- Biển số
- OF-52578
- Ngày cấp bằng
- 10/12/09
- Số km
- 243
- Động cơ
- 455,370 Mã lực
Thác Bản Giốc cách thị xã Cao Bằng 91 km, thuộc huyện Trùng Khánh. Trùng Khánh trùng tên với một thành phố lớn và giàu có của Trung Quốc, thành phố Trùng Khánh với hơn 30 triệu dân. Trùng Khánh có nghĩa là “niềm vui nhân đôi”. Huyện Trùng Khánh của Cao Bằng thì ngược lại, còn rất nghèo, chỉ được biết đến qua hai thắng cảnh nổi tiếng: Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao.
Trên đường đến thác Bản Giốc, dừng nghỉ chân ở chợ Trùng Khánh. Một phiên chợ nửa quê nửa tỉnh, ồn ào, náo nhiệt.
Ghé vào một hàng chè. Vị chè ngon lạ lùng. Cô bán hàng xởi lởi, vui vẻ.
Có thứ trái cây này bán đầy trong chợ, giống như trái xoài nhỏ. Khi mang vào Sài Gòn, mọi người bảo tôi đó là trái muỗm, chẳng biết có phải không.
Cung đường từ thị xã Cao Bằng lên thác Bản Giốc khá đẹp nhưng thỉnh thoảng bị chia cắt để đặt ống nước hay làm gì đó.
Thác Bản Giốc, còn được gọi là thác Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Thoong Áng, ở phía bên Trung Quốc gọi là thác Đức Thiên – Bản Ước, là một cặp thác chính và phụ, hay còn gọi là thác thấp và thác cao. Phần thác phụ và nửa phía Nam của thác chính thuộc về Việt Nam theo hiệp định biên giới năm 1999 ký kết với Trung Quốc. Trung Quốc chiếm nửa thác chính phía Bắc. Thác Bản Giốc từng là một trong những điểm tranh cãi quyết liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình đàm phán để ký kết hiệp định. Những cư dân lâu đời ở vùng biên giới nhạy cảm này cho đến bây giờ vẫn khăng khăng một mực khẳng định rằng vào cái ngày xưa không xa xôi gì cho lắm, toàn bộ thác Bản Giốc vẫn thuộc về Việt Nam và rằng cái cột mốc hiện tại, ngày xưa nằm ở chỗ khác.
Thôi thì câu chuyện của lịch sử, của biên giới, thì để cho lịch sử và các chính trị gia giải quyết. Chỉ có điều nhìn thác nước đẹp, hùng vĩ, nay lại được phía Trung Quốc bầu là thác nước đẹp nhất Trung Quốc trong một cuộc bình chọn do tạp chí Địa lý Quốc gia của họ tổ chức năm 2005, tự nhiên vẫn cứ thấy khó chịu, vướng vất trong lòng. Ở cạnh một quốc gia lớn, đông dân, nhiều tham vọng bành trướng, chưa bao giờ là điều tốt cho bất kỳ đất nước nào trên thế giới.
Toàn cảnh thác Bản Giốc nhìn từ phía đường cái. Đi trên đường đã có thể nhìn thấy thác từ phía xa xa.
Phải đi bộ theo một con đường mòn ngoằn ngoèo khá dài mới đến tận chân thác.
Trên đường đến thác Bản Giốc, dừng nghỉ chân ở chợ Trùng Khánh. Một phiên chợ nửa quê nửa tỉnh, ồn ào, náo nhiệt.
Ghé vào một hàng chè. Vị chè ngon lạ lùng. Cô bán hàng xởi lởi, vui vẻ.
Có thứ trái cây này bán đầy trong chợ, giống như trái xoài nhỏ. Khi mang vào Sài Gòn, mọi người bảo tôi đó là trái muỗm, chẳng biết có phải không.
Cung đường từ thị xã Cao Bằng lên thác Bản Giốc khá đẹp nhưng thỉnh thoảng bị chia cắt để đặt ống nước hay làm gì đó.
Thác Bản Giốc, còn được gọi là thác Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Thoong Áng, ở phía bên Trung Quốc gọi là thác Đức Thiên – Bản Ước, là một cặp thác chính và phụ, hay còn gọi là thác thấp và thác cao. Phần thác phụ và nửa phía Nam của thác chính thuộc về Việt Nam theo hiệp định biên giới năm 1999 ký kết với Trung Quốc. Trung Quốc chiếm nửa thác chính phía Bắc. Thác Bản Giốc từng là một trong những điểm tranh cãi quyết liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình đàm phán để ký kết hiệp định. Những cư dân lâu đời ở vùng biên giới nhạy cảm này cho đến bây giờ vẫn khăng khăng một mực khẳng định rằng vào cái ngày xưa không xa xôi gì cho lắm, toàn bộ thác Bản Giốc vẫn thuộc về Việt Nam và rằng cái cột mốc hiện tại, ngày xưa nằm ở chỗ khác.
Thôi thì câu chuyện của lịch sử, của biên giới, thì để cho lịch sử và các chính trị gia giải quyết. Chỉ có điều nhìn thác nước đẹp, hùng vĩ, nay lại được phía Trung Quốc bầu là thác nước đẹp nhất Trung Quốc trong một cuộc bình chọn do tạp chí Địa lý Quốc gia của họ tổ chức năm 2005, tự nhiên vẫn cứ thấy khó chịu, vướng vất trong lòng. Ở cạnh một quốc gia lớn, đông dân, nhiều tham vọng bành trướng, chưa bao giờ là điều tốt cho bất kỳ đất nước nào trên thế giới.
Toàn cảnh thác Bản Giốc nhìn từ phía đường cái. Đi trên đường đã có thể nhìn thấy thác từ phía xa xa.
Phải đi bộ theo một con đường mòn ngoằn ngoèo khá dài mới đến tận chân thác.