định xong Giao Chỉ] cho lập cột đồng phân-chia địa giới, về phía biển Nam Hải 3000 lý. Thời Hán mạt, viên quan phụ trách huyện này tên là Khu 區 có con trai tên là Liên 連 [ nổi dậy] giết quan huyện lệnh tự lập là vua, con cháu lần lượt nối dõi.


(Chú thích của người dịch: Khu Liên hay Sri Mara tiếng Tamil: திருமாறன், tiếng Thái: ศรีมาระ, là quốc vương đầu tiên của Lâm Ấp. Người ta cho rằng ông lập ra vương quốc Lâm Ấp, sau này là Chăm Pa, năm 192. Ngày tháng năm sinh cũng như mất là không rõ, chỉ biết rằng năm 270, cháu ngoại của ông là Phạm Hùng lên làm vua. Từ nửa cuối thế kỷ 2, phần lãnh thổ cực nam Giao Chỉ trở nên khó trị, dân cư bản địa liên tục nổi lên chống lại chính quyền nhà Hán. Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa nhà Hán và dân địa phương.
Năm 137-138, Khu Liên ở Tượng Lâm, chống nhà Đông Hán. Dân quận Giao Chỉ, Cửu Chân, hưởng ứng nổi dậy đốt thành giết quan lại.
Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh để đưa Khu Liên lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: Lâm Ấp.
Về tên gọi Khu Liên, có rất nhiều tranh cãi. Sử Trung Hoa viết tên vị vua đầu tiên của Lâm Ấp tên là Khu, con là Liên. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Khu Liên thuộc dòng dõi của bộ tộc Dừa ở phía Bắc. Tuy nhiên, Khu Liên có thể không phải là tên của một người cụ thể, mà là cách gọi kính trọng một người có ngôi vị cao trong một định chế tập thể. Từ “Khu” không phải là tên riêng mà là tước vị của một tộc trưởng, phiên âm từ chữ "Kurung”; hay chữ "Varman" của người Chăm từ tiếng Phạn, có nghĩa là tộc trưởng, lãnh chúa hay vua.
Trước đó, năm 137, các quan đô hộ nhà Hán gọi quân khởi nghĩa ở Tây Quyển (Quảng Bình ngày nay) là "rợ Khu Liên". Như vậy Khu Liên có thể là tên gọi chung những người không cùng văn hóa với người Hán ở phía nam Giao Chỉ. Tên gọi này không liên quan gì đến danh xưng Sri Mara (tên một vị vương tôn người Chăm khác cùng thời kỳ, con bà Lona Lavana ở Panduranga) tìm thấy trên một bia ký bằng đá granít rộng 1 mét, dài 1 mét, cao 2,5 mét ở làng Võ Cạnh nay thuộc xã Vĩnh Trung, Nha Trang).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đến thời Hậu Vương thì không có con [ nối dõi], cháu ngoại là Phạm Hùng 范熊 được lập lên kế vị. [ Phạm] Hùng chết, con là [ Phạm] Dật nên thay.


(Chú thích của người dịch: Phạm Hùng; không rõ tên tiếng Phạn là gì, trị vì 220 – 230, là vị vua thứ hai của nước Lâm Ấp, là cháu ngoại của quốc vương đầu tiên, Khu Liên. Dưới thời cai trị của ông, Lâm Ấp, với sự trợ giúp của Phù Nam, đã nhiều lần tấn công Giao Chỉ. Các cuộc tấn công này tiếp tục kéo dài cho đến ít nhất là năm 280, khi thứ sử của Giao Chỉ báo cáo với hoàng đế mới của nhà Tấn về việc Lâm Ấp tiếp tục tấn công vào lãnh thổ của mình).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dân xứ này có tục-lệ đều cùng nhau mở [ 1 cánh cửa] phía Bắc hướng về phía mặt trời, các đền đài không giống [ như Giao Chỉ], hoặc cũng chẳng rõ ràng là [xây] theo hướng Đông Tây. Người dân tính-tình rất hung-dữ, [ họ] rất thạo chiến đấu, giỏi chiến trận cả trên núi lẫn thủy quân ( nguyên văn 便山習水 tiện sơn tập thủy) , tuy nhiên lại không giỏi đánh nhau ở đồng bằng, thời tiết 4 mùa đều ấm-áp và ẩm-ướt , không có sương cũng chẳng có tuyết, người dân đều đi chân đất, nước da đen nhưng nhìn rất duyên-dáng, cả nam lẫn nữ, cả người giàu lẫn người nghèo, cùng họ hàng cũng có thể kết hôn được, người vợ trước tên sẽ đi hỏi [ cưới] chàng rể, sau khi [ đồng ý] cô gái sẽ chọn thời điểm để về nhà chồng, cô dâu quấn quanh người y phục màu xanh lam, chú rể quấn ngang người cái áo trông như cái thành giếng , trên đầu cô dâu chú rể đội hoa làm bằng vật quý . Khi nhà có tang, con cháu cắt tóc tỏ lòng báo hiếu, sau đó người ta đưa người chết ra ngoại thành và hỏa táng rồi lấy tro đem chôn.


Trang phục thì nhà vua đội mũ Thiên Quan (kiểu mũ giống như tượng Phật bà vẫn đội] trùm lên là những sợi tua bằng vàng. Mỗi lần vua thiết triều hay xét xử vụ việc gì, thì con cái, anh em, người hầu cận, bầy tôi, tất cả đều không được lại gần.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Phạm Hùng chết] Cháu trai [ Phạm Duật 范逸, vị vua cuối cùng của vương triều Lâm Ấp đầu tiên] lên nắm quyền, không đến [ chầu] triều đình Trung Quốc. Đến thời Tấn Vũ Đế 晉武帝, giữa năm Thái Khang 太康 [284] [ Lâm Ấp] theo đường thủy đến [ Trung Quốc] triều cống. Năm Hàm Khang thứ 2 [ 337, Tấn Khang Đế], Phạm Dật chết. Một viên tướng dưới quyền là [ Phạm] Văn 范文 kế vị.

[ Phạm] Văn là người [man di] Nhật Nam, huyện Tây Quyển (nay ở lưu vực sông Gianh, Quảng Bình) là tướng thống suất họ Phạm, vốn trước là gia nô, thường đi chăn trâu giữa những dòng suối, bắt được 2 con cá chép, 2 con cá này bỗng hóa thành sắt, được [ Phạm Văn] đem dùng làm đao, xong, bèn hướng về hòn đá lớn ở núi, đọc thần chú, nói rằng:

- [ 2] con cá chép đã biến hóa, đúc thành song đao, phá tan tảng đá ngăn chướng, có thần linh chứng giám.

Sau đó [ Phạm Văn] tiến về phía hòn đá chém, tức thì đá vỡ vụn, [ Phạm] Văn biết là có thần linh giúp đỡ, bèn giữ lấy trong lòng. [ Phạm] Văn đi theo các nhà buôn vãng lai, chứng-kiến chế độ của thượng quốc [ Trung Quốc]. Đến Lâm Ấp, truyền dạy những người thợ chế tác cung thất, cách xây thành, lập ấp và chế tác khí giới, rất được [ vua Lâm Ấp] ưu-ái và tin-cẩn, sử dụng làm tướng [ Phạm] Văn bèn tiếm quyền của các con vua, hoặc tìm cách [để vua] đày [ con] ra miền xa, hoặc [ vu cáo] tội dâm dật, cho đến khi các con vua không còn con nối dõi nữa, [ Phạm] Văn tự lập làm vua, đem tất cả thê thiếp [ của vua trước] lên lầu cao, lập làm vợ mình hết, ai không tuân theo thì không cho ăn uống. [ Phạm Văn] phân chia đất nước thành Đại kỳ giới, Tiểu kỳ giới, Thức bộc, Từ Lang, Khuất Đô, Can Lỗ, Phù Đan, theo thứ tự thành quốc gia, ước tính dân số có 450 nghìn người, sai sứ giả sang [ Trung Quốc] dâng biểu, nộp cống xin phong vương, dâng sách lạ có chữ (có lẽ là chữ Phạn] và con cáo trắng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đến năm Vĩnh Hòa 永和 thứ 3 [ 347, thời Tấn Mục Đế], [ Phạm] Văn đốc suất nhiều quân vây hãm Nhật Nam, giết hại Thái thú Hạ Hầu Lãm, tàn sát 56.000 người, những người [ Hán, Việt] còn lại chạy về quận Cửu Chân, [ Phạm Văn] lấy thây người tế trời, san bằng huyện Tây Quyển, chiếm đất Nhật Nam. Bảo cho thứ sử Giao Châu là Chu Phiền là [ Phạm Văn] lấy núi Hoành Sơn phía Bắc Nhật Nam là ranh giới (tức là giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình).

Trước đây, các nước ngoại quốc thường đem vật quý theo đường biển vào buôn bán trao đổi hàng hóa, Thứ sử Giao Châu, Thái thú Nhật Nam đều rất tham lam, hà hiếp dân và ăn của đút lót, mười đồng thì lấy đến 2, 3.

Đến thời Thứ sử Khương Tráng, sai Hàn Tập lãnh chức Thái thú Nhật Nam, vũ khí còn lại quá nửa, lại sửa soạn thuyền chiến bắt phu, hư trưng thanh-thế tuyên bố chinh phạt, lấy lí do các nước đều tức giận phẫn nộ. Vả chăng, Lâm Ấp vốn ít ruộng, vì thế mới sinh lòng tham đất đai của Nhật Nam, trước tiên giết người dân, sau đó lấy người [ Lâm Ấp] cai quản [ thay người Hán], lại cũng bóc lột như lúc trước mà thôi. Đến khi phân chia thành quận, lại đam mê, hoang dâm, say rượu, chính giáo càng thêm loạn, nếp cũ bị phá [ và] hủy diệt.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chẳng bao lâu sau, [ Phạm] Văn về Lâm Ấp, cùng năm, sử dụng nhiều quan đốc suất nhằm giúp đỡ và chỉ huy những đội quân hùng mạnh được cử ra trấn giữ Nhật Nam, [ Phạm] Văn quay lại tấn công vây hãm, năm thứ 4 [ 348], [ Phạm] Văn lại tiếp tục tấn công quận Cửu Chân, giết hại cả nho sĩ và thứ dân, 10 phần giết mất 8, 9 phần. Thừa thắng, quân Lâm Ấp tấn công chiếm Giao Châu.

Sang năm sau [ 349], [ nhà Tấn] quyết định điều Chinh Tây đốc hộ kiêm tuần suất Giao Chỉ, Quảng Châu đem binh đánh Phạm Văn, thu hồi lại những vùng đất bị mất. [ Quân nhà Tấn] tấn công bao vây quân [ Lâm Ấp], quân Lâm Ấp rút lui cố thủ trong trị sở, nhưng vẫn đại bại, lần lượt rút lui về Cửu Chân, cùng năm, đánh nhau [với quân Tấn] [ Phạm] Văn chết, con trai là [ Phạm] Phật nối ngôi.

Cuối năm Thăng Bình 昇平 [ 361, niên hiệu Tấn Ai Đế], Thứ sử Quảng Châu đánh thắng rất đông quân Lâm Ấp theo đường thủy [ ra] tấn công [ Giao Châu], [ Phạm] Phật sợ hãi, xin hàng, cả bọn thề xin trở về [ Lâm Ấp].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đến thời [ Tấn] Hiếu Vũ Đế 孝武帝, giữa niên hiệu Ninh Khang [ 374], [ Lâm Ấp] sai sứ sang cống.

Đến giữa niên hiệu Nghĩa Hi 義熙 [ niên hiệu của vua Đông Tấn An Đế [ 405-419], năm nào quân [ Lâm Ấp] cũng đến cướp phá Nhật Nam, các quận Cửu Đức và nhiều quận khác, sát hại rất nhiều dân chúng, đánh ra tận Giao Châu, người Giao Châu cực kỳ khiếp sợ và yếu đuối. Tuy nhiên, gây chiến tranh liên miên cũng làm cho Lâm Ấp kiệt quệ dần.

Phạm Phật chết, con là [ Phạm] Hồ Đạt lên thay, đến TQ cống nộp, đồ cống gồm mâm vàng, chén vàng, chiêng vàng và nhiều đồ quý khác.


(Chú thích của người dịch: Phạm Phật 范佛; trị vì 349-380, là vị vua thứ hai của vương triều Lâm Ấp. Lúc mới lên ngôi, ông đã tấn công quân nhà Đông Tấn tại Nhật Nam và vây thành Cửu Chân. Năm 351, quân Lâm Ấp bị đánh bại, chạy về phía tây tại Lãng Hồ, huyện Thọ Lãnh, Thanh Hóa, thành Khu Túc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tại huyện Ty Canh gần sông Nhật Lệ. Năm 359, quân Đông Tấn chiếm huyện Thọ Lãnh và đánh bại quân Lâm Ấp tại vịnh Ôn Cấn, chiếm thành Khu Túc; Phạm Phật xin hòa và gửi sứ bộ sang Trung Quốc triều cống, khoảng năm 372 và 377. Phạm Phật mất năm 380 nhường ngôi cho con là Phạm Hồ Đạt).
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,393
Động cơ
264,616 Mã lực
Chăm chỉ ra đến Quảng Bình thôi cụ ơi, Hoan Ái Diễn (Thanh Nghệ Tĩnh) ko có dấu tích Chăm. Đang đợi cụ doctor76 dịch thêm tài liệu về thời Chăm (Lâm Ấp) và Trung Quốc đánh nhau.

Screenshot_20210615-210811_Drive.jpg
Vớ vẩn! Giếng vuông cùa Chăm ra đến tận Tĩnh Gia vẫn còn ( trên đảo Nghi Sơn hay Đảo Biện Sơn)
 

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,562
Động cơ
329,663 Mã lực
Cái thớt của cụ về NT NPK bị xóa vì lý do bôi nhọ danh nhân thì đúng là tôi cũng thấy không hiểu nổi min mod - nói như vậy thì khỏi bàn gì về lịch sử đi, cứ theo đúng SGK thôi. Mà thôi, min mod cũng sợ bóng sợ gió ý mà
Đúng là ngu muội thật.
Bảo sao khoa học Việt Nam đặc biệt khoa học xã hội, khó phát triển vì hầu như chỗ nào cũng có những người cầm đầu quản lý không những không có tư duy khoa học mà còn nhồi nhét vấn đề tuyên giáo vào. Dưới tay đám trì trệ, chỉ biết đọc vẹt theo quy định thì sử trở thành bản báo cáo thành tích, phát triển gì nổi nữa. Nhiều ông không những chấp nhận cái sự dốt nát ấy lại nguỵ biện “sử cũng là chiến lợi phẩm của kẻ chiến thắng”, ý là sử thì phải viết hay theo ý kẻ cầm quyền :))
 

ngonhubu02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-778248
Ngày cấp bằng
24/5/21
Số km
59
Động cơ
36,266 Mã lực
Tuổi
56
Em nghĩ cụ chỉ nói một phần đúng, trong máu người Việt có hoà trộn một ít gốc Đường nhân, nhưng em nghĩ giai đoạn đó tâng lớp Đường nhân di cư vào nước ta thường chỉ là một nhóm tinh hoa, có khả năng dẫn dắt và truyền bá với các dân cư bản địa. NHưng không phải sắc dân chi phối và chủ yếu như dân cư Nam Mỹ như bây giờ. Ví dụ có ông người Kinh vào khu vực Tây NGuyên để đội Tây Nguyên cải họ và học theo văn hoá người Kinh chẳng hạn. Tất nhiên tầng lớp con cháu Đường Nhân sau này đó sẽ ưu tú và có lợi thế là lai với người bản địa nên có khả năng dẫn dắt được người bản địa. Ví dụ các cụ Lý Bí hay các cụ Khúc Thừa dụ,... Nhưng xét về nhân chủng học em thấy nếu trải qua 5 đời lại với người bản địa thì máu Tàu may ra chỉ chiếm khoảng 5% và đến 95% là dân bản địa rồi.
Các cụ gốc từ vùng Thanh Hoá, Ninh Bình đỏ vào em nghĩ thường là thuần Việt vì đây cũng là vùng đất cổ người Việt (người Tàu thường sẽ di cư nhiều ở vùng Đại La trở lên chứ ít xuống tận mấy vùng Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh) như cụ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, triều đại nhà Lê, nhà Nguyễn
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh người Việt cùng văn hóa Việt vẫn còn gốc
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chân dung 2 vị sứ giả Lâm Ấp và Phù Nam đến nhà Tấn triều cống

Screenshot_20210616-184136_Facebook.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Ko thấy có Đường Lâm hở cụ? Dưng lại có Trường Lâm bù vào nhỉ :)

  • Ái 愛 [ Châu]
Là quận Cửu Chân thời thuộc Tùy. Năm 622 đặt thành Ái Châu gồm có 4 huyện: Cửu Chân, Tùng Nguyên, Dương Sơn, An Thuận; đồng thời đặt ở biên giới Cửu Chân 7 châu nhỏ khác là Tích Châu, Thuận Châu, Vĩnh Châu, Tư Châu, Tiền Châu, Chân Châu, Sơn Châu. Sau đó Vĩnh châu được đổi làm Đô Châu.

Năm 627, [Đường Thái Tông] bỏ Đô Châu nhập vào Tiền Châu; bỏ Tư Châu và Chân Châu nhập vào Nam Lăng, lại bỏ An Châu lập huyện Long An, bỏ Sơn Châu lập huyện Kiến Sơ.

Năm 742, [Đường Huyền Tông] đổi Ái Châu thành quận Cửu Chân như thời Tùy. Năm 758, [Đường Túc Tông] đổi trở lại là Ái Châu.Các huyện là:

Cửu Chân 九真: vị trí như huyện Cửu Chân thời thuộc Tùy (nay là Đông Sơn, Nông Cống). Năm 622 tách đặt 3 huyện Tùng Nguyên, Dương Sơn, An Thuận. Năm 627 bỏ Dương Sơn và An Thuận. Năm 635 bỏ huyện Tùng Nguyên.

An Thuận 安顺: là huyện cũ của nhà Tùy (nay là Tĩnh Gia). Năm 622, [ Đường Cao Tổ] đặt huyện Thuận Chân, rồi chia làm 3 huyện Đông Hà, Kiến Xương, Biên Hà. Năm 627 Đường Thái Tông bỏ 3 huyện này nhập vào An Thuận như cũ.

Sùng Bình 崇平: vốn là huyện Long An thời thuộc Tùy (nay là Hoằng Hóa và Quảng Xương). Năm 622, [Đường Cao Tổ] đặt An Châu và 3 huyện Giáo Sơn, Kiến Đạo, Đô Ác; lại đặt Sơn châu cùng 5 huyện Cương, Sơn, Chân Nhuận, Cổ An, Kiến Sơ. Năm 627 bỏ An châu và các huyện Giáo Sơn, Kiến Đạo, Đô Ác, nhập vào huyện Long An thuộc Ái châu; lại bỏ Sơn Châu cùng 4 huyện Cương, Sơn, Chân Nhuận, Cổ An nhập vào huyện Kiến Sơ cho thuộc về Ái Châu. Năm 712 đổi huyện Long An làm Sùng An. Năm 757 đổi Sùng An làm Sùng Bình.

Quân Ninh 軍寧: là huyện Quân An thời thuộc Tùy (nay là Yên Định). Năm 622, [Đường Cao Tổ] đặt Vĩnh Châu. Năm 624 đổi tên là Đô Châu. Năm 627 bỏ Đô Châu nhập vào Nam Lăng châu. Năm 757 đổi làm huyện Quân Ninh.

Nhật Nam 日南: huyện thời thuộc Tùy (nay là Thạch Thành, Hà Trung).

Trường Lâm 長林: tức huyện Vô Biên thời thuộc Hán (nay là Vĩnh Lộc)
 

gongga

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-775482
Ngày cấp bằng
25/4/21
Số km
379
Động cơ
41,569 Mã lực
Tuổi
37
Chân dung 2 vị sứ giả Lâm Ấp và Nhật Nam đến nhà Tấn triều cống

Screenshot_20210616-184136_Facebook.jpg
Lâm Ấp và Phù Nam thì đúng hơn.

Cùng dân Đa đảo nên phục sức giống nhau.

Cụ có tranh vẽ về người dân Giao châu lúc đó không?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lâm Ấp và Phù Nam thì đúng hơn.

Cùng dân Đa đảo nên phục sức giống nhau.

Cụ có tranh vẽ về người dân Giao châu lúc đó không?
Đúng là Phù Nam cụ ạ, em mắt kém dịch nhầm, tí em hỏi xem có chân dung người Giao Châu lúc đó không.
Vậy là Phù Nam, Lâm Ấp và Chân Lạp là 3 quốc gia cũng giống như ác cụ ạ.
Sứ giả nhà Tấn thấy đền đài kiểu Ấn Độ giáo không biết mô tả thế nào, haha.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top