Em cũng hiểu là ý ông Thịnh nói ông không cãi với Thành Trác, vì thế nên viết thư cho Hùng Bản để Hùng Bản xử. Vì văn bản cổ là không có dấu chấm phảy như ngày nay, nên bọn quan TQ đã hiểu sang ý khác đấy cụ. Tuy nhiên khi dịch, có thể căn cứ theo quy tắc vần của Hán văn mà ngắt câu.Cụ chú ý cái phần em in đậm có thể hiểu theo cách khác: Ý câu "chỉ nghe mệnh không dám cãi" nó chỉ có ý là nghe ông quan trên Thành Trác cứ khăng khăng như vậy nên tôi cũng chả cãi vã với ông ý (Thành Trác) được, và vì vậy tôi viết thư lên để trao đổi lý lẽ với ông (Hùng Bản) vì trao đổi với ông ông kia (Thành Trác) thì vô ích. Cái nghe mệnh không dám cãi chỉ là cách nói để ám chỉ là chả thể nói lý lẽ với ông Thành Trác được mà thôi, không phải là chấp thuận cái lý của ông Thành Trác.
Nếu nói ông Thịch chấp thuận cái lý của Thành Trác thì tức là ông Thịnh chấp thuận cả 18 xứ liệt kê là thuộc TQ chứ đâu phải là mỗi Vật Dương, Vật Ác. Vì vậy không thể vin câu này mà lại bảo ông Thịnh không đòi Vật Dương, Vật Ác.
"Lê Văn Thịnh không bằng lòng với Thành Trác. Nhưng biết rằng cãi nhau với Trác cũng vô-ích, Văn Thịnh bèn viết thư cho Hùng Bản:
- Thành Trác đã nói sẽ vạch rõ địa-giới ở phía Nam 18 xứ, sau này [chỉ còn có]: Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn- Nhuận, Anh, Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh, Tư, Kỳ, Kỷ, Huyện, và nói những xứ ấy đều thuộc Trung Quốc. Bồi thần tiểu tử này, chỉ biết nghe mệnh, không dám cãi lại. Nhưng những đất nói trên, mà họ Nùng đã nộp, đều thuộc Quảng Nguyên [ của Đại Việt] "
Ông Thịnh khổ vì câu này cụ ạ.