[CCCĐ] Đi đâu loanh quanh...

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Lạng Sơn, nhớ buổi sáng mù sương, nhớ tượng đá nàng Tô Thị vụng về phục chế. Và còn nhớ những món ăn ngon nơi này.

Vịt quay Lạng Sơn nổi tiếng, mềm và béo ngậy.



Vịt xào lá móc mật (có người còn gọi là mác mật) vị ngon lạ lùng



Lợn nướng lá móc mật giòn tan



Món khâu nhục béo nhưng ăn không ngán




Cà tím sốt Tứ Xuyên



Măng ngâm dấm ớt cay cay ngon ngon



Lạng Sơn còn nhiều nơi, nhiều chốn chưa đến được. Nhưng tôi lại thấy đây là điều may mắn. Vì tôi sẽ còn lý do để quay lại chốn này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,475
Động cơ
405,649 Mã lực
Ôi! Bạn có đọc cuốn " Chợ đệm quê tôi " à, văn của người Nam Bộ hơi khó đọc đúng ko?. Bạn đọc nhiều thế thảo nào lối viết văn thật mượt mà,kiến văn thật uyên bác.Xin bạn nhận ở nơi tôi 2 từ " Bái Phục ". Mà bạn Alice này,nói nhỏ với riêng bạn thôi nhé : Tác giả cuốn sách đó chính là Thân Phụ của kẻ hèn này đấy,và ngôi làng Tân Nhật thơ mộng(xưa kia) nằm dưới dạ cầu Chợ Dệm đến nay vẫn còn xót lại duy nhất 1 quán "Cháo lòng Chợ đệm" của vợ chồng Năm Nhẫn cháu ruột T tôi đấy.Và biết đâu. 1 ngày đẹp trời nào đó,dừng bước giang hồ quán cháo lòng kia hân hạnh được đón đôi chân tuyệt vời của lữ khách Alice ghé thăm.Biết đâu biết đâu đấy phả ko bạn Alice
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Ôi! Bạn có đọc cuốn " Chợ đệm quê tôi " à, văn của người Nam Bộ hơi khó đọc đúng ko?. Bạn đọc nhiều thế thảo nào lối viết văn thật mượt mà,kiến văn thật uyên bác.Xin bạn nhận ở nơi tôi 2 từ " Bái Phục ". Mà bạn Alice này,nói nhỏ với riêng bạn thôi nhé : Tác giả cuốn sách đó chính là Thân Phụ của kẻ hèn này đấy,và ngôi làng Tân Nhật thơ mộng(xưa kia) nằm dưới dạ cầu Chợ Dệm đến nay vẫn còn xót lại duy nhất 1 quán "Cháo lòng Chợ đệm" của vợ chồng Năm Nhẫn cháu ruột T tôi đấy.Và biết đâu. 1 ngày đẹp trời nào đó,dừng bước giang hồ quán cháo lòng kia hân hạnh được đón đôi chân tuyệt vời của lữ khách Alice ghé thăm.Biết đâu biết đâu đấy phả ko bạn Alice
Cảm ơn bạn Thái Phượt. Rất vui vì được biết bạn là con của một tác giả Nam Bộ nổi tiếng là Nguyễn Văn Trấn. Mình nghiên cứu văn chương và có chú ý mảng văn học Nam Bộ nên biết tên tuổi của ông. Văn chương miền Nam không mượt mà nhưng rất giàu tình cảm và "Chợ Đệm quê tôi" là cuốn hồi ký chan chứa tình người.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Về miền Tây Nam

Lâu lắm không có dịp về An Giang, nên khi nghe một lời rủ rê, đi về An Giang là vội thu xếp về ngay. An Giang không phải là quê hương, chỉ là miền đất từng sống một thời thơ ấu, nhưng mỗi khi nhắc đến nơi này, đều cảm thấy ấm áp, dịu dàng một cảm xúc nhớ thương, trìu mến. Là con đường quanh hồ Nguyễn Du êm ả hàng cây, là tô bún cá nóng hổi, thơm lừng, là chén chè bưởi ngọt thanh và quán cơm tấm Cây Điệp đã đi vào truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, là những người bạn nhỏ thân thương học chung từ hồi lớp 1, sau bao nhiêu năm vẫn may mắn giữ được liên lạc với nhau, gặp nhau ngày thường trên Facebook, Yahoo Messenger, dù bây giờ có khi sống cách nhau nửa vòng trái đất.

Bận rộn công việc, mãi đến 6 chiều giờ ô tô mới chạy. Thẳng về hướng Châu Đốc viếng miếu Bà Chúa Xứ ban đêm. Bến phà Vàm Cống xe đông đặc vì đang mùa viếng lễ. Xe của tôi chạy thẳng lên vị trí đầu tiên, sát cổng phà vì nhờ vào một cú điện thoại của một người bạn gọi đến, báo trước biển số xe. Thỉnh thoảng cũng được ngồi trong những chuyến xe ưu tiên, nhưng ưu tiên theo kiểu quen biết thế này thì cũng thấy hơi kỳ kỳ. Có điều nhìn hàng xe xếp dài dằng dặc, thấy rằng có chút quen biết vậy cũng là điều may mắn.

Lại một chuyến phà đêm, không biết bao nhiêu lần đã ngang qua những chuyến phà đêm, nhưng lần nào cũng một cảm xúc ấy, tâm trạng ấy, là lòng nao nao giữa con nước lớn ròng, là sóng sánh mặt nước sông, loang loáng dưới ánh đèn phà, là không khí mát lạnh gió sông, là những gương mặt người chợt lướt trên đường, nửa xa lạ, nửa thân quen gần gũi vì cái cảm giác đang về miền Tây, đang ở miền Tây, đang thở bầu không khí của miền Tây.







Ngang qua Long Xuyên lúc gần 11g đêm, thành phố đang ngủ yên. Ngôi trường tuổi thơ tôi đen sẫm bên đường, chìm trong bóng đêm. Thèm một lần được quay về trường xưa, đứng ở cổng trường cùng với vài cô bạn gái, nhấm nháp cuốn bò bía và ly nước mía mát lạnh. Tự an ủi mình là ít tháng nữa sẽ được gặp nhau trong một ngày hội về trường. Còn bây giờ chỉ đi ngang qua thôi.

12g đêm đặt chân đến Châu Đốc, đang mùa lễ hội nên miếu Bà Chúa Xứ đông nghịt người. Bây giờ nhiều người thích đi lễ về đêm, thanh tịnh hơn, vắng vẻ hơn. Nhưng ở miếu bà Chúa Xứ thì ngược lại, ban đêm người vẫn tấp nập ra vào.



Cửa miếu thờ vẫn còn một loại phương tiện chuyên chở cũ kỹ, xe lôi.



Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở phường Núi Sam, thuộc khu quần thể núi Sam của thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đi đến viếng miếu Bà Chúa Xứ, người dân miền Nam thường hay gọi là đi Vía Bà. Cách đây khoảng gần hai trăm năm, người dân phát hiện trên đỉnh núi Sam có một pho tượng lạ, tục truyền cần đến 9 cô gái đồng trinh mới khiêng được pho tượng đi. Đến đúng vị trí bây giờ là miếu, thì pho tượng nặng một cách kỳ lạ và không khiêng được nữa. Người dân ở đó bèn lập miếu thờ cúng. Miếu ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XIX, cũng có giả thuyết cho rằng chính vị quan đi mở cõi Thoại Ngọc Hầu và vợ là bà Châu Thị Vĩnh Tế đã ban lệnh khởi công xây dựng miếu. Ngay gần miếu bà Chúa Xứ, có lăng Thoại Ngọc Hầu, ghi công lao của một người đã mở mang, khai phá miền đất Tây Nam.

Được xây dựng và trùng tu nhiều lần, ngôi miếu được tái thiết hoàn toàn vào năm 1976 và vẫn giữ phần lớn dáng vẻ đó cho đến ngày nay, vàng son rực rỡ với lối kiến trúc theo kiểu tam cấp, mái ngói màu xanh lưu ly.

Trong ánh đèn ban đêm.






Ban Quản lý khu di tích không cho chụp hình pho tượng Bà Chúa Xứ. Thật ra tôi đã đến nơi này nhiều lần, đã từng ngắm rất kỹ pho tượng, từng băn khoăn tự hỏi điều gì, lý do gì đã khiến một pho tượng đá tạc hình nam thần Vishnu (thần bảo hộ) của Ấn Độ giáo từ thế kỷ VI, di vật còn lại của nền văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam thuở xa xưa, nay lại trở thành một vị nữ thần phảng phất theo tín ngưỡng đạo Mẫu truyền thống của người Việt, tôn vinh sự sinh sôi nảy nở, phù hộ độ trì cho con người? Tinh thần cởi mở, phóng khoáng của người Việt, đã khiến cho họ dễ dàng tiếp nhận những tôn giáo ngoại lai, hơn thế nữa, còn Việt hóa đi, như ở miền Trung, nữ thần Poh Nagar của người Chăm đã được thờ cúng và Việt hóa thành Thiên Y A Na hay Bà Chúa Ngọc.

Ở miền Bắc, tín ngưỡng thờ Mẫu rất phổ biến. Có lẽ trong tiềm thức xa xưa của người Việt, hình ảnh người mẹ, hình ảnh mẫu tượng trưng cho sự gắn kết ngàn đời của dân tộc. Các vị mẫu là những nữ thần bảo hộ non sông, đất nước, giống nòi, là lực lượng siêu nhiên che chở con người. Xuôi dần về phương Nam, tín ngưỡng này nhạt dần đi, nhưng rải rác đây đó vẫn có những điện thờ Bà Chúa Ngọc ở miền Trung, thờ Bà Đen ở Tây Ninh, thờ Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc. Tôn vinh nữ thần, cũng là tôn vinh người phụ nữ, có lẽ ít dân tộc nào có được nét tín ngưỡng độc đáo như vậy.

Khách thập phương đến viếng Bà Chúa Xứ thường để cầu xin an lành và xin phù hộ độ trì cho việc làm ăn buôn bán. Họ thường dâng cúng nhiều lễ vật, trong đó có y phục cho Bà Chúa Xứ và đặc biệt là những chú heo quay.





Hai bên gian chính điện để quần áo của Bà Chúa Xứ. Những chiếc áo lễ nặng nề rực rỡ. Những mảnh vải nhỏ được cắt ra từ áo Bà dùng để làm bùa cầu may. Sắc đỏ chói mắt.







Nhang khói nghi ngút, những lời cầu khấn thì thầm to nhỏ. Những ánh mặt rạng ngời niềm thành kính. Không gian tĩnh lặng ban đêm biến thành không gian tín ngưỡng. Ngồi một mình trên ghế đá ngắm dòng người đông như trẩy hội, tự nhiên tôi lại nhớ lời Kinh Thánh: “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Ở đây thì người ta vẫn cần một pho tượng đá để tin.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Sáng hôm sau, ngồi trên một nhà bè nổi uống cà phê ngắm dòng sông Hậu. Nhà bè nổi là nét đặc trưng của vùng sông nước, nhưng nhiều nhất là ở vùng Châu Đốc.



Trời mới mờ sáng, nhưng dòng sông đã tấp nập ghe thuyền.










Lại qua một chuyến phà để ghé thăm làng Chăm Châu Giang.



Bên này sông là Châu Đốc ồn ào, bán buôn tấp nập, bên kia sông là bảy làng Chăm yên bình, nép mình dọc sông, cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề dệt. Châu Giang là một trong bảy làng Chăm ấy.

Châu Giang nằm ở huyện Phú Tân của tỉnh An Giang, chỉ cách Châu Đốc một con sông. Làng Chăm Châu Giang là nơi tập trung đông đảo người Chăm trên mảnh đất Nam Bộ. Khác xa với người Chăm ở miền Trung vốn theo đạo Bà Ni (Hồi giáo cũ) hoặc theo đạo Bà La Môn, người Chăm Châu Giang theo đạo Islam (Hồi giáo mới) với những tập tục nghiêm ngặt của Hồi giáo chính thống, phụ nữ quấn khăn trùm đầu… Tôi nghe nói một số thuyền nhân Việt Nam từng cư trú ở những trại tị nạn bên Indonesia, Malaysia, đã cải sang đạo Hồi, và khi quay trở về Việt Nam, họ không quay về quê hương bản quán, mà tìm đến vùng đất Châu Giang này sinh sống.

Một kiến trúc đặc trưng của người Chăm Nam Bộ là ngôi nhà sàn bằng gỗ theo hướng Đông – Tây. Nhà cất trên những hàng cột gỗ cao hai, ba mét. Khoảng dưới sàn nhà là để khung dệt hoặc là nơi sinh hoạt chung. Ngày nay người ta thường xây tường chứ không để trống trải như xưa nữa.



Tuy cũng khởi đi từ duyên hải miền Trung, từ vùng Thánh địa Trà Kiệu - Mỹ Sơn, cùng nguồn gốc từ vương triều Champa, nhưng tập tục văn hóa người Chăm Hồi giáo An Giang đã khác người Chăm Bình Thuận, Ninh Thuận và quyện chặt với đặc điểm văn hóa sông nước miền Nam. Nhạc sĩ Trần Tiến khi đến vùng đất này đã cảm hứng viết bài hát “Tiếng trống Paranưng” với ca từ ngọt ngào, êm dịu:

Tôi yêu chiếc khăn Mat'ra
Vương trên trán em dịu êm
Tôi yêu tiếng ca Atidza
Mênh mang mênh mang biển sóng
Tôi yêu đóa hoa sớm mai
Vương trên trên áo em nhẹ rơi
Tôi yêu ánh trăng thiết tha
Bao la bao la biển lúa


Như nắng buông trên dòng Tiền Giang
Như gió reo trên dòng Hậu Giang
Như lời thương nhớ ai
Mà giọng hát xa vời.
 
Chỉnh sửa cuối:

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,623
Động cơ
420,183 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
… Đi trẩy nước non Cao Bằng (tháng 7 năm 2011)

Năm 1978 -1979, trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, sau khi bị quân Trung Quốc chiếm, thị xã Cao Bằng chỉ còn là những đống gạch vụn đổ nát hoang tàn. Cao Bằng ngày nay không còn dấu vết gì của trận chiến hơn 30 năm về trước, chỉ có dòng sông Bằng Giang vẫn chảy lững lờ, uốn khúc giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc như một chứng nhân thầm lặng. Hẳn dòng sông này trong suốt chiều dài lịch sử, đã chứng kiến biết bao cảnh đầu rơi, máu chảy, chứng kiến nhiều tham vọng xâm lăng và cũng chứng kiến nhiều thất bại của kẻ thù bên kia biên giới. Sông Bằng Giang cũng là con sông duy nhất từ Việt Nam chảy sang Trung Quốc, tuy bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, chảy vào đất Cao Bằng, nhưng lại đổ ngược về đất Quảng Tây.
Mợ ui, nhờ mợ xem lại cho nhà cháu cái đỏ đỏ ấy tý ợ, hình như còn sông Kỳ cùng nữa mừ! Cho nhà cháu hỏi đây là những kiến thức trong mợ luôn à, không phải tham khảo phải không? Nhà cháu quá phục mợ, thật đấy!
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Vâng, còn sông Kỳ Cùng nữa ạ. Alice phải điện thoại hỏi một người bạn dạy địa lý đấy, cho chắc :)

Hì, có kiến thức gì đâu, mình chỉ đọc sách vở linh tinh và đi đến đâu thì hỏi dân bản địa ở đấy mà. Với lại mình làm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn mà, mấy kiến thức linh tinh này đương nhiên phải biết.

 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Trang phục của người Chăm Châu Giang cũng có nét đặc trưng riêng. Đàn ông đội nón, trẻ thì đội nón đen, già thì đội nón trắng, quấn xà rông. Phụ nữ có chiếc khăn Mat’ra trùm đầu hoặc chiếc mũ bịt tóc rất duyên dáng, mặc áo dài kiểu Chăm.



Ghé vào một thánh đường Hồi giáo (Masjid). Thánh đường có biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết, tượng trưng cho đạo Hồi, cửa và nóc hình vòm, màu chủ đạo là màu trắng. Hồi giáo không tôn thờ ngẫu tượng nên thánh đường không có một pho tượng nào.









Tôi trùm khăn lên kín đầu để tỏ ý tôn trọng quy định của đạo Hồi.



Mỗi ngày người Chăm phải cầu nguyện 5 lần. Nếu bận rộn quá, không đến thánh đường được thì người Chăm phải trả lễ ở nhà cho đủ. Thánh đường không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, mà còn là nơi hội họp, dạy chữ cho trẻ nhỏ, đặc biệt ở đây họ dạy đọc kinh Koran bằng tiếng A rập.

Phía sau thánh đường là nghĩa địa của người Chăm. Nghĩa địa đơn giản, vì quan niệm về cái chết của đạo Hồi cũng đơn giản.



Ghé tiếp vào một xưởng dệt. Đón tôi là những phụ nữ Chăm trung niên xởi lởi. Không thấy bóng dáng cô gái nào. Cô gái Chăm khi chưa lấy chồng thường ở trong nhà và hạn chế tiếp xúc với người lạ.

Khung cửi dệt của người Chăm là một dạng khung cửi lớn. Cho đến ngày nay, người Chăm vẫn dệt bằng khung cửi gỗ thủ công.





Những người phụ nữ ngồi vào khung cửi dệt thử cho tôi thấy. Dưới bàn tay họ, những miếng vải có hoa văn độc đáo hiện ra. Họ không chỉ dệt vải mà còn dệt khăn đội đầu, mũ trùm tóc.






Tôi thử trùm một chiếc khăn Mat’ra đội đầu, thấy mình bỗng khác lạ hơn ngày thường.



Thử những chiếc mũ trùm tóc của phụ nữ Chăm.



Chia tay làng Chăm Châu Giang, có chút bâng khuâng. Tồn tại như một cộng đồng có nhiều nét sinh hoạt văn hóa khác biệt, ngoại lai, tôi có cảm tưởng những người Chăm vẫn giữ trong tâm hồn họ vẻ thẳm sâu ngàn đời của một dân tộc sống thiên về văn hóa nghệ thuật, có tài năng kiến trúc. Nhưng trong những ánh mắt buồn muôn thuở của những người Chăm mà tôi đã gặp, còn có gì đó u uẩn, nuối tiếc về một dĩ vãng vàng son, về một vương quốc bây giờ đã mất.


 
Chỉnh sửa cuối:

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,623
Động cơ
420,183 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Vâng, còn sông Kỳ Cùng nữa ạ. Alice phải điện thoại hỏi một người bạn dạy địa lý đấy, cho chắc :)

Hì, có kiến thức gì đâu, mình chỉ đọc sách vở linh tinh và đi đến đâu thì hỏi dân bản địa ở đấy mà. Với lại mình làm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn mà, mấy kiến thức linh tinh này đương nhiên phải biết.

Nhà cháu đi đâu cũng thích tự mình khám phá thiên nhiên, cảnh vật, nhất là những ngóc ngách, mà chỉ nhìn thôi, chứ chẳng hiểu gì cả, ~X(híc! Có kiến thức nhiều như mợ cũng thích nhỉ, ước gì nhà cháu được một phần nhỏ trong những mớ linh tinh đấy của mợ ;)):);)). Đúng là những điều đơn giản của người này có khi là cả niềm mơ ước của người khác đấy mợ nhỉ?
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Chào mợ Alice, rất tiếc đã mời trượt mợ trong chuyến Điện Biên - Sa Pa vừa rồi. Chuyến đi đã thành công ngoài cả sự mong đợi. Tuy nhiên em cũng không ghi nhận được nhiều vì phải cầm lái và thời gian đi hơi ngắn cho cung đường khá dài. Gửi tặng mợ 1 vài hình ảnh Tây Bắc dịp 02-09 qua.



Nương lúa trên Bản Tà Té, Thanh Ngam, Pa Vang. Lúa bắt đầu trổ bông thơm ngát hương lúa non, chắc sang tháng 10 lúa sẽ chín vàng đẹp lắm.


Một căn nhà sàn đơn sơ bên lưng đèo Pha Đin


Bản người Thái trên cánh đồng Mường Phăng.


Hội chợ Mộc Châu, người dân tộc vùng núi diện váy áo tung tẩy, rộn ràng.



Sapa mây mù sau cơn mưa lớn
.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Bạn Tribute ơi, cảm ơn bạn nhiều lắm @};-@};-@};-. Mình cũng tiếc là không đi được chuyến Điện Biên - Sa Pa cùng với Hội Ford. Hy vọng lần sau sẽ đi được. Nếu có chuyến nào đi, bạn báo cho mình biết trước nhé. Chúc mừng chuyến đi trên cả thành công của bạn và mọi người.

Mình không sao xem được hình bạn up lên, hic, dù mở bằng trình duyệt gì đi nữa.
:(
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Bạn Tribute ơi, cảm ơn bạn nhiều lắm @};-@};-@};-. Mình cũng tiếc là không đi được chuyến Điện Biên - Sa Pa cùng với Hội Ford. Hy vọng lần sau sẽ đi được. Nếu có chuyến nào đi, bạn báo cho mình biết trước nhé. Chúc mừng chuyến đi trên cả thành công của bạn và mọi người.

Mình không sao xem được hình bạn up lên, hic, dù mở bằng trình duyệt gì đi nữa.
:(
Thôi chết, em quên chưa Public thư viện ảnh cá nhân. Sorry mợ nhé.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Tiếp tục lên đường thẳng về núi Cấm. Tỉnh An Giang có dãy Thất Sơn (Bảy Núi). Thật ra vùng đất này có đến 37 ngọn núi, cho nên nhiều sách lịch sử, địa lý đưa ra những ý kiến không thống nhất nhau về tên của bảy ngọn núi. Ngày nay người ta cho rằng Bảy Núi là bảy ngọn núi gồm núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Nước (Thủy Đài Sơn). Mỗi ngọn núi đều có một cái tên chữ Hán rất đẹp, nhưng người dân thì không ai nhớ đến những cái tên cầu kỳ chữ nghĩa như vậy, mà vẫn gọi Bảy Núi bằng những cái tên dân dã.

Bảy Núi tương truyền là vùng đất linh thiêng, vùng đất của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương thế kỷ XIX, có nhiều hoạt động chống Pháp, yêu nước.

Trên đường đi đến núi Cấm, phải đi ngang qua ngọn núi Két. Sở dĩ gọi là núi Két trên trên đỉnh núi có một tảng đá có hình cái mỏ két.



Đi ngang qua xã Thới Sơn thuộc thị trấn Nhà Bàng của huyện Tịnh Biên, dừng chân viếng tượng đài chiến thắng Dốc Bà Đắc, đối diện bên kia đường là nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc, nơi an táng nhiều chiến sĩ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, và đặc biệt là trong chiến tranh biên giới Tây Nam.



Núi Cấm nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên, huyện biên giới giáp với Campuchia. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông. Dọc đường đi là những cánh đồng lúa xanh mướt nối tiếp nhau.



Vùng đất biên giới nên người Việt và người Khmer sống đan xen. Dừng chân ở một ngôi chùa Khmer lộng lẫy bên đường.








Và vì gần biên giới Campuchia nên cây thốt nốt trồng ở đây cũng rất phổ biến. Thốt nốt là một trong những món đặc sản của An Giang mà tôi hay nhớ và thèm da diết.



Tuổi thơ tôi từng sống ở An Giang, được theo chân người cha đi công tác nhiều nơi trong vùng này. Tôi vẫn nghĩ rằng quê hương không chỉ đơn giản là nơi mình sinh ra, mà quê hương còn là nơi mình yêu thương và gắn bó, có nhiều kỷ niệm. An Giang không phải là quê hương tôi, chỉ là mảnh đất sống mấy năm tuổi thơ, nhưng đó là những năm tháng không quên, những kỷ niệm êm đềm không quên, và tôi vẫn nghĩ rằng An Giang như là quê hương thứ hai của mình, thậm chí còn gần gũi thân thương hơn là quê hương thứ nhất xa mù, khuất lấp và không có chút ấn tượng nào.

Tên gọi núi Cấm gắn liền với những truyền thuyết lịch sử. Tương truyền rằng Nguyễn Ánh trên bước đường lưu lạc, trốn chạy nhà Tây Sơn đã dừng chân ở đây. Các cận thần đã phao tin có có ác thú, yêu quái để cấm dân chúng lên núi.

Một cách giải thích khác cho rằng Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, một nhân vật tôn giáo có tiếng sống vào thế kỷ XIX, người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương từng cấm tín đồ lên núi. Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương có nguồn gốc từ đạo Phật, nhưng giáo lý đơn giản hơn nhiều. Giáo phái này chủ trương thực hành “tứ ân”: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại.

Giả thuyết thứ ba có chút lãng mạn, đầu thế kỷ XX có một tên tướng cướp có tiếng chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo ở miền Tây Nam Bộ, tự xưng là tướng cướp Đơn Hùng Tín, lấy núi Cấm làm sào huyệt và cấm dân lên núi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Ngày xưa núi Cấm hoang vu, vắng dấu chân người, cỏ cây rậm rạp, vì thế nơi này có nhiều truyền thuyết về những con thú dữ, những đạo sĩ có phép thuật linh thiêng, những tướng cướp xưng hùng xưng bá. Ngày nay núi Cấm là một địa điểm du lịch nổi tiếng, có đường cho xe ô tô chạy thẳng lên đỉnh núi. Nhưng ô tô tư nhân không được phép lên. Có hẳn một đoàn xe chỉ làm nhiệm vụ chuyên chở khách du lịch lên đỉnh núi (đương nhiên là có thu phí).

Từ trên đỉnh núi Cấm nhìn xuống. Thời tiết không đẹp, trời đầy mây xám.



Trên đỉnh núi Cấm là cả một quần thể chùa. Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự.

Bảo tháp chùa Vạn Linh



Đường lên chùa



Chùa Vạn Linh có từ đầu thế kỷ XX, lúc đầu có tên là chùa Lá, được xây dựng nhiều lần. Năm 1946 bị Pháp phá hoàn toàn. Năm 1970, bị Mỹ san phẳng thành bình địa, đến năm 1995 thì chùa được xây to đẹp như ngày nay.

Khói hương nghi ngút




Tượng Phật trang nghiêm nơi chính điện



Pho tượng Phật Di Lặc khổng lồ tươi cười nhìn chúng sinh.



Hồ Thủy Liêm ở trên đỉnh núi, nước trong xanh. Nhưng ở đây không phải là núi Hoa Quả, động Thủy Liêm trong “Tây du ký”.





Nhiều cá bơi lội. Nơi này người ta thả nhiều cá để phóng sinh, lâu dần thành cả bầy cá lớn.




 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Tạm biệt núi Cấm, tạm biệt đất An Giang, tôi tiếp tục cuộc hành trình đến với Kiên Giang. Mảnh đất miền Tây Nam Bộ quen thuộc, thân thương, với tôi không phải là đi miền Tây, đến miền Tây, mà là quay về miền Tây, và lần nào quay về cũng đều bồi hồi, lưu luyến, như đặt chân về lại nhà mình.

Hướng đến là mảnh đất Hà Tiên, nhưng dọc đường đi tôi đổi hướng về huyện Hòn Đất vì muốn đến thăm mộ chị Sứ, một nhân vật có thật đã đi vào tiểu thuyết “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức. Từ ngoài đường quốc lộ có một tấm biển đề: “Mộ chị Sứ, 13km”. Thú vị vì tên một nhân vật văn học, đã thay thế cho tên nhân vật thật ngoài đời.

Nắng chiều vàng óng, khác hẳn với bầu trời u ám, trĩu nặng buổi sáng lên Núi Cấm. Mộ chị Sứ nằm ở khu di tích Hòn Đất, đường vào khu di tích trải nhựa rất tốt, hai bên là những ruộng lúa mênh mông.

Khu nhà di tích




Bia mộ chị Sứ, tên thật của chị là Phan Thị Ràng. Cái chết của chị bi thảm và ghê rợn hơn rất nhiều so với cái chết trong tiểu thuyết. Khi đi từ Hòn Me về Hòn Đất, chị bị giặc bắt, bị treo lên cây đánh đập dã man và cuối cùng bị giặc lấy cọc tre đâm chết. Năm 1994, liệt sĩ Phan Thị Ràng được phong là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng tên tuổi của chị đã được cả nước biết đến từ lâu nhờ vào cuốn tiểu thuyết “Hòn Đất”.



Mộ của chị nằm tựa vào chân núi Hòn Đất. Đốt một nén nhang cho vong linh của chị. Khói nhang bay lẩn quẩn như không muốn nỡ rời. Dọc đường đi không tìm ra chỗ nào bán trái cây để cúng chị, tìm mãi mới mua được mấy trái vú sữa. Vùng đất này còn nghèo, vẻ thiếu thốn khắc khổ còn hằn lên từng nét mặt người dân.









Phía sau mộ chị Sứ là sườn núi, có những bậc thang dẫn lên. Ở đây có bức phù điêu lớn bằng đá hoa cương, khắc tên của 960 liệt sĩ cùng tượng đài chiến thắng. Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt thời chống Mỹ. Những hang đá rải rác ở sườn núi này, trong đó lớn nhất là hang Quân Y, là nơi du kích ẩn náu và được nhà văn Anh Đức hư cấu thành hang Hòn.



Đứng giữa khu di tích, lòng chùng xuống khi nghĩ mấy chục năm về trước, nơi này là chiến trường ác liệt, là địch ta cùng giành nhau từng tấc đất, lòng dân. Bây giờ thì không gian thinh lặng, thưa thớt bóng người. Nằm cách xa đường quốc lộ, không thuận tiện đường đi, trừ người dân địa phương ra, có rất ít khách du lịch ghé thăm mộ chị Sứ. Nhưng chẳng hề chi, người ta vẫn nhớ đến một chị Sứ dũng cảm trong tiểu thuyết “Hòn Đất” của Anh Đức, nhớ rằng đã từng có một thời như thế, và có những con người đã sống như thế. Được biết đến, được nhớ đến trong tâm tưởng, còn hơn là những nén nhang thờ cúng được đốt mỗi ngày.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Rời khu di tích Hòn Đất, tôi tiếp tục đến một địa điểm mà chắc ít ai biết đến: Hòn Quéo. Ở vùng Kiên Giang có rất nhiều địa danh mang có chữ khởi đầu là “hòn”. Hòn ở đây có nghĩa là một đảo nhỏ nổi ngoài biển, nhưng cũng có khi là một mỏm đất từ đất liền nhô ra biển. Xã Thổ Sơn của huyện Hòn Đất nổi tiếng vì có Ba Hòn: Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo.

Từ Hòn Đất đi thêm khoảng gần 30 cây số nữa thì đến Hòn Quéo. Con đường tuyến huyện khấp khểnh đầy ổ gà, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe bus cũ kỹ chạy qua. Các bạn đồng hành của tôi nhăn mặt vì chặng đường quá xấu. Tôi phải cố xua tan bầu không khí cau có bằng cách kể chuyện cười và đọc thơ tình.

Trái tim em như chiếc xe bus
Lắc lư đầy đàn ông
Con đường tình yêu lởm chởm những ổ gà
Tôi cọc cạch vòng xe rỉ sét
Đạp vào hư không.

Hai bên đường là những vườn cây trái sum suê.



Cây mai nở muộn màng.



Cảnh nghèo vẫn còn nhiều. Dọc đường tôi đi, có rất nhiều ngôi nhà đơn sơ như thế này.



Hòn Quéo nổi tiếng bởi một ngôi chùa nằm trên một hòn đá lớn. Tượng Phật xanh đỏ ra dáng một ngôi chùa quê.



Cạnh chùa là những cây hoa sứ.




Từ trên chùa nhìn xuống, biển ở ngay sát cạnh.



Ở đây gần biển, người dân Hòn Quéo chủ yếu sống bằng nghề chài lưới. Họ cũng có làm nông và có một nghề thủ công đặc sắc là nặn nồi đất và bếp đất (cà ràng). Đây là nghề truyền thống của người Khmer.

Thuyền về bến







Ngồi gỡ lưới



Con đường từ huyện Hòn Đất về Hà Tiên là con đường vắng và buồn. Đường đi khá tốt. Hai bên đường là những cảnh vật quen thuộc của miền Tây Nam Bộ.

Cánh đồng lúa xanh



Ghe thuyền tấp nập





Ghé vào nhà một người quen. Đậu xe nhờ ở cổng trường mẫu giáo.



Được đãi món lẩu bò. Bò của vùng An Giang, Kiên Giang nổi tiếng là ngon, đặc biệt là bò của vùng Bảy Núi. Hàng năm nơi này có lễ hội đua bò truyền thống, tương tự như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Nhưng lễ hội đua bò lại là một câu chuyện khác, ở một chuyến đi khác.



Ngồi chơi với em bé con của chủ nhà. Em thu hút tôi bằng đôi mắt to tròn, sáng long lanh, hứa hẹn một vẻ đẹp sau này. Con gái miền Tây nổi danh nhan sắc, đi đâu cũng gặp người đẹp, nhưng là vẻ đẹp chân chất, hương đồng cỏ nội.



 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Em có cảm giác cuộc đời mợ là những chuyến đi. Những ghi nhận, thả hồn vào khung cảnh của mợ thật tuyêt, em không thể ghi nhận được thấm đẫm như vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top