- Biển số
- OF-52578
- Ngày cấp bằng
- 10/12/09
- Số km
- 243
- Động cơ
- 455,370 Mã lực
Có nhiều huyền thoại về Gành Đá Đĩa, một kho báu bị biến thành đá.
Huyền thoại thứ nhất nói về lòng tham của con người, kể rằng có một người nọ rất giàu có nhưng chẳng may vợ chết sớm, không kịp có con. Vốn là người chung thủy, yêu vợ nên ông không có định đi bước nữa. Bao nhiêu của cải vàng bạc châu báu, ông đều đem phát cho dân nghèo trong vùng làm kế mưu sinh. Số của cải còn lại ông đem vào kho cất cạnh bờ biển, nơi là Gành Đá Đĩa hiện nay, với ý định sẽ đi tu và dùng của cải đó để xây dựng chùa chiền. Sau một thời gian tu tập, ông qua đời mà chưa kịp thực hiện ý định xây chùa. Biết có kho của cải gần bờ biển, có một bọn người tham lam đang đêm hè nhau đến kho cướp bóc. Nhưng lạ thay, không thể nào cạy được cánh cửa gỗ. Chúng tức giận phóng hỏa nhưng cánh cửa vẫn y nguyên. Đến nửa đêm, có một cơn gió lốc như vòi rồng đã cuốn những kẻ tham lam lên trời. Sáng hôm sau, dân làng kéo ra bãi biển thì thấy kho của cải đã hóa thành những phiến đá to xếp chồng lên nhau, kéo dài ra tận ngoài biển. Từ ấy, đá cứ thi gan cùng tuế nguyệt.
Huyền thoại thứ hai nói về sự bất hiếu của con cái. Có một thương gia giàu có ở Đàng Ngoài chuyên tâm làm ăn, tích đức. Đoàn thuyền của ông buôn về phương Nam, sang tận Xiêm La, Cao Miên, Tân Gia Ba. Nhưng con trai trưởng của ông lại là người phá gia chi tử. Trong chuyến đi buôn cuối cùng, vì gặp bão, ông đã tấp thuyền vào vùng đất nay là Gành Đá Đĩa. Ông thấy vùng đất trù phú, xinh đẹp, nên quyết tâm định cư ở nơi ở mới và bỏ tiền ra xây chùa chiền, giúp đỡ người dân, định sau này sẽ quy y.
Nhưng trong một chuyến buôn, đứa con trai trưởng đã âm mưu cùng bọn cướp, cướp thuyền và quẳng ông xuống biển. Ông được cá ông cứu sống. Thất vọng về con trai, ông xuống tóc đi tu và không bao lâu sau qua đời. Kho của cải của ông vẫn ở bên bờ biển. Đứa con trai quay về đốt lửa tìm cách phá kho suốt ba ngày ba đêm. Sau một tiếng nổ kinh hoàng, đến khi mở được cửa kho thì bao nhiêu vàng bạc châu báu đã hóa thành những phiến đá, xếp chồng chất như những nén bạc.
Huyền thoại thứ ba, nên thơ nhất kể rằng vì vùng này có cảnh trí thơ mộng nên các vị tiên trên thiên đình chọn nơi đây là nơi yến tiệc, mang theo cả chén vàng đĩa ngọc xuống trần gian. Đến khi các vị tiên rời đi thì họ bỏ quên số chén đĩa nói trên, lâu ngày hóa thành những phiến đá.
Huyền thoại thứ nhất nói về lòng tham của con người, kể rằng có một người nọ rất giàu có nhưng chẳng may vợ chết sớm, không kịp có con. Vốn là người chung thủy, yêu vợ nên ông không có định đi bước nữa. Bao nhiêu của cải vàng bạc châu báu, ông đều đem phát cho dân nghèo trong vùng làm kế mưu sinh. Số của cải còn lại ông đem vào kho cất cạnh bờ biển, nơi là Gành Đá Đĩa hiện nay, với ý định sẽ đi tu và dùng của cải đó để xây dựng chùa chiền. Sau một thời gian tu tập, ông qua đời mà chưa kịp thực hiện ý định xây chùa. Biết có kho của cải gần bờ biển, có một bọn người tham lam đang đêm hè nhau đến kho cướp bóc. Nhưng lạ thay, không thể nào cạy được cánh cửa gỗ. Chúng tức giận phóng hỏa nhưng cánh cửa vẫn y nguyên. Đến nửa đêm, có một cơn gió lốc như vòi rồng đã cuốn những kẻ tham lam lên trời. Sáng hôm sau, dân làng kéo ra bãi biển thì thấy kho của cải đã hóa thành những phiến đá to xếp chồng lên nhau, kéo dài ra tận ngoài biển. Từ ấy, đá cứ thi gan cùng tuế nguyệt.
Huyền thoại thứ hai nói về sự bất hiếu của con cái. Có một thương gia giàu có ở Đàng Ngoài chuyên tâm làm ăn, tích đức. Đoàn thuyền của ông buôn về phương Nam, sang tận Xiêm La, Cao Miên, Tân Gia Ba. Nhưng con trai trưởng của ông lại là người phá gia chi tử. Trong chuyến đi buôn cuối cùng, vì gặp bão, ông đã tấp thuyền vào vùng đất nay là Gành Đá Đĩa. Ông thấy vùng đất trù phú, xinh đẹp, nên quyết tâm định cư ở nơi ở mới và bỏ tiền ra xây chùa chiền, giúp đỡ người dân, định sau này sẽ quy y.
Nhưng trong một chuyến buôn, đứa con trai trưởng đã âm mưu cùng bọn cướp, cướp thuyền và quẳng ông xuống biển. Ông được cá ông cứu sống. Thất vọng về con trai, ông xuống tóc đi tu và không bao lâu sau qua đời. Kho của cải của ông vẫn ở bên bờ biển. Đứa con trai quay về đốt lửa tìm cách phá kho suốt ba ngày ba đêm. Sau một tiếng nổ kinh hoàng, đến khi mở được cửa kho thì bao nhiêu vàng bạc châu báu đã hóa thành những phiến đá, xếp chồng chất như những nén bạc.
Huyền thoại thứ ba, nên thơ nhất kể rằng vì vùng này có cảnh trí thơ mộng nên các vị tiên trên thiên đình chọn nơi đây là nơi yến tiệc, mang theo cả chén vàng đĩa ngọc xuống trần gian. Đến khi các vị tiên rời đi thì họ bỏ quên số chén đĩa nói trên, lâu ngày hóa thành những phiến đá.
Chỉnh sửa cuối: