Đi đâu loanh quanh...

Stent

Xe điện
Biển số
OF-83161
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
2,289
Động cơ
432,990 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào lạnh
Cảm ơn mợ về bài viết, mợ chắc là người sống nội tâm nhưng lại có tâm huyết của một kẻ sẻ chia những thứ mợ tìm thấy trên đường đời.
Chưa tới những địa danh mà mợ tới nhưng cũng cảm giác là được tới rồi.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Cảm ơn mợ về bài viết, mợ chắc là người sống nội tâm nhưng lại có tâm huyết của một kẻ sẻ chia những thứ mợ tìm thấy trên đường đời.
Chưa tới những địa danh mà mợ tới nhưng cũng cảm giác là được tới rồi.
Cảm ơn cụ Stent đã quá khen:)
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Nổi tiếng nhất trong trại giam thời Pháp là khu chuồng cọp.

Đi qua khỏi trại Phú Tường, với những bức tường cao ngất, thì đến khu chuồng cọp kiểu Pháp.









Chuồng cọp Pháp được xây dựng năm 1940, bao gồm 120 phòng biệt giam, chia thành 2 khu, mỗi khu 60 phòng. Chính vì phòng giam hao hao như những chiếc chuồng để nhốt thú, nên mới có tên gọi là chuồng cọp. Phòng rộng chừng vài mét vuông, bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục đi lại kiểm soát, hành hạ người tù bằng những hình thức như ném vôi bột, dội nước bẩn xuống, dùng gậy chọc thẳng vào người tù nhân một cách dã man. Tù nhân nằm trong chuồng cọp vẫn bị xiềng chân nên không thể tránh né được những hình thức tra tấn này.






Dọc hành lang phía trên, vẫn còn những chiếc lu đựng vôi bột. Vôi bột làm cay mắt người tù, rơi xuống những vết thương của tù nhân, khiến vết thương càng bị lở loét thêm ra.



Theo hồi ức của những cựu tù nhân Côn Đảo, người nào đã bị đưa vào chuồng cọp thì xem như cái chết đã cận kề. Tù nhân vào đây khoảng ba tháng nếu sức khỏe yếu thường là sẽ chết vì bị xiềng chân, bị tra tấn, bị bỏ đói. Cơm nấu lõng bõng với mắm thúi, dòi bọ và khô mục đắng nghét. Chén đũa để trong thùng đất cát bụi bặm, cho bầy chó liếm đi liếm lại rồi sớt cơm cho tù ăn. Tù nhân phải bắt mối cánh, thằn lằn bò trên vách đá ăn cho có chất đạm.Nước tắm cực kỳ ít ỏi, đến mức năm ngày mới được tắm một lần.












Từ trong chuồng cọp nhìn ra, chỉ thấy những bức tường cao cắm đầy mảnh chai, xa xa nữa là hàng rào dây kẽm gai để ngăn tù vượt ngục.



Tôi lại dừng chân rất lâu bên chuồng cọp, nơi mà con người bị đối xử còn thua xa súc vật. Sự khác biệt về chính kiến, về tư tưởng đã dẫn dắt con người ta đối xử với những người bất đồng với mình một cách man rợ và tàn nhẫn nhất. Nhưng có lẽ điều này không chỉ ở Côn Đảo, điều này còn thấy ở rất nhiều nhà tù của nhiều đất nước, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

Mọi bất đồng đều có cơ hội giải quyết. Nhưng bất đồng tư tưởng, bất đồng chính kiến chỉ có thể được giải quyết bằng đấu tranh, dù là đấu tranh ôn hòa và hay bạo động, từ đó dẫn đến hình thức đáp trả là đàn áp.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Khu chuồng cọp còn có 60 phòng không có mái che được gọi là “Phòng tắm nắng” (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi để dùng hành hạ, phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập, tra tấn.







Tường phòng giam cao ngất, có cả dây kẽm gai và mảnh vỏ chai.



Những cảnh tra tấn phục dựng làm cho người ta phải rùng mình.






Một số tù nhân khác, may mắn hơn, thì được giam trong phòng. Ở đây có những phòng giam nhốt cả tù nhân nữ.









Ở đây, được ra ngoài lấy nước tắm rửa là một niềm vui.



Khu trại giam này ghi dấu một câu chuyện bi tráng. Năm 1958, chị Nguyễn Thị Bé, một nữ tù nhân phản đối chế độ lao tù đã dùng lưỡi dao lam tự mổ bụng, moi ra một khúc ruột và quăng vào mặt tên đại úy cai ngục Nguyễn Phúc Trân.






Cuối năm 1970 chế độ Việt Nam Cộng hòa ra lệnh giải tỏa chuồng cọp Pháp, biến khu biệt lập này thành chuồng nuôi thỏ để xoa dịu làn sóng đấu tranh của tù nhân cũng như phong trào yêu nước ở miền Nam Việt Nam và dư luận quốc tế.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Rời khỏi khu chuồng cọp kiểu Pháp, tôi đi sang khu chuồng cọp kiểu Mỹ, còn có tên là trại Phú Bình. Trại này được xây dựng năm 1971.Trại bao gồm 384 phòng biệt giam chia ra làm 4 khu: AB - CD - EF- GH. Mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy 48 phòng. Đây là kiểu nhà giam đặc biệt bằng bê tông không có bệ nằm, người tù phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp, ánh sáng mờ tối.



Đây cũng là nơi nổi dậy đầu tiên vào lúc 12 giờ đêm 30-4 rạng sáng 1-5-1975 (tại khu GH), giải phóng nhà tù Côn Đảo thoát khỏi cảnh “Địa ngục trần gian” suốt 113 năm.

Đặc trưng của khu chuồng cọp kiểu Mỹ là sử dụng mái tôn, hút ánh nắng hầm hập để hành hạ người tù. Ngoài ra mỗi cánh cửa sắt dày cũng là một hình thức tra tấn. Cai ngục ở đây thỉnh thoảng lại dập cửa thật mạnh khi đi kiểm tra tù nhân, tiếng vang lên chói tai, nhức óc, và đã khiến cho không ít người tù rơi vào cảnh stress, điên loạn. Tôi đã thử dập mạnh một cánh cửa và rùng mình vì thứ âm thanh chát chúa, vang xa mọi ngóc ngách.






Những ngày ở Côn Đảo, tôi đã lang thang nhiều nơi, thấy được cảnh "biển trời bao la, đẹp như gấm hoa". Hòn đảo xinh đẹp, giàu cảnh sắc thiên nhiên, có hồ nước ngọt, có núi cao, có rừng thẳm, nhưng trong 113 năm, lại được biết đến dưới tên gọi "Địa ngục trần gian". Nguyên nhân nào đã biến hòn đảo xinh đẹp này thành nơi giam giữ những con người yêu nước, những khát vọng đổi thay chế độ, lật đổ cường quyền? Có lẽ là vì Côn Đảo là một hòn đảo hoang vắng nằm giữa bin khơi, ở đây tù nhân khó có phương tiện giao thông để vượt thoát, hơn nữa sự đấu tranh của người tù không gây được tiếng vang trước công luận, không tạo nên ảnh hưởng chính trị sâu rộng. Người tù Côn Đảo bị cách ly hoàn toàn với gia đình, xa khỏi những nguồn tin tức từ đất liền. Bộ máy cai trị của nhà tù được toàn quyền đàn áp, hành hạ giết hại tù nhân mà không ai hay biết.

 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Tôi đến nghĩa trang Hàng Dương vào một buổi chiều muộn. Thời gian gần đây, nhiều du khách thích cảm giác mạnh đã đến nghĩa trang Hàng Dương vào ban đêm, lúc 12g khuya. Nhưng với tôi, đến Hàng Dương không phải để tìm cảm giác mạnh. Đến Hàng Dương để nghiêng mình viếng những vong linh đã vĩnh viễn nằm lại với Côn Đảo, để đốt những nén nhang cho những ngôi mộ có danh và vô danh.

Có diện tích khoảng 20 ha, nghĩa trang Hàng Dương là nơi yên ngh của khoảng 2 vạn người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài 113 năm. Được khởi công xây dựng và tôn tạo năm 1992, nghĩa trang gồm bốn khu: A, B, C, D.

Trước khi có nghĩa trang Hàng Dương, thực dân Pháp cho chôn tù nhân ở khu Chuồng Bò, sau dời lên Hàng Keo. Khoảng năm 1934, Pháp mới lập nghĩa trang Hàng Dương do số tù nhân chết ngày một nhiều.

Đường vào nghĩa trang có trồng cây xanh che mát.



Cổng của nghĩa trang rất đơn giản.



Nhiều hàng ghế đá bên đường làm chỗ nghỉ chân cho khách đến thăm, trong đó có rất nhiều người là cựu tù Côn Đảo về đây viếng những đồng đội cũ, thăm lại những dấu tích xưa của một thời tranh đấu.



Ngay ngoài cổng là một khu quần thể tượng và đài kỷ niệm.












Đặc biệt có tượng đài trao áo của nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh dựa theo một câu chuyện có thật thời Pháp. Năm 1940, khi bác Lê Duẩn bị giam chung với bác Vũ Văn Hiếu, trong giờ phút lâm chung, biết mình không qua khỏi, bác Hiếu đã cố gắng cởi áo trao lại cho bác Lê Duẩn và nói: "Chú khoác vào đi, tôi chẳng có gì ngoài tấm áo này, tặng lại chú để chú tiếp tục chiến đấu".

Thời Mỹ cũng có một câu chuyện cảm động và có kết thúc có hậu mà tôi được nghe một cô hướng dẫn viên du lịch kể lại khi ra Côn Đảo. Bác Lê Quang Vịnh (nguyên là Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ) hoạt động cách mạng rất sớm và bị bắt giam ở Côn Đảo, bị kết án tử. Phòng giam của bác cạnh với phòng bác Trần Trọng Tân (nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương).

Chứng kiến
cảnh bác Vịnh dũng cảm phản đối chào cờ, hát quốc ca ngụy, bác Tân rất quý bác Vịnh. Khi ấy cả hai người đều còn trẻ. Hai người đã trở thành bạn thân của nhau. Một lần cao hứng, bác Tân bảo Vịnh: “Mày khá lắm, nếu còn sống được đến ngày giải phóng có chịu làm em rể tao không? Tao có cô em gái xinh lắm”. Lúc ấy, ai cũng nghĩ đó chỉ là chuyện đùa vì bác Vịnh là tử tù.

Cuối năm 1970 đ
xoa dịu làn sóng đấu tranh khi chuồng cọp Pháp bị phát hiện và bị dư luận lên án,chính quyền Việt Nam cộng hòa đã cho một số người thân của tù nhân ra đảo thăm. Mẹ của người tử tù Lê Quang Vịnh đã ra tận Côn Đảo thăm con của mình. Bà mang theo món quà là một bộ đồ bà ba màu đen cho con.

Sau đó Lê Quang Vịnh và Trần Trọng Tân bị nhốt vào cùng một dãy xà lim tối của Trại III (trại Phú Sơn). Bác Vịnh bị nhốt xà lim cuối cùng số 14. Bác Tân bị nhốt xà lim số 12, nhưng hai người hoàn toàn không biết về điều đó.

Đêm đến x
à lim tỏa hơi đá ra lạnh thấu xương người, áo mỏng không thể nào xua tan cái lạnh buốt. Bác Vịnh nghe phòng đâu đó kề bên có tiếng ho sặc sụa về ban đêm, nhưng không biết đó là ai, bèn nhờ một anh gác ngục có thiện cảm với người tù chuyển giùm bộ bà ba tặng người bạn cùng phòng bên cạnh.

Bác Tân nhận được bộ đồ mà cũng không biết người tù nào đã tặng mình.
Có lần một chiếc lá bàng xanh theo gió lọt vào xà lim, bác Tân bèn tỉ mẩn khắc mấy câu thơ lên lá và nhờ người lính gác ngục tốt bụng chuyển cho người tặng áo:

Áo lọt xà lim áo tới đây
Ôm hôn áo mới nhớ câu này
Thương nhau cởi áo trao nhau mặc
Mẹ hỏi qua cầu áo gió bay


Tháng 9/1975
trong một cuộc hội họp tù nhân Côn Đảo, có người đã đặt cho Bác Tân một câu hỏi: "Khi ở nhà tù Côn Đảo anh có những k niệm gì sâu sắc đáng nhớ?"

Bác Tân trả lời: "K
niệm đối với tôi rất nhiều, nhưng tôi không thể nào quên khi tôi bị nhốt trong xà lim trại III, có một người tù nào đó đã tặng tôi một bộ đồ bà ba, và tôi cũng đã tặng li 4 câu thơ trên chiếc lá bàng. Đến bây giờ tôi cũng không biết đó là ai, không biết người tặng áo cho tôi có ở trong hội trường này không?" Chợt có một người đã đứng bật dậy và bước lên, chính là bác Vịnh. Hai người đã ôm chầm lấy nhau, tay bắt mặt mừng và khóc.

Và cuối cùng, lời hứa năm xưa thành hiện thực, bác Vịnh trở thành em rể bác Tân. Người con trai bác Vịnh được đặt tên Lê Quang Tự Do và người con gái tên là Lê Quang Hạnh Phúc.

Khi nghe kể câu chuyện, tôi nửa tin nửa ngờ vì sự lãng mạn và có phần huyền thoại hóa của nó. Nhưng tình cờ tôi lại làm việc chung với một chú, là em trai ruột của bác Trần Trọng Tân. Về Sài Gòn hỏi lại chú chuyện này, chú xác nhận là có thật.
 
Chỉnh sửa cuối:

shuttle bus

Xe tăng
Biển số
OF-90629
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
1,286
Động cơ
416,680 Mã lực
Nơi ở
những nẻo đường OF
Em đọc bài của mợ xong phải nói cảm phục mợ :)>- ít người phụ nữ nào em đã từng quen biết có dũng cảm và giàu lòng "đa cảm" như mợ. Bài và ảnh của mợ khiến em dù chưa đặt chân qua nhưng cũng cảm nhận được cái "cảm giác" của người chụp khi đó. Chân thực, nghệ thuật nhưng dễ hiểu, đầy cảm xúc,"đa cảm". Nếu mợ uống được em mời mợ vodka (b), nếu mợ sợ say em mời mợ ~o) (mợ có say nốt không đấy ?).
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Em đọc bài của mợ xong phải nói cảm phục mợ :)>- ít người phụ nữ nào em đã từng quen biết có dũng cảm và giàu lòng "đa cảm" như mợ. Bài và ảnh của mợ khiến em dù chưa đặt chân qua nhưng cũng cảm nhận được cái "cảm giác" của người chụp khi đó. Chân thực, nghệ thuật nhưng dễ hiểu, đầy cảm xúc,"đa cảm". Nếu mợ uống được em mời mợ vodka (b), nếu mợ sợ say em mời mợ ~o) (mợ có say nốt không đấy ?).

Cảm ơn cụ, cụ khen Alice nhiều quá, hic, mắc cỡ. :$


Ở ngoài đời Alice uống được cả Vodka (trừ Vodka Hà Nội), bia, cà phê và trà :P. Cụ cứ mời thoải mái.
 

shuttle bus

Xe tăng
Biển số
OF-90629
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
1,286
Động cơ
416,680 Mã lực
Nơi ở
những nẻo đường OF
Ở ngoài đời Alice uống được cả Vodka (trừ Vodka Hà Nội), bia, cà phê và trà :P. Cụ cứ mời thoải mái.[/QUOTE]
Mợ dùng hạng nặng thế ? smirnoff hay Danmark vodka hả mợ :">??? Nhà cháu thì cái gì cũng thích...vì tính thích tụ tập, ham vui . Có dịp hẹn mợ và mấy OFers nhà ta đi off một bữa vì gia nhập OF cũng lâu nhưng chưa có dịp gặp được các tiền bối.
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
8,568
Động cơ
533,450 Mã lực
Mợ đi và viết hay quá!
 

Thạch Đá

Xe hơi
Biển số
OF-70215
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
140
Động cơ
430,070 Mã lực
Tuổi
56
Nơi ở
Nghệ an
Cảm ơn mợ cung cấp ảnh rửa mắt cho chúng tôi, là dân giáp Lào ( cửa khẩu QL48 sang Sầm tớ- tỉnh Hủa Phăn ) vậy mà cũng mới xuất ngoại sang đến thị trấn họ thoai.
Vote cho mợ rồi đó
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,936
Động cơ
468,053 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Bước xuống sân để sang một khu nhà khác. Đi ngang qua một chiếc xà.



Đây là một kiểu tra tấn cực hình. Tù nhân bị treo lên xà ngang rồi kéo dây, dìm đầu xuống chum nước.



Bước sang một khu nhà khác, là những gian phòng trống trưng bày hình ảnh của những người tù. Phụ nữ bị buộc cắt tóc ngắn khi bước vào Tuol Sleng.



Cùm xích trói buộc những người tù. Một chiếc cùm như thế này có thể xích từ 20 đến 30 người.



Những dụng cụ tra tấn và giết người dã man, thô sơ như thời trung cổ. Khmer Đỏ giết người bằng cuốc, thuổng, gậy gộc chỉ vì một lẽ đơn giản là chúng áp dụng triệt để chính sách tiết kiệm đạn.




Chiếc giường đặc biệt này dùng để buộc và tra tấn tù nhân. Khmer Đỏ buộc tù nhân nằm giang tay chân trên giường và dùng kìm rút móng tay, móng chân họ, hoặc khoan sọ, mổ bụng họ.



Còn đây là cách tra tấn đi tàu lặn. Tù nhân bị dìm xuống nước cho đến khi gần chết ngạt thì lôi lên tra khảo tiếp.



Rất nhiều bức hình chụp những nạn nhân bị mổ bụng lôi ruột gan ra ngoài, bị chặt đầu, đầu để gần kề với thân. Những bức hình này do chính bọn Khmer Đỏ chụp. Và có cả hình chụp của chính những tên lính Khmer Đỏ. Nhiều đứa trong bọn chúng có những gương mặt bầu bĩnh, còn đượm nét ngây thơ, mới chỉ 14, 15 tuổi, tương phản kỳ lạ với những hình ảnh xác chết mất đầu, phanh thây.

Điều gì khiến cho những tên lính Khmer Đỏ giết người? Vì sao những đứa trẻ mới lớn có thể thản nhiên giết người bằng mọi hình thức dã man mà không ghê tay? Dân tộc Campuchia đã không trả lời được câu hỏi đó, thế nên nó lại càng là điều bí ẩn với những dân tộc khác.

Tôi đã ứa nước mắt khi nhìn tấm hình này. Mấy chục năm về trước, tấm hình người phụ nữ bị khoan sọ, tay ôm con nhỏ đã rất nổi tiếng trên thế giới. Tôi vội vàng chụp một, hai tấm ảnh, không ngắm chỉnh gì cả, vì không thể nhìn lâu hơn nữa, vì không chịu đựng nổi ánh mắt nhìn tuyệt vọng ấy. Trong giây phút cuối cùng trước khi mũi khoan ác hiểm khoan sâu vào sọ mình, cô ấy đã nghĩ gì, đã đau đớn như thế nào?





Lại thêm hình ảnh một người phụ nữ ôm một em bé. Tôi lại len lén chùi nước mắt, như lúc ở Cánh đồng chết, thấy chiếc áo đan bé tí xíu của một em bé nào đó đã chết thảm.



Tấm bản đồ nổi tiếng ghép hình đất nước Campuchia bằng sọ người. Từng có nhiều ý kiến của người dân Campuchia cho rằng nên bỏ tấm bản đồ này đi vì quá ghê rợn.



Và những dãy tủ xếp sọ người. Những chiếc sọ không lành lặn vì bị tra khảo.





Không trừng phạt được Pol Pot, Ieng Sary, Nuon Chea, Khieu Samphon, người dân Campuchia đã nhốt tượng trưng bốn bức tượng chân dung chúng vào chiếc lồng sắt này.



Trong ánh sáng ban ngày, Tuol Sleng nhìn thật bình yên. Nếu không nói, chắc không ai biết nơi đây đã diễn ra những tội ác man rợ vào bậc nhất của nhân loại trong nửa cuối thế kỷ XX.



Tôi nhớ một bài báo của hãng AFP có nói rằng mỗi khi bóng đêm buông xuống, những nhân viên bảo vệ của Bảo tàng Tuol Sleng thường xúm lại với nhau ở phòng bán vé. Họ sợ những hồn ma còn lảng vảng tại Tuol Sleng. Họ nói rằng trong đêm tối, họ vẫn thấy những bóng ma di chuyển. Nhiều người dân Campuchia tin rằng những hồn ma sẽ còn mãi cho đến khi những kẻ có tội bị trừng phạt. Nhưng những kẻ cầm đầu Khmer Đỏ chưa ai bị trừng phạt. Thế nên những hồn ma vô tội sẽ còn phải lang thang ở mãi nơi này.
Không phải, mợ Alice ạ. Cái thanh sắt ở sau đầu chị phụ nữ ấy là cái tựa đầu khi chụp ảnh, để đầu các tù nhân không bị cúi xuống và các cai ngục có thể chụp được toàn bộ khuôn mặt của tù nhân.

Người phụ nữ ấy là vợ của một bộ trưởng, sau này cũng bị hành quyết cùng con nhỏ.

Ở nhà tù Tuoisleng và ở Cánh đồng chết đều có dựng một tấm biển mà đọc nó mình thấy đau lòng: Xin các quí khách không nhạo báng, đùa giỡn ở nơi này. Trong các tấm ảnh còn lưu lại về các tù nhân ở đó còn có cả ảnh của bộ đội Việt Nam, thương lắm.

Mợ kể chuyện rất hay. Ngưỡng mộ mợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
@ My Mac: Cảm ơn bạn, hôm nọ bạn cửu vạn cũng đã sửa cho mình rồi.:)

Người phụ nữ trong ảnh tên là Chan Kim Srun. Có dịp đi Campuchia, nhiều người đã tìm gặp chị Sek Say con gái của cô Chan Kim Srun hỏi chuyện, chị ấy là một đứa con sống sót của gia đình. Khi cha mẹ vào tù, chị ấy 11 tuổi.


Trong số ảnh lưu ở đó, ngoài bộ đội Việt Nam ra, còn có không ít người nước ngoài nữa bạn ạ. Nhưng thương nhất là trẻ con, hic.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
[/QUOTE]Mợ dùng hạng nặng thế ? smirnoff hay Danmark vodka hả mợ :">??? Nhà cháu thì cái gì cũng thích...vì tính thích tụ tập, ham vui . Có dịp hẹn mợ và mấy OFers nhà ta đi off một bữa vì gia nhập OF cũng lâu nhưng chưa có dịp gặp được các tiền bối.[/QUOTE]

Alice thích nhất là vodka Grey Goose và Absolut, nhưng phải pha kèm chút Orangina.o:-)

Alice ở SG nên chắc khó có cơ hội off được ở HN đâu ạ. Từ ngày vào OF đến giờ cũng chưa có được hân hạnh diện kiến ai
:) ngoài một vài người bạn.
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,936
Động cơ
468,053 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
@ My Mac: Cảm ơn bạn, hôm nọ bạn cửu vạn cũng đã sửa cho mình rồi.:)

Người phụ nữ trong ảnh tên là Chan Kim Srun. Có dịp đi Campuchia, nhiều người đã tìm gặp chị Sek Say con gái của cô Chan Kim Srun hỏi chuyện, chị ấy là một đứa con sống sót của gia đình. Khi cha mẹ vào tù, chị ấy 11 tuổi.


Trong số ảnh lưu ở đó, ngoài bộ đội Việt Nam ra, còn có không ít người nước ngoài nữa bạn ạ. Nhưng thương nhất là trẻ con, hic.
Alice kể nữa đi. Hay quá. Mình đang đợi Alice kể chuyện đến viếng mộ chị Sáu đây này.
 

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,430
Động cơ
-317,190 Mã lực
Em muốn khám phá nước Lào như mợ quá, em sang Lào mấy lần nhưng chỉ 10km trở lại bây giờ nghĩ thấy tiếc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top