Chỗ này em cũng chưa đến
Cảm ơn nhiều lắm vì em hiểu những lời Mợ nói, nhưng em ko thể giải thích như Mợ (vì em cũng là người Nam, nhưng kiếm gạo ở đất Bắc)“Qua” và “bậu” là từ miền Nam, ngày nay ít được dùng nhưng cách đây khoảng chừng nửa thế kỷ thì vẫn còn rất thông dụng.
Qua là đại từ, ngôi thứ nhất. Nếu dùng riêng rẽ thì có nghĩa là tôi, ta, thường dùng khi người lớn tuổi xưng hô với người nhỏ tuổi hơn.
Người dân miền Nam có câu nói vui rằng: "Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua, hôm nay qua không nói qua qua mà qua qua".
Nếu “qua” mà dùng chung với “bậu” thì “qua” mang nghĩa là anh, là cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai xưng với người yêu. “Bậu” ở đây cũng là đại từ, ngôi thứ hai, nghĩa là người vợ hay người yêu hay người con gái gọi một cách thân mật.
Gốc của từ “qua” là do chữ “wá”, đọc theo giọng Triều Châu (Trung Quốc), có nghĩa là “ngã”, tức là “tôi”, còn “bậu” có thể là cũng do âm Triều Châu từ chữ “pấu”, có nghĩa là “vợ”, sau thêm nghĩa là “em”, là “nàng”.
Một vài câu ca dao tiêu biểu như:
Canh chầy tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu không.
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra.
Đờn cò lên trục kêu vang
Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng.
Ghe tui tới chỗ cắm sào
Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông.
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương.
Ở miền Nam thời kỳ khẩn hoang, có một luồng người Hoa di cư xuống vùng miền Tây Nam Bộ, trong đó chủ yếu là người vùng Triều Châu. Họ sống tập trung nhiều ở vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hà Tiên, đặc biệt ở vùng Bạc Liêu. Có câu ca dao rằng:
Bạc Liêu là xứ quê mùa
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.
Do vậy trong ngôn ngữ Nam Bộ, cũng ảnh hưởng nhiều của ngôn ngữ Triều Châu, chẳng hạn như: món bánh “pía” ở Sóc Trăng, “hia” có nghĩa là “anh trai”, “chế” có nghĩa là “chị gái” trong tiếng Triều Châu.
Ngày nay theo sự hiện đại hóa của ngôn ngữ và sự phổ cập của ngôn ngữ phổ thông, những danh xưng như vậy dần dần mất đi và chỉ còn thấy ở thế hệ những người lớn tuổi ở miền Tây.
Cảm ơn nhiều lắm vì em hiểu những lời Mợ nói, nhưng em ko thể giải thích như Mợ (vì em cũng là người Nam, nhưng kiếm gạo ở đất Bắc)
Mình đi qua vùng đất Nghệ An rồi, từng đi dọc sông Lam (ở Hà Tĩnh thì gọi là sông La), dừng chân ở thành phố Vinh, thăm Nam Đàn, đi Cửa Lò và một số nơi khác. Rất ấn tượng với vùng đất này và nhất định sẽ viết về Nghệ An bạn à.Cảm ơn mợ Alice nhá! Có cái gì mà không hiểu thì nhà cháu sẽ lên đây hỏi mợ (nhà cháu đã oánh dấu rồi đấy). Ma hôm nào rỗi ấy, mợ đi qua vùng Nghệ An quê nhà cháu làm bài nhá, cháu nói thật là nhà cháu dân ta nhưng chưa biết sử ta lắm đâu, híc!:5:
Híc, thế à! Nhờ mợ viết thêm về cái đo đỏ đấy nhá, nhà cháu ở đó mà!Mình đi qua vùng đất Nghệ An rồi, từng đi dọc sông Lam (ở Hà Tĩnh thì gọi là sông La), dừng chân ở thành phố Vinh, thăm Nam Đàn, đi Cửa Lò và một số nơi khác. Rất ấn tượng với vùng đất này và nhất định sẽ viết về Nghệ An bạn à.