補安南錄異圖記
Bổ An Nam lục dị đồ ký
Tác giả: Thôi Trí Viễn 崔致遠
Vài lời ngỏ
Cách đây 1.139 năm, năm 882, có 1 người Triều Tiên đã đến Việt Nam, lúc bấy giờ còn dưới sự cai trị của chính quyền nhà Đường, và cũng vẫn dưới thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.
Người đó chính là Thôi Chí Viễn, ông đến nước ta với mục đích xác lập địa đồ, ghi chép về địa lý, bổ xung những điều còn thiếu sót, xác định lại ranh giới các châu, huyện được phân chia từ các triều đại phong kiến Trung Hoa từ trước, rồi dâng lên cho Cao Biền.
Cao Biền là ai? Ông ta là một tướng lĩnh nhà Đường, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam.
Người ta đồn đại rất nhiều về ông ta, nhưng chủ yếu về những điều xấu xa ông ta đã làm ở Giao Chỉ, và, cái tài năng pháp thuật trấn yểm các long mạch, cưỡi diều giấy đi khắp nơi xem địa thế, rồi trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch, xây thành Đại La, đặc biệt với câu thành ngữ: “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”, ám chỉ việc Cao Biền có nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh Cao Biền nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương. Khi thắp đủ 100 nén hương trong vòng 100 ngày sẽ gọi dậy được đủ 100 âm binh. Nhưng bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng 1 ngày. Kết quả là âm binh của Cao Biền đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, các âm binh đều lẩy bẩy đi không vững, nên không có tác dụng.
Những điều ấy có thật không? Qua những dòng ghi chép của Thôi Chí Viễn chúng ta sẽ biết ít nhiều đấy là sự thật.