[Funland] Dịch sách cổ : An Nam Tức Sự của sứ thần nhà Nguyên

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau đợt 3 thua liểng xiểng, Mr Liệt vẫn muốn làm thêm vài trận nữa, cử sứ sang ĐV 2 lần; lần 1 năm 1291, lần 1293 này là lần 2 để đến 1294 sẽ xuất quân, nhg đúng lúc đó thì dẹo nên thôi.

Các vua Nguyên sau đó tuy ko mặn mà việc thu phục Đại Việt nữa, những nhất quyết ko chịu thừa nhận nhà Trần, vẫn phong An Nam quốc vương cho đám con cháu Ích Tắc lưu vong ở bển, cho tới khi nhà Nguyên sập hẳn (1368).
Vậy nhà Nguyên và nhà Trần cũng có thời điểm kéo dài gần ngang nhau, nhà Trần dài hơi chút nữa.
Trần Ích Tắc cũng là người có tài đấy cụ. Ngoài ra, còn một người Việt nữa là Lê Tắc cũng khá có tài, tác giả của bộ Sử : AN Nam Chí Lược rất hay, tiếc là do ông ta đầu hàng quân Nguyên, nên cuốn Sử này chỉ được coi là tham-khảo.
 

Hoadaols

Xe tải
Biển số
OF-724611
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
287
Động cơ
79,843 Mã lực
Tuổi
48
Vậy nhà Nguyên và nhà Trần cũng có thời điểm kéo dài gần ngang nhau, nhà Trần dài hơi chút nữa.
Trần Ích Tắc cũng là người có tài đấy cụ. Ngoài ra, còn một người Việt nữa là Lê Tắc cũng khá có tài, tác giả của bộ Sử : AN Nam Chí Lược rất hay, tiếc là do ông ta đầu hàng quân Nguyên, nên cuốn Sử này chỉ được coi là tham-khảo.
Đọc sách thấy nói là Tắc đem theo rất nhiều quân bản bộ ra hàng. Lúc đó tình thế thật vô cùng nguy ngập, không dễ tẹo nào.
 

Hacking

Xe tăng
Biển số
OF-789076
Ngày cấp bằng
3/9/21
Số km
1,107
Động cơ
40,882 Mã lực
Việc mang quân đi hỏi tội là lý đúng của đại quốc, nếu trốn tránh đi cũng là lẽ thường tình của kẻ hèn kém. Cớ sao lại tranh hoành với quân của Trấn Nam vương [Thoát Hoan], dám quên cả đạo vua tôi; há lại dùng mưu lược của bậc tướng tướng [ Lập Đạo rất kính trọng, nên gọi Trần Hưng Đạo là tướng tướng] để đánh úp, tranh thắng với bọn Ô Mã Nhi.

Đại quốc đem quân đi hỏi tội ,đã không trốn đi lại còn dám dùng mưu Tướng Tướng đánh úp Ô Mã Nhi ... :)):))
Đọc đoạn này thấy rõ là quân Nguyên sợ của Trần Quốc Tuấn như nào. Mà trong đánh nhau thực chiến làm ji có khái niệm đánh úp (giọng kiểu đánh không đẹp) nhỉ :).
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Sau đợt 3 thua liểng xiểng, Mr Liệt vẫn muốn làm thêm vài trận nữa, cử sứ sang ĐV 2 lần; lần 1 năm 1291, lần 1293 này là lần 2 để đến 1294 sẽ xuất quân, nhg đúng lúc đó thì dẹo nên thôi.

Các vua Nguyên sau đó tuy ko mặn mà việc thu phục Đại Việt nữa, những nhất quyết ko chịu thừa nhận nhà Trần, vẫn phong An Nam quốc vương cho đám con cháu Ích Tắc lưu vong ở bển, cho tới khi nhà Nguyên sập hẳn (1368).
May là cụ Trần Hưng Đạo chết sau cụ Hốt Tất Liệt.

Chứ rủi mà cụ HTL chết sau THĐ thì thế nào cũng có thêm 1 phát thứ 4 nhỉ
 

Hacking

Xe tăng
Biển số
OF-789076
Ngày cấp bằng
3/9/21
Số km
1,107
Động cơ
40,882 Mã lực
May là cụ Trần Hưng Đạo chết sau cụ Hốt Tất Liệt.

Chứ rủi mà cụ HTL chết sau THĐ thì thế nào cũng có thêm 1 phát thứ 4 nhỉ
Cháu cũng nghĩ thế. Cảm giác sau 2 lần đánh và đi sứ đều lộ rõ nỗi sợ. Nhưng dù sao lúc đó nhà Nguyên cũng đánh nhiều nơi, ở trong nước cũng lùng bùng quá rồi ( quá lớn, đa sắc tộc, khó quản ) và chi phí lớn.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Uy danh "bất khả chiến bại" của quân Nguyên bị tổn hại nghiêm trọng sau các thất bại với ĐV; đặc biệt khi nó đã gia tăng sự tự tin cho các phong trào kháng Nguyên tại TQ. Nên cụ Tuấn còn hay ko thì mr Liệt cũng phải đánh ĐV cho tới khi nào thắng mới thôi. Thu phục ĐV đã gắn liền với sự tồn vong, sống còn của triều Nguyên, chứ ko đơn thuần là mở mang thuộc địa.

Về cụ Tuấn ở đợt 3, là đợt cụ có chiến công lẫy lừng nhất, e nghĩ cụ Tuấn có 2 vai trò chính: 1 là chỉ đạo kháng chiến; 2 là đóng góp công của nhân lực, đặc biệt là tướng giỏi cho kháng chiến.

Vai trò 1 thì chắc còn bàn cãi chán khi mà cụ ko phải Thái Sư hay Thái Úy. Tuy nhiên, vai trò 2 thì theo e có khi mới là điều nhà Trần mong chờ nhất. Nhà Trần rất muốn đám gia tướng của cụ Tuấn về làm quan triều đình.

Nên sau đợt 3, nhà Trần đã phong quan chức cho hàng loạt gia nô nhà cụ Tuấn, điển hình nhất là Phạm Ngũ Lão, trở thành Hữu Kim Ngô Đại tướng quân (Thánh Dực), ngang với Nguyễn Khoái.

(Chắc để bù đắp cho cụ Tuấn khi bị lấy mất quân, nên vua Trần ban cho cụ ý quyền ban tước cho ng khác để cụ build lại đội tùy tướng !?).

May là cụ Trần Hưng Đạo chết sau cụ Hốt Tất Liệt.

Chứ rủi mà cụ HTL chết sau THĐ thì thế nào cũng có thêm 1 phát thứ 4 nhỉ
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Vậy nhà Nguyên và nhà Trần cũng có thời điểm kéo dài gần ngang nhau, nhà Trần dài hơi chút nữa.
Trần Ích Tắc cũng là người có tài đấy cụ. Ngoài ra, còn một người Việt nữa là Lê Tắc cũng khá có tài, tác giả của bộ Sử : AN Nam Chí Lược rất hay, tiếc là do ông ta đầu hàng quân Nguyên, nên cuốn Sử này chỉ được coi là tham-khảo.
Ích Tắc quá tài là khác ý chứ. Ko có cơ lên ngôi nên thuận thế đẩy thuyền quy hàng luôn thiên triều, đen cái là nhà Trần lại thắng hắn mới đau. Âu cũng là ý trởi.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Cụ sứ sang được 45 ngày, chắc giỏi lắm mỗi hướng đi khỏi kinh thành được tầm 100km là quá lắm, đường núi chắc được 50km. Đã vậy bọn Việt đểu sẽ dẫn tới toàn chỗ vớ vẩn :D để tránh nhòm ngó khu vực trọng yếu, suy ra cụ toàn nghe kể hoặc chép lại đâu đó, chứ thực tế được mấy.
Qua đọc sử Chăm, cũng lại thấy nói người phụ nữ tối ngủ, đầu bay đi ăn phân trẻ em :D, ai bị ăn thì sẽ chết. Người biết thì giấu xác đi, đầu quay về không lắp được, là con ma trong người phụ nữ đó toi. Chắc cụ sứ kia lẻn xuống khu người Chăm quanh khung thành, tán láo tí, nghe kể lại, ghi lại :D
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,608
Động cơ
293,802 Mã lực
[ Thơ rằng]

Trắc kiệu khinh ư Lộc, 陟嶠輕於鹿
Từ tẩy tật tự phù. 泅波疾似鳬

Nghĩa là:

Leo trèo lên núi cao mà nhẹ-nhàng như con hươu,
Bơi lội nơi sông nước nhanh mạnh như vịt trời.


[ Người dân] Do đi chân đất nhiều, nên da chân rất dày, leo núi cứ như bay, cây cỏ sắc, gai nhọn cũng chẳng sợ gì. Cha, con trai, con gái có thể tắm chung trên 1 dòng sông, người ta tắm được cả mùa đông, mùa hè. Người dân rất giỏi bơi lội, có người còn lặn được dưới nước xa vài trăm dặm.
Có tố chất thủy quân lục chiến cụ nhỉ ..he
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,215
Động cơ
221,065 Mã lực
Uy danh "bất khả chiến bại" của quân Nguyên bị tổn hại nghiêm trọng sau các thất bại với ĐV; đặc biệt khi nó đã gia tăng sự tự tin cho các phong trào kháng Nguyên tại TQ. Nên cụ Tuấn còn hay ko thì mr Liệt cũng phải đánh ĐV cho tới khi nào thắng mới thôi. Thu phục ĐV đã gắn liền với sự tồn vong, sống còn của triều Nguyên, chứ ko đơn thuần là mở mang thuộc địa.

Về cụ Tuấn ở đợt 3, là đợt cụ có chiến công lẫy lừng nhất, e nghĩ cụ Tuấn có 2 vai trò chính: 1 là chỉ đạo kháng chiến; 2 là đóng góp công của nhân lực, đặc biệt là tướng giỏi cho kháng chiến.

Vai trò 1 thì chắc còn bàn cãi chán khi mà cụ ko phải Thái Sư hay Thái Úy. Tuy nhiên, vai trò 2 thì theo e có khi mới là điều nhà Trần mong chờ nhất. Nhà Trần rất muốn đám gia tướng của cụ Tuấn về làm quan triều đình.

Nên sau đợt 3, nhà Trần đã phong quan chức cho hàng loạt gia nô nhà cụ Tuấn, điển hình nhất là Phạm Ngũ Lão, trở thành Hữu Kim Ngô Đại tướng quân (Thánh Dực), ngang với Nguyễn Khoái.

(Chắc để bù đắp cho cụ Tuấn khi bị lấy mất quân, nên vua Trần ban cho cụ ý quyền ban tước cho ng khác để cụ build lại đội tùy tướng !?).
Phải nói tài nhìn người của cụ Tuấn là vô tiền khoáng hậu. Sau này có cụ Hồ có cái nhìn cũng sắc, xứng đáng nối nghiệp cụ Tuấn.
Cụ Tuấn phát hiện, đào tạo được đội ngũ gia thần gia tướng, gia nô toàn người tài năng kiệt xuất. Trong đó có cả tù binh, người thuộc tộc khác. Hai ông Yết Kiêu, Dã Tượng nhiều phân tích cho thấy có lẽ là gốc Chiêm Thành. Số lượng gia tướng, gia nô của cụ được đặt tên đường chiếm số lớn luôn.
Mà cụ tỉnh táo, khôn ngoan, tầm nhìn vượt thời đại. Trần Khánh Dư có tuyên ngôn “quân là vịt, tướng là chim ưng, lấy vịt nuôi chim ưng là chuyện thường”, thể hiện rất rõ quan điểm phong kiến thời ấy. Còn cụ lại khuyên”khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”.
Cụ được tôn xưng Đức Thánh Trần là có lí của nó.
 

Cụ Nicolas

Xe buýt
Biển số
OF-377378
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
724
Động cơ
302,421 Mã lực
Lễ xong ra gác Triều Thiên 朝 天 閣 [ Triều Thiên Các], rồi bước xuống điện Tập Hiền 集 賢 殿 dự yến tiệc, chủ khách ngồi theo hướng Đông Tây. Chỉ có viên tiếm Thái sư ngồi bên cạnh nhà vua; các viên Thái úy, Thái bảo đứng hầu; các quan lại khác ngồi tại điện dưới, không gọi không được tự tiện tiến lên. Đại nhạc tấu ở điện dưới, tiểu nhạc tấu ở điện trên. Yến tiệc gồm 8 bàn, rượu ngon, đủ các thứ sơn hào hải vị; thỉnh thỏang được mời ăn trầu têm vôi vỏ hàu. Các Vương chuyện trò làm thơ tặng, Lập Đạo cũng ứng-khẩu làm thơ họa lại.

Yến tiệc xong, mời Lập Đạo vào trong trướng, cả hai thân mật ngồi trên sàn nhà; nhà vua nói:

- Bản quốc quy phụ Thiên triều đã ba mươi năm nay, lòng thành thờ bề trên không bao giờ quên, hàng năm tuế cống chưa bao giờ thiếu, từ đời ông cha đến nay vẫn theo đúng một đường. Thường nhận chiếu thư bắt phải sang chầu, vì tật bệnh không thể đi được nên Thiên tử giận mang binh thảo phạt, sinh linh bị giết, khai quật lăng tẩm, thiêu hủy chùa chiền, chặt phá cây cối, đau đớn không thể kể xiết! Tiểu quốc vô tội, mắc phải đại nạn. Chiếu thư của Thiên tử kết tội bản quốc giết Quốc thúc 國叔 [ chú của vua, tức Trần Di Ái. Di Ái được vua Trần Thánh Tông cho sang chầu nhà Nguyên. Vua Nguyên phong Di Ái tước Vương, rồi cho người đưa về nước để thay vua Trần Thánh Tông], đuổi Sứ thần, chống lại Vương sư [ quân đội nhà vua, chỉ quân Nguyên] nên chưa xá tội. Quốc thúc do cha Cô sai sang chầu Thiên tử, Thiên tử phong Quốc thúc tước Vương, Quốc thúc sợ hãi không biết đi đâu, chứ không phải do nước Cô giết. Sự việc do Quốc thúc tự ý bỏ trốn xuống biển Nam, người trong họ lại cầm quân chống lại Vương sư, Quốc vương hoàn toàn không biết điều đó. Chỉ có lỗi duy nhất là không sang chầu, thực tình do tham sống sợ chết. Xa xôi vạn dặm, đường sá gian hiểm, lam sơn chướng khí, lại không quen thủy thổ; lỡ bị chết dọc đường thì có ích lợi gì cho Thiên triều? Tuy tại đây nhưng hàng năm vẫn lo việc tiến cống, cẩn thận thờ bề trên, có làm điều gì hại cho Thiên triều đâu? Nếu lòng kẻ dưới chưa bộc bạch được với bề trên, nay có Thiên sứ tới, được nói nỗi oan của mình, chẳng khác gì đến để trình bày trước cung khuyết vậy. Xưa có câu: “Ở dưới cõi trời nầy, chẳng có đất nào không phải là đất của Thiên tử; chẳng có dân nào không phải là dân của Thiên tử”; vậy dân nước An Nam là dân của Thiên tử, không có chí hướng nào khác. Bởi vậy bốn biển là nhà của Thiên tử, tuy Cô không đến chầu nhưng cũng là thần dân của Thiên tử vậy; lòng thành chỉ có trời đất biết mà thôi.

Lập Đạo nói:

- Trong buổi lễ cáo từ Thiên tử, Thừa tướng nhắc nhở rằng ‘Các Sứ giả trước đây không tuyên dương được ý của Thiên tử, khiến cho tiểu quốc nghi ngờ; nay sai các ngươi đi, chớ noi theo sự sai lầm cũ.’ Nay chúng tôi đến đây cùng Thế tử hội diện, chỉ dùng lời nói mà thôi sợ không diễn tả được hết ý, nên soạn một văn kiện mang tên là ‘Thư giảng nghĩa’ để trình bày cho hết lý, thư như sau:

Thư giảng nghĩa của Thượng thư Trương Lập Đạo tự Hiển Khanh gửi Thế tử [ tức vua Trần]

Năm Chí Nguyên thứ 28 [1291] Thượng thư Trương Hiển Khanh gửi thư cho Thế tử như sau:

Với lòng thành khẩn, không ngại sự hiềm nghi; đây là lúc phải nói đến sự lợi hại giữa hai nước. Chúng tôi thừa mệnh Thiên tử, phụng sứ đến chốn xa xôi này. Ngày khởi hành lên xe, các quan đại thần trong triều dặn dò rằng:
“Chiếu chỉ của nhà vua bao dung như trời đất đối với vạn vật; nhưng nước nhỏ [ Đại Việt] đa nghi, các ngươi cần phải nói với Thế tử kỹ hơn.”
Vĩ đại thay triều Nguyên, từ đời Tam đại
三代 [ Hạ , Thương , Chu ] đến nay chưa lúc nào thịnh trị như vậy. Phía bắc vượt Âm Sơn 阴山 [ dãy núi tại phía bắc Trung Quốc thuộc các tỉnh Tuy Viễn, Sát Cáp Nhĩ, Nhiệt Hà], đó là nơi Thánh triều gây dựng cơ nghiệp; phía Nam qua vùng biển nóng nhiệt, những quốc gia xứ đó đều xưng thần. Các Tù trưởng Hồi Hột 回紇 [ các bộ tộc thuộc dòng dõi Hung Nô tại vùng Tân Cương], Tây Vực 西域 [ Trung Á, Trung Đông, Ấn Độ] lặn lội qua sa mạc đến triều cống; Quốc chúa di địch phương đông là Cao Ly 高麗 băng qua biển tới cung đình. Vua Khiết Đan 契丹, Nữ Chân 女眞 [ nước Kim, sau này chính là nhà Mãn Thanh] Tây Hạ西夏 vì chống lại nên đều bị tiêu diệt. Các Quốc trưởng Bạch Thát , Úy Ngô 猥吳, Thổ Phồn 吐蕃 [ Tây Tạng] tuân lệnh đưa con đến liên kết hôn nhân. Quốc vương Vân Nam, Kim Xỉ [ Mán răng vàng, nay thuộc Vân Nam], Bồ Cam 葡甘 [ tên 1 triều đại mở Miến Điện] gửi con trai tới làm con tin. Nước Đại Hạ ở Trung Nguyên [ tức Trung Hoa của người Hán bị người Mông Nguyên chiếm] và nhà Tống mới mất, thì người người trong lãnh thổ đều biến thành con dân.
Chỉ có An Nam là nước nhỏ bé, miệng thì nói phục-tùng, nhưng tâm thì chưa phục. Tuy được cai-trị một phương, hàng năm triều cống không khuyết, nhưng chưa tỏ hết lòng thành. Việc mang quân đi hỏi tội là lý đúng của đại quốc, nếu trốn tránh đi cũng là lẽ thường tình của kẻ hèn kém. Cớ sao lại tranh hoành với quân của Trấn Nam vương [Thoát Hoan], dám quên cả đạo vua tôi; há lại dùng mưu lược của bậc tướng tướng [ Lập Đạo rất kính trọng, nên gọi Trần Hưng Đạo là tướng tướng] để đánh úp, tranh thắng với bọn Ô Mã Nhi. “Năm việc không phải” nêu đầu trong kinh Xuân Thu đã thể hiện ra trong những ngày đó; “ba điều đáng sợ” [ Luận Ngữ, Khổng Tử nói người quân tử có 3 điều đáng sợ: Sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân] cũng ghi trong lời nước Lỗ, người quân tử cần biết rõ ràng. Trước kia bảo rằng “Nếu đánh đòn ít thì khứng chịu, đánh nhiều thì chạy trốn” lời nói đó đâu rồi? [ câu này ý Lập Đạo nói, tuy Đại Việt rất nhún nhường, nhưng vẫn chống cự đến cùng, nói là sợ Thiên triều, nhưng đáng nhau đến 3 lần].
Cái tội của ngươi có thể thấy được hai, ba; nếu không, thì có cách nào để biết được đây?
Nếu quân của nước lớn đến, nước nhỏ cố giữ bờ cõi, thua nhưng không chịu theo hàng; thì dân chúng phải chạy tản cư đến vùng góc biển; sống khổ sở lầm than, tuy sống cũng như đã chết, tuy còn cũng chẳng khác gì mất. Vậy góc biển tuy hiểm, nhưng không nương dựa được, đó là lý thứ nhất.
Giang Nam của nhà Tống có 400 châu, nhưng không đương nổi mũi nhọn Trung Nguyên [ nhà Nguyên]. An Nam so với Giang Nam dân đông ít bao nhiêu đã biết rõ, vậy làm sao có thể chống cự được với thượng quốc? Rồi năm nay đánh nhau, năm sau đánh nhau; ngày nay chết trận, ngày mai chết trận. Dân nước nhỏ còn được bao nhiêu; vấn đề nhân lực không đủ để nương tựa, đó là lý thứ hai.
Nhà Tống có nước đến 300 năm, bị quét sạch trong một sớm. Nước này đối với An Nam là nước cha con, như môi với răng. Nay môi mất, răng lạnh, cha chết con cô đơn, đó là lý đương nhiên. Để không đến nỗi cô đơn lạnh lẽo, hãy qui phụ triều Nguyên, đạo trời tương ứng, khí vận lưu thông. Nay bỏ đạo trời, chỉ chuộng vào sức người; như vậy không đi ngược lại ý trời ư! Vậy là xa với lịch số, không thể nương dựa được, đó là lý thứ ba.
Ngu này [ tức Lập Đạo] nghe rằng thuận với trời thì thịnh-vượng, nghịch với trời thì tiêu-vong. Xưa các nước chư hầu, hoặc triều cận chốn kinh sư, hoặc họp hội đồng nơi núi lớn, nhân việc quân lữ thường vượt biên cảnh không cho là khó khăn. Cớ sao ngươi cứ sợ cái khó-nhọc hành trình qua núi cao sông rộng? Chính là chỗ sai trong hào Ly
[ một quẻ trong Kinh Dịch, ý nói sai rất ít], mất cả ngàn dặm. Việc phải làm ngay là phải hối chuyện cũ, tự đổi mới, đến chầu tạ tội. Thiên tử là vua của vạn nước, đức như Nghiêu, Thuấn; làm sao có thể nuốt lời. Tất xá tội nhỏ, lại ban thêm ân; An Nam vĩnh viễn hưởng hạnh phúc ngàn năm, như cha mẹ với con cái cùng sung sướng, không có kế nào hay hơn như vậy!
Nước ngươi nhỏ, không kể cái lợi ngày hôm nay; nếu sau này nơi bờ biển xa có địch đến xâm phạm, biết được nhà Nguyên che chở, họ cũng không dám gây hấn với nước An Nam. Có thể nhờ, có thể dựa; đó là uy đức lớn của triều Nguyên; như bộ phận hô hấp, không thể ngưng trong giây phút.
Kẻ ngu này không phải là thuyết khách, ngươi chớ nghi ngờ. Nói đến vậy mà chưa có thể tin được, thì cứ tự ý mà làm; nhưng cái hậu họa thì ta không lường được!
HAy quá. NHững nội dung này sao sử mình không ghi lại nhỉ.
Cám ơn cụ doc giúp mở mang tầm mắt, hiểu thêm lịch sử nước nhà
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ích Tắc quá tài là khác ý chứ. Ko có cơ lên ngôi nên thuận thế đẩy thuyền quy hàng luôn thiên triều, đen cái là nhà Trần lại thắng hắn mới đau. Âu cũng là ý trởi.
Cụ Ích Tắc tuy thế, nhưng nhà Trần không nỡ xóa tên khỏi tông thất ,chỉ gọi là : Ả Trần...hehe.
Sau khi sang nhà Nguyên, vẫn được trọng dụng, làm quan, có lần sứ thần nước ta sang, cụ Tắc nhận ra người sứ giả vốn trước đây là thư đồng ( cẬu bé trông coi thư viện) của cụ Tuấn, bèn chờ hết giờ chầu, hỏi:
- Ngươi trước làm thư đồng trong phủ của Hưng Đạo Vương chăng?
Sứ giả đáp:
- Thời thế đổi thay, tôi trước là thư đồng nay là sứ một nước, còn ngài là Hoàng tử mà giờ lại phải ở đây.
Ích Tắc thẹn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
HAy quá. NHững nội dung này sao sử mình không ghi lại nhỉ.
Cám ơn cụ doc giúp mở mang tầm mắt, hiểu thêm lịch sử nước nhà
Sử các triều đại như Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần..đều bị quân Minh đốt hết còn đâu cụ, sử ta chỉ từ thời Lê trở đi mới ghi lại nhiều thôi.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,608
Động cơ
293,802 Mã lực
Chắc cụ làm trong nghành Sử nên mới nắm rõ thế này ạ ?
Thế cụ có tin là có thày dạy LS đc học sinh c3 hỏi .thưa thày .thày vừa nói " 1 Lữ đoàn của isaren " .vậy Lữ Đoàn là gì.
Trả lời : Lữ đoàn là đoàn quân toàn con gái.
Tiếp . 1 cô dạy địa lý đc hỏi ' cô nói Quân Hung Nô.vậy ngày nay thì họ là nc nào.'
Là quân Hung ga ri..nó tràn xuống châu á.
Em thề chuyện thật đấy cc nhá .
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,608
Động cơ
293,802 Mã lực
Khư lạc đa thi tháp, 落多施榻
Điên nhai lũ biến đồ. 巔崖屢變途

Nghĩa là:

Trong các xóm làng thì đặt rất nhiều chõng để họp chợ,
Từ đỉnh núi đến sườn núi, đường đi cứ thay đổi luôn.

Trong các thôn làng thường có chợ, cứ 2 ngày họp 1 phiên, hàng hóa trăm thứ bày bán la liệt, nhìn thật thích. Hễ cứ cách 5 dặm [ cỡ 2,5km] thì đặt 1 ngôi nhà 3 gian, 4 mặt bày các sạp để bán hàng và làm nơi họp chợ phiên.

Sứ thần tới nước này [ Đại Việt] không được dẫn đi bằng những con đường có sẵn, mà toàn cho người đục núi làm đường đi, quang co gấp khúc, khi trèo đèo khi lội khe, ý là họ [ nhà Trần] muốn tỏ cho sứ giả thấy là đường đi đầy xa xôi và nguy hiểm?
Thâm phết cụ nhỉ.chắc ý nói về bẩu đại K ông,đường xá hiểm yếu,xơi tôi k dễ đâu ..he
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thâm phết cụ nhỉ.chắc ý nói về bẩu đại K ông,đường xá hiểm yếu,xơi tôi k dễ đâu ..he
Dẫn đi toàn cho vào chỗ khó, sứ giả leo núi mệt gần chết, các cụ quả là thâm, mà sứ biết rõ cũng chả làm gì được.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,608
Động cơ
293,802 Mã lực
Ngưu tiêu thùy tự kiếm, 牛蕉垂似劍
Long lệ xuyết như châu. 龍荔綴如珠

Nghĩa là

Quả “chuối trâu” thõng xuống như lưỡi kiếm,
Quả “vải rồng” liền nhau như hạt châu [ ngọc]

Ở đây có loại chuối cực lớn đến mùa Đông vẫn không bị lụi, từ trong thân chuối đâm ra một cái bắp, mà mùa nào cũng có thể ra hoa được, khi quả đã lớn thì buồng chuối oằn xuống, mỗi nải chỉ có chừng 10 quả, mỗi quả chuối dài chừng vài thốn [ 15 đến 20cm], quả chuối mập mạp, có màu vàng rực, khi bóc vỏ, bên trong rất mềm và lạ là nó có màu xanh điểm phớt hồng, ăn cực ngọt và mát, người dân bảo tôi chuối mùa Đông ăn ngon hơn, và, gọi bằng 1 cái tên là “Ngưu Tiêu” [ chuối trâu].

Còn “vải rồng” thì quả nhỏ như hơn quả vải thường 1 chút, ăn ngọt như long nhãn, lá cây màu xanh biếc, nghe nói ngày xưa loại vải này cực kỳ quý hiếm, ăn một quả lưu danh [ ý nói đem tiến vua]. Khi ăn, vị lại ngọt như quả mít nhưng tuyệt ngọt hơn nhiều, vỏ quả vải không sần sùi lắm mà trông như đá, hạt đen như mắt người.

Lại có 1 loại quả, nhìn như mặt người, thịt quả ăn có vị chua ngọt, quả có hạt, có 2 mắt như mắt người, có đủ miệng mũi. Tôi được mời ăn nhưng thú thực hơi sợ.

Cũng có rất nhiều dừa, mía, cam, xoài, mít, na, ổi…, 4 mùa đều có hoa quả, vị thì rất ngon hơn hẳn những nước [ tôi đã qua].
Đoạn tả rừng núi sông suối ,chợ búa thương mại đến sản vật như này .giờ mới hiểu từ " giang sơn gấm vóc ' cụ ạ. Chứ lứa em lúc bé nhìn nhãn, dưa hấu mà thèm..dừa ,vú sữa thì lại trong mơ...he
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,608
Động cơ
293,802 Mã lực
Thế là nước Việt ta 800 năm trước có tôm không lồ.

Tiếc là bây giờ đã tuyệt chủng
Em nghĩ tác giả nhầm lẫn gì đó thôi.da con trăn đc tả thì chu vi cứ cho là 1m , tức đường kính 33 cm có thể có..chứ tôm mà râu dài hai mét mấy thì con tôm dài cũng cỡ đó trở lên..cái này e là tác giả nhầm lẫn .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top