[Thảo luận] Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?

soledad88

Xe buýt
Biển số
OF-27504
Ngày cấp bằng
15/1/09
Số km
746
Động cơ
491,348 Mã lực
Nơi ở
quê
cái nham hiểm của xxx (mà cụ thể ở đây là xxx hải dương rồi lan ra các tỉnh thành khác) là biến một vấn đề không tranh chấp thành vấn đề có tranh chấp mạnh, để từ đó kiếm bộn tiền từ sự việc này. em thấy đây là 1 vấn đề cực kỳ mất dạy (xl các cụ)

luật gtđb không hề có quy định gì về việc này (xi nhan khi đi thẳng qua vòng xuyến). từ trước đến giờ các cụ đi không xi nhan cũng chả có vấn đề gì, vậy mà giờ nhiều cụ lại bảo có.

một số cụ lý giải là xi nhan để báo cho xe khác biết cũng có lý, nhưng cái lý đó chưa đủ cấu thành lỗi để bắt lỗi người tham gia gt. các cụ về Hải Dương sẽ rõ, nhiều chỗ chả phải ngã tư cũng có cái bùng binh to đùng đặt giữa đường luôn. nhưng đường thì vắng hoe, nhiều khi 1 mình chạy 1 đường, vậy thì "xi nhan để các xe đi sau biết mình ra khỏi vòng xuyến" có tác dụng gì? và thực tế là ngày nào các chú cũng vợt nhiệt tình ở những chỗ này

các cụ nói đúng, luật là không suy diễn. và đến khi luật chưa cụ thể và vẫn còn nhiều cụ khẳng định là "có", thì đây vẫn là cái mỏ vàng của xxx ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Nhà cháu chưa thể đồng ý với ý kiến của kụ.

(Trong Nam gọi là Bùng binh, ngoài Bắc gọi là Vòng xuyến, trong luật gọi là Đảo an toàn). Nhà cháu xin gọi chung là Vòng xuyến cho cả 3 khái niệm trên, để các kụ dễ theo dõi, các kụ nhé.

1- Khi đi trên khu vực vòng xuyến:
Dù tên gọi là Bùng binh, hay Vòng xuyến, dù kích thước của nó to hay bé, dù khi đi vào có phải lượn cong theo mép của bùng binh, vòng xuyến (vì nó to quá) hay cứ thẳng tay lái đi qua mà không phải lượn (vì nó nhỏ quá) thì bản chất của hành vi đi thẳng qua vòng xuyến vẫn là hành vi đi thẳng, dù phải lượn theo đường cong.
Phía sau giao cắt luôn luôn có một tuyến đường được coi là tuyến đi thẳng của đoạn đường chính trước giao cắt. Đó thường là tuyến đường chính, đường có lưu lương xe nhiều hơn, hoặc tuyến đường ưu tiên.
Lây tuyến đi thẳng làm mốc, nếu Rẽ sang đường nằm bên trái của hướng đi thẳng được gọi là rẽ trái. Rẽ sang đường nằm bên phải của hướng đi thẳng thì được coi là Rẽ phải.

2- Khi chuẩn bị vào vòng xuyến:
Như kụ VW Golf đề cập ở trên, để đi vào vòng xuyến, theo kụ, ta phải RẼ vào vòng xuyến cái đã. Và theo kụ, RẼ là chuyển hướng, nên ta phải xi nhan.
Đây là điểm nhà cháu chưa đồng ý với kụ. Vì 2 lí do sau:

Lí do thứ nhất,
Giả sử, trong trường hợp để đi vào GIAO CẮT thông thường, giống như trong Hình #1 ở trên, một giao cắt rất rộng, rất to. Trước giao cắt đó, kụ đang đi trên làn bên trái sát giải phân cách, và kụ phải đi CHÊCH sang phải để đi vào làn gần sát lề phía sau giao cắt (giống như khi kụ đi trên Trần duy Hưng, đi chéo vào giao cắt phía dưới đường trên cao để thoát ra Đại lộ Thăng Long đó). Trường hợp này, kụ có hành vi RẼ vào giao cắt hay không?
Đương nhiên là không rồi, đúng không kụ?

Khi vào giao cắt, chúng ta chỉ có hành vi "đi vào giao cắt", chứ không có hành vi "rẽ vào giao cắt".
Hành vi RẼ chỉ xảy ra khi chúng ta đang đứng trong khu vực giao cắt.

Tương tự như vậy, khi vào vòng xuyến, chúng ta chỉ có hành vi đi vào vòng xuyến, chứ không có hành vi RẼ vào vòng xuyến, cho dù chúng ta phải đánh tay lái qua phải hoặc qua trái như rắn lượn, để nhập vào hình cái vòng xuyến đó.

Hành vi đánh tay lái uốn éo trên đường cong đã được công nhận không phải là hành vi RẼ, hay chuyển hướng, rồi.

Lí do thứ 2:
Giả sử, trước vòng xuyến có kẻ vạch thẳng chia nhiều làn đường, kết thúc tại vạch dừng xe nằm ngang. Trong vòng xuyến có kẻ vạch cong vòng tròn có tâm theo tâm của vòng xuyến, để quy định làn đường phù hợp cho từng hướng di chuyển (Xin xem Hình #3 ở còm #4 phía trên).
Trường hợp này, khi xe chúng ta cắt qua vạch dừng để vào một trong các làn đường trong vòng xuyến, thì hành vi đó cũng chỉ là hành vi nhập làn đường, sau đó là hành vi chuyển làn đường, cuối cùng có thể là hành vi tách làn đường, tức là rời bỏ làn cong trong vòng xuyến để tách ra làn thẳng phía sau vòng xuyến, nên cần xi nhan cho phù hợp với việc chuyển làn đó. Các Trường hợp này cũng không có hành vi chuyển hướng.
Gọi là Vòng xuyến hay Bùng binh, cái cần thiết là: SỰ THÔNG BÁO CHO NGƯỜI KHÁC.


Vậy, khi bác đi vào cái vòng này, bác cần có sự thông báo tương ứng.
Trong trường hợp cụ thể này, bác đang cắt đường của cái xe vàng => bác cần báo cho họ: Tôi đang lao vào ông đấy.
Bằng xi nhan.
Việc rẽ phải sau đó, cũng để báo cho ông đi sau: Tôi rẽ đây, nếu ông cũng rẽ => đợi tý; còn nếu ông bám bùng binh tiếp => sang trái mà đi.

Còn với cái gọi là Vòng xuyến, nếu nó đủ nhỏ để đi thẳng qua => bác cũng cần báo cho người sau: Tôi đi thẳng đây, bằng việc Không xi nhan gì cả.
Thế thôi ạ.
Cái này cần theo thực tế: Bác có chuyển đổi hướng đi hay không.
Nếu thực sự bác ko bẻ lái, thì cũng ko nên xi nhan làm gì, với cái vòng xuyến nho nhỏ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Gọi là Vòng xuyến hay Bùng binh, cái cần thiết là: SỰ THÔNG BÁO CHO NGƯỜI KHÁC.


Vậy, khi bác đi vào cái vòng này, bác cần có sự thông báo tương ứng.
Trong trường hợp cụ thể này, bác đang cắt đường của cái xe vàng => bác cần báo cho họ: Tôi đang lao vào ông đấy.
Bằng xi nhan.
Việc rẽ phải sau đó, cũng để báo cho ông đi sau: Tôi rẽ đây, nếu ông cũng rẽ => đợi tý; còn nếu ông bám bùng binh tiếp => sang trái mà đi.

Còn với cái gọi là Vòng xuyến, nếu nó đủ nhỏ để đi thẳng qua => bác cũng cần báo cho người sau: Tôi đi thẳng đây, bằng việc Không xi nhan gì cả.
Thế thôi ạ.
Cái này cần theo thực tế: Bác có chuyển đổi hướng đi hay không.
Nếu thực sự bác ko bẻ lái, thì cũng ko nên xi nhan làm gì, với cái vòng xuyến nho nhỏ.
Xin cảm ơn kụ.

Kụ ơi, sự thông báo cho người khác thì nó nằm ở chỗ khác. Khi cần thông báo cho xe phía sau, và thông báo như nào, là phải do luật quy định. Không phải bỗng nhiên luật không quy định mà mình lại phải tự nghĩ ra cách thông báo. Mỗi người một kiểu, không thống nhất, chẳng giống ai, nhiều khi dẫn đến hiểu nhầm ý định của nhau, gây nguy hiểm, kụ à.

1- Về việc thông báo cho người khác, bằng xi nhan, như nhà cháu đã nói ở còm #1 rồi. Cụ thể, luật hiện hành của Vn không quy định khi lưu thông tại vòng xuyến thì phải xi nhan. Nếu các bác bên Bộ Gtvt muốn dân xi nhan khi đi thẳng qua vòng xuyến, thì phải sớm bổ sung trong luật.

Luật hiện hành của Vn cũng không quy định khi xe đi thẳng thì phải xi nhan cho người khác biết. Luật chỉ quy định khi chuyển hướng, khi chuyển làn, thì phải xi nhan. Như vậy, theo luật gtđb hiện hành của Vn, khi lưu thông trong vòng xuyến, các xe rẽ trái, quay đầu, rẽ phải là phải xi nhan, vì có chuyển hướng để rẽ. Các xe đi thẳng qua vòng xuyến không phải xi nhan, vì đi thẳng không phải là chuyển hướng.

Nhà cháu thấy, trên thế giới cũng có nhiều nước quy định không cần xi nhan khi đi qua vòng xuyến, kể cả khi xe rẽ trái, rẽ phải. Hoa kỳ là một ví dụ.
Tại các còm sau, nhà cháu sẽ có phần giới thiệu quy định của một số nước về việc này. Mong nhận được sự giảng giải của kụ về luật CHLB Đức quy định như thế nào vè việc xi nhan khi đi qua vòng xuyến.

2- Còn tại thớt này, nhà cháu muốn trao đổi với kụ, xem khi xe đi thẳng qua vòng xuyến có được gọi là hành vi đi thẳng qua vòng xuyến hay không, hay phải gọi là xe chuyển hướng rẽ trên vòng xuyến. Nếu kụ nói đi thẳng qua vòng xuyến là chuyển hướng rẽ, thì theo kụ, đó là chuyển hướng để rẽ thẳng, hay rẽ trái, hay rẽ phải? Chắc chắn chẳng ai nói là chuyển hướng để rẽ thẳng rồi.

Nhà cháu ví dụ, khi xe đi thẳng qua vòng xuyến, thì luật bên Úc họ gọi là "đi thẳng về phía trước - Going straight ahead". Chẳng có gì là rẽ, hay chuyển hướng, trong trường hợp này cả.
Cho dù đường kính của vòng xuyến hoặc bùng binh có to hay nhỏ, cũng không thể thay đổi bản chất của hành vi đi thẳng qua vòng xuyến.



Hình minh hoạ:

 
Chỉnh sửa cuối:

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Kụ ơi, sự thông báo cho người khác thì nó nằm ở chỗ khác. Khi cần thông báo cho xe phía sau, và thông báo như nào, là phải do luật quy định. Không phải bỗng nhiên luuạt không quy định mà mình lại phải tự nghĩ ra cách thông báo. Mỗi người một kiểu, không thống nhast, chẳng giống ai, kụ à.

Về việc thông báo cho người khác, bằng xi nhan, như nhà cháu đã nói ở còm #2 rồi. Cụ thể, luật hiện hành của Vn không quy định khi lưu thông tại vòng xuyến thì phải xi nhan. Nếu các bác bên Bộ Gtvt muốn dân xi nhan khi đi thẳng qua vòng xuyến, thì phải sớm bổ sung trong luật.

Trên thế giới cũng có nhiều nước quy định không cần xi nhan khi đi qua vòng xuyến. Tại các còm sau, nhà cháu sẽ có phần giới thiệu quy định của một số nước về việc này. Mong nhận được sự giảng giải của kụ về luật CHLB Đức quy định như thế nào vè việc xi nhan khi đi qua vòng xuyến.

Còn tại thớt này, nhà cháu muốn trao đổi với kụ, xem khi xe đi thẳng qua vòng xuyến có được gọi là hành vi đi thẳng qua vòng xuyến hay không, hay là gọi chuyển hướng rẽ trên vòng xuyến, và chuyển hướng để rẽ thẳng, hay rẽ trái, hay rẽ phải? Chắc chắn chẳng ai nói là chuyển hướng để rẽ thẳng rồi.

Nhà cháu ví dụ, khi xe đi thẳng qua vòng xuyến, thì luật bên Úc họ gọi là "đi thẳng về phía trước - Going straight ahead". Chẳng có gì là rẽ, hay chuyển hướng, trong trường hợp này cả.


Hình minh hoạ:

Giảng giải gì đâu bác, bác lại quá lời.
Tụi Đức bẩu: Đi vào thì ko xi nhan (bị cấm).
Đi ra thì bắt buộc.
Lý do: Đi vào thì ai cũng biết hướng đi của xe mình; nhưng đi ra thì ko ai biết bác sẽ ra chỗ nào.
Link: https://www.avd.de/regeln-kreisverkehr/
(sorry bác, tìm mãi ko thấy English).
Còn có CẦN THIẾT phải xi nhan hay không, đấy là story khác: Luật có thể ko yêu cầu, nhưng nếu thấy cần thiết, họ vẫn làm.
Ví dụ cụ thể nhất: Khi đi trên Autobahn, làn trái, nhiều người cứ xi nhan trái loạn lên, mục đích: Nhắc các ông đang ở phía trước và cả phía sau, tôi đang vượt.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Giảng giải gì đâu bác, bác lại quá lời.
Tụi Đức bẩu: Đi vào thì ko xi nhan (bị cấm).
Đi ra thì bắt buộc.
Lý do: Đi vào thì ai cũng biết hướng đi của xe mình; nhưng đi ra thì ko ai biết bác sẽ ra chỗ nào.
Link: https://www.avd.de/regeln-kreisverkehr/
(sorry bác, tìm mãi ko thấy English).
Còn có CẦN THIẾT phải xi nhan hay không, đấy là story khác: Luật có thể ko yêu cầu, nhưng nếu thấy cần thiết, họ vẫn làm.
Ví dụ cụ thể nhất: Khi đi trên Autobahn, làn trái, nhiều người cứ xi nhan trái loạn lên, mục đích: Nhắc các ông đang ở phía trước và cả phía sau, tôi đang vượt.
Nhà cháu muốn tìm từ cho phù hợp mà không có. Đại ý là, nhà cháu muốn nhờ kụ VW Golf giúp tìm một số điều luật cụ thể của Đức quy định về việc lưu thông qua vòng xuyến, kèm clip hướng dẫn cụ thể, và lời bình giảng của kụ (comment) tại sao họ quy định như vậy.
Điều này có ích cho các kụ OF khi muốn hiểu tổng quát trên thế giới người ta quy định thế bào. Đặc biệt có ích nếu các kụ OF có kế hoạch sang Đức du lịch bằng ô tô tự lái.

Nhà cháu sẽ tìm hiểu, và quote lại trong phần 4 "Thế giới người ta quy định thế nào?".

Nhà cháu muốn nhờ kụ, vì kụ thông thạo tiếng Đức, giao thông Đức. Cỏn nhà cháu thì một chữ Đức bẻ đôi cũng chưa biết.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn kụ VW Golf nhiều.

Nhà cháu theo link kụ đưa, down cả StVO2013 (Luật Gtđb Đức) về để xem Điều 8 và Điều 9 xem trong luật Đức quy định thế nào, thì thấy như sau. Có gì chưa đúng mong kụ chỉ giúp nhé.

- Theo điều 8 điểm 1a, khi đi vào giao cắt có vòng xuyến, luật Đức CẤM không được bật xi nhan. Nếu vi phạm sẽ bị phạt 10 Euro.

- Theo Điều 9 khoản 1, trước khi thoát khỏi vòng xuyến, nhưng có chuyển hướng để rẽ phải rẽ trái, thì phải tuân thủ quy định về thao tác chọn làn xe, xi nhan khi rẽ, nhường đường ... Nếu vi phạm thì cũng phạt 10 Oi.
Không thấy nói gì đến khi đi thẳng qua vòng xuyến mà không có rẽ phải, rẽ trái có phải xi nhan hay không.

Bác Gúc dịch tiếng Đức sang tiếng Anh chõ này hơi tối nghĩa. Nhà cháu nhờ kụ comment giúp với nhé. Xin cảm ơn kụ nhiều.'

'Xi nhan:

flash

According to § 8 paragraph 1a sentence 2 StVO must not be flashed when entering the roundabout. At exit from the roundabout but you have the turn - now according to § 9 paragraph 1 StVO - are set. A violation is punishable by 10 Euro.

Tiếng Đức

Blinken

Gemäß § 8 Absatz 1a Satz 2 StVO darf bei Einfahrt in den Kreisverkehr nicht geblinkt werden. Bei Ausfahrt aus dem Kreisverkehr muss allerdings der Blinker - nun nach § 9 Absatz 1 StVO - gesetzt werden. Ein Verstoß kann mit 10 Euro geahndet werden.



----------------
Gúc dịch:

StVO 2013:

§ 9 bending, turning and reversing
(1) Those who want to turn, this must give notice and clearly; while the direction indicators are used. Those who want to turn right, has his vehicle as far right, who wants to turn left, to the middle, on roadways for a direction as far to the left, to classify, in time. Who wants to turn left, may only be classified on longitudinally laid rails, if no rail vehicle is obstructed. Before placing and again before the turn is to pay attention to the traffic behind; before turning it is then not necessary if a hazard subsequent traffic is excluded.

Tiếng Đức:

§ 9 Abbiegen, Wenden und Rückwärtsfahren
(1) Wer abbiegen will, muss dies rechtzeitig und deutlich ankündigen; dabei sind die Fahrtrichtungsanzeiger zu benutzen. Wer nach rechts abbiegen will, hat sein Fahrzeug möglichst weit rechts, wer nach links abbiegen will, bis zur Mitte, auf Fahrbahnen für eine Richtung möglichst weit links, einzuordnen, und zwar rechtzeitig. Wer nach links abbiegen will, darf sich auf längs verlegten Schienen nur einordnen, wenn kein Schienenfahrzeug behindert wird. Vor dem Einordnen und nochmals vor dem Abbiegen ist auf den nachfolgenden Verkehr zu achten; vor dem Abbiegen ist es dann nicht nötig, wenn eine Gefährdung nachfolgenden Verkehrs ausgeschlossen ist.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Giảng giải gì đâu bác, bác lại quá lời.
Tụi Đức bẩu: Đi vào thì ko xi nhan (bị cấm).
Đi ra thì bắt buộc.
Lý do: Đi vào thì ai cũng biết hướng đi của xe mình; nhưng đi ra thì ko ai biết bác sẽ ra chỗ nào.
Link: https://www.avd.de/regeln-kreisverkehr/
(sorry bác, tìm mãi ko thấy English).
Còn có CẦN THIẾT phải xi nhan hay không, đấy là story khác: Luật có thể ko yêu cầu, nhưng nếu thấy cần thiết, họ vẫn làm.
Ví dụ cụ thể nhất: Khi đi trên Autobahn, làn trái, nhiều người cứ xi nhan trái loạn lên, mục đích: Nhắc các ông đang ở phía trước và cả phía sau, tôi đang vượt.
E ủng hộ món này:D Chả biết có thừa hay ko, nhưng cứ an toàn cho bản thân là em làm. E thực hiện đúng như cụ nói bên Đức (ko biết cụ dẫn đã chuẩn chưa:D)

Còn thớt cụ bia đang tập trung vào vấn đề: có bị phạt hay ko nên e nghĩ tập chung vào vde vi phạm hay ko, yếu tố an toàn hay tốt cho bản thân tạm gác sang 1 bên ợ. Cá nhân e thấy riêng ở VN, nếu đi thẳng qua vòng xuyến ko cần xi nhan, nếu cắt qua vạch đứt cần xi nhan chuyển (nhập) làn như cụ Bia nói khá hợp lý. Cụ Bia cũng dẫn chứng theo e khá đầy đủ ở còm #21
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Cảm ơn kụ VW Golf nhiều.

Nhà cháu theo link kụ đưa, down cả StVO2013 (Luật Gtđb Đức) về để xem Điều 8 và Điều 9 xem trong luật Đức quy định thế nào, thì thấy như sau. Có gì chưa đúng mong kụ chỉ giúp nhé.

- Theo điều 8 điểm 1a, khi đi vào giao cắt có vòng xuyến, luật Đức CẤM không được bật xi nhan. Nếu vi phạm sẽ bị phạt 10 Euro.

- Theo Điều 9 khoản 1, trước khi thoát khỏi vòng xuyến, nhưng có chuyển hướng để rẽ phải rẽ trái, thì phải tuân thủ quy định về thao tác chọn làn xe, xi nhan khi rẽ, nhường đường ... Nếu vi phạm thì cũng phạt 10 Oi.
Không thấy nói gì đến khi đi thẳng qua vòng xuyến mà không có rẽ phải, rẽ trái có phải xi nhan hay không.

Bác Gúc dịch tiếng Đức sang tiếng Anh chõ này hơi tối nghĩa. Nhà cháu nhờ kụ comment giúp với nhé. Xin cảm ơn kụ nhiều.'

'Xi nhan:

flash

According to § 8 paragraph 1a sentence 2 StVO must not be flashed when entering the roundabout. At exit from the roundabout but you have the turn - now according to § 9 paragraph 1 StVO - are set. A violation is punishable by 10 Euro.

Tiếng Đức

Blinken

Gemäß § 8 Absatz 1a Satz 2 StVO darf bei Einfahrt in den Kreisverkehr nicht geblinkt werden. Bei Ausfahrt aus dem Kreisverkehr muss allerdings der Blinker - nun nach § 9 Absatz 1 StVO - gesetzt werden. Ein Verstoß kann mit 10 Euro geahndet werden.



----------------
Gúc dịch:

StVO 2023:

§ 9 bending, turning and reversing
(1) Those who want to turn, this must give notice and clearly; while the direction indicators are used. Those who want to turn right, has his vehicle as far right, who wants to turn left, to the middle, on roadways for a direction as far to the left, to classify, in time. Who wants to turn left, may only be classified on longitudinally laid rails, if no rail vehicle is obstructed. Before placing and again before the turn is to pay attention to the traffic behind; before turning it is then not necessary if a hazard subsequent traffic is excluded.

Tiếng Đức:

§ 9 Abbiegen, Wenden und Rückwärtsfahren
(1) Wer abbiegen will, muss dies rechtzeitig und deutlich ankündigen; dabei sind die Fahrtrichtungsanzeiger zu benutzen. Wer nach rechts abbiegen will, hat sein Fahrzeug möglichst weit rechts, wer nach links abbiegen will, bis zur Mitte, auf Fahrbahnen für eine Richtung möglichst weit links, einzuordnen, und zwar rechtzeitig. Wer nach links abbiegen will, darf sich auf längs verlegten Schienen nur einordnen, wenn kein Schienenfahrzeug behindert wird. Vor dem Einordnen und nochmals vor dem Abbiegen ist auf den nachfolgenden Verkehr zu achten; vor dem Abbiegen ist es dann nicht nötig, wenn eine Gefährdung nachfolgenden Verkehrs ausgeschlossen ist.

.
Trước hết, bác dịch đúng rồi mà, đấy là Quy định của tụi Đức (StVO).

Bác vẫn hiểu kiểu Việt Nam là "Đi thẳng qua bùng binh".
Nó có 2 giai đoạn độc lập:
Đi vào bùng binh: Tụi Đức cấm xi nhan.
Vì hướng đi của bác nó rõ rồi, bác ko cần phải báo cho ai cả.

Còn từ bùng binh đi ra: Nó độc lập hoàn toàn với đoạn trước, khi nào bác rẽ phải thì thông báo và có trách nhiệm phải thông báo bằng xi nhan; chưa thích rẽ thì bác cứ đi vài vòng tròn, có sao đâu.

Thế nên ko có khái niệm đi thẳng qua bùng binh, cả ở đây cũng như ở bển.
Nếu cái bùng binh đủ to.
Thực tế bọn Đức đẻ ra cái bùng binh khi và chỉ khi nó đủ to để ô tô chạy vòng vòng được => nó áp dụng Quy định trên.

Còn câu hỏi của bác: Đi thẳng qua có cần xi nhan ko?
Với cái đủ to thì phải xử lý như trên đã nói.
Với cái nhỏ: cá nhân tôi cho là: ko cần, để thông báo rằng: tôi đi thẳng.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,318 Mã lực
Trước hết, bác dịch đúng rồi mà, đấy là Quy định của tụi Đức (StVO).

Bác vẫn hiểu kiểu Việt Nam là "Đi thẳng qua bùng binh".
Nó có 2 giai đoạn độc lập:
Đi vào bùng binh: Tụi Đức cấm xi nhan.
Vì hướng đi của bác nó rõ rồi, bác ko cần phải báo cho ai cả.

Còn từ bùng binh đi ra: Nó độc lập hoàn toàn với đoạn trước, khi nào bác rẽ phải thì thông báo và có trách nhiệm phải thông báo bằng xi nhan; chưa thích rẽ thì bác cứ đi vài vòng tròn, có sao đâu.

Thế nên ko có khái niệm đi thẳng qua bùng binh, cả ở đây cũng như ở bển.
Nếu cái bùng binh đủ to.
Thực tế bọn Đức đẻ ra cái bùng binh khi và chỉ khi nó đủ to để ô tô chạy vòng vòng được => nó áp dụng Quy định trên.

Còn câu hỏi của bác: Đi thẳng qua có cần xi nhan ko?
Với cái đủ to thì phải xử lý như trên đã nói.
Với cái nhỏ: cá nhân tôi cho là: ko cần, để thông báo rằng: tôi đi thẳng.

Hoàn toàn nhất tri với bác.

Em lý giải thêm: khi vào vòng xuyến, hướng vào là bắt buộc, xi nhan là thừa. Cái này các bác VN mình khoái lắm, có mỗi một lối thì nhan cái gì :D.

Luật của ta không khác luật của Đức: chuyển hướng phải có tín hiệu, trừ cái tín hiệu xi nhan vào bùng binh là bị cấm ở Đức.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com

1- Bác vẫn hiểu kiểu Việt Nam là "Đi thẳng qua bùng binh".

2- Nó có 2 giai đoạn độc lập:
...

Xin cảm ơn kụ VW Golf nhiều.

Nhà cháu xin tập trung trao đổi cùng kụ về 2 ý này đã nhé. Mong được kụ nói rõ thêm.

Ý thứ nhất, "đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến" không phải là cách hiểu của chỉ Việt nam. Vì 3 lý do sau:

a- Như tại còm #25 ở trên, nhà cháu đã minh hoạ. Bên Úc họ cũng gọi là "đi thẳng về phía trước (qua vòng xuyến). Có clip minh hoạ hẳn hoi. (Nhà cháu sẽ úp clip này tại Phần #4- Thế giới họ quy định thế nào". Nhà cháu sẽ xem thêm tại luật của các nước khác.

b- Như tại Hình #1 ở đầu thớt, nhà cháu đã minh hoạ 3 trường hợp đi qua giao cắt có vòng xuyến: 1- đi qua để rồi rẽ trái, quay đầu; 2- đi qua để rồi đi thẳng trên tuyến đường cũ; 3- đi qua để rồi rẽ phải.

Khi đi thẳng qua giao cắt thông thường (trường hợp 2-) thì: a- các kụ vẫn gọi đó là hành vi đi thẳng qua giao cắt; 2- khi có hành vi đi thẳng qua giao cắt thì xe không bị luật bắt phải xi nhan, vì không có chuyển hướng. Điều này là hiển nhiên, chắc không ai băn khoăn gì, đúng không ạ?

c- Về bản chất, lưu thông qua giao cắt thông thường cũng giống như lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến. Cũng có rẽ trái, đi thẳng và rẽ phải. Vì về bản chất, nơi vòng xuyến cũng chỉ là một giao cắt.

Giao cắt có vòng xuyến chỉ có 2 điểm khác biệt so với giao cắt thông thường, nhưng 2 điểm khác biệt đó của vòng xuyến không làm thay đổi bản chất hành vi của phương tiện đi qua nó. Nghĩa là vẫn còn đó những hành vi như rẽ trái nơi giao cắt, đi thẳng qua nơi giao cắt, rẽ phải nơi giao cắt. Với vòng xuyến, ta chỉ phải gọi tên cụ thể hơn, là rẽ trái nơi giao cắt có vòng xuyến, đi thẳng qua nơi giao cắt có vòng xuyến, rẽ phải nơi giao cắt có vòng xuyến.

Giao cắt có Vòng xuyến không có quy định cụ thể hoặc ngụ ý nào khiến cùng một hành vi "đi thẳng qua giao cắt" lại bị đổi tên, thay đổi bản chất hành vi, thành "không đi thẳng" cả.

(Giao cắt có vòng xuyến chỉ khác với giao cắt thông thường ở 2 điểm sau: a- thay đổi về quy định nhường xe (phải nhường cho xe từ bên trái đến), b- có vòng xuyến ở giữa giao cắt và có biển báo 303 gắn trước giao cắt, để bắt buộc các phương tiện nếu có chuyển hướng (sang trái) thì phải đi vòng theo vòng xuyến và đi theo chiều ngược kim đồng hồ; còn nếu không có chuyển hướng (sang trái) thì không phải ôm theo vòng xuyến. Trên thực tế, xe rẽ phải không thể tuân thủ quy định "ôm theo vòng xuyến", xe đi thẳng qua vòng xuyến cũng vậy)


Ý thứ 2 : /quote/ (Lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến) có 2 giai đoạn độc lập: /Hết quote/

Nhà cháu e rằng đây chỉ là suy diễn của tư duy, không phải là quy định của luật, kụ à.

Đơn giản, vì 2 lí do:
- Việc lưu thông qua Giao cắt qua vòng xuyến có bản chất là lưu thông qua một giao cắt. Nếu luật pháp và các kụ mợ chúng ta vẫn coi việc lưu thông qua một giao cắt thông thường không phải là có 2 giai đoạn độc lập, thì việc lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến cũng phải được coi như vậy.
- Nhà cháu chưa thấy trong văn bản luật pháp nào, của Vn cũng như của nước khác, nêu khái niệm "(Lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến) có 2 giai đoạn độc lập". Nếu kụ biết trong luật nào, của VN hay các nước khác, nhờ kụ cho nhà cháu xin cái link, để nhà cháu tìm hiểu và điều chỉnh quan điểm của mình, kụ nhé.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...
Đi vào bùng binh: Tụi Đức cấm xi nhan.

Vì hướng đi của bác nó rõ rồi, bác ko cần phải báo cho ai cả.

Còn từ bùng binh đi ra: ...

.

Nhà cháu rất thích câu "Luật Đức cấm xi nhan khi đi vào giao cắt có vòng xuyến".
Họ cấm xi nhan, vì hướng đi của nó rõ rồi, không cần phải báo cho ai cả. Lý do rất đơn giản và chính xác.

Nhà cháu mong muốn luật của Vn cũng có quy định cấm xi nhan khi đi vào giao cắt có vòng xuyến, như trong luật của Đức.

Nhưng nhà cháu còn muốn hơn thế.

Nhà cháu còn muốn, ở Vn quy định thêm:
Còn từ bùng binh đi ra: cũng không bắt buộc phải xi nhan, vì hướng đi của các xe đều rõ rồi, ko cần phải báo cho ai cả.

Còn làm sao để hướng đi của các xe từ bùng binh đi ra đều có thể rõ ràng cho xe khác biết, để xe không phải xi nhan?

Có 1 cách rất đơn giản: kẻ vạch chia làn đường trên bùng binh, như thế giới họ đang làm.
Xe nào rẽ trái thì đi làn sát bùng binh (như đường vẽ màu đỏ trong Hình #5). Xe nào đi thẳng để thoát bùng binh thì đi làn bên ngoài (như đường vẽ màu vàng trong Hình #5).

Khi đó, các xe trong bùng binh muốn chuyển hướng hay đi thẳng chỉ việc chuyển làn đường. Khi chuyển làn đường thì phải xi nhan.

Nếu bùng binh đó có mật độ lưu thông cao, dễ gây ùn ứ, thì kẻ vạch 1.18 chỉ hướng đi trên từng làn, có thể gắn thêm đèn xanh đỏ trước khi vào giao cắt, để điều phối giao thông cho phù hợp.

Cách tổ chức giao thông trên bùng binh như này hoàn toàn phù hợp với quy định của luật gtđb 2008, là "không cần phải có xi nhan khi xe lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến".

Kụ VW Golf thấy thế nào ạ?



----------------

Hình #5: Kẻ vạch chia làn trên giao cắt có vòng xuyến giúp xác định rõ hướng muốn đi của từng luồng xe khi ra khỏi giao cắt.



.
 
Chỉnh sửa cuối:

TNTuan

Xe điện
Biển số
OF-46460
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
2,179
Động cơ
483,770 Mã lực
Ko biết các cụ quan niệm bùng binh khác vòng xuyến thế nào. E chỉ quan tâm chỗ đó có biển báo chỉ dẫn số 303 là em phải xi nhan cho dù có đi thẳng và cái vòng đó bé đến nỗi chưa kịp vào đã ra mất rồi >:)
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Hoàn toàn nhất tri với bác.

Em lý giải thêm: khi vào vòng xuyến, hướng vào là bắt buộc, xi nhan là thừa. Cái này các bác VN mình khoái lắm, có mỗi một lối thì nhan cái gì :D.

Luật của ta không khác luật của Đức: chuyển hướng phải có tín hiệu, trừ cái tín hiệu xi nhan vào bùng binh là bị cấm ở Đức.
- Đi vào, đi vòng quanh vòng xuyến không phải xin nhan. Đi ra phải xin nhan
- Không vào thì không có ra. Một sô nơi giao nhau có vòng xuyến nhỏ thì một số trường hợp qua nơi giao nhau này chưa chắc đã vào vòng xuyến
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,318 Mã lực
- Đi vào, đi vòng quanh vòng xuyến không phải xin nhan. Đi ra phải xin nhan
- Không vào thì không có ra. Một sô nơi giao nhau có vòng xuyến nhỏ thì một số trường hợp qua nơi giao nhau này chưa chắc đã vào vòng xuyến
Các bác nhà mềnh ít để ý đến cái phạm vi ngâm cứu.

Cái vòng xuyến đường kính 2 mét thì đi thẳng qua giao cắt được. Nhất là với xe thô sơ.

Cái vòng xuyến đường kính bốn năm chục mét thì phải đi vòng qua nó chứ. Mà khi gặp nó trước mặt thì mỗi cách quẹo phải. Không quẹo phải thì đi làm sao? Còn mỗi một hướng thì ộp phơ hay bẩu là không cần đới :D.

Quẹo xong rồi thì ôm vòng đi tiếp, đến chỗ chuẩn bị ra thì xinhan vì có chuyển hướng.

Bọn Niu Di lân còn đưa cả tình huống này vào thi cấp giấy phép lái xe đấy.
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Trước hết, bác dịch đúng rồi mà, đấy là Quy định của tụi Đức (StVO).

Bác vẫn hiểu kiểu Việt Nam là "Đi thẳng qua bùng binh".
Nó có 2 giai đoạn độc lập:
Đi vào bùng binh: Tụi Đức cấm xi nhan.
Vì hướng đi của bác nó rõ rồi, bác ko cần phải báo cho ai cả.

Còn từ bùng binh đi ra: Nó độc lập hoàn toàn với đoạn trước, khi nào bác rẽ phải thì thông báo và có trách nhiệm phải thông báo bằng xi nhan; chưa thích rẽ thì bác cứ đi vài vòng tròn, có sao đâu.

Thế nên ko có khái niệm đi thẳng qua bùng binh, cả ở đây cũng như ở bển.
Nếu cái bùng binh đủ to.
Thực tế bọn Đức đẻ ra cái bùng binh khi và chỉ khi nó đủ to để ô tô chạy vòng vòng được => nó áp dụng Quy định trên.

Còn câu hỏi của bác: Đi thẳng qua có cần xi nhan ko?
Với cái đủ to thì phải xử lý như trên đã nói.
Với cái nhỏ: cá nhân tôi cho là: ko cần, để thông báo rằng: tôi đi thẳng.
ồ, cháu đã hiểu luật đức, như thế này là chuẩn đấy nhỉ các cụ, ở mình thì cứ nhậm nhằng cho mấy thằng nó thịt.
thanks cụ và cụ bia sgb345, em hiểu thêm khá nhiều về việc đi qua bùng binh, nhưng khả năng khi qua bùng binh lớn ở VN khi vào em vẫn phải xi trái tránh lằng ngoằng với xxx, còn với bùng binh nhỏ thì không cần xi gì cả.
 

Mít đen

Xe tăng
Biển số
OF-392043
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,156
Động cơ
247,994 Mã lực
Tuổi
44
Theo quan điểm cá nhân em thì như này:
1. Xét về luật:
1.1 Khi chuyển làn, chuyển hướng thì phải xi nhan ==> Ngoài 2 tình huống đó mà bị xxx bắt lỗi không xi nhan thì phải tranh luận với xxx thôi
1.2 Khi qua vòng xuyến thì nhường cho xe đi vào từ phía bên trái (điều 22, luật giao thông đường bộ) ==> Phải tuân thủ quy tắc này thôi ạ​
2. Xét về VHGT-ATGT:
2.1 Nếu không có xe đi từ các hướng khác vào vòng xuyến thì không cần phải xi nhan nếu đi thẳng (không chuyển làn, chuyển hướng)
2.2 Nếu có các phương tiện đi từ hướng khác vào thì bật xi nhan trái khi vào vòng xuyến, sau khi đã vào vòng xuyến thì bật xi nhan phải để đi thẳng​
3. Tuy nhiên, với những vòng xuyến to, có thể xxx cho rằng khi vào vòng xuyến và khi ra khỏi vòng xuyến là có sự chuyển hướng (hướng chếch bên phải xe mà) nên họ mới vợt lỗi đó. Trường hợp này, nếu muốn có thể tranh luận với xxx thôi.
Chốt lại với các vòng xuyến to thì khi vào nên bật xi nhan trái, khi ra nên bật xi nhan phải thế là vừa đảm bảo về mặt tín hiệu, vừa để các anh xxx hết cớ (cho dù cớ của các anh không đúng)
 

ta thinh

Xe hơi
Biển số
OF-390223
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
112
Động cơ
238,720 Mã lực
Tuổi
42
em tán thành vào vòng xuyến xi nhan trái ra vòng xuyến xi nhan phải
 

hn03

Xe điện
Biển số
OF-4365
Ngày cấp bằng
22/4/07
Số km
2,303
Động cơ
571,026 Mã lực
Nhiều chữ quá, đọc mãi không hết. Signal thì em vẫn signal cho đầy đủ, thừa còn hơn thiếu, đỡ lằng nhằng với xxx. Mặc dù em thấy rất thừa khi đi thẳng. Ngẫm ra thì xxx đang làm ra luật chứ không phải mấy ông nghị. Có quá nhiều khái niệm mà các ông nghị ko biết cái chi chi
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Các bác nhà mềnh ít để ý đến cái phạm vi ngâm cứu.

Cái vòng xuyến đường kính 2 mét thì đi thẳng qua giao cắt được. Nhất là với xe thô sơ.

Cái vòng xuyến đường kính bốn năm chục mét thì phải đi vòng qua nó chứ. Mà khi gặp nó trước mặt thì mỗi cách quẹo phải. Không quẹo phải thì đi làm sao? Còn mỗi một hướng thì ộp phơ hay bẩu là không cần đới :D.

Quẹo xong rồi thì ôm vòng đi tiếp, đến chỗ chuẩn bị ra thì xinhan vì có chuyển hướng.

Bọn Niu Di lân còn đưa cả tình huống này vào thi cấp giấy phép lái xe đấy.
Bản chất của vấn đề là xác định "đi thẳng" hay "chuyển hướng". Không phải cứ đánh lái là chuyển hướng mà phải theo các báo hiệu để xác định đường, làn đường.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,318 Mã lực
Bản chất của vấn đề là xác định "đi thẳng" hay "chuyển hướng". Không phải cứ đánh lái là chuyển hướng mà phải theo các báo hiệu để xác định đường, làn đường.
Đi thẳng (không chuyển hướng) để mà đâm vỡ vòng xuyến à.

Troài ạ.

Cái vòng xuyến ở Cầu chui đó, đi từ Cầu CD về Cầu Đuống, đã có ông nào trèo lên vòng xuyến đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top