Cái còm trên lão trích, có chữ Giang thì em đang nói là tên người chứ không phải là họ Giang. Lão đọc thấy ngay tên trong còm lão pain.
Về cụ Đào Duy Từ, kể mà lão lập hẳn được 1 chủ đề dựa theo Sấm thì cũng rất hay.
Thực tình là các đời sau luận Sấm cứ như thầy bói xem voi, đố ông nào dám khẳng định là ý Sấm đúng như ý mình giải ra đấy?
Ví dụ đơn giản câu: "Hồ binh bát vạn nhập tràng an", thì bao nhiêu kiến giải, ghép vào bao nhiêu thời kỳ...ông nào cũng có lý cả. Chỉ quan trọng là có lý đến đâu thôi.
Giờ 16 câu thơ này, em tưởng tượng mà ghép bừa vào thời này. Cũng để đo xem mình ghép có hợp lý không, và mọi người thấy sự liên kết cũng như các chi tiết trong cả đoạn đó có được không. Chứ đâu có nói đây là phương án duy nhất hở lão?
Từ xưa đến nay, giải Sấm chỉ hay ở chỗ ứng được với sự kiện một cách hợp lý nhất, chứ chưa ai dám nói "cách của tôi là duy nhất và đúng ý cụ Trạng nhất". Nên lão cần đưa các sự kiện liên quan đến ông Đào Duy Từ vào 1 chủ đề hợp lý, có chứng minh bằng thời đại hay sự kiện nào đó thực tế, thì lại ra 1 cách kiến giải mới cho đoạn Sấm đó. Chứ chỉ nói chữ "Đào" là Đào Duy Từ thì nhẽ nước ta có mỗi ông í là họ Đào chăng?
Ta đưa đoạn Sấm, lồng ghép sự kiện sát thực, thì mới thú. Chứ cụ Trạng đưa ra 1 loạt dữ kiện, mà từng dữ kiện thì đều có thể suy đoán ý nghĩa khác nhau, có biết cụ Trạng nói về thời nào đâu? Tí Sửu thì cứ 12 năm lại quay lại, đến Thượng nguyên thì trong 500 năm có từ 3 đến 4 cái Thượng nguyên...biết đằng nào mà lần, mà khẳng định?
Miễn sao nhời cụ Trạng, gắn sát sạt với 1 cái gì đó với không chỉ qua 1 câu, 1 từ...là có thể trở thành 1 đề tài rồi mà.
Vấn đề là người đưa ra đề tài phải chứng minh đề tài đó qua Sấm, thế mới khoai.
Ở đây, em đang gắn đoạn Sấm này với thời thế và con người hiện tại. Cũng có thể đoạn Sấm này còn liên quan đến sự kiện nào đó từ thế kỷ 17-18 thì em chưa biết.