CHÍNH SÓC THỜI TỰ (正朔時序 Năm, tháng và thời tiết)
Những người này luôn luôn dùng tháng mười của Trung Hoa làm tháng thứ nhất của họ. Tháng ấy gọi là Giai-đắc
(Tác giả phiên âm tiếng Khmer là Katik: tháng mười dịch theo chữ Hán không có nghĩa gì, ngày nay người Khmer làm lễ Đầu năm vào giữa tháng Tư Dương lịch, gọi là Chôl Chnăm Thmây)
Trước Hoàng thành, người ta cất một cái rạp lớn có thề chứa hơn ngàn người, và treo đầy đèn, hoa. Phía trước, cách khoảng hai chục trượng, người ta dùng những miếng cây sắp nối tiếp nhau cất một cái rạp cao giống sàn xây các ngôi tháp
( tháp Stupa của người Khmer, Champa, bốn mặt bằng nhau, nóc nhọn ) bề cao hơn hai chục trượng (
Trượng cổ =10 thước, mỗi thước dài 0,32m (ba tấc hai), một trượng dài 3,20m, nếu ngôi tháp cao hơn 20 trượng là hơn 64m, Ông Paul Pelliot lại cho là Toise, mỗi toise dài l,949m, ngôi tháp cao hơn 20 toises tức là hơn 38,98m. Theo Tự điển Hoa-Pháp của 1 giáo sỹ ở Tứ Xuyên xuất bản ở Hồng-Kông năm 1893 (trang 513) thì một trượng dài 10 thước (xích) = 3,33m; ở trang 525 thì xích là cách đo bề dài thay đồi tùy theo địa phương và nghề nghiệp. Theo Trung Quốc cổ văn đại-tự điển của F. Couvreur tái bản lần II ở Đài Bắc năm 1967, trang 3, thì Trượng là cách đo chiều dài bằng 10 xích hay 16 chân; trang 243 giảng chữ xích là chân hay gang tay, bề dài thường thay đổi và chưa thống nhất trong khắp lãnh thổ Trung Hoa. Dưới đời nhà Chu (1122 — 255 trước CN), một thước có 20cm và hiện thời là 35cm. Hồi ấy tính theo bề dài cùa hột kê là một phân, 10 phân là một tấc, 10 tấc là một thước. Dưới đời nhà Hạ (2205 - 1766 trước CN) 1 thước có 10 tấc, đời nhà Ân (1766 - 1122 trước CN) 1 thước có 9 tấc, đời nhà Chu 1122 - 255 trước CN) 1 thước có 8 tấc. Tính theo hột kê khoảng 3mm chiều dài thì 1 phân là 3 ly, 10 phân là 30 ly, 1 thước là 300 ly bằng 3 tấc Tây (0,30m), 1 trượng: 3 thước Tây. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 13 không biết nhà Nguyên tính một trượng là bao nhiêu)
Mỗi đêm người ta cất ba hoặc bốn, hoặc có thể năm, hoặc sáu cái. Trên nóc người ta để pháo thăng thiên và pháo nổ. Tốn phí này do các tỉnh và các nhà quý phái gánh chịu. Tối đến, người ta thỉnh nhà Vua ngự ra dự lễ. Người ta đốt pháo thăng thiên và pháo nổ. Pháo thăng thiên bay cao dù ở ngoài trăm dặm cũng nhìn thấy, pháo nồ lớn bằng súng bắn đá và tiếng nồ làm rung chuyền cả thành phố. Các quan chức và nhà quý phái góp phần đèn nến và cau, số tiền tốn phí thật to lớn
. (chứng tỏ hồi ấy trình độ làm pháo và thuốc nổ của người Khmer thật đáng nể)
Nhà Vua cũng có mời quý vị Sứ thần ngoại quốc
(hồi ấy chưa có Đại sứ quán, chắc là các đoàn ngoại giao thì đúng hơn, hoặc có lệ vẫn gửi con tin cho nhau giữa các nước) tham dự. Cuộc lễ cử hành như thế trong mười lăm ngày rồi ngưng hết.
Mỗi tháng có một cuộc lễ. Tháng Tư “người ta liệng trái cầu
” (nguyên văn: 如四月則抛球
, không rõ ý tác giả là gì, hay lễ hội gì). Tháng Chín là lễ Áp-Lạp
(nguyên văn: 九月則壓獵,
không rõ lễ gì) lễ này gồm có việc tựu họp dân chúng khắp lãnh thổ vào thành phố diễn hành trước hoàng cung. Tháng Năm người ta “đi rước nước của Đức Phật”
(nguyên văn: 五月則迎佛水
); người ta tập trung tất cả tượng Phật ở khắp các chùa trong lãnh thổ rồi đem nước đến cùng với nhà Vua tắm các tượng ấy. Tháng Sáu, người ta “chèo thuyền trên mặt đất”;
(nguyên văn 陸地行舟
) nhà Vua ngồi trên lầu cao dự lễ. Tháng Bảy người ta “đốt lúa”
(nguyên văn七月則燒稻). Lúc ấy lúa vừa chín, người ta ra ngoài cửa thành hướng Nam gặt lúa và đốt để cúng Phật. Vô số phụ nữ ngồi xe hoặc cưỡi voi đến dự lễ nhưng nhà Vua vẫn ở trong cung. Tháng Tám là lễ Ai Lan
(nguyên văn八月則挨藍
, tuy nhiên đây là phiên âm tiếng Khmer: roam) nghĩa là nhảy múa, người ta chỉ định những kép hát và nhạc sĩ mỗi ngày đến hoàng cung trình diễn, ngoài ra có những cuộc đấu voi và đấu heo. Nhà Vua cũng mời quý vị Sứ thần ngoại quốc đến dự. Cuộc lễ kéo dài mười ngày. Tôi không thể nhớ rõ ràng những lễ gì trong mấy tháng khác
(chứng tỏ người Chân Lạp cổ có rất nhiều lễ hội)
Trong xứ này có người tinh thông khoa Thiên văn (
thường là quan chức trong triều gọi là Hora, mỗi năm soạn quyển lịch gọi là Maha Sangkrau) như chúng ta và có thể tính toán Nhật thực và Nguyệt thực. Tuy nhiên đối với tháng dài và ngắn, họ có một phương pháp tính khác với phương pháp của chúng ta.
Trong những năm nhuận họ cũng bị bắt buộc phải có một tháng nhuận, nhưng họ chỉ chen vào tháng Chín, đó là điều tôi không biết gì cả.
Mỗi đêm chỉ chia làm bốn
canh (ở các nước chịu ảnh hưởng văn hóa TQ, đêm chia thành 5 canh). Bảy ngày là một tuần, cũng tương tự ở Trung Hoa người ta gọi Khai, Bế, Kiến, Trừ
(Khai, Bế, Kiến, Trừ là 4 ngày trong sổ 12 trực của một tháng. Trực là gặp. Người Trung Hoa cho rằng có 12 ngày trực trong năm là Khai, Bế, Kiến, Trừ, Mãng, Binh, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, mỗi trực tốt, xấu khác nhau và trở đi trở lại suốt năm. Các thầy bói lựa ngày tốt, ngày xấu, như mở cửa hàng thì lựa ngày Trực Khai, cưới hỏi thì lựa ngày Trực Thành).
Vì lẽ người dân bản xứ ở đây
(nguyên văn 番人既無姓名 phiên nhân ký vô tính danh
, từ phiên nhân tác giả dùng có ý coi thường người Chân Lạp, đó là quan niệm của người TQ, coi các dân tộc ngoài Trung Nguyên là man di ) không có tên gia đình (
Tức là họ; người Khmer, Champa cổ không có họ, con lấy tên cha làm họ ví dụ như: cha lên Hun Boklay thì con đặt là Boklay Kompet) không có tên người và không ghi nhớ ngày sinh nên phần đông đặt một “tên người” theo ngày trong tuần mà họ chào đời. Có hai ngày trong tuần thật tốt, ba ngày bình thường, hai ngày thật xấu; ngày nào người ta có thể đi về hướng Đông, ngày nào người ta có thể đi về hướng Tây. Phụ nữ cũng biết tính toán xem ngày tốt xấu. Mười hai con giáp của chu kỳ cũng giống với mười hai con giáp của Trung Hoa
(khác chút là Sửu thay bằng Bò, Mão thay bằng Thỏ) nhưng tên gọi khác nhau. Con ngựa gọi là “Bốc-trại”, con gà gọi là “loan” con heo gọi là “trực-lư”, con bò gọi là “cả” vân vân
...( nhắc lại là tác giả phiên âm tiếng Khmer cổ sang tiếng Hán, nên dịch thì rất vô nghĩa, cụ thể con ngựa tiếng Khmer cổ là sek, bò là satv ko, gà là mon, lợn: chruk…)