Đi đâu loanh quanh...

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Về xứ dừa

Buổi sáng ở thị xã Bến Tre, nắng nhẹ, gió nhẹ mơn man. Bến Tre nằm hơi tách biệt với những tỉnh khác ở miền Tây nên tôi cứ có cảm giác mọi đổi thay ồn ào chóng mặt ngoài kia, khó chạm đến mảnh đất này.

Nhưng có điều gì là không thể đổi thay? Có điều gì là bất biến? Tôi muốn tìm dấu ấn của đất Bến Tre trăm năm về trước. Và tôi đã thử đi tìm.

Tôi bắt gặp Bến Tre trăm năm về trước qua hình hài vật chất của những tòa nhà xây từ thời Pháp, thanh thoát và cổ kính.



Tòa nhà này từng là nơi ở làm việc của quan Chủ tỉnh Pháp, nay là bảo tàng Bến Tre. Tôi tin rằng viên quan chủ tỉnh người Pháp Michel Ponchon đã từng sống ở nơi này, đã thân hành đi thăm cụ Đồ Chiểu để tỏ lòng quý trọng một văn tài miền Nam. Người ta đã nói nhiều về Michel Ponchon, từng cho rằng viên quan này muốn mua chuộc Nguyễn Đình Chiểu, nhưng tôi chỉ thấy ở đây là sự biệt đãi của một người Pháp yêu văn hóa, am hiểu truyện “Lục Vân Tiên” đối với một văn tài.









Trăm năm về trước, tòa nhà này từng là nơi biểu hiện cho quyền uy thống trị của người Pháp ở xứ thuộc địa. Trăm năm sau, tòa nhà thành nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử của vùng đất này.









Như rất nhiều những nơi chốn miền Tây khác, bao giờ cũng có con sông chảy trong lòng thành phố.









Trung tâm của thành phố Bến Tre là ở nơi này, có tượng đài Đồng Khởi. Phong trào Đồng Khởi xuất phát từ mảnh đất Mỏ Cày năm 1960, đã lan rộng ra khắp miền Nam, dẫn đến việc thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau đó.

 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Từ thành phố Bến Tre tôi đi tiếp về huyện Ba Tri để viếng mộ cụ Đồ Chiểu, quãng đường dài gần 40 km, đường tuyến huyện nên khá nhỏ hẹp nhưng đông đúc người qua lại.

Nói đến cụ Đồ Chiểu, người ta nghĩ ngay đến “Lục Vân Tiên”, một truyện thơ đậm đà tính chất Nam Bộ. Hình ảnh Lục Vân Tiên “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha” sau này đi vào tâm thức người dân Nam Bộ như là hình ảnh của con người dũng cảm, dám xả thân vì người khác. Mỗi nhân vật trong truyện “Lục Vân Tiên” đại diện cho một đức tính của con người, có xấu, có tốt, nhưng đều chân thực và sinh động.

Đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng khang trang, bề thế, nằm trên một khu đất rộng mênh mông.

Cổng vào đền thờ



Bước vào cổng, băng qua một khoảng sân rộng, vào chính điện, có thể thấy chân dung cụ Đồ Chiểu được tạc lại, hiền từ, nho nhã.






Đây vốn là nền ngôi nhà cũ của cụ, nay được dựng lại khang trang.



Khu mộ của cụ Nguyễn Đình Chiểu và những người thân trong gia đình.



Khung cảnh rợp mát, nhiều loại cây cối xanh tươi, không gian trầm mặc, bình yên gần gũi. Ở miền Nam, có lẽ chỉ sau đền thờ Bác Tôn ở An Giang, đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu thuộc loại to đẹp và được chăm sóc kỹ lưỡng nhất.

Bướm nhởn nhơ bay đậu khắp nơi.



Hoa phượng nở đỏ một khoảng sân.



Nhiều loại cây cối, hoa lá chen nhau.









Hơn một trăm năm trước, cụ Đồ Chiểu đã lui về mảnh đất Ba Tri ở ẩn và mất tại nơi này. Không thật là tài hoa như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…, văn chương của cụ Đồ Chiểu mộc mạc, dân dã và đối với độc giả ngày nay thì đã quá cũ xưa. Cụ viết văn chỉ bằng với tấm lòng của một con người yêu nước, bộc trực và thẳng thắn, đúng như quan niệm của cụ về văn chương:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Nhưng nói gì thì nói, văn chương vẫn cần có sự tài hoa. Tiếc là cụ đã không có được điều ấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,479
Động cơ
405,649 Mã lực
Bạn Alice ơi mình vừa đọc hôm nay trên trang du lịch Viêt nam net về các địa danh ngộ nghĩnh . Họ chụp ảnh đèo Cù Mông ,cầu Xẻo Bướm ( xã Đông Thái Kiên Giang trên đường đi Cà mau),rồi nó giải thích rất vô văn hóa là người dân đặt tên như vậy là có ỷ răn đe con gái trong vùng ko được sống sa đọa vô đạo đức. Họ giải thích tầm bậy đến thế là cùng,dân Nam Bộ mình nói "Xẻo" đâu phải là cầm dao xẻo .Xẻo ở đây là con rạch nhỏ heo hút khuất nẻo nối ra kinh lớn ,như Xẻo Đước ở Năm Căn Cà Mau,như câu than " nhà em nghèo lắm ở tuốt trong Xẻo lận" .Bạn là người hiểu biết đi nhiều lên tiếng dùm cái đi.Đừng để bọn ngọng nó bảo rắng " Ấy ái uông" , rồi người miền khác ko biết cũng tưởng " Ấy Ái Uông" theo thì buồn cho Nam Bộ mình quá
 

veronnie

Xe đạp
Biển số
OF-57087
Ngày cấp bằng
17/2/10
Số km
24
Động cơ
446,240 Mã lực
Website
profiles.yahoo.com
cụ viết hay quá ... vote cho cụ :D:D
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
[FONT=&quot]Lang thang trên mảnh đất Nam Bộ, tôi đã chạm đến tầng tín ngưỡng của những "tôn giáo xách tay".[/FONT]

Khái niệm “tôn giáo xách tay” để chỉ một số tôn giáo ở Nam Bộ được [FONT=&quot]đề xuất trong một cuộc hội thảo về tôn giáo. Khái niệm này nhấn mạnh đến sự đơn giản hóa các thể thức trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Nam Bộ. Sự đơn giản hóa này xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Sự đơn giản và thuận tiện ấy xuất phát từ cách sống của những người dân Nam Bộ, vốn là những lưu dân đi mở đất. Ở cái thuở ban đầu đấy, họ không có cơ ngơi hoành tráng, nhà cao cửa rộng và vẫn còn phiêu bạt đó đây để tìm cho mình một chỗ trú chân thích hợp. Trong điều kiện đó, có khi còn lênh đênh trên ghe, xuồng, hoặc ở chòi, ở lều, thì mọi thứ cần phải đơn giản, gọn nhẹ, kể cả tín ngưỡng, tôn giáo. Chỉ cần cành hoa, chén nước lạnh, nhúm gạo sống, miếng thịt… là có thể đủ cho một bàn thờ, thực hiện được các nghi lễ cúng bái. Xong việc, có thể dẹp bàn thờ, cho bát nhang vào túi cói, túi bang xách đi. Tín ngưỡng tôn giáo với người dân Nam Bộ không phải là sự ràng buộc khắt khe. Họ đến với tín ngưỡng, tôn giáo không phải vì giáo lý của tôn giáo đó. Thậm chí họ cũng không quan tâm nhiều đến giáo lý. Tín ngưỡng, tôn giáo đối với họ đơn giản chỉ là niềm tin, là chỗ dựa để họ vững lòng khi phải đối diện một thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ “Muỗi kêu như sáo thổi. Đỉa lội tợ bánh canh. Cỏ mọc thành tinh. Rắn đồng biết gáy”, hay “U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường. Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua”.

Đi xuống vùng miền Tây Nam Bộ, sẽ dễ nhận thấy trước mỗi sân nhà, thậm chí trước mũi ghe, có một bàn thờ thiên. Bàn thờ thiên là bàn thờ trời, là một vị thần có quyền uy cao nhất theo tín ngưỡng của người Việt và người Hoa ở Nam Bộ. Bàn thờ thiên là một miếng ván gỗ nhỏ, được đặt trên một cây trụ gỗ. Trên bàn thờ thường có một bình hoa, bát nhang và chén nước lạnh. Vào ngày rằm mùng một, người ta thắp nhang vái tứ phương.

Ở đình làng, việc thờ cúng cũng khá đơn giản. Rất ít vị thành hoàng có tên tuổi và lai lịch rõ ràng, chỉ được ghi chung là “Thành hoàng bổn cảnh”. Nhiều đình làng không có sắc phong Thành hoàng, hay thậm chí đi ăn trộm sắc phong Thành hoàng của làng khác. Bàn thờ của đạo Hòa Hảo cũng khá đơn giản. Một tấm vải nâu (gọi là trần điều), bát nhang, chén nước lã, hoa, trái cây nếu có. Tín đồ cũng tu tại gia. Kinh của đạo Hòa Hảo gọi là Sấm giảng, viết ở thể lục bát, nôm na, dễ hiểu với số đông.

Một câu sấm giảng cho thấy sự ít ràng buộc về nghi thức, luật lệ:

Tu không cần lạy cần quỳ
Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau.

Đạo Cao Đài cũng có hình thức kinh kệ đơn giản gọi là Cơ bút.

[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Bên cạnh những tôn giáo được nhắc nhiều trong sách vở như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Cao Đài… có thể được gọi là “tôn giáo xách tay” thì ở Nam Bộ xuất hiện những ông đạo. Đây là hiện tượng rất đặc thù, riêng có vùng đất này. Có những ông đạo nổi tiếng như đạo Khùng, đạo Tưởng, đạo Dừa, đạo Ngồi, đạo Nằm, đạo Chuối, đạo Gò Mối… Bản thân cái tên đã chỉ rõ tính chất quan trọng nhất của các loại “đạo” này. Ông đạo Khùng ngày nay chắc được xếp vào loại bệnh nhân tâm thần phân liệt. Ông đạo Nằm (tôi từng đến chùa nơi ông tu) chủ trương nằm để tu, nằm để phản đối chiến tranh (có thể là một hình thức bất bạo động kiểu thánh Gandhi chăng?). Ông đạo Ngồi thì lại tu… ngồi là chính. Ông đạo Dừa, đạo Chuối chủ trương dùng thực phẩm là những món này. Đạo Gò mối là do tu trên Gò mối, không cần chùa.

Khái niệm ông Đạo
ở Nam Bộ là để chỉ những người có khả năng đặc biệt, như khả năng chữa bệnh, khả năng tập hợp quần chúng, khả năng huyền linh, dẫn dắt mọi người theo một chủ thuyết nào đó. Tóm lại, là người có khả năng làm những điều mà người bình thường không làm được, và mang màu sắc thần bí.

Nhiều ông Đạo ở Nam Bộ không đại diện cho một tôn giáo nào. Ông không có đồ đệ, tín đồ (tất nhiên trừ một số vị danh tiếng như đạo Dừa), cũng không đề xuất ra lý thuyết hay giáo lý gì. Nhưng người dân thì sùng bái và tin các ông Đạo, thậm chí sợ hãi họ vì cho rằng các ông đạo có khả năng siêu phàm, hơn người thường. Các ông Đạo được xem là có khả năng tiếp xúc với thần thánh, thế giới siêu nhiên, và mọi hành vi kỳ quái dễ được giải thích là để tiếp xúc với thần linh.

Mặt khác, nhiều ông đạo lại kiêm luôn việc chữa bệnh, bốc thuốc cho người dân, vì thế, lòng tin lại được tăng thêm nếu ông chữa khỏi bệnh. Những ông đạo thường chữa bệnh bằng việc kết hợp hai phương thức. Họ dùng cây cỏ để chữa bệnh (trong trường hợp rắn cắn, cảm sốt…) và kèm theo là việc cúng bái, thực hiện các nghi thức có tính bùa chú như lên đồng, trừ ếm tà ma…

Người dân Nam Bộ cũng nhờ vả các ông đạo trong những lĩnh vực khác. Họ nhờ xem vận hạn, ngày lành tháng tốt cho việc ma chay, cưới hỏi. Họ cầu khẩn ông đạo ra tay trừ các loại yêu quái làm hại gia đình, làng xóm, giải thoát con người khỏi tai ương. Các loại bùa phép, ngải, cùng những nghi thức cầu cúng được thực hiện để ngăn chặn, trục xuất ma quỷ. Từ đó nảy sinh huyền thoại về các loại bùa phép tránh được dao kiếm, súng đạn…

Vậy tại sao ở mảnh đất miền Nam mới có các ông đạo, hay cao hơn một bậc là các “tôn giáo xách tay”? Quay lại với bối cảnh thời khẩn hoang Nam Bộ, người dân Việt cần đến nhu cầu tâm linh một cách đơn giản và thiết thực, nhất là khi nhiều tộc người có sự chung sống cộng cư với nhau, ảnh hưởng đến nhau. Nét cá tính của người Nam Bộ như bình dân, đơn giản, phóng khoáng, không câu nệ lễ nghĩa, không nghĩ cao xa, viển vông, mà lại thực tế là điều được hình thành từ thuở di dân. Những “tôn giáo xách tay” hay “
ông đạo” đã đáp ứng được nhu cầu này. Sự tin tưởng thậm chí cả tin được xác lập, bởi vì người thấy phù hợp với lối sống, lối sinh hoạt của mình. Không cao xa về giáo lý, học thuyết, mà lại gần gũi, thiết thực nhưng vẫn có những yếu tố thần bí, ly kỳ, lạ lẫm đủ sức mê hoặc. Niềm tin vào những tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống như tín ngưỡng thờ Thành hoàng, Phật giáo… dường như chưa đủ, mặt khác lại quá phức tạp, chưa đáp ứng được điều mà tâm thức người dân Nam Bộ hướng đến. Những giáo lý đơn giản, những con người thật nửa linh thiêng, nửa trần tục như ông Đạo, xem ra là phù hợp hơn.

Tính phóng khoáng ấy còn được thể hiện ở chỗ người dân Nam Bộ có thể sẵn sàng theo hay rời bỏ tôn giáo mà không câu nệ. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận một lúc nhiều tôn giáo hay chấp nhận hỗn dung tôn giáo (nhiều gia đình
tôi quen biết có hiện tượng trong cùng một gia đình mà theo những tôn giáo khác nhau). Các nhà nghiên cứu cho rằng khi tôn giáo truyền thống vào Nam Bộ, cư dân ở đây đã có sự “tái cấu trúc” lại tín ngưỡng tôn giáo cho phù hợp với điều kiện sống, môi trường sống của mình.

Nếu Nam Bộ là môi trường động thì Bắc Bộ là môi trường tĩnh. Lũy tre làng, tập tục, hương ước của một vùng đất cổ đã khiến cho việc nảy sinh cái mới, nhất là cái mới trong tôn giáo xem ra có vẻ khó khăn hơn. Đất Bắc bộ lại là mảnh đất truyền thống của Phật giáo, là nơi gần với ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến Trung Hoa, xem ra bảo thủ hơn, thuần chất hơn trong mọi vấn đề, chứ không chỉ riêng vấn đề tôn giáo. Còn Trung Bộ, xét cho cùng cũng mang nhiều nét mới, đó cũng từng là mảnh đất của một tộc người khác, quốc gia khác. Nhưng môi trường biển khiến cho tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đất này ngoài truyền thống ra, lại chủ yếu mang những nét đặc trưng của miền biển, chứ không hướng đến sự đơn giản, thiết thực của những cư dân đồng bằng Nam Bộ. Mặt khác, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ cũng nhiều phần giống Bắc Bộ, lại là nơi đặt kinh đô suốt mấy trăm năm, không dễ gì có điều kiện cho những tôn giáo mới. Nam Trung Bộ thì tôn giáo vẫn chủ yếu có dấu ấn của người Chăm, hoàn cảnh không giống như ở Nam Bộ. Nên có thể nói sự xuất hiện của các “tôn giáo xách tay”
hayông đạo ” ở Nam Bộ là sự riêng biệt và không lặp lại của lịch sử.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Mảnh đất Bến Tre nổi tiếng vì có sự xuất hiện của một ông đạo: Đạo Dừa. Vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX, ông đạo Dừa nổi lên như là một hiện tượng tôn giáo đặc biệt. Ông đạo Dừa tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh năm 1909, trong một gia đình giàu có, vì vậy, năm 1928, ông đã được gửi sang Pháp du học và đã tốt nghiệp tấm bằng kỹ sư hóa học. Về nước, ông lấy vợ và có con. Những tưởng ông sẽ sống một cuộc sống như bao người khác, tận hưởng sự giàu sang phú quý và cái danh du học ở Tây về, nhưng rồi ông đột ngột đi tu, lập ra đạo Dừa. Sở dĩ có tên đạo Dừa vì ông chỉ ăn dừa để sống. Cũng may cho ông, Bến Tre là xứ dừa với mấy chục loại dừa khác nhau.

Tuyên bố tôn giáo của mình là sự tổng hợp của Nho, Phật, Đạo và cả Kitô giáo, ông đạo Dừa đã xây dựng cho mình một cơ ngơi tu hành ở Cồn Phụng, tỉnh Bến Tre.

Ở gần chân cầu Rạch Miễu có bến tàu đi sang Cồn Phụng. Lênh đênh trên con sông Tiền một lúc thì có thể đặt chân lên Cồn Phụng, một cù lao nằm giữa dòng sông. Trời xanh, mây trắng, và ghe thuyền tấp nập. Cồn Phụng ngày nay là một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bến Tre, phần nhiều nhờ sức hút từ những câu chuyện truyền kỳ nửa hư nửa thực về ông đạo Dừa.









Cập vào bến tàu.



Tôi đi sang Cồn Phụng trên chiếc tàu du lịch kiểu như thế này.



Ngay khi ngồi trên tàu, đã rất dễ nhận ra cơ ngơi tu hành của ông đạo Dừa.


 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực

Cổng vào nơi tu hành, có những cột trụ khảm rồng xanh đỏ









Một chiếc vạc lớn cũng khảm sứ xanh đỏ, có hình ông đạo Dừa.









Những chiếc trụ này tượng trưng cho chín dòng sông Cửu Long.



Ông đạo Dừa chủ trương dung hợp tất cả những tôn giáo vào đạo của mình. Tín đồ của ông cầu nguyện bằng câu: "Nam mô A di men", kết hợp giữa hai câu niệm: "Nam mô A di đà Phật" của đạo Phật và "A men" của Kitô giáo. Tín đồ được khuyến khích sống yêu thương, nhân ái với nhau, đặc biệt được khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa. Số người tin theo ông đạo Dừa nghe nói lên đến hàng vạn.

Có tham vọng chính trị (mà tôn giáo nào nói chung cũng đều có tham vọng chính trị), ông đạo Dừa từng có nhiều hoạt động quảng bá cho tôn giáo của mình. Năm 1967, ông tuyên bố ra tranh cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Ông tuyên bố muốn hòa bình, thống nhất đất nước, lập ra tam đầu chế (hội đồng ba người) để lãnh đạo đất nước, gồm chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông. Ông đòi ngồi máy bay ra biển Đông để thả trái xá lị cầu nguyện cho hòa bình. Những mộng tưởng chính trị điên rồ của ông từng một thời làm đầu đề tàn tán cho nhiều tờ báo miền Nam.

Tại cơ ngơi tu hành của ông, ông lập Cửu trùng đài (tháp chín tầng) để cầu nguyện cho hòa bình, lập nhiều đài tháp tượng trưng cho sự thống nhất đất nước, lập mô hình chữ S.






Thậm chí còn bắt chước dựng tháp tượng trưng cho mô hình tàu vũ trụ Apollo của Mỹ. Ông hay lên ngồi trên đó để tham thiền.



Hoạt động rầm rộ ở miền Nam một thời, sau năm 1975, ông đạo Dừa bị bắt đi học tập cải tạo. Được thả về, ông lập ra một tôn giáo mới: Đạo không vợ không chồng. Tôn giáo này quy định nam nữ không được lấy nhau. Vì vậy, ông không thu hút được tín đồ, lẽ dĩ nhiên là như vậy, :) và tiếp tục bị quản thúc cho đến khi qua đời năm 1990.

Đạo Dừa là một hiện tượng vui, lạ và khá độc đáo trong lịch sử Nam Bộ.
 
Chỉnh sửa cuối:

BlackBelt

Xe đạp
Biển số
OF-73883
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
39
Động cơ
424,330 Mã lực
Nơi ở
Liên khu I
Mình cũng từng đi trên sông Tiền ngang Cồn Phụng và được HDV nói về ông đạo Dừa này. Về tôn giáo của dân Nam Bộ thì mình không rành lắm nhưng tóm lại các đạo như Alice nói thì họ cũng thể hiện sự đơn giản không cầu kỳ rối rắm lý thuyết v.v. như bản chất con người Nam Bộ vậy. Like bài viết dễ hiểu.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Đi tìm thời gian đã mất

Thỉnh thoảng có những đêm mất ngủ dài. Với tay lấy cuốn sách để đầu giường, có khi đọc, có khi không đọc, và thường nằm lơ mơ trong ánh sáng dịu nhẹ của ngọn đèn đọc sách. Những lúc ấy, những mùi vị và hình ảnh hay tràn về trong tâm trí, sống động cả những âm thanh, len lỏi vào từng kẽ nhỏ của ký ức.

Những lúc ấy, lại thấy thấp thoáng mái nhà ngói nâu ở Long Xuyên, dòng sông hiền hòa chảy sau lưng nhà. Tôi từ miền Bắc vào Long Xuyên khi mới năm tuổi, khi còn đang học mẫu giáo ở Hải Phòng. Năm tuổi là cái tuổi quá bé bỏng để nhớ lại được điều gì. Ký ức của tôi chỉ mang máng nhớ về bàn tay to lớn của ông ngoại nắm chặt bàn tay nhỏ của tôi, thận trọng tôi đưa sang đường trong một buổi sáng mùa thu trong trẻo. Tôi nhớ hôm ấy trời rất xanh, mây rất trắng và tôi mặc chiếc áo hoa xanh, nắm chặt tay ông ngoại không rời. Tôi nhớ ông bảo: “Cháu sắp vào miền Nam” bằng một giọng trầm trầm, buồn buồn rồi đưa tay vuốt nhẹ tóc tôi.

Mẹ không đi cùng với tôi vì chưa thu xếp được công việc. Sáu tháng sau mẹ mới vào. Tôi nhớ khi thấy mẹ sau 6 tháng xa cách, thay vì cười vui tươi chạy ra đón mẹ, tôi đã đứng im một chỗ khóc nức nở làm bố mẹ tôi cực kỳ lúng túng. Sáu tháng không có mẹ, tôi nhớ dù không thiếu thốn gì, dù được bố chiều chuộng hết mức nhưng ngày nào tôi cũng thẫn thờ, ngơ ngẩn. Tôi sợ mẹ không vào với tôi như là nỗi sợ mà bất cứ đứa trẻ xa mẹ nào cũng trải qua.

Tôi vào Nam lần đầu trên con tàu thủy Thống Nhất, chuyến đi đầu tiên và cũng là lần cuối cùng với con tàu này. Tôi nhớ như in con tàu to màu trắng, những chiếc giường bắt vít chặt xuống sàn tàu, mùi nồng nồng của gió biển, sóng biển, cộng với mùi hăng hăng của sắt thép han rỉ. Và như mọi đứa trẻ con, tôi không say sóng mà chạy chơi tung tăng khắp tàu không biết mệt. Nghe bảo tàu Thống Nhất bây giờ đã quay trở về Châu Âu, chuyên chở khách trên một tuyến đường nối liền Na Uy và Đức, không còn ở Việt Nam nữa. Ở tuổi lên năm, tôi chưa kịp đọc cuốn sách “Cánh buồm đỏ thắm”, nhưng với sự ngây thơ của một đứa trẻ, tôi mơ hồ tin rằng, con tàu nào cũng sẽ mang đến rất nhiều niềm vui, như con tàu Thống Nhất thì mang niềm vui sum họp, niềm vui đến vùng đất mới.

Tôi nhớ chuyến đi về Long Xuyên, qua rất nhiều cầu, qua những cánh đồng mênh mông xanh mướt, qua những chiếc phà nặng nề to lớn, những dòng sông chảy cuồn cuộn màu vàng phù sa. Bố lên Sài Gòn đón tôi cùng với chị gái và anh trai. Còn quá bé để nhớ rõ mọi điều nhưng sau này tôi được nghe người lớn nhắc lại nhiều lần: đó là chuyến đi may mắn. Ở phà Cần Thơ, chiếc xe ô tô chở bố tôi cùng gia đình bị mất thắng, cứ thế trôi thẳng xuống sông Hậu. Bác lái xe đã nhanh trí cho xe đâm vào cây cột trụ sát mỏ bàn phà, xe dừng lại, tuy đầu xe nát tan tành và mọi người trên xe bị một phen kinh hoàng, nhưng không ai bị thương. Sau này bố tôi kể rằng ông ngồi ngay cạnh bác lái xe, hoàn toàn có thể mở cửa nhảy ra thoát thân, nhưng lúc ấy ông chỉ nghĩ rằng, thà ở lại để cùng chết với các con.

Bác lái xe tên là Tài, một người Việt gốc Khmer, chạy sang Việt Nam sau nạn diệt chủng Pol Pot. Bác lái xe cho bố tôi suốt mấy năm. Sau này bác quay về Campuchia, nhưng vợ con của bác là người Việt thì ở lại. Vợ bác làm tạp vụ cho cơ quan bố tôi, còn cậu con trai duy nhất của bác Tài, kém tôi một tuổi, về sau trở thành một thành viên ruột thịt trong gia đình tôi, như là một đứa cháu trai gần gũi.



Những năm sau này đi lại rất nhiều trên những chuyến phà ngang dọc miền Tây, chẳng bao giờ tôi gặp bất cứ một sự cố gì, dù nhỏ. Hằn sâu trong ký ức tuổi thơ tôi, vẫn là hình ảnh những chiếc phà xám trắng chậm chậm qua sông, là những gương mặt hành khách mệt mỏi sau những chuyến đi dài, nay lại phải chờ phà, là ánh vàng hồng của dòng nước Cửu Long trong nắng chiều, là tiếng rao lanh lảnh “Vé số, vé số đây”, “Nem đây, nem đây”,… của những người bán rong, là những cụm lục bình hoa tím trôi dạt. Chuyến đi ấy, lần đầu tiên tôi thấy lục bình, loài hoa duy nhất biết đi nhờ sóng nước đẩy đưa. Mãi về sau, mỗi lần quay về miền Tây, nhìn thấy lục bình trôi trên sông, lại như thấy một người quen thân từ thuở nhỏ. Dòng sông chảy mãi hoài cũng ngao ngán đơn độc, làng xóm nhà cửa cây cối trên bờ cũng dần lùi xa, ngoài xuồng ghe ra, chỉ có lục bình là làm bạn với dòng sông, đi theo dòng sông trọn cả cuộc đời. Xuồng ghe còn có lúc nghỉ mệt, lên bờ nằm chờ, nhưng lục bình vẫn theo dòng sông đi hoài, đi mãi.

 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực

Khi vui thì lên núi, lên rừng, nhưng mỗi khi buồn tôi tìm về với biển. Biển miền Trung xanh thẳm, biển miền Trung cát trắng, biển miền Trung sóng vỗ từng cơn, cuốn nỗi buồn đi với muôn trùng khơi.

Tôi đến thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên vào một ngày trời âm u không nắng và khi đặt chân đến nơi này thì bóng chiều đã ngả xuống. Quãng đường dài từ Sài Gòn ra Tuy Hòa khoảng gần 600 cây số làm cho tôi mệt mỏi, nhưng qua những chặng đường, biển đã hiện ra ngay cạnh đường đi, đủ sức làm tan đi nỗi mệt đường xa.











Biển Tuy Hòa khá xanh nhưng sâu. Bãi tắm nằm theo phương ngang, chủ yếu thu hút người dân địa phương. Khách du lịch ít đến nơi này vì đã có Nha Trang ở ngay bên cạnh.

Chiều muộn, nằm dài trên ghế bố ngắm người đi tắm biển.



Nhìn lên trời, không thấy trời xanh, vì tấm bạt độc đáo kết bằng những bao tải đã che chắn tầm nhìn.



Tuy Hòa là một địa danh có từ thời Chúa Nguyễn, mảnh đất này vẫn còn nhiều dấu tích của người Chăm. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Tuy Hòa vẫn giữ được tên gọi và ngày nay trở thành một trong những "thành phố buồn" của miền Trung.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Buổi tối lang thang ở Tuy Hòa, không biết làm gì cho qua thời gian. Thành phố tỉnh nhỏ đìu hiu, vắng vẻ, thưa thớt khách du lịch. Lại bắt chuyện với một anh xe ôm. Xe ôm ở mọi thành phố bao giờ cũng là người chỉ đường và nắm được nhiều thông tin về địa phương nhất. Lời nói của anh xe ôm về một ngôi chùa linh thiêng gần đây làm cho tôi tò mò muốn đi xem thử.

Đường đi vắng vẻ, tối, vì là tuyến đường huyện, nhiều đoạn đường khá tệ. Đi được một đoạn, trời mưa như trút nước, đường vắng, nhiều đoạn không một bóng người. Sau rất nhiều lần hỏi đường, nhiều ngã rẽ quanh co, cuối cùng cũng đến nơi.

Trời tối và mưa, nên chỉ chụp được những hình ảnh ở chính điện.



Chùa Thanh Lương nằm ở huyện Tuy An, xã An Chấn, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 10 km về phía Bắc. Năm 2004, có một pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng gỗ, cao khoảng 2 mét đã trôi dạt và tấp vào bờ biển nơi đây. Tượng được rước về chùa Thanh Lương thờ cúng và nghe nói là rất linh thiêng. Thiện nam tín nữ từ khắp nơi về cầu nguyện.

Nhưng rồi một hôm pho tượng biến mất một cách bí ẩn. Sau đó sư trụ trì sắm chiếc Mercedes mới tinh. Theo nguyện vọng của người dân quanh khu vực đó, công an vào cuộc điều tra. Không khó khăn lắm để phát hiện ra thủ phạm: chính là sư trụ trì nổi lòng tham bán tượng Phật đi để mua ô tô. Cuối cùng pho tượng được trả lại chùa. Chùa cũng đã có sư trụ trì mới.

Pho tượng Phật có số phận lênh đênh, từng bị trôi dạt và bị lấy cắp, nay được giữ gìn cẩn thận sau một lớp kính.



Ra về, trời vẫn đổ mưa ào ào. Xe đi lướt qua những ngôi nhà nghèo nàn, những đoạn đường khấp khểnh. Ngôi chùa Thanh Lương to đẹp có lẽ là công trình xây dựng đồ sộ nhất ở vùng này. Ở đâu và bao giờ cũng thế, người ta thường hay dốc của cải vật chất vào nơi duy trì lòng tin. Nhất là ở nơi đầu sóng ngọn gió, sống bằng nghề chài lưới bám biển này, thì chùa Thanh Lương là nơi nguyện cầu gửi gắm niềm mong mỏi, hy vọng cho những chuyến câu xa nhà.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Buổi sáng hôm sau, dạo một vòng thành phố Tuy Hòa trước khi lên đường đến Hải đăng Đại Lãnh.

Thành phố nhỏ xinh sạch đẹp, đường phố vắng người. Tỉnh lẻ thu hút người ta đôi khi chỉ vì sự vắng lặng ấy. Tỉnh lẻ yên bình, không xô bồ xáo trộn, không kẹt xe, bụi bặm. Nhưng tỉnh lẻ buồn, tỉnh lẻ thiếu cơ hội và khiến người ta dễ bằng lòng với số phận, sống bình yên.







Ngược đường về hướng Nha Trang, dọc đường mê mải ngắm biển xanh, biển miền Trung thì không cần nhiều lời để miêu tả cảnh đẹp. Tôi vẫn nghĩ biển giống như một người phụ nữ cá tính mạnh, khi bình thản, khi nổi sóng, lúc hiền hòa, lúc dữ dội, và thỉnh thoảng lại có... sóng thần. Nếu có thể định nghĩa phụ nữ trong một từ ngắn gọn, tôi sẽ dùng từ "biển".

Hải đăng Đại Lãnh nằm ở mũi Đại Lãnh, còn có những tên gọi dân dã khác như là mũi Điện, mũi Nạy, mũi Ba, nằm ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đã có nhiều tranh cãi xem mũi Điện hay mũi Đôi là nơi cực Đông của Việt Nam. Cuối cùng thì mũi Đôi ở bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa mới chính thức được cư dân mạng xem là cực Đông. Nhưng khi tôi đến mũi Điện, các nhân viên gác hải đăng ở đây đã ra sức chứng minh rất dài dòng cho tôi bằng mọi lý thuyết đau đầu về thủy triều, tọa độ, để nói rằng hải đăng Đại Lãnh là điểm cực đông trong... 9 tháng của năm. 3 tháng kia thì điểm cực Đông thuộc về mũi Đôi. Vậy muốn chắc chắn thì phải đến cả hai nơi.

Nằm dưới chân đèo Cả, muốn vào Hải đăng Đại Lãnh phải đi ngang qua Vũng Rô, một địa danh lịch sử, là nơi những con tàu không số chở vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam cập bến. Đèo Cả cũng là một con đèo được nhắc đến nhiều trong văn chương. Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ "Màu tím hoa sim" cũng có một bài thơ viết về đèo Cả trong kháng chiến chống Pháp.

Đèo Cả!
Đèo Cả!
Núi cao ngất!
Mây trời Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương!
Bên quán hồng quân
Người
Ngựa
Mỏi
Nhìn dốc
Ngồi than
Thương
ai
lên đường


Nhưng đèo Cả ngày nay không còn núi cao ngất, mây heo hút. Đường đi đã rất tốt, không còn cái cảnh ngày xưa "thương ai lên đường". Tôi vượt qua đèo Cả rồi quay lại Vũng Rô, để tìm lại chút quang cảnh ngày xưa, nhưng không còn dấu tích gì nữa.










 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Mợ chưa viết về Citi tour và Lake tour nhỉ.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Mợ chưa viết về Citi tour và Lake tour nhỉ.
Vâng, nhất định mình sẽ viết về City tour ở Hà Nội và Lake tour ở Hồ Tây. Hà Nội có thể đã rất quen thuộc với những người sống nơi đây, nhưng đối với Alice vốn sống ở Sài Gòn, thì Hà Nội có những điều rất thú vị.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Vũng Rô từ trên cao nhìn xuống.









Gần nửa thế kỷ trước, những chiếc tàu không số chở vũ khí đã lặng lẽ cập bến cảng nơi này. Là một vịnh nhỏ, nước êm, sóng lặng nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, Vũng Rô còn là một địa chỉ đỏ và đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong hai năm 1964, 1965, bốn chuyến tàu không số đã cập cảng nơi này. Tại đây còn xác một con tàu không số đã bị các chiến sĩ tự đánh đắm khi bị bại lộ.

Có một tấm bia ghi nhớ.



Ngày nay một khu tưởng niệm đang được hối hả xây dựng.



Vũng Rô được xem là một trong ba vịnh của Việt Nam có điều kiện tốt nhất để xây dựng cảng biển lớn (hai vịnh kia là Cam Ranh và Vân Phong). Nhưng có lẽ cảng biển công nghiệp sau này sẽ làm xóa mờ đi vẻ đẹp dịu dàng, trong trẻo của một vùng biển còn hoang sơ với đời sống ngư nghiệp là kế mưu sinh chính của cư dân.

Một chiếc tàu lớn ngoài xa.



Nhưng chủ yếu vẫn là những con thuyền đánh cá và những nhà bè.




 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Từ Vũng Rô có lẽ đi khoảng hơn 10 cây số nữa thì đến Hải đăng Đại Lãnh, đường đi khá tốt.



Từ trên đường nhìn lên, ngọn Hải đăng thấp thoáng xa xa.



Đoạn đường chấm dứt, mở ra trước mắt là một khu đồi cát trắng thấp lúp xúp và một bãi biển hoang sơ đến không ngờ. Hỏi người dân thì được biết phải để xe lại, đi bộ khoảng gần một cây số thì đến nơi. Có thể đi theo hai đường, leo núi và men theo bờ biển.

Mũi Đại Lãnh là một nhánh cuối của dãy Trường Sơn đâm thẳng ra biển Đông. Nhìn địa thế thì như một dãy núi thấp chạy men theo bờ biển.

Tôi leo lên Hải đăng bằng đường núi trước. Đi bộ khoảng gần một cây số trên con đường kiểu như thế này:



Ngó sang hai hướng đối diện, cũng là những dãy núi thấp nhô ra biển, tạo thành một vòng cung









Nhìn xuống dưới chân, thì thấy bãi biển xa xa.



Hải đăng ngày một gần hơn, thấp thoáng sau rặng phi lao




Cuối cùng thì đã đến nơi.



Có chiều cao 26,5 mét và ở độ cao 110 mét so với mực nước biển, Hải đăng Đại Lãnh là một tháp tròn màu xám, nổi bật giữa nền xanh của cây cối.






Leo vào bên trong Hải đăng, cầu thang theo hình trôn ốc xoáy tròn



Cây đèn biển màu trắng, phát tín hiệu cho bao tàu thuyền ngoài khơi. Cây đèn biển như là con mắt của đất liền, dõi theo những đứa con đang lênh đênh trên biển.



Từ Hải đăng nhìn xuống, thấy biển và núi bên nhau:





 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Những khung cảnh thế này vào con mắt Nhà văn chắc cũng ối điều để viết đấy mợ nhỉ.


Chiều Tây Hồ, Công viên Vầng Trăng ở kia.




Đàn Thiên Nga đang chờ những đôi tình nhân mùa thu


Những công trình rực rỡ nắng vàng


Còn nhiều nhưng để dành cho mợ viết. Mợ PM đc mail em gửi cho.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
@ Bạn Tribute: Thật ra Hà Nội có nhiều điều để viết lắm. Chỉ riêng một chiếc cầu Long Biên chẳng hạn đã có bao nhiêu chuyện hay rồi, nhất là những chuyện khi người Pháp xây dựng chiếc cầu này, đã thuê thợ Việt Nam làm ra sao. :)

Alice cũng thích viết linh tinh về Hà Nội, Hà Nội qua những con đường, Hà Nội qua các mùa. Mới đây nhất là được đi ngắm Hoàng thành. Nhất định Alice sẽ viết mà.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top