Cụ ơi em hỏi ngu cái, làm thế nào để hiểu được cái cụ đang viết ạ? Đọc chả hiểu gì là nàm xao???
Nàm gì còn Hà Tây nữa ợ. chả nhẽ ...E hiểu là sẽ có bác Hà Tây lên tổng đốc
Tôi xác nhận những suy đoán của tartar nhé.Tiếc cho cụ tartar đã về với trời đất không thì thớt này phối kết hợp với cụ Sửu hay phải biết .
Bạn à?Tôi xác nhận những suy đoán của tartar nhé.
Ở Thanh Hóa có tổng Thạch Khê, có sông Hoàng Giang, có làng Vạn Lộc quê hương tướng Nguyễn Chích thời Lê Lợi.
Chữ Vạn có một cách viết là
Rất giống chữ Hỏa
Chủ đề tưởng tượng, nhưng từng câu từng chữ trong đoạn này gắn với các sự kiện và những con người cụ thể hiện nay đây. Chứ không phải bàn chung chung về nguồn gốc, hay về tương lai "sẽ" "sẽ' "sẽ"...Kiền khôn phú tái vô lường
Đào viên đỉnh phát quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
Đảo hoành sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Đào viên tán lạc ngô dân thủ thành
Đoài phương phúc địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sỹ như hải mưu thần như lâm
Trần công nãi thị phúc tâm
Giang hồ xử sỹ đào tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất y chu
Thư kỳ phục kiến đường ngu thi hành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
Cụ nào đọc ra 2 chỗ đậm là tên của 2 người ở nước ta lần lượt nắm 1 vị trí quan trọng (trong đó 1 người vừa nhậm chức, một người đã ra đi) không?Giang hồ xử sỹ đào tiềm xuất du
Về cơ bản từ tiêu đề đến nội dung đều cùng một mạch, của lão ít hay nhiều cũng vẫn là cái đó. Thôi vào đây chém cho xôm, chứ để hai cái riêng nó kỳ kỳCụ Tien Tung ới?
Em chỉ bàn có hơn chục câu gắn với 1 chủ đề cụ thể, tất nhiên là tưởng tượng nhưng cũng có sự chi tiết và mạch lạc riêng...
Chứ em có bàn chung chung về toàn bộ Sấm đâu mà ghép thớt em vào thớt này?
Cái thớt cũ thì bàn chung chung, em cũng từng tham gia...Về cơ bản từ tiêu đề đến nội dung đều cùng một mạch, của lão ít hay nhiều cũng vẫn là cái đó. Thôi vào đây chém cho xôm, chứ để hai cái riêng nó kỳ kỳ
Cả hai thớt không có cụ thì cũng chìm theo quên lãng mà , cụ Sửu cứ phân tích đi .Cái thớt cũ thì bàn chung chung, em cũng từng tham gia...
Thớt này em mở là bàn chi tiết theo tưởng tượng, về một đoạn Sấm cụ thể gắn với thời đại cụ thể.
Nhưng thôi, chả sao thầy ạ!
Há há...Cả hai thớt không có cụ thì cũng chìm theo quên lãng mà , cụ Sửu cứ phân tích đi .
Câu nào trong đoạn đó mà nói ra thì ai cũng đều biết cả!Đoạn sấm của cụ nhà cháu mường tượng ra zư lày có đúng không nhá!
Đoạn sấm mô tả đông Lào từ hồi hai phe o bế hai miền cho đến tận vài năm nữa phải không ợ?
Câu 5 nói về "ai cũng biết" phải không ợ?
Thảo nào hôm đấy em ngôi nhà nghe đánh "Đẹt!" phát, giật mình tưởng nổ lốp xe đạp F1!"Thế Giới Hòa Bình Nhân Loại Tự Do Nhờ Có Đoảng - Việt Nam Độc Lập Dân Sinh Hạnh Phúc Ơn Uncle Ho"
Hôm nọ em được nghe quả sấm này ngay chỗ gần tư dinh lão chuot08, chưa biết luận thế nào, bà cụ hàng nước gần đấy thua gần 1 triệu tiền lô rồi, rên như sốt dét.
Em kể chuyện cụ nghè Bân tí, thực ra trên mạng cũng nhiều thông tin:Em nghe đồn thế này:
Sấm Trạng Trình hiện có khoảng 20 bản ạ. Trong đó nhiều bản gần tương đồng, có bản dị biệt, nhiều bản khả năng bị sửa chữa qua các thời kỳ, thậm chí có bản sai với bản khác chỉ một chữ trong mỗi câu thơ...được sưu tập cả từ Canada, Mỹ, Pháp...
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước qua xem xét văn phong, cách dùng từ và logic diễn đạt thì tương đối thống nhất 3 cuốn có thể mang giá trị gốc, tương đồng nhau cơ bản và có nguồn gốc từ các nơi ấn hành cũng như lưu trữ uy tín (trong đó cá nhân lưu giữ một bản giá trị được cho là chính xác ngoài Bắc này theo em biết là cụ nghè Bân ở Sơn Tây, còn cụ bala thì em không biết).
Bản của cụ Nghè Bân về mặt giá trị tham chiếu là rất quý, vì có liên quan đến cụ Phùng, học trò của cụ Khiêm.Thảo nào hôm đấy em ngôi nhà nghe đánh "Đẹt!" phát, giật mình tưởng nổ lốp xe đạp F1!
Em kể chuyện cụ nghè Bân tí, thực ra trên mạng cũng nhiều thông tin:
Thời xưa, quê em thuộc tỉnh Sơn Tây. Cụ nghè Bân là người Hữu Bằng ngay cạnh làng em xưa và cùng Tổng, nên gọi là người Sơn Tây cũng ko sai, nhưng thế thì rộng quá mà nay nhiều người lại tưởng ở tít Thị xã Sơn Tây!
Thông tin trong bia tiến sĩ tại Quốc tử giám - VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA TÂN SỬU NIÊN HIỆU THÀNH THÁI NĂM THỨ 13 (1901):
NGUYỄN VĂN BÂN 阮文彬, Cử nhân khoa Đinh Dậu, sinh năm Mậu Thìn, thi đỗ năm 34 tuổi, người xã Hữu Bằng tổng Thạch Xá huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây.
Về cụ nghè Bân và bản Sấm "Trình Quốc công ký", bên Thi viện có đoạn:
"Cụ nghè Bân sinh năm Mậu Thìn (1868), quê làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây, đậu cử nhân khoa Đinh Dậu (1897), đậu tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1901), đồng khoa với Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Huy tức Nguyễn Sinh Sắc, và Phan Chu Trinh, hàm Hồng Lô tự khanh, sung Bắc Kỳ thượng nghị viện, Tổng đốc Hải Dương.
Cụ Nghè Bân ở Sơn Tây, gần làng Phùng, cùng huyện Thạch Thất với Phùng thượng thư cho nên bản này rất đáng tin cậy vì ngày xưa các cụ thường mượn sách nhau sao chép, nghĩa là bản này có thể là sao chép từ tủ sách quan thượng Phùng Khắc Khoan. Đại tá Nguyễn Sùng đậu cử nhân luật bên Pháp, người Chàng Thôn, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, làm việc tại bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam cộng hoà, là tế tử của cụ nghè. Khoảng năm 1985, gia đình đại tá Nguyễn Sùng sang định cư tại Pháp. Trước khi đi, hai ông bà tặng ông Nguyễn Thiên Thụ (định cư tại Canada) một số sách cổ, trong có bản Trình quốc công ký và Phùng thượng thư ký. Năm 2010, bản này được ông Nguyễn Thiên Thụ phiên âm và công bố.
Bản này ngắn nhất so với các bản. Các bản khác dài hơn có thể là người ghi chép các bản khác nhau của Trạng Trình hoặc một trong hai ba bản là của tác giả khác. Bản này có nhiều điểm giống bản của Sở Cuồng, và là bản thứ hai của bản Sở Cuồng. Điều này cũng cho ta biết bản Sở Cuồng là bản chính. Và bản Sở Cuồng và vài bản khác vốn là hai bản mà chép chung trong một tập. Bản này dài 282 câu, nhưng chỉ giống bản Sở Cuồng 100 câu đầu, từ câu 101 đến 282 thì không giống bản nào cả.
Bản này giống phần thứ hai của bản Mai Lĩnh, có thể hai bản nôm này cùng nguồn gốc. Tuy nhiên, đọc kỹ thì thấy bản quốc ngữ Mai Lĩnh và bản nôm này tuy ý từng câu, từng đoạn giống nhau, mà trong mỗi câu ít nhất là có một chữ khác nhau. Tuy nhiên phần cuối bản nôm này (từ câu 101) khác hẳn bản Mai Lĩnh."
Có 1 điều, ngay cả trong Thạch Thất cũng ít biết rằng cụ nghè Bân lại chính là hậu duệ của Tiến sĩ nhị giáp Nguyễn Thiều người làng Chàng, làm quan giám sát ngự sử thời Lê Hồng Đức (Tiến sĩ Nguyễn Thiều đứng hàng thứ 2 trong bia văn chỉ làng Chàng), nên việc cụ Bân gả con gái cho cụ Nguyễn Sùng người Chàng cũng có thể gọi là "Châu về Hợp Phố", và rất loằng ngoằng như thế nên bản của cụ nghè Bân ở làng em cũng có đầy, xưa trẻ con 3 tuổi đã được cầm nghêu ngao, em cũng được rồi!
Cụ Thanh G này chưa đến tuổi để cụ Trạng phải quan tâm ạ.Ô hình như em thấy thấp thoáng bóng cụ Thanh (Giới) ở câu 12 thì phải?