[Thảo luận] Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đi thẳng (không chuyển hướng) để mà đâm vỡ vòng xuyến à.

Troài ạ.

Cái vòng xuyến ở Cầu chui đó, đi từ Cầu CD về Cầu Đuống, đã có ông nào trèo lên vòng xuyến đâu.
Đi trên đoạn đường cong gọi là "chuyển hướng" hay "đi thẳng"? Đi vòng quanh vòng xuyển gọi là "chuyển hướng" hay "đi thẳng"?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Đi trên đoạn đường cong gọi là "chuyển hướng" hay "đi thẳng"? Đi vòng quanh vòng xuyển gọi là "chuyển hướng" hay "đi thẳng"?
Quá dễ. Luật không đưa khái niệm. Hiểu thông thường.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Quá dễ. Luật không đưa khái niệm. Hiểu thông thường.
Thông thường cụ hiểu là thẳng hay không thẳng. Hiểu là không thẳng thì phải có tín hiệu đấy.
HIểu thông thường phải gắn với giao thông đường bộ. Chứ không thể hiểu thông thường theo kiểu hình học.
 

nguyenx

Xe điện
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
4,120
Động cơ
324,129 Mã lực
Cháu về Hải dương thấy nó bắt suốt,thôi thì cứ đèn khẩn cấp bật cho đỡ phiền. Đi thẳng mà lại xi nhan vào và ra thấy nó kì kì.
 

vietnano

Xe hơi
Biển số
OF-372808
Ngày cấp bằng
7/7/15
Số km
128
Động cơ
250,780 Mã lực
Nơi ở
Từ Sơn, Bắc Ninh
em oánh dấu cái đã đọc sau!
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Xin cảm ơn kụ VW Golf nhiều.

Nhà cháu xin tập trung trao đổi cùng kụ về 2 ý này đã nhé. Mong được kụ nói rõ thêm.

Ý thứ nhất, "đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến" không phải là cách hiểu của chỉ Việt nam. Vì 3 lý do sau:

a- Như tại còm #25 ở trên, nhà cháu đã minh hoạ. Bên Úc họ cũng gọi là "đi thẳng về phía trước (qua vòng xuyến). Có clip minh hoạ hẳn hoi. (Nhà cháu sẽ úp clip này tại Phần #4- Thế giới họ quy định thế nào". Nhà cháu sẽ xem thêm tại luật của các nước khác.

b- Như tại Hình #1 ở đầu thớt, nhà cháu đã minh hoạ 3 trường hợp đi qua giao cắt có vòng xuyến: 1- đi qua để rồi rẽ trái, quay đầu; 2- đi qua để rồi đi thẳng trên tuyến đường cũ; 3- đi qua để rồi rẽ phải.

Khi đi thẳng qua giao cắt thông thường (trường hợp 2-) thì: a- các kụ vẫn gọi đó là hành vi đi thẳng qua giao cắt; 2- khi có hành vi đi thẳng qua giao cắt thì xe không bị luật bắt phải xi nhan, vì không có chuyển hướng. Điều này là hiển nhiên, chắc không ai băn khoăn gì, đúng không ạ?

c- Về bản chất, lưu thông qua giao cắt thông thường cũng giống như lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến. Cũng có rẽ trái, đi thẳng và rẽ phải. Vì về bản chất, nơi vòng xuyến cũng chỉ là một giao cắt.

Giao cắt có vòng xuyến chỉ có 2 điểm khác biệt so với giao cắt thông thường, nhưng 2 điểm khác biệt đó của vòng xuyến không làm thay đổi bản chất hành vi của phương tiện đi qua nó. Nghĩa là vẫn còn đó những hành vi như rẽ trái nơi giao cắt, đi thẳng qua nơi giao cắt, rẽ phải nơi giao cắt. Với vòng xuyến, ta chỉ phải gọi tên cụ thể hơn, là rẽ trái nơi giao cắt có vòng xuyến, đi thẳng qua nơi giao cắt có vòng xuyến, rẽ phải nơi giao cắt có vòng xuyến.

Giao cắt có Vòng xuyến không có quy định cụ thể hoặc ngụ ý nào khiến cùng một hành vi "đi thẳng qua giao cắt" lại bị đổi tên, thay đổi bản chất hành vi, thành "không đi thẳng" cả.

(Giao cắt có vòng xuyến chỉ khác với giao cắt thông thường ở 2 điểm sau: a- thay đổi về quy định nhường xe (phải nhường cho xe từ bên trái đến), b- có vòng xuyến ở giữa giao cắt và có biển báo 303 gắn trước giao cắt, để bắt buộc các phương tiện nếu có chuyển hướng (sang trái) thì phải đi vòng theo vòng xuyến và đi theo chiều ngược kim đồng hồ; còn nếu không có chuyển hướng (sang trái) thì không phải ôm theo vòng xuyến. Trên thực tế, xe rẽ phải không thể tuân thủ quy định "ôm theo vòng xuyến", xe đi thẳng qua vòng xuyến cũng vậy)


Ý thứ 2 : /quote/ (Lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến) có 2 giai đoạn độc lập: /Hết quote/

Nhà cháu e rằng đây chỉ là suy diễn của tư duy, không phải là quy định của luật, kụ à.

Đơn giản, vì 2 lí do:
- Việc lưu thông qua Giao cắt qua vòng xuyến có bản chất là lưu thông qua một giao cắt. Nếu luật pháp và các kụ mợ chúng ta vẫn coi việc lưu thông qua một giao cắt thông thường không phải là có 2 giai đoạn độc lập, thì việc lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến cũng phải được coi như vậy.
- Nhà cháu chưa thấy trong văn bản luật pháp nào, của Vn cũng như của nước khác, nêu khái niệm "(Lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến) có 2 giai đoạn độc lập". Nếu kụ biết trong luật nào, của VN hay các nước khác, nhờ kụ cho nhà cháu xin cái link, để nhà cháu tìm hiểu và điều chỉnh quan điểm của mình, kụ nhé.
.
Tìm link thì hơi khó.
Nhưng bản chất thì nó có 2 giai đoạn độc lập thật, ví dụ:
Bác vào giao cắt, từ hướng 6h, để "rẽ trái qua giao cắt" vào hướng 9h.
Trước bác có 2 ông: 1 ông "đi thẳng qua giao cắt", từ hướng 3h; ông kia "rẽ phải qua giao cắt", từ hướng 12h.
Nhưng đối với bác, 2 ông này, dù đi từ đâu đến, vẫn là "rẽ phải" ngay trước mặt bác, và bác cũng chuẩn bị "rẽ phải " theo họ.
Vì thế, đoạn "rẽ phải" này nó độc lập với đoạn "đi thẳng" hay "rẽ trái " trước đó.

Chưa kể, bác vào giao cắt, và tìm đường, bác đi độ 2 vòng, nhìn đủ 3 hướng, rồi mới rẽ. Vậy còn ai quan tâm bác "rẽ trái qua giao cắt" nữa.

Tiếp, dù để "đi thẳng", nhưng phục vụ cho việc "đi thẳng", bác bắt buộc phải chuyển hướng vài lần, vậy bác phải báo cho các bên khác chứ: Tao chuyển hướng đây, xê ra.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Nhà cháu còn muốn, ở Vn quy định thêm:
Còn từ bùng binh đi ra: cũng không bắt buộc phải xi nhan, vì hướng đi của các xe đều rõ rồi, ko cần phải báo cho ai cả.
Chưa rõ bác ạ, vì ko ai biết bác đi ra ở chỗ nào.
Nếu bác xi nhan phải: OK, bác rẽ trước mặt tôi, và tôi sẽ nhường (vì tôi còn đi vòng tròn tiếp tục).
Nếu bác ko xi nhan gì, tôi sẽ hiểu là bác định đi tiếp, và tôi lại định rẽ phải. Khi đó, tôi sẽ lao vào m.ông bác. Đau phết.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
ồ, cháu đã hiểu luật đức, như thế này là chuẩn đấy nhỉ các cụ, ở mình thì cứ nhậm nhằng cho mấy thằng nó thịt.
thanks cụ và cụ bia sgb345, em hiểu thêm khá nhiều về việc đi qua bùng binh, nhưng khả năng khi qua bùng binh lớn ở VN khi vào em vẫn phải xi trái tránh lằng ngoằng với xxx, còn với bùng binh nhỏ thì không cần xi gì cả.
Trông thế thôi, tụi Đức thừa nhận rằng: có nhiều tình huống giao thông chưa thể Luật hóa, thậm chí không thể Luật hóa, nên vẫn để ngỏ.

Ví dụ (đã xảy ra): Tại đèn giao thông và đường ưu tiên + ko ưu tiên.
Ông A đi trên đường ko ưu tiên + đèn xanh => phi thật lực, quá chuẩn.
Ông B đi trên đường ưu tiên + đèn đỏ (nhưng bị hỏng). Vậy, ông ấy nghĩ được ưu tiên, cũng quá chuẩn => cũng phi thật lực.
Oành 1 phát.
Kết quả tại tòa, bác đoán xem??
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Trông thế thôi, tụi Đức thừa nhận rằng: có nhiều tình huống giao thông chưa thể Luật hóa, thậm chí không thể Luật hóa, nên vẫn để ngỏ.

Ví dụ (đã xảy ra): Tại đèn giao thông và đường ưu tiên + ko ưu tiên.
Ông A đi trên đường ko ưu tiên + đèn xanh => phi thật lực, quá chuẩn.
Ông B đi trên đường ưu tiên + đèn đỏ (nhưng bị hỏng). Vậy, ông ấy nghĩ được ưu tiên, cũng quá chuẩn => cũng phi thật lực.
Oành 1 phát.
Kết quả tại tòa, bác đoán xem??
kết quả em đoán là thằng chuyên trách về GTCC phải chịu trách nhiệm vì khi đèn hỏng không có thông báo hoặc hướng dẫn :D.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Trông thế thôi, tụi Đức thừa nhận rằng: có nhiều tình huống giao thông chưa thể Luật hóa, thậm chí không thể Luật hóa, nên vẫn để ngỏ.

Ví dụ (đã xảy ra): Tại đèn giao thông và đường ưu tiên + ko ưu tiên.
Ông A đi trên đường ko ưu tiên + đèn xanh => phi thật lực, quá chuẩn.
Ông B đi trên đường ưu tiên + đèn đỏ (nhưng bị hỏng). Vậy, ông ấy nghĩ được ưu tiên, cũng quá chuẩn => cũng phi thật lực.
Oành 1 phát.
Kết quả tại tòa, bác đoán xem??
Em nghĩ luật của Đức cũng yêu cầu qua giao nhau phải quan sát và giảm tốc độ. Nên ra tòa ông A yếu thế rồi.
 

senhong

Xe tăng
Biển số
OF-181022
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,454
Động cơ
350,826 Mã lực
Em thấy các cụ tranh luận ,áp dụng luật D vào Việt Nam! em cũng có vài lời góp vui...:-h
Nếu để so luật D với Việt Nam! thì khó so lắm em nêu cụ thể.
Ví dụ ở D khi đi vào bùng binh( vòng tròn ko có mũi tên) và vòng xuyến ( có mũi tên) đều có vạch kẻ đường chuẩn chỉnh. Tất cả xe khi đi vào đều phải dừng trước vạch kẻ vào vòng xuyến và phải nhường xe chạy trong vòng xuyến(hoặc bùng binh) đương nhiên ko phải xi nhan. Khi đi ra bắt buộc phải xi nhan phải(không có xi nhan trái).
Nhưng đường của ta thì không có vạch bao giờ ,cái đường thì to bùng binh thì bé( như ở Mĩ Đình) khi tham gia ko biết đằng nào mà lần( lái xe phải phân tâm rất nhiều.)
Khi đã có vòng xuyến kể cả cụ có thể đi thẳng qua được thì vẫn phải xi nhan phải( lúc ra khỏi vòng xuyến theo luận) nhưng nếu áp dụng đúng thì ở Việt Nam! thì sẽ bị chửi là thằng dở hơi:-o:-o:-o
Luật ở Việt Nam! thì lúc nào cũng có thể cãi nhau được( ko cụ thể)
Còn luật D thì ko bao giờ cụ phải cãi nhau ,chỉ có đúng và sai:-bd
 

Gang Thep

Xe tải
Biển số
OF-407452
Ngày cấp bằng
29/2/16
Số km
240
Động cơ
228,170 Mã lực
Tuổi
57
Nơi ở
Thái Nguyên
E đặt gạch hóng tiếp vì quê e có rất nhiều đường tròn (k gọi theo luật là vòng xuyến hay miền Nam là bùng binh đâu ạ) , cái nào cũng to và ngày nào đi làm e cũng đi qua một cái ạ.
Thầy lx của e dạy đi thẳng bật đèn khẩn cấp, may e bật mỗi lần khi ngồi xe tập lái thôi ạ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Em thấy clip này cũng nói lên khá nhiều điều và nó đúng với luật VN: chuyển hướng là có tín hiệu.


(nguồn: youtube.com)
 
Chỉnh sửa cuối:

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,625
Động cơ
377,540 Mã lực
các bác phân tích nhiều, dẫn chứng nhiều, dẫn đến vặc nhau. Người lái xe trên đường làm gì có time để phân tích như các bác. Theo em hiểu thi đơn giản thế này ở VN nhé
- Qua bùng binh, vòng xuyến to: Vào, ra đều cần xi nhan vì đơn giản là xe phải chuyển hướng để bám theo cung của bùng binh, làm gì có khái niệm đi thẳng khi xe chạy theo cung tròn?.
- Qua vòng xuyến nhỏ cỡ cái chậu rửa mit cho thằng cu nhà em đến đường kính cớ 2m thì đi thẳng đc chả oánh xi nhan nào. Khi đi qua vòng xuyến nhỏ cỡ này mà oánh xi nhan mà cứ đi thẳng thì nhẹ là ăn chửi, nặng thì va chạm...

Em nghĩ , luật lá là cái xương sống chung đẻ ta bám theo, nhưng tính huống , địa bàn cụ thể mới là quyết định
 

s99vn

Xe hơi
Biển số
OF-395547
Ngày cấp bằng
6/12/15
Số km
117
Động cơ
235,422 Mã lực
theo luật là phải xi nhan, xi nhan trái để vào vòng xuyến và xi nhan phải để thoát ra khỏi vòng xuyến
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,719
Động cơ
630,651 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tìm link thì hơi khó.
Nhưng bản chất thì nó có 2 giai đoạn độc lập thật, ví dụ:
Bác vào giao cắt, từ hướng 6h, để "rẽ trái qua giao cắt" vào hướng 9h.
Trước bác có 2 ông: 1 ông "đi thẳng qua giao cắt", từ hướng 3h; ông kia "rẽ phải qua giao cắt", từ hướng 12h.
Nhưng đối với bác, 2 ông này, dù đi từ đâu đến, vẫn là "rẽ phải" ngay trước mặt bác, và bác cũng chuẩn bị "rẽ phải " theo họ.
Vì thế, đoạn "rẽ phải" này nó độc lập với đoạn "đi thẳng" hay "rẽ trái " trước đó.

Chưa kể, bác vào giao cắt, và tìm đường, bác đi độ 2 vòng, nhìn đủ 3 hướng, rồi mới rẽ. Vậy còn ai quan tâm bác "rẽ trái qua giao cắt" nữa.

Tiếp, dù để "đi thẳng", nhưng phục vụ cho việc "đi thẳng", bác bắt buộc phải chuyển hướng vài lần, vậy bác phải báo cho các bên khác chứ: Tao chuyển hướng đây, xê ra.
Xin cảm ơn kụ nhé.
Xin lỗi các kụ mợ, mấy hôm này nhà cháu bận bịu không ghé thởt này, để các kụ mợ mong.

Trường hợp kụ nêu, nhà cháu sẽ sớm minh hoạ bằng hình vẽ, để dễ theo trao đổi.

Trước mắt, bằng lời nói, nhà cháu thấy như sau:
Có 3 ông, tạm gọi ông 6h, ông 3h và ông 12h, cùng đi qua giao cắt vòng xuyến.

Tình huống giao thông này có thể được xử lý theo nguyên tắc lưu thông thông suốt liên tục qua giao cắt thông thường và qua giao cắt có vòng xuyến, mà không cần phải cắt nó ra thành 2 giai đoạn độc lập.


Vì giao cắt vòng xuyến có 2 nguyên tắc, là 1- nhường đường cho xe từ bên trái đến và 2- khi chuyển hướng (rẽ trái) thì phải ôm sát vòng xuyến theo chiều ngược kim đồng hồ, nhà cháu sẽ áp dụng 2 nguyên tắc này để giải bài toán kụ nêu, với vai trò nhà cháu là xe 6h đi thẳng để thoát ra ở 12h nhé.

1- ưu tiên: xe 6h nhà cháu từ bên trái đến, được luật cho quyền ưu tiên đi trước. Cả 2 ông 3h và 12h phải tránh nhà cháu, nhường nhà cháu đi trước. Nhà cháu muốn đi kiểu gì mặc kệ nhà cháu. 2 ông này đâm vào nhà cháu là 2 ông đó sai, phải đền nhà cháu.

2- Với các xe chạy sau nhà cháu, vào vòng xuyến từ hướng 9h hoặc đang trên vòng xuyến ngang vị trí 9h: nhà cháu phải tránh họ, nhường họ đi trước.

3- Với các xe chạy sau nhà cháu, cùng vào vòng xuyến từ hướng 6h: nhà cháu cần cho họ biết hướng nhà cháu sẽ thoát ra vòng xuyến, để họ có thể quyết định 1- vượt qua nhà cháu ở bên trái để đi lên và thoát ở 9h hoặc quay đầu, hay 2- theo đuôi nhà cháu để cùng ra ở 12h, hay 3- vượt bên phải để ra 3h.
Cho họ biết hướng nhà cháu sẽ thoát vòng xuyến bằng cách nào?

Có 2 cách:
a- áp dụng nguyên tắc 2 của vòng xuyến, là nếu xe rẽ trái thoát ra ở 9h hoặc quay đầu ở 6h --> đi ôm sát vòng xuyến. Nếu đi thẳng ra 12h --> đi cách vòng xuyến một đoạn, sao cho xe sau muốn rẽ trái sẽ ôm sát vòng xuyến để vượt qua. Nếu rẽ phải 3h --> ôm sát lề bên phải.
Ngoài ra, còn có thể chọn làn đường phù hợp trước khi vào vòng xuyến. Cụ thể, cho dù trước giải phân cách có kẻ vạch chia làn hay không, nếu muốn rẽ trái thì ôm làn sát giải phân cách, Nếu muốn đi thẳng thì đi cách giải phân cách một đoạn sao cho các xe phía sau muốn rẽ trái có thể vượt ở bên trái để lên, Nếu muốn rẽ phải thì ôm sát lề đường.
Trong vòng xuyến cũng vậy, nếu muốn rẽ trái đến 9h thì ôm sát vòng xuyến, nếu muốn đi thẳng đến 12h thì đi cách vòng xuyến một đoạn, nếu muốn rẽ phải ở 3h thì ôm sát lề phải.

Các xe phía sau cứ nhìn thấy vị trí nhà cháu chọn là biết nhà cháu sẽ thoát ra ở đâu. Chẳng cần xi nhan làm gì.

b- Đề nghị Sở gtvt kẻ vạch chia làn trẻn vòng xuyến, có vẽ mũi tên 1.18 trên từng làn để quy định hướng đi. Xe nào muốn thoát ra ở vị trí nào thì chọn đi vào làn phù hợp, không chuyển làn trong vòng xuyến, cộng với việc triệt để tuân thủ nguyên tắc nhường đường cho xe bên trái đang thoát khỏi vòng xuyến. Không cần xi nhan.

Đây là cách tổ chức giao thông ở vòng xuyến của Mỹ, không cần xi nhan khi đi qua vòng xuyến. Nhà cháu sẽ úp link clip sau.

Cách tổ chức giao thông nói trên, phù hợp hoàn toàn với các quy định của Luật gtđb hiện hành về việc không quy định khi lưu thông qua vòng xuyến phải xi nhan, và Vn mình có thể áp dụng. Vòng xuyến nào có lưu lượng giao thông lớn, có thể kẻ vạch 1.18 trước và trên vòng xuyến, lắp đèn tín hiệu xanh đỏ trước giao cắt vòng xuyến để ngăn luồng xe đi vào, tạo điều kiện cho các xe bên phải được đi vào vòng xuyến.


Chưa rõ bác ạ, vì ko ai biết bác đi ra ở chỗ nào.
Nếu bác xi nhan phải: OK, bác rẽ trước mặt tôi, và tôi sẽ nhường (vì tôi còn đi vòng tròn tiếp tục).
Nếu bác ko xi nhan gì, tôi sẽ hiểu là bác định đi tiếp, và tôi lại định rẽ phải. Khi đó, tôi sẽ lao vào m.ông bác. Đau phết.
Xe trước cần thông báo cho xe sau mình biết hướng mình sẽ thoát ra khỏi vòng xuyến, thông qua hình thức "hãy chọn vị trí đúng" khi đang lưu thông trong vòng xuyến, như nêu tại 3a ở trên.

Dù Xe đằng sau phải nhường xe đằng trước, nhưng Nếu xe trước không xi nhan gì, mà lại chọn làn ở giữa, hoặc chọn vị trí ở giữa khi đang lưu thông trên vòng xuyến (không đi sát vòng xuyến, cũng không đi sát lề phải) thì kụ được quyền hiểu rằng xe đằng trước đó sẽ đi thẳng. Nếu xe đó rẽ phải hay rẽ trái, để kụ đâm vào, thì xe đó sai.

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,719
Động cơ
630,651 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
các bác phân tích nhiều, dẫn chứng nhiều, dẫn đến vặc nhau. Người lái xe trên đường làm gì có time để phân tích như các bác. Theo em hiểu thi đơn giản thế này ở VN nhé
- Qua bùng binh, vòng xuyến to: Vào, ra đều cần xi nhan vì đơn giản là xe phải chuyển hướng để bám theo cung của bùng binh, làm gì có khái niệm đi thẳng khi xe chạy theo cung tròn?.
- Qua vòng xuyến nhỏ cỡ cái chậu rửa mit cho thằng cu nhà em đến đường kính cớ 2m thì đi thẳng đc chả oánh xi nhan nào. Khi đi qua vòng xuyến nhỏ cỡ này mà oánh xi nhan mà cứ đi thẳng thì nhẹ là ăn chửi, nặng thì va chạm...

Em nghĩ , luật lá là cái xương sống chung đẻ ta bám theo, nhưng tính huống , địa bàn cụ thể mới là quyết định

theo luật là phải xi nhan, xi nhan trái để vào vòng xuyến và xi nhan phải để thoát ra khỏi vòng xuyến

Không đúng đâu, các kụ à.

Nếu theo luật là như kụ nói, thì nhà cháu đã không bỏ công lập thớt này, các kụ mợ khác cũng không mất thời gian đọc thớt, còm thớt làm gì nữa.

.
---------------

Trích luật:
7 hành vi luật bắt buộc phải có tín hiệu (xi nhan), hoặc báo hiệu (trong số này không có hành vi lưu thông qua vòng xuyến), là:

1- Chuyển làn phải có tín hiệu - theo Điều 13: Sử dụng làn đường
2- Vượt xe phải có báo hiệu - theo Điều 14: Vượt xe
3- chuyển hướng phải xi nhan báo hướng rẽ - theo Điều 15: Chuyển hướng xe
4- Lùi xe phải có tín hiệu - theo Điều 16: Lùi xe
5- Dừng xe, đỗ xe phải có tín hiệu cảnh báo - theo Điều 18: Dừng xe, đỗ xe
6,7- Nhập làn vào đường cao tốc, đỗ xe trên ĐCT - theo Điều 26: Giao thông trên đường cao tốc.

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,719
Động cơ
630,651 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trông thế thôi, tụi Đức thừa nhận rằng: có nhiều tình huống giao thông chưa thể Luật hóa, thậm chí không thể Luật hóa, nên vẫn để ngỏ.

Ví dụ (đã xảy ra): Tại đèn giao thông và đường ưu tiên + ko ưu tiên.
Ông A đi trên đường ko ưu tiên + đèn xanh => phi thật lực, quá chuẩn.
Ông B đi trên đường ưu tiên + đèn đỏ (nhưng bị hỏng). Vậy, ông ấy nghĩ được ưu tiên, cũng quá chuẩn => cũng phi thật lực.
Oành 1 phát.
Kết quả tại tòa, bác đoán xem??
kết quả em đoán là thằng chuyên trách về GTCC phải chịu trách nhiệm vì khi đèn hỏng không có thông báo hoặc hướng dẫn :D.

Nhà cháu đồng ý với ý kiến kụ hbu082, đồng thời bổ sung thêm. Trong trường hợp tai nạn, ngoài ông phụ trách đèn để đèn hỏng mà không chịu sửa, dẫn đến tai nạn, còn phải phạt thêm ông trên đường ưu tiên vì đã không có sự cẩn trọng cần thiết, vẫn lao qua giao cắt, dù có thấy đèn xanh trên tuyến mình không sáng, nhưng xe trên chiều ngược lại đang dừng đèn đỏ, xe trên tuyến vuông góc đang chạy qua giao cắt (vì đèn họ đang xanh).

Đó là nhà cháu suy theo lý lẽ thường tình. Có thể bên Đức họ có thêm các quy định khác nữa, nên khó bắt lỗi ông trên làn có đèn đỏ hỏng chăng?

.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top