Đi đâu loanh quanh...

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
[FONT=&quot]Côn Đảo không có nhiều resort. Khi tôi đến Côn Đảo thì khu resort cao cấp nhất là Six Senses Hideway vừa mới khánh thành, còn chưa kịp đón khách. Ngoài ra còn có Côn Đảo Sea Travel Resort, Côn Đảo Resort và Sài Gòn - Côn Đảo Resort, khách sạn Công Đoàn. Một số tư nhân cũng kinh doanh khách sạn mini, nhà nghỉ nhưng không nhiều lắm.[/FONT]





Cái resort Six Senses Hideway mà mợ kể khai trương đầu tiên ở Côn Đảo giờ đang đón tiếp minh tin Pax Thiên cùng ba má Pitt and Jolie, chứng tỏ resort này có vẻ hot và đẹp nhất đúng ko mợ.




Đến rồi cụ Dativu ạ :( Không như mọi người tưởng, ngày nay Ma Thiên Lãnh còn lại có... mỗi móng cầu.


Ngoài Côn Đảo có cầu Ma Thiên Lãnh thì ở Tây Ninh có thung lũng Ma Thiên Lãnh mợ Alice nhể, mà em đang chờ ảnh mợ phọt bãi Ông Đụng và ốc vú nàng xem nó dư lào đấy nhá :D



Ai qua Đất Thắm, Bãi Bàng,
Hỏi thăm ông Đụng vú nàng lớn chưa
Anh hỏi thì em xin thưa
Vú nàng đã lớn nhưng chưa ai sờ





 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Đến Côn Đảo, việc đầu tiên trong suy nghĩ của mọi khách du lịch, đó là đến thăm chuồng cọp. Có hai hệ thống chồng cọp Pháp và chuồng cọp Mỹ, đều là nơi giam giữ những tù nhân chính trị. Nhiều thế hệ yêu nước đã chịu án tù tại đây và nhiều tù nhân đã vĩnh viễn nằm lại với hòn đảo này.

Quãng thời gian ấy đã lùi xa, bây giờ có thể người ta nhìn nhận lịch sử với nhiều con mắt khác nhau, đa chiều, nhiều góc độ, không chỉ đơn thuần là một chiều. Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận: những tù nhân Côn Đảo, họ xứng đáng được kính trọng bởi lòng yêu nước. Lòng yêu nước có nhiều cách thể hiện, nhiều cách bộc lộ. Nhưng những tù nhân Côn Đảo đã chọn cách thể hiện khó khăn nhất, gian khổ nhất, mất mát và hy sinh nhiều nhất trong hoàn cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm: đó là trực tiếp đứng lên đấu tranh chống giặc.

Bảo tàng Côn Đảo là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, chứng tích của một thời kỳ đã qua. Đây là một ngôi nhà xây kiểu Pháp.



Trước năm 1975, nơi đây là nhà Chúa đảo, là nơi 53 đời Chúa đảo từng cư ngụ, cai quản Côn Đảo như là một trại tù khổng lồ. Bảo tàng nhỏ, có 4 phòng trưng bày theo các chủ đề: Đất nước và Con người; Đia ngục trần gian; Trường học đấu tranh cách mạng; Côn Đảo trong trái tim nhân dân Việt Nam.

Trước cửa bảo tàng là một khẩu súng thần công cổ lỗ.




Bước chân vào bảo tàng, thuyết minh viên tặng cho mỗi khách du lịch một cái huy hiệu Côn Đảo.

Bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật.

Sơ đồ hệ thống nhà tù Côn Đảo



Dùi cui để đánh đập tù nhân



Súng canh gác tù




Cố vấn Mỹ và nữ quán giáo Việt trước chuồng cọp Pháp



Bản danh sách Chúa đảo



Nhưng tôi để ý đến những tấm hình chụp, gợi lại một thời lịch sử đã qua. Thời của những cuộc đấu tranh và những cuộc đàn áp khốc liệt. Thời của những con người yêu nước, dám hy sinh mạng sống của mình vì khát vọng tự do, độc lập.






Chân dung một người tù thời Pháp thuộc



Và đây là những gương mặt quen thuộc trong lịch sử Việt Nam. Khi đặt chân đến nơi này, tôi nghĩ về họ với lòng kính phục. Đa số họ là những người có học, họ có điều kiện để hưởng một cuộc sống khác biệt hơn nhiều so với những người dân thường thuộc địa. Nhưng họ đã chọn một con đường khác, một cuộc đời khác: cuộc đời đấu tranh, cuộc đời lao tù. Họ xứng đáng được kính nể vì dám sống vì lý tưởng.









Làm cách mạng đòi hỏi nhiều điều, nhiều phẩm chất, đức tính. Trong đó có một phẩm chất mà tôi cho là quý giá: dám làm, dám chịu, dám nhận phần thua về mình, dám gách trách nhiệm, hậu quả. Những người tù Côn Đảo là những người như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Ngay từ thời Pháp, người Pháp đã tận lực xây dựng một hệ thống trại giam hoàn chỉnh. Thời Pháp, các trại tù được gọi là banh (bagne). Các banh được hình thành bởi hệ thống các trại, còn gọi là lao. Trong đó banh I, còn được gọi bằng các tên lao 1, trại Cộng Hòa, trại 2 (trại Phú Hải), là trại giam lớn và cổ nhất Côn Đảo, được xây dựng từ năm 1862, chỉnh trang lại kiên cố năm 1896. Banh 1 có 10 phòng giam tập thể, một phòng giam đặc biệt, 20 xà lim, một hầm xay lúa (thời Mỹ chuyển thành bệnh xá), một khu đập đá.

Banh II còn gọi là lao 2, trại Nhân Vị, trại 3 và trại Phú Sơn, xây năm 1916. Banh III còn gọi là lao 3, trại Bác Ái, trại 1, trại Phú Thọ, xây năm 1928. Cuối cùng là banh III phụ, còn gọi là lao 3 phụ, trại phụ Bác Ái, trại 4, trại Phú Tường. Như vậy hệ thống các trại tù thời Pháp đều được xây trước năm 1945, với khoảng gần 7.000m2 diện tích phòng giam, mang đậm dấu ấn lịch sử. Nơi này, nhiều nhân vật được ghi danh trong lịch sử Việt Nam đã từng ở.

Bước chân vào trại Phú Hải, khung cảnh yên ắng. Màu vôi vàng của những bức tường nhà tù ánh lên trong màu nắng sáng.

Cổng chính vào trại, những nét chữ đã loang lổ, bạc màu. Tường trại có cắm những mảnh thủy tinh nhọn.



Chốt canh trên cao, có tượng lính canh được phục dựng.






Chốt kiểm soát ngay cổng ra vào.



Kỳ lạ là những bóng cây rợp mát khắp nơi, che kín nhiều khoảng sân, tạo cho nơi này một cảm giác bình yên.












Mái ngói nâu đỏ, thấp xuống, che kín, trùm lên những căn phòng giam.




 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
@};- Nhân ngày 20/11 @};-
Lão Gúc chúc cô giáo Alice luôn luôn vui vẻ, có nhiều sức khỏe để đi những nơi chưa được đặt chân đến nhé.

Cảm ơn lão Google nhiều nhé. Hôm nay vui quá, nhiều hoa và điện thoại thì hết pin vì nhận nhiều lời chúc của sinh viên quá
o:-)
 

cerato08

Xe điện
Biển số
OF-22238
Ngày cấp bằng
10/10/08
Số km
2,254
Động cơ
517,340 Mã lực
Nơi ở
Miền bắc
Hồi bé em xem phim cánh đồng chum sợ vãi linh hồn
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,420
Động cơ
420,628 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
@};- Nhân ngày 20/11 @};-
Lão Gúc chúc cô giáo Alice luôn luôn vui vẻ, có nhiều sức khỏe để đi những nơi chưa được đặt chân đến nhé.
Híc, mợ Alice là cô giáo mà nhà cháu không biết để chúc mừng!~X(:((~X(
 

muon_khoc_qua

Xe hơi
Biển số
OF-59970
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
108
Động cơ
443,390 Mã lực
Cụ sang CAMPU à?
 

vstock

Xe tải
Biển số
OF-101849
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
239
Động cơ
399,143 Mã lực
trông mấy cái phiến đá kỳ thật đó :D
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Nhìn xung quanh, thấy có một khu nhà, được giải thích là nhà bếp. Một số tù nhân có thể được cử làm phụ bếp, nhưng số này rất hiếm hoi.






Cũng có một khu bệnh xá. Tôi nghe kể việc xây dựng bệnh xá là để che mắt những đoàn nghị sĩ, những đoàn khách nước ngoài đến kiểm tra thực tế cuộc sống lao tù. Còn tù nhân nếu bệnh thì chỉ có nằm chịu chết, không được chữa chạy.



Đây là khu nhà tắm. Người tù thỉnh thoảng được ra đây tắm lộ thiên.







Bước chân vào hành lang, bầu không khí bỗng khác hẳn, không còn bình yên nữa mà nặng nề, u ám. Chỉ một bước chân thôi nhưng là hai thế giới khác biệt. Một bên là nắng trời, là tự do; còn một bên là ngục tù, là trói buộc, gông cùm.

Tôi nhìn lên, gạch ngói cũ xưa, như đã trăm năm, còn nguyên những dòng chữ Pháp.



Những bức tường dày và những khung cửa vòm đặc trưng cho kiến trúc Pháp ở thuộc địa Đông Dương.



Hành lang rộng, hun hút và lạnh lẽo.

 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Người ta đã kỳ công phục dựng những hình nhân như thật để khách du lịch có thể tưởng tượng ra cuộc sống nhà tù. Những hình nhân này làm cho khách du lịch nào yếu bóng vía có thể giật mình kinh hãi.

Ở phòng giam tập thể, có thể chứa được vài chục tù nhân. Giam phòng mờ tối, quanh năm ánh sáng không lọt được vào đây. Phòng chỉ có những bệ xi măng xây suốt 4 mặt tường và những thanh sắt. Trên đó có gắn xích sắt để xích tù nhân liền nhau. Tù nhân chỉ có thể ngồi cạnh nhau trong suốt từ ngày này qua tháng nọ dài dằng dẵng. Khẩu phần ăn của họ rất ít ỏi. Một số tù nhân khỏe mạnh, không bị biệt giam thì phải đi lao động khổ sai.






Bầu không khí nơi này tù hãm, đặc quánh, có mùi ẩm mốc và một mùi gì thật khó gọi tên: mùi của cái chết.



Đây là những thanh sắt để xích tù nhân vào.






Trong nhiều cách hành hạ tù nhân ở Côn Đảo, đây là một trong những cách hành hạ thâm độc nhất, giam hãm con người trong thứ ánh sáng nhờ nhờ, trong bầu không khí trĩu nặng chết chóc.



Một tên lính gác cửa.



Đây là xà lim nhỏ, giam chỉ đủ hai người.



Thời Mỹ, đây là nơi giam những tù nhân bị án tử hình.



Tôi dừng chân rất lâu bên những bức tường khô mốc, bên bệ xi măng lạnh lẽo vô hồn. Trăm năm về trước, mấy chục năm về trước, có những con người đã trải qua một quãng đời mình trong những căn phòng giam này. Họ nghĩ gì, sống gì, đấu tranh gì trong những ngày tháng ấy? Trong thời đại của họ, hòn đảo Côn Lôn này là một địa ngục trần gian, nhưng còn hơn là một địa ngục, vì địa ngục chỉ lưu đày những linh hồn chết, còn nơi đây lưu đày những cuộc đời, lưu đày tuổi thanh xuân, lưu đày những khát vọng, những lý tưởng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vinh Nguyễn

Xe điện
Biển số
OF-19485
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
3,146
Động cơ
533,410 Mã lực
@Alice: Chúc Mừng Cô Giáo (dù có muộn thông cảm nghen)
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Nhà tù Côn Đảo thời Pháp là nơi giam giữ những chí sĩ, những con người yêu nước nổi tiếng. Đó là sĩ phu yêu nước trong các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, chống thuế Trung Kỳ, nổi dậy ở Nam Kỳ như Nguyễn Thiện Kế, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Trương Bá Huy, Ngô Đức Kế, Trần Cao Vân... Tiếp theo những năm sau có hàng vạn cán bộ, đảng viên đảng cng sản: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Tạ Uyên, Tôn Đức Thắng, Lê Hng Phong, Phạm Văn Đồng, Hà Huy Giáp, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Duy Trinh...

Trại tù thời Pháp này có một địa điểm rất nổi tiếng: Khu đập đá. Chính tại nơi này, cụ Phan Chu Trinh, bị đi đày ra đảo từ năm 1908 đến năm 1910, đã viết bài thơ "Đập đá Côn Lôn". Nội dung bài thơ như sau:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!

Khí phách của người làm cách mạng là ở đây, cũng giống như cụ Phan Bội Châu từng viết:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
.

Cụ Phan Bội Châu thì xem việc ở tù chỉ như một chặng tạm nghỉ chân trên con đường yêu nước. Còn cụ Phan Chu Trinh cho rằng đã mang thân đội đá vá trời thì việc ở tù chỉ là một chuyện "lỡ bước", "gian nan chi kể".



Khu đập đá là một bãi đất trống, có tường bao quanh. Bây giờ không còn đá, chỉ giống như là một mảnh đất hoang, nhưng là mảnh đất từng ghi dấu chân của nhiều nhà cách mạng. Nơi này chắc sẽ không nổi tiếng nếu như không có bài thơ "Đập đá Côn Lôn" được đưa vào sách giáo khoa. Văn chương dù hay hoặc dở nhiều khi vẫn có những tác động, ảnh hưởng không ngờ đến cách nhìn của lịch sử và đến cuộc đời.

 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Ngoàiviệc đập đá, là một hình thức lao động khổ sai nhẹ nhất, thực dân Pháp cũng dùng những nơi khác để giam – thực ra là để hành hạ trừng phạt tù nhân như sở tải (làm vệ sinh), sở lưới (lấy hải sản), sở chuồng bò (lấy củi), sở lò vôi (nung vôi), sở gạch (đóng gạch)... Tính đến khoảng 1930 có ít nhất 18 sở tù đã đi vào hoạt động. Trong thời gian này, dưới quyền của Chúa đảo Bouvier, có chủ trương giam lẫn tù thường phạm lẫn tù chính trị. Tù thường phạm là những giang hồ tứ chiếng, đầu trộm đuôi cướp,… mang án cướp của giết người, ngang ngạnh bất trị. Vào đây chúng đấu đá nhau để tranh chức anh chị (giống như kiểu “đại bàng”). Trong khu trại giam của Pháp có một di tích lịch sử rất nổi tiếng: hầm xay lúa. Một căn phòng tối bưng, không đèn, ánh sáng lờ mờ. Ở đây, trong căn phòng chật hẹp này, từng có năm chiếc cối xay lúa cùng khoảng 100 người lao động liên tục từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều, mỗi ngày họ phải xay khoảng 35 bao mỗi bao tám, chín chục ký.



Ở trong hầm đứng cách nhau 1 mét vẫn không nhìn rõ mặt nhau vì bụi cám, trấu, hơi người hừng hực nóng. Cối xay quay ầm ầm, tiếng xích sắt loảng xoảng lê dưới chân tù, tiếng thớt cối nặng nhọc nghiến vào nhau chen lẫn tiếng roi quật đen đét lên những tấm lưng trần cùng những tiếng chửi của bọn “cặp rằng” .



Thực dân Phápáp dụng chiêu thức dùng tù trị tù, nên dùng vài tù nhân trực tiếp điều hành những tù nhân khác, được gọi là "cặp rằng", có một cặp rằng chính và bốn cặp rằng phụ. Chúng cũng là đại bàng trong hầm xay lúa. Nhưng chúng hay bị tù nhân nổi loạn giết đi, để giành chức đại bàng. Có khi bằng dùi đục sửa cối, có khi bằng kim khâu bao gạo, có khi dao búa mang lén vào hầm…



Lịch sử Việt Nam ghi lại rằng Bác Tôn Đức Thắng từng bị Pháp giao cho chức "cặp rằng" nhằm mượn tay tù thường phạm để giết đi. Nhưng ý định đó đã thất bại. Người cặp rằng hầm xay lúa Tôn Đức Thắng đã thuyết phục được tù nhân bằng cách phân công lao động hợp lý cho tù nhân đỡ đần nhau, người mạnh chăm sóc kẻ ốm đau, bệnh tật, tổ chức học chữ để viết thư thăm nhà…
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top