[Funland] Dịch sách cổ: Chân Lạp Phong Thổ Ký

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
TÀM TANG (蠶桑 Trồng Dâu nuôi Tằm)

Người bản xứ không chuyên tâm vào việc nuôi tằm và trồng dâu, vợ họ cũng không biết nhiều gì về kim, chỉ, may, vá. Họ biết dệt vải bằng bông vải mà không biết kéo chỉ bằng guồng quay sợi và chỉ kéo bằng tay. Họ không có khung dệt, họ cột một đầu vải vào lưng và dệt lần đến đầu kia. Họ làm cái thoi bằng ống tre.

Mới đây, người Xiêm đến lập nghiệp ở xứ này chuyên về việc nuôi tằm và trồng dâu, hột cây dâu và trứng tằm đều ở Xiêm đem đến. Người bản xứ không trồng cây gai mà chỉ có cây “lạc-ma” (絡麻- một giống cây đay hoặc cây gai) Người Xiêm dệt loại vải màu đậm bằng tơ tằm mà họ mặc. Phụ nữ Xiêm biết may và vá. Khi áo chăn rách, người bản xứ mướn đàn bà Xiêm vá lại.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
KHÍ DỤNG (器用 Đồ Gia dụng)

Người dân thường có một ngôi nhà nhưng không có bàn, ghế, thau hoặc thùng múc nước. Họ chỉ dùng một cái nồi đất để nấu cơm, ngoài ra họ dùng một cái chảo đất đê nấu canh. Họ chôn ba cục đá đề làm lò và dùng một cái gáo dừa làm muôi múc. Khi ăn cơm, họ dùng mâm bằng đất hoặc bằng đồng của Trung Hoa. Họ dùng lá cây nấu canh rồi múc ra bát nhỏ dù múc đầy cũng không tràn ra ngoài. Ngoài ra họ lấy lá cây “giao” (thốt nốt) làm muỗng múc canh trong chén đưa vào miệng, ăn xong, họ bỏ lá. Trong những buổi lễ cúng Thần và cúng Phật họ cũng làm như vậy. Họ để gần bên mình một cái tô bằng thiếc hay bằng đất đựng đầy nước đề nhúng tay vào; họ chỉ dùng ngón tay để bốc cơm, khi cơm dính tay mà không có nước đó thì không rớt ra. Họ uống ruợu đựng trong chén bằng thiếc, người nghèo dùng tô bằng đất, các nhà quý tộc hoặc phú hộ dùng mỗi người một món đồ bằng bạc, có khi bằng vàng.

Trong các buổi lễ của nhà Vua, người ta dùng rất nhiều đồ đạc làm bằng vàng theo kiểu mẫu và hình dáng đặc biệt. Dưới đất người ta trải chiếu làm từ Minh Châu (nguyên văn 明州之草蓆 Minh Châu Chi thảo tịch- chiếu do vùng Minh Châu, TQ sản xuất, rất đẹp), cũng có người trải da cọp, da beo, da nai, da hoẵng vân vân, hoặc chiếu dệt bằng mây. Gần đây, người ta bắt đầu dùng loại bàn thấp, bề cao lối một bước chân (nguyên văn: Cước, cách đo khoảng cách bằng chân). Người ta chỉ dùng chiếu tre để ngủ và nằm trên ván; có người cũng dùng giường thấp thường thường do người Trung Hoa đóng. Người ta đậy thức ăn bằng một miếng vải trong cung Vua, người ta dùng lụa dệt chỉ đôi có chấm vàng toàn là phẩm vật của các thương gia ngoại quốc dâng tặng. Người ta không dùng thớt cối đề xay lúa, họ chỉ vụt bẳng cái chày và cái cối.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XA, KIỆU (車轎Xe và Kiệu)

Kiệu làm bằng một miếng cây cong ở giữa hai đầu đứng thẳng lên, người ta chạm trên kiệu hình hoa phủ vàng hay bạc và gọi đó là đòn kiệu bằng vàng hay bằng bạc. Cách mỗi đầu cỡ một bước chân (cước), người ta đóng một cái móc và dùng giây cột miếng vải rộng xếp thành nếp lớn vào hai cái móc ấy. Người ngồi cong mình dưới tấm vải cho hai người khiêng. Ngoài ra có thêm một món đồ giống như lá buồm cửa chiếc thuyền nhưng rộng hơn, trang trí bằng nhiều hàng lụa lạ lùng; bốn người cầm vật ấy chạy theo kiệu. Cũng có người cưỡi voi hoặc cưỡi ngựa để đi xa, có người ngồi xe bò kiểu mẫu giống loại xe các nước khác. Ngựa cưỡi không có yên, voi cũng không có ghế để ngồi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHU, TIỂP (舟楫 Ghe thuyền và Chèo thuyền)

Những chiếc ghe lớn làm bằng ván lấy trong thân cây cứng. Người thợ không có cưa chỉ dùng búa tách từng tấm ván ra, đỏ là một sự phí phạm gỗ rất lớn và phí sức rất nhiều. Khi muốn làm món đồ bằng gỗ, người ta cũng chỉ dùng cây đục đề móc và đẽo, khi cất nhà cũng làm như vậy. Người ta dùng đinh sắt đóng ghe lớn bộc ngoài bằng lá cây “giao”, lấy nẹp bằng cây cau giữ lại. Chiếc ghe loại này gội là Tân nô (新拿 -không rõ tiếng Khmer là gì). Ghe đi bằng chèo. Người ta trét ghe bằng mỡ cá trộn với vôi.

Ghe nhỏ làm bằng một thân cây lớn khoét theo hình cái máng, người ta hơ lửacho mềm và nới rộng ra bằng những đoạn cây, nên ghe rộng ở giữa và nhọn ở hai đầu. Ghe không có buồm và có thể chở nhiều người, người ta chỉ điều khiền bằng chèo. Ghe gọi là “Bì-lan” (皮闌).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
THUỘC QUẬN (屬郡 Các tỉnh và quận)​

Có hơn chín chục tỉnh: Chân Bồ (真蒲 nay là Bà Rịa-Vũng Tàu) , Tra-Nam, Ba-Giàng (巴澗 nay là Bạc Liêu- Hà Tiên) , Mạc-Lương (莫良- nay là An Giang-Kiên Giang) , Bát-Tiết ( 八薛 -nay là Sài Gòn- Đồng Nai), Bồ-Mãi (蒲買- nay là Tây Ninh), Trĩ - Côn (雉棍- nay là Cà Mau), Mộc-Tân-Ba (木津波 nay là Đồng Tháp-Sray Vieng), Lại- Cảm-Khanh (賴敢坑nay là vùng Phnong Penh), Bát-Tê-Lý (八廝里 -nay là Battambang)…. tôi không thề nhớ chi tiết các tỉnh khác. Mỗi tỉnh cỏ quan chức và trong mỗi tỉnh người ta lập một vòng thành vững chắc bằng hàng rào cây (thực tế bây giờ địa danh, vùng đất cũng thay đổi nhiều, không thể so sánh với các tên địa danh mới chính xác được, chỉ nói tương đối mà thôi).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
THÔN LẠC (村落 Làng xóm)

Mỗi làng có hoặc một ngôi nhà, hoặc một ngôi tháp. Dù dân cư không có gì đông đảo họ cũng có một vị quan địa phương gọi là “Mãi-tiết” (nguyên văn 買節 -phiên âm tiếng Khmer cổ: Mê Srok). Trên các đường lớn, có những nơi nghỉ chân giống như trạm dịch cùa chúng ta; người ta gọi là “Xâm-Mộc” (森木 -phiên âm tiếng Khmer cổ: Thala). Mới đây trong trận chiến với nước Xiêm các làng bị tàn phá hoàn toàn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
THỦ ĐẢM (取膽 Lấy Mật người)

Trước đây, trong tháng Tám (theo lịch Trung Hoa), người ta lấy mật người: đó là Vua Chiêm-Thành buộc mỗi năm phải nộp một hũ đựng hằng ngàn và hằng hà sa số mật người. Về đêm, người ta cắt người đứng rình ở những vùng trong các thành phố và các làng xóm có nhiều người qua lại. Khi bắt gặp kẻ nào đi đêm, họ chùm đầu bằng một cái mũ vải rút giây và dùng dao nhỏ mổ dưới cạnh sườn bên phải lấy mật ra. Người ta chờ đủ số rồi mới đem dâng Vua Chiêm-Thành. Tuy nhiên, người ta không lấy mật của người Trung Hoa, vì lẽ có một năm, người ta lấy mật của người Trung Hoa để chung với mật người khác tức thì tất cả mật trong hũ đều thối hết không thể nào dùng được. Mới đây, người ta bãi bỏ tập tục lấy mật và an trí riêng các quan chức phụ trách công tác này cùng những thuộc hạ cho ở trong thành gần cửa Bắc.

(Đây quả thực là một tục lệ ghê rợn và dã man, trong tạp chí của Trường Bác Cổ tập 2 năm 1902, trang 173, ông Paul Pelliot ghi rằng: Tục lệ giết người lấy mật là có ở Đông Dương. Người Á Đông tin rằng mật là trung khu của tính can đảm. Vì thế mật các loài thú và mật người là những phương thuốc thần hiệu trong ngành Y học Trung Hoa, người Champa và cả Việt Nam cho rằng biết lấy mật chuột xoa trên miếng giấy ban đêm kê vào mắt như mang kính sẽ thấy mọi vật rõ như ban ngày; mật rái cá xoa trên vải hay giấy bịt mũi lặn xuống sông thi nước sẽ rẽ ra cách mặt lổi một tấc???

Có thuyết cho rằng nếm mật để nuổt vị đẳng cho tri óc không nghĩ đến sự hưởng lạc mà chăm chú vào việc trả thù (Việt Vương Câu Tiễn)

Trương Vĩnh Ký trong quyển “Cours d’hisloire Annamite trang 110: “Vào thế kỷ thứ 14, vị Quốc Vương Annam bất lực, người ta trị bằng một thang thuốc trộn với mật của một gã trai tơ”

Aymonier, nhà khảo cổ Champa nổi tiếng người Pháp, trong quyển: Les Tchames et leurs religions, trang 33 có ghi: “Những người Chiêm Thành (Bình Thuận) thường nhắc lại rằng xưa kia, những tay thợ săn cọp và voi của nhà Vua là những kẻ được dân chúng nể sợ. Nhưng ghê gớm hơn là các vị Djalaouech là người chuyên môn lấy mật người đề tưới trên mình voi trận của Hoàng gia”. “Quả thật, những bản văn Chăm khắc trên đá cho chúng ta biết: Vị Quốc Vương tối cao của các Quốc Vương có con voi được tưới mật người mang tên Pittadvipa.

Ông cũng cho biết: Người Chăm có một niềm tin ghê rợn rằng mật người dùng để uống là một chất thuốc kích thích thần diệu giúp các chiến sĩ đánh giặc rất hăng. Người ta mổ những binh lính bị thương lấy mật ngay trên chiến trường.

Trong quyền: Kinh sai thắng lãm xuất bàn năm 1436 tập I trang 3, các Hoạn quan TQ ghi về Chăm-pa: “vị tù trưởng hằng năm lấy mật người sống hòa với rượu cùng người nhà uống, rồi thoa ướt mình mẩy”

Minh Sử cũng ghi những chi tiết như thế và viết thêm ở đoạn Thi Đảm: “Người nước ấy -Chân Lạp- lấy mật dâng nhà Vua, người ta cũng dùng mật rửa mắt voi. Thường thường rình ngưòi dọc đường thừa lúc không để ý giết thật nhanh, lấy mật đem đi. Nếu kẻ đó sợ hãi biết dược thì trái mật đã tan trước không dùng được nữa. Mật để trong hũ, mật người Tầu nổi lên trên ngay nên rất quí”

Trong bài: Première étude sur les inscriptions tchames đăng ở tạp chí Journal Asiatique, Aymonier viết: “Ở Cambodia tục lệ này hoàn toàn bị bãi bỏ vào giữa thế kỷ thứ 19 dưới triều Vua Ang Duong (1845-1859). Linh mục Bouillevaux viết rằng: “tháng 12 năm 1850, khi Linh mục vừa đến tỉnh Battambang thì lời đồn làm người ta sợ hãi; người ta nói trong vùng có nhiều tên “ioc pomat” nghĩa là kẻ giết người lấy mật. Vài người tỏ vẻ nghi ngờ Linh mục, e rằng ông là một “ioc pomat”.

Tài liệu đầy đủ nhất về vấn đề lấy mật người là tác phẩm của giáo sĩ Filippo de Marini, người Tây Ban Nha, nhan đề: Historia e relatione del Tunchino e del Giappone xuất bản ở Rome năm 1665, đoạn nói về Chân Lạp: “Hoàng triều đều có góp phần vào. Đây là một lối giết người tàn bạo và đáng thương, dù sự việc không xảy ra thường xuyên, trong một khoảng thời gian nào của mùa Đông có những kẻ hết sức dã man và vô nhân đạo chỉ vì tiền -hai mươi lăm hoặc ba muơi đồng vàng- mà chúng vào rừng rình bắt người và vô phúc cho người nào chúng gặp đầu tiên dù đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ, tu sĩ hay thường dân, chúng sẽ rượt bắt sống rồi mổ bụng cắt túi mật. Chúng không cho hành động này là sát nhân, lại thản nhiên chặt đứt đầu người xấu số mà thân mình đẫm máu còn đang run rẩy, đoạn đem nộp cho vị quan nào chúng tôn trọng để chứng minh chúng lấy mật của người thật. Nếu chúng không tìm được ai và không thể thực hiện được kế hoạch kinh tởm, tàn bạo kia trong thời hạn ấn định với vị quan thỉ buộc lòng chúng phải tự sát hoặc giết vợ hay một đứa con. Kẻ bỏ tiền mua túi mật nhỏ một giọt thứ nhất vào rượu rồi đem lễ bái trong cuộc lễ ghê rợn, hoặc đề xoa trên đầu con voi. Họ tin tưởng chắc chắn đó là một sự thật hiển nhiên, con thú được xoa mật người sẽ trở nên mạnh bạo, can đảm, mập béo, nhất định sẽ thắng dễ dàng trong các trận đấu sức và trên các chiến trường
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Hay Quá ! Cảm ơn Cụ Chủ.
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,352
Động cơ
452,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thank cụ, e đánh dấu nghiên cứu về lịch sử
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Bọn Thơ Mênh Chây này rất lầy: Vợ cặp bồ lại kẹp chân tay cắm sừng bắt nôn hết tài sản :D
Ngoài ra có vẻ phụ nữ khá bình đẳng. Lễ Thất trảm đúng phong cách Tiểu thừa mật tông, có vẻ không phải các tu sĩ chỉ dùng tay, phải có tay lếu láo dùng dụng cụ chính :D
Có 1 đoạn miêu tả thuyền đi vào từ biển, cửa số 4, là đi Trần Đề bây giờ hay Mỹ Tho nhỉ? Lại có dòng 4 bề là núi!? Chắc nói khi tới An Giang?
 

namcojsc

Xe tải
Biển số
OF-119091
Ngày cấp bằng
2/11/11
Số km
410
Động cơ
387,890 Mã lực
Mẹn, thế ra dân Khơme phụ nữ dâm nhể, quái lạ em đọc có chỗ bảo bỏ cơm muối vào bím 1 ngày sau sinh rồi lấy ra ăn, hic, ko hiểu nổi.
Cụ kiến thức uyên thâm quá, ngoài Hán cụ còn phải thông văn hóa Khơ me mới dịch dc thế này chứ!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mẹn, thế ra dân Khơme phụ nữ dâm nhể, quái lạ em đọc có chỗ bảo bỏ cơm muối vào bím 1 ngày sau sinh rồi lấy ra ăn, hic, ko hiểu nổi.
Cụ kiến thức uyên thâm quá, ngoài Hán cụ còn phải thông văn hóa Khơ me mới dịch dc thế này chứ!
Em thích nghiên cứu Chăm-pa cổ, nó cũng giống Khmer cổ cụ ạ
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,026
Động cơ
523,923 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ , em hóng đọc tiếp nhé.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
DỊ SỰ (異事 Chuyện dị thường)

Trong thành gần cửa Đông, có một tên man mọi gian dâm với đứa con gái. Da thịt của hai người dính nhau không thề tách rời, sau ba ngày không ăn uống, cả hai đều chết. Bạn đồng hương với tôi, họ Tiết, đã sống ở xứ này ba mươi năm có xác nhận rằng có thấy chuyện này xảy ra hai lần, nếu quả đúng vậy, đó là dân chúng biết áp dụng uy lực thiêng liêng của đức Phật. (đoạn này hơi khó hiểu, có lẽ bị thiếu)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bọn Thơ Mênh Chây này rất lầy: Vợ cặp bồ lại kẹp chân tay cắm sừng bắt nôn hết tài sản :D
Ngoài ra có vẻ phụ nữ khá bình đẳng. Lễ Thất trảm đúng phong cách Tiểu thừa mật tông, có vẻ không phải các tu sĩ chỉ dùng tay, phải có tay lếu láo dùng dụng cụ chính :D
Có 1 đoạn miêu tả thuyền đi vào từ biển, cửa số 4, là đi Trần Đề bây giờ hay Mỹ Tho nhỉ? Lại có dòng 4 bề là núi!? Chắc nói khi tới An Giang?
Em nghĩ là có, hehehe
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
TÁO DỤC (澡浴 Tắm gội)

Xứ này nóng dữ- dội, người ta không thể nào chịu nổi một ngày mà không tắm nhiều lần. Ban đêm cũng vậy, người ta không thể nào không tắm một hoặc hai lần. Không có nhà tắm, không có thau, không có thùng nhưng mỗi gia đình có một cái ao, nếu không hai hay ba gia đình xài chung một cái. Tất cả đàn ông và đàn bà vào tắm trần- truồng, chỉ khi nào cha mẹ hoặc người lớn tuổi trong ao thì con trai, con gái hoặc người trẻ tuổi không vào.Khi bộn trẻ ở trong ao thì người lớn tránh ra nhưng nếu cùng một tuổi thi người ta không chú ý; đàn bà che chỗ kín bằng tay trái, họ trầm mình xuống nước và thế là hết.

Luôn luôn ba hay bốn, năm hay sáu ngày, các phụ nữ trong thành phố đi từng đoàn ba hoặc năm người ra khỏi chợ tắm dưới sông. Đến bờ sông, hộ cởi miếng vải quấn ngang mình rồi đi xuống nước. Hàng ngàn người tựu họp dưới sông như thế. Cả đến các bà thuộc gia đình quí phái cũng tham dự vào và không có ý thẹn thùng chút nào. Mọi người đều có thể ngắm họ từ đầu tới chân. Trên dòng sông lớn ngoài thành phố, không ngày nào không có cảnh ấy. Người Trung Hoa vào ngày rảnh rỗi thường hoan hỉ đến đây xem chơi cho vui. Tôi nghe nói có kẻ lặn dưới nước thừa cơ hội làm xằng.

Nước luôn luôn nóng như ở trên lửa, chỉ đến canh năm mới mát một chút, nhưng khi mặt trời mọc thì nóng lại như thường.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
LƯU NGỤ (流寓 Người ngụ cư)

Người thủy thủ Trung Hoa nhận thấy ở xứ này rất thuận tiện, người ta không cần mặc quần áo và ngoài ra gạo rất dễ kiếm, đàn bà dễ kiếm, nhà dễ cất, đồ đạc dễ mua, việc mua bán dễ thao túng nên thường có kẻ bỏ trốn ở lại. (chứng tỏ Chân Lạp rất giàu có,và có rất nhiều người TQ di cư đến lập nghiệp, ngay cả tác giả cũng gặp người đồng hương Chiết Giang ở đây)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
QUÂN MÃ (軍馬 Quân đội)

Quân lính cũng trần và đi chân không. Tay phải họ cầm giáo, tay trái cầm khiên. Không có cung, tên, không có nỏ, không có đạn, không có áo giáp, không có nón ( không hiểu tác giả miêu tả thế nào, nhưng trong Tùy Thư vào thế kỷ thứ 7, đoạn 82, trang 4, nói về Chân Lạp ghi rằng: “có hơn ngàn thị-vệ luôn luôn võ trang đứng trước Hoàng cung, mặc áo giáp và sẵn sàng chiến đấu”. Cựu Đường-thư vào thế-kỷ thử 10, đoạn 197, trang 2 ghi rằng: “các thớt voi trận của Chân Lạp mang trên lưng một cái tháp (bành) chở bốn chiến binh và trang cung tên).

Người ta thuật lại rằng trong trận đánh với người Xiêm người ta bắt buộc tất cả dân chúng phải tham chiến. Với một phương pháp thông thường, những người này không có chiến thuật và chiến lược.
( Qua miêu tả của tác giả, có thể thấy là quân đội Chân Lạp không mạnh, họ đã bị quân Xiêm, Chăm-pa đánh, thậm chí phải nộp cống mật người cho vua Chăm-pa)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
QUỐC CHỦ XUẤT NHẬP (國主出入Nhà Vua ra, vào)
Tôi nghe nói rằng dưới triều các Vua trước, dấu bánh xe của các Ngài không bao giờ in khỏi cửa cung, đó là đề đề phòng những trường hơp bất trắc. Tân vương là rể của nhà Vua trước. Xưa kia, Ngài giữ chức chỉ huy quân đội. Ông cha vợ (bị con rể lật đổ) thương con gái, đứa con gái ăn cắp cây gươm vàng (Prah Khan) của cha đem cho chồng. Người con ruột sau này không được lên ngôi. Ông ta âm mưu chiêu mộ quân sĩ nhưng Tân vương biết được bắt chặt ngón chân và nhốt trong ngục tối (Tùy Thư vào thế kỷ thứ 7 có ghi việc các Quốc Vương Chân Lạp khi lên ngôi truyền chặt tay hoặc cắt mũi mấy người em rồi đem giam vào một nơi kín đáo cho ăn uống tử tế, nhung không giao phó chức vụ nào cả). Trên thân thể Tân vương có khảm (có lẽ là gắn vào) một miếng sắt thiêng dù dao và tên chạm vào cũng không thể gây thương tích. Tin chắc như vậy nên Ngài mới dám ra khỏi cung.
Tôi ở trong nước hơn một năm và tôi thấy Ngài đi ra bốn hay năm lần. Khi nhà Vua du hành, quân đội đi đầu để hộ tống, kế đến là cờ của kỵ binh, cờ hiệu, giàn nhạc. Các thị nữ trong cung từ ba đến năm trăm, mặc hàng vải thêu cành lá, dắt bông trên đầu tóc, tay cầm đèn cầy, họp thành một toán riêng, mặc dù giữa ban ngày đèn cầy vẫn đốt cháy. Tiếp đó là các thị nữ bưng vật dụng của nhà Vua bằng vàng, bằng bạc, và tất cả bộ đồ trang hoàng với kiều mẫu hết sức đặc biệt mà tôi không biết cách dùng. Kể đến các thị nữ cầm khiên, vác giáo là đoàn canh phòng riêng biệt trong cung; các thị nữ này cũng hợp thành toán riêng. Tiếp theo là xe do dê kéo, xe ngựa tất cả đều trang hoàng bằng vàng.
Các quan, các vị Hoàng thân đều cưỡi voi, trước mặt quí vị người ta thấy những cây lọng đỏ của những bậc quyền quí từ xa, nhiều vô số.
Sau các bậc quyền quí là các bà vợ và cung phi của nhà Vua ngồi kiệu, ngồi xe, cưỡi ngựa, cưỡi voi, các bà có hơn trăm cây lọng thêu chỉ vàng lóng lánh. Sau quý bà là nhà Vua đúng trên lưng voi, tay cầm gươm báu. Ngà voi cũng được bọc trong bao vàng. Có hơn hai chục cây lọng trắng thêu chỉ vàng lóng lánh và cán bằng vàng. Rất nhiều voi đi xung quanh Ngài và có thêm toán quân lính hộ vệ Ngài.
Nếu nhà Vua đến một vùng láng giềng, Ngài chỉ dùng kiệu vàng do các cung nữ khiêng.
Thường thường Ngài ra ngoài để viếng ngôi tháp vàng nhỏ, trước tháp có một tượng Phật vàng. Người nào trông thấy nhà Vua phải quỳ gối và dập đầu xuống đất, người ta gọi đó là “Tam bãi” (三罷, phiên âm tiếng Khmer, không rõ là gì) nếu không họ sẽ bị các ông Mạo Sự (事者-quan coi việc nghi lễ) bắt mà không khi nào được tự do không. (nguyên văn 不虚釋也 -sở cầm bất hư thích dã- không khi nào được tự do không, không hiểu “không” đây là không nộp tiền phạt, nộp hối lộ hoặc bị tù tội, vì tác giả không giải thích rõ ràng) Mỗi ngày, nhà Vua thiết triều hai lần đề xét đoán các việc quốc gia. Không có giấy tờ, công văn quy định. Công chức hoặc dân chúng muốn triều kiến nhà Vua đều ngồi dưới đất chờ. Một lát, người ta nghe một điệu nhạc văng vẳng trong cung và ở ngoài người ta liền thồi vỏ ốc ( điều này cho thấy, dù đạo Phật đã rất thịnh hành, nhưng ảnh hưởng của Ấn Độ Giáo vẫn rất mạnh, các tu sĩ Bà La Môn ở trong triều thổi vỏ ốc khi Vua ngự ra ngai vàng hoặc trong các buổi lễ lớn) như đón chào nhà Vua.
Tôi nghe nói rằng nhà Vua chỉ ngồi trên một cái kiệu vàng đến đó. Ngài dừng lại cách xa chúng tôi. Lát sau, người ta thấy hai cung nữ đưa ngón tay thon nhỏ vén màn, và nhà Vua tay cầm gươm xuất hiện đứng trong cửa sổ vàng. Các quan và dân chúng chắp tay, dập đầu xuống đất. Khi tiếng vỏ ốc ngưng thổi, hộ mới có thề ngẩng lên. Liền khi ấy, nhà Vup ngồi xuống. Nơi Ngài ngồi có một miếng da sư tử là bảo vật của Hoàng triều truyền lại. Khi các việc thương nghị chấm dứt, nhà Vua trở về cung, hai cung nữ bỏ màn xuống, mọi người đứng dậy. Theo đó, người ta thấy rằng mặc dầu là một nước man di, những người này không phải không biết thế nào là một vị Quốc vương (nguyên văn 以此觀之,則雖蠻貊之邦,未嘗不知有君也 -dĩ thử quan chi tắc tuy man, mịch chi ban, vị thường bất tri hữu quân dã- nghĩa là: cứ thử mà coi thì mặc dầu là một nước man di cũng vẫn biết có Vua).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top