[CCCĐ] Đi đâu loanh quanh...

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Bác sĩ Stent giờ này chưa ngủ à, Alice tranh thủ chém bão cái nào :P

Bác sĩ Stent thân mến
Mau quay về trực bệnh nhân
Cứ lên OF chém gió
Là sắp lên bảng phong thần

Cuối năm đang mùa loạn họp
Xin đừng la cà loanh quanh
Chịu khó ngồi lì bệnh viện
Các bệnh nhân sẽ chóng lành.
 
Chỉnh sửa cuối:

Stent

Xe điện
Biển số
OF-83161
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
2,599
Động cơ
432,990 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào lạnh
Tuần mình làm hai ngày thôi
Nhưng là những ngày chất lượng
Điều chỉnh thuốc cho người bệnh
Để ai cũng mau chóng lành

Sau hai ngày ở bệnh viện
Tối thứ hai trở về nhà
Mệt tới mức không muốn ăn
Chỉ mong sao được đi ngủ

Alice dùng khổ thơ 6 này ghê quá,
Nghĩ mãi mới rặn được ra
Mình đã tự nhận là kém
Mai mốt chỉ dùng văn xuôi. :D:D:D
 

Gamechip

Xe điện
Biển số
OF-8155
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,311
Động cơ
566,400 Mã lực
Nơi ở
Đời mưa gió em có nơi bình yên
Mợ Alice có thể chia sẻ ít thông tin về dịch vụ, KS, ăn uống ở Côn Đảo được không ạ? Em đang muốn đi Côn Đảo vào dịp đầu năm 2012. Cảm ơn mợ nhiều.
 

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,475
Động cơ
405,649 Mã lực
Bác sĩ Stent giờ này chưa ngủ à, Alice tranh thủ chém bão cái nào :P

Bác sĩ Stent thân mến
Mau quay về trực bệnh nhân
Cứ lên OF chém gió
Là sắp lên bảng phong thần

Cuối năm đang mùa loạn họp
Xin đừng la cà loanh quanh
Chịu khó ngồi lì bệnh viện
Các bệnh nhân sẽ chóng lành.
Đi đâu loanh quanh mãi thế
Hãy mau " về đây nghe em"
Đừng cầm mặt trời mà ném
hẹn ! " ôi Sa pa ngày nào"
Đọc bài của bạn lúc nào cũng mang lại cho mình một chút kiến thức , một chút bâng khuâng nên "Fun " tí ko hề có ý gì đâu, đừng nâng quan điểm nhé . chúc vui
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Mợ Alice có thể chia sẻ ít thông tin về dịch vụ, KS, ăn uống ở Côn Đảo được không ạ? Em đang muốn đi Côn Đảo vào dịp đầu năm 2012. Cảm ơn mợ nhiều.
Vài dòng chia sẻ với bạn Gamechip. Mình cũng lấy thông tin từ ConDaobook mà đi cộng với ít kinh nghiệm cá nhân như sau.

Thời
điểm đến Côn Đảo

Có thể đến Côn Đảo hầu hết các tháng trong năm nhưng mùa mưa dài là thường vào tháng 8-9 và mùa gió là cuối tháng 12- tháng 1 hằng năm.

Đi lại:


Hiện tại đến Côn Đảo có 02 cách: Đường biển và đường Hàng không.

+ Đường biển: Đi từ Cảng Cát Lái Vũng Tàu, thời gian đi là 12 tiếng, từ 5h chiều đến 5h sáng hôm sau là đến Côn Đảo. Giá vé có 02 loại , giường nằm và ghế ngồi .

Tàu Côn Đảo 10: Giường nằm 200.000đ, ghế ngồi 150.000đ
Tàu Côn Đảo 9: Giường nằm 150.000đ, ghế ngồi 85.000đ

Phòng vé tàu biển: 1007/36 đường 30/4, P11 – Vũng Tàu ĐT: 0643.838684 (tại Vũng Tàu ) 0643.830619 (tại Côn Đảo) book trước 2-3 tuần để có lịch chính xác.

Mình chưa đi tàu biển bao giờ nên cũng muốn thử, nhưng chưa có dịp.

Lưu ý: Tàu chạy theo lịch trong tháng, không có định ngày và chuyế
n , tùy theo mùa chứ không phải ổn định. Gần đến ngày đi mới biết chính xác bạn nhé.

- Hàng không: Từ TPHCM đi Côn Đảo, mỗi ngày có 04 chuyến của Vasco và 1 chuyến của AirMekong. Hiện tại có thể bay từ Hà Nội đến Côn Đảo của AirMekong nhưng phải transit tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Một cách khác là bay từ Cần Thơ đến Côn Đảo theo lịch tuần 3 chuyến của Vasco, tiện cho những ai ở miền Tây.

Khách sạn
:

Côn Đảo có rất ít khách sạn
nhưng những bãi biển của Côn Đảo sạch, cát trắng, nước biển trong xanh và không khí tinh khiết.

Six Senses
là resort cao cấp nhất với giá phòng trên 400USD cho mỗi đêm, 3 Resort 3 sao nằm gần nhau là Sài Gòn Côn Đảo , ATC Côn Đảo , Côn Đảo Resort có giá phòng trung bình từ 60 USD/đêm, 2 khu Bungalow Sea TravelCon Dao Camping có giá phòng rẻ hơn từ 30 USD/đêm. Nếu bạn nhờ Công ty du lịch book thì có giá rẻ hơn giá của KS báo cho khách.

Trong 3 khu resort 3 sao, Côn Đảo resort có bãi biển ngay trước khuôn viên, Sài Gòn Côn Đảo resort dịch vụ tốt nhất, nội thất phòng đẹp vì là của Công ty Saigontourist, ATC Resort giá phòng mềm hơn, dịch vụ được, hồ bơi to nhất. Ăn uống thì nghe bảo là xêm xêm nhau.
Hồi mình đi, mình ở Sài Gòn Côn Đảo resort. Lý do là vì gần cầu tàu 914 và khu nhà tù. Nhưng tắm biển thì hơi tệ. Băng qua đường là tới bãi biển, nhưng là bãi kè đá nên không thích, với lại ở gần cầu tàu 914, cứ nghĩ đến bao nhiêu xương thịt của con người chết ở đây, nên cũng hơi ớn. Ăn uống thì ở đây mình thấy cũng được.

Ngoài ra Côn Đảo còn có các khách sạn bình dân khác với giá thấp hơn, chừng vài trăm ngàn/phòng như Anh Đào , nhà nghỉ Hai Nga... Trong đó Anh Đào là khách sạn đẹp, tốt tại khu vực trung tâm thị trấn.

Lưu ý: Côn Đảo không có taxi nên hầu hết các resort đều đã bao gồm có đưa đón sân bay và ăn sán
g trong giá book phòng, nên lựa chọn các khu resort này sẽ tiện lợi hơn. Ngoài ra khi đặt tại các hotel hay nhà nghỉ bình dân hơn thì nhớ yêu cầu họ sắp xếp phương tiện đưa đón sân bay và tất nhiên phải trả thêm phí dịch vụ cho họ.

- Địa điểm tham quan:

- Hệ thống di tích lịch sử:
+ Quần thể Dinh Chúa Đảo,
cầu tàu 914
+ Trại Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường
+ Hệ thống
chuồng cọp Pháp, Mỹ, Chuồng bò
+ Nghĩa trang Hàng Dương, mộ liệt s
ĩ Võ Thị Sáu và miếu bà Phi Yến.
+ Nhà lưu niệm chị Võ Thị Sáu

Đây là các điểm sẽ tham quan nếu bạn đi đầy đủ theo chương trình của Ban quản lý di tích Côn Đảo, phương tiện có thể đi bằng xe máy hay xe ô tô theo tour mua vé tại Dinh Chúa Đảo.

Ngoài ra ở ngay các resort cũng có các chương trình tham quan trọn gói bán cho khách. Nếu bạn thích thì cũng có thể mua các tour này. Nếu tự đi thì phải thuê xe máy, cũng hơi vất vả vì các địa điểm cách nhau trung bình khoảng trên dưới 10 cây số. Nhưng đi xe máy thì có nhiều khám phá thú vị. Mình vừa mua tour vừa tự đi xe máy nên rất thích.

Ngoài ra còn có một số điểm tham quan như
:

- Di tích Chùa Núi Một, Đền thờ trước nghĩa trang Hàng Dương.
- Tắm biển tại Bãi Đầm Trầu
(gần sân bay, phía Bắc đảo), bãi Nhát (Nam đảo ) hay tắm biển tại khu vực trung tâm thị trấn .
- Đi bộ xuyên rừng S
Rẫy, Ông Đụng dành cho những người yêu thích thiên nhiên .
- Đi xe Jeep lên đỉnh Thánh Giá, nơi cao nhất của Côn Đảo, chụp ảnh và ngắm cảnh
- Ra cảng Bến Đầm, ngắm tàu của ngư dân, đường đi đẹp tuyệt, phóng xe máy rất thích.
- Thuê tàu đi ra hòn Bảy cạnh lặn ngắm san hô, hòn Cau, hoặc đi vòng vòng trên hòn Bảy Cạnh cũng rất hay.
- Tour lặn biển, mua vé tại Dive Dive Dive trước ngay cầu tàu du lịch.

Ăn uống:


Côn Đảo có rất ít quán, hải sản vào những ngày biển động giá sẽ cao hơn, các đặc sản có thể ă
n là:

+ Ốc
vú nàng
+ Cua
huỳnh đế, cua xe tăng
+ Mứ
thạt bàng
+ Nghêu hấp xả
+ Cá bò, cá thu

Có thể mua mứt hạt bàng hay cá thu, cá bò về làm quà. Người ta sẽ đóng thùng xốp hải sản, gói bọc kỹ lưỡng, chỉ việc xách lên máy bay.

Các quán chuyên bán hải sản như:
+ Thu Tâm
+ Tri Kỷ
+ Gia Đình
+ Phương Hạnh

Các thông tin khác:

+ Ở Cô
n Đảo chỉ có 1 điểm bán xăng và chỉ bán theo giờ hành chính, thuê xe máy nhớ lưu ý điểm này để kẻo phải dắt xe.
+ Giá thuê xe là
khoảng 100.000đ ngày tùy xe, tất nhiên không cần giấy tờ. Hỏi thuê ở lễ tân khách sạn là tiện nhất.
+ Sau 11h đêm chỉ còn khu vực
chợ Côn Đảo bán đồ ăn đêm, đến tầm 1h sáng thì nghỉ.
+ An ninh Côn Đảo rất tốt nhưng ban đêm
vắng người, đi hơi sợ.
+ Côn Đảo không có siêu thị, taxi. Nhưng ít cúp điện, internet, TV cáp thoải mái.

Người dân Côn Đảo hết sức thân thiện, mến khách và sẵn lòng giúp đỡ khách du lịch. Không có tình trạng chặt chém đâu ạ.

Mình sơ lược vậy, có cần thì bạn cứ hỏi thêm mình. Trên đây là thông tin cập nhật đến tháng 11/2011. Mình đã PM cho bạn số điện thoại và nick Yahoo Messenger. Hy vọng bạn sẽ leo Fan cùng với mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Đi đâu loanh quanh mãi thế
Hãy mau " về đây nghe em"
Đừng cầm mặt trời mà ném
hẹn ! " ôi Sa pa ngày nào"
Đọc bài của bạn lúc nào cũng mang lại cho mình một chút kiến thức , một chút bâng khuâng nên "Fun " tí ko hề có ý gì đâu, đừng nâng quan điểm nhé . chúc vui
Không sao đâu ạ. Ở ngoài đời Alice cũng là người hay nói đùa :).


Cái chữ ký "Tôi cầm mặt trời và ném" là lấy từ một cuốn sách viết về bà Marie Curie. Cuốn sách đề cập đến ước vọng tìm hiểu tri thức, những khám phá khoa học của con người. Alice thấy thích tinh thần đó nên để chữ ký như vậy.
 

Gamechip

Xe điện
Biển số
OF-8155
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,311
Động cơ
566,400 Mã lực
Nơi ở
Đời mưa gió em có nơi bình yên
Em cảm ơn mợ. Em sẽ add nick mợ khi ol bằng lap.
Vụ Côn Đảo em tính bay từ SG, ở thì chắc Côn Đảo resort cho nó trung bình. Hải sản thì em ko hứng thú lắm chuyện ăn uống. Nhưng có điều em muốn hỏi để đi hết những, điểm đáng xem thì nên ở bao lâu hả mợ ? Thêm nữa em cũng rất khoái được vùng vẫy trong sóng biển nên chắc sẽ tốn khá nhiều thời gian cho bơi lội. Bãi biển nào đẹp và đáng đến hả mợ?
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Em cảm ơn mợ. Em sẽ add nick mợ khi ol bằng lap.
Vụ Côn Đảo em tính bay từ SG, ở thì chắc Côn Đảo resort cho nó trung bình. Hải sản thì em ko hứng thú lắm chuyện ăn uống. Nhưng có điều em muốn hỏi để đi hết những, điểm đáng xem thì nên ở bao lâu hả mợ ? Thêm nữa em cũng rất khoái được vùng vẫy trong sóng biển nên chắc sẽ tốn khá nhiều thời gian cho bơi lội. Bãi biển nào đẹp và đáng đến hả mợ?
Ở Côn Đảo nói chung là ở chừng 4 ngày là đi đủ mà, kể cả bay đi bay về. Nếu muốn rộng rãi thì ở chừng 5 ngày.

Còn bãi biển, ngoài bãi biển của Côn Đảo resort thì có bãi Đầm Trầu là đẹp. Ở đây không có sóng và nước rất nông, ra mấy trăm mét vẫn chỉ ngang người.

Bạn xem ảnh bãi Đầm Trầu nhé:



Ra hòn Bảy Cạnh tắm cũng được, cũng rất thú vị.
 
Chỉnh sửa cuối:

Stent

Xe điện
Biển số
OF-83161
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
2,599
Động cơ
432,990 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào lạnh
Mình cũng thích đi núi hơn đi biển, he he.
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Đi vào trong nghĩa trang, theo những con đường nhỏ như thế này.






Những ngôi mộ không xây mà xếp đá chồng lên, nhìn đơn sơ, giản dị. Có lẽ mọi sự màu mè, hoành tráng đều không phù hợp với tinh thần, với hào khí của những tù nhân đã nằm lại mảnh đất này.






Có rất nhiều ngôi mộ khuyết danh, chiếm đa số ở nơi này. Khuyết danh vì nhiều người tù khi bị bắt đã không khai tên thật của mình để bảo vệ bí mật. Khuyết danh vì năm tháng đã quá xa, việc tìm lại tên tuổi thật không dễ dàng.



Ngôi mộ của Nguyễn An Ninh, nhà yêu nước chống Pháp hồi đầu thế kỷ XX được xây trang trọng. Nguyễn An Ninh không chỉ là nhà cách mạng, mà còn là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, dịch giả. Con người thông minh, học thức, từng tốt nghiệp ngành Luật tại Đại học Sorbone danh giá của Pháp từ năm 1920, ông hoàn toàn có thể chọn cho mình một cuộc sống quan lại chức quyền dưới chế độ thuộc địa. Nhưng ông đã chọn con đường cách mạng và vào tù ra tội đến 5 lần. Lần cuối cùng bị lưu đày Côn Đảo, trong điều kiện sống thiếu thốn, bị hành hạ, ông đã qua đời tại đây khi mới 43 tuổi. Ông được chôn ở Hàng Keo, sau mới dời về Hàng Dương.



Cái chết của ông không chỉ gây chấn động với những đồng chí yêu nước, những tù nhân bị giam đày cùng ông, mà còn gây chấn động đến những người Pháp từng yêu quý ông, là bạn bè ông. Rất nhiều những thanh niên "Nam Kỳ lục tỉnh" thời đó coi Nguyễn An Ninh như là thần tượng. Con người ấy được miêu tả là thư sinh, mắt sáng như sao, tiếng trong như chuông, đã dám bỏ tất cả mọi ưu đãi của Pháp để dấn thân vào con đường tranh đấu, bán hết cả gia sản của mình để xuất bản một tờ báo lên tiếng chống chế độ thực dân. Con người ấy cũng không sống đời khổ hạnh, mà đã kịp lấy cho mình… hai người vợ.

Những cuốn sách viết về ông đều kể lại rằng khi thấy chiếc xe bò chở xác ông ra khỏi cổng nhà giam, được bó trong một manh chiếu rách, Rognorn, người lính Pháp gác cổng trại giam, đã kêu rú lên và đến xin chúa đảo Tisseyer một cái quan tài để chôn, nhưng không được đồng ý. Bà Charlotte Printanière, vợ của Giám đốc Sở điện của đảo, trước đây cùng học chung với Nguyễn An Ninh, đến ngỏ ý muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo từ chối. Trước khi chôn, thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đã lấy chiếc áo còn khá lành lặn của mình để thay. Và họ đã tìm thấy trong túi áo ông một bài thơ như sau, thể hiện lý tưởng của ông.

Sống và chết

Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.

Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.

Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai

Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Từ mộ nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, tôi đi tiếp sang mộ của nhà cách mạng Lê Hồng Phong ở gần đó. Ngôi mộ cũng được xây dựng khang trang.






Ngôi mộ của Nguyễn An Ninh và Lê Hồng Phong nằm cách khá xa cổng nghĩa trang, nên không mấy ai đến viếng, mà chủ yếu chỉ đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu.

Từ khu A bước sang khu B,có thể thấy ngay mộ chị Võ Thị Sáu làm bằng đá cẩm thạch. Ngôi mộ luôn đông người thăm viếng, đầy hoa tươi, nhang khói quanh năm. Ngoài những khách du lịch viếng thăm, người dân ở Côn Đảo có điều gì cần cầu khấn cũng tìm đến ngôi mộ này. Không chỉ hoa tươi, nhang khói, nhiều người còn để cả gương lược, khăn, áo, nữ trang, son phấn lên mộ để cúng chị Sáu.

Ngôi mộ gắn với nhiều huyền thoại nửa hư nửa thực. Ở nghĩa trang Hàng Dương có nhiều cây sống đời. Nếu khấn nguyện trước mộ chị Sáu xin một nhánh sống đời về nhà trồng thì sẽ gặp may mắn. Hay là câu chuyện tấm bia của vợ chồng ông Tăng Tư, chúa đảo dưới thời Mỹ. Vợ chồng ông Tăng Tư rất kính trọng chị Sáu, thường xuyên nhang khói và sau này đã lén cho làm một tấm bia cẩm thạch, nay là tấm bia to đẹp nhất trước mộ chị. Câu chuyện của vợ chồng ông Tăng Tư đã được chính ông kể lại trong một bộ phim tài liệu về Côn Đảo. Một huyền thoại khác cũng được kể lại mãi là chuyện tên tù thường phạm Nghị, cả gan dám đập bia mộ chị Sáu, về đến trại thì nằm liệt giường và ba ngày sau lăn ra chết. Tương tự như vậy là câu chuyện về tên tù thường phạm Sước. Đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, có phong trào thanh trừng bia mộ cộng sản. Tên tù thường phạm Sước xung phong đi đập bia chị Sáu, nhưng đang đập thì hắn ngã lăn ra sùi bọt mép, mắt trợn ngược.






Những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều người đến viếng mộ chị Sáu, thậm chí có cả những đoàn người đi viếng lúc 12g đêm. Họ cầu xin nhiều điều, khấn vái nhiều thứ. Linh thiêng hay không là tùy vào sự cảm nhận của mỗi người. Nhưng có lẽ, mọi sự ồn ào ầm ĩ thái quá đều không hợp với nơi này.

Chiều muộn ở nghĩa trang Hàng Dương, thắp nhang lên mộ chị Sáu, nhưng tôi lại nghĩ đến những ngôi mộ khác, những người đã chết ở đây, những người vô danh đã nằm xuống mà chẳng bao giờ có một nén nhang trên mộ. Nắm nhang trên tay tôi thì nhỏ, sức người thì có hạn, chỉ có thể cắm thêm cho vài chục ngôi mộ khuyết danh. Vô số những đoàn người đi vào nghĩa trang, chỉ chăm chăm hướng về mộ chị Sáu, không biết những linh hồn liệt sĩ bên cạnh có thấy tủi lòng?
 
Chỉnh sửa cuối:

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
Côn Đảo là mảnh đất của những huyền thoại. Huyền thoại về liệt nữ Võ Thị Sáu, huyền thoại về những người tù. Nhưng huyền thoại xa xưa nhất có lẽ là huyền thoại về bà Phi Yến.

Khi đến Côn Đảo, tôi đã đi viếng ngôi miếu thờ bà Phi Yến theo tục lệ ở đây. Bà Phi Yến là một thứ phi của vua Gia Long, khi ấy mới chỉ là chúa Nguyễn Ánh. Tên thật của bà là Lê Thị Răm. Bà có với Nguyễn Ánh một người con trai là hoàng tử Hội An, tục gọi là hoàng tử Cải.

Vào khoảng cuối thu năm 1783, nhằm chạy trốn nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng gia quyến lánh ra Côn Đảo, tính việc cầu viện Pháp. Vì không bằng lòng với việc cầu viện người Pháp, bà Phi Yến đã bị Nguyễn Ánh biệt giam trong hang đá.

Sau này, khi quân Tây Sơn sắp tràn ra đảo, Nguyễn Ánh đã xuống thuyền chạy ra đảo Phú Quốc. Thuyền sắp nhổ neo, hoàng tử Cải lúc bấy giờ mới chỉ 5 tuổi, không thấy mẹ đâu nên khóc lóc thảm thiết, đòi được gặp mẹ. Biết tin mẹ bị giam cầm, cậu bé kêu gào phải để cho mẹ cùng đi hoặc để cho cậu được ở lại với mẹ. Yêu cầu của hoàng tử Cải không được bố chấp nhận và trong cơn nóng giận, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Hoàng tử Cải chết, xác cậu dạt vào bãi và người dân trong làng Cỏ ng đã đem thi thể cậu chôn giữa một khu rừng.

Bà Phi Yến, sau khi được dân làng Cỏ Ống giải cứu và biết tin con trai mình đã mất, bà vô cùng đau xót. Bà đứng trước mộ con và khóc, tình cảnh thật thương tâm. Từ đó trong dân gian lan truyền câu ca dao:

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.

Kết thúc cuộc đời của bà Phi Yến cũng thật bi thảm. Rằm tháng bảy năm Ất Hợi (1785), ban hương chức làng An Hải trên đảo cử đại diện qua làng Cỏ Ống rước bà về dự lễ xá tội vong nhân. Năm ấy bà 24 tuổi, dung nhan lộng lẫy. Trong làng có tên đồ tể, tên là Biện Thi dám mò vào cấm phòng nắm lấy tay bà. Nghe tiếng bà tri hô, dân làng kéo đến đóng gông tên Biện Thi chờ ngày xử tội. Ti phận mình, bà đã chặt đứt cánh tay rồi quyên sinh giữ trọn danh tiết. Dân làng lập miếu thờ bà và quanh năm hương khói.









Đó là câu chuyện của ngày xưa, câu chuyện về một số phận phụ nữ không may mắn, bị chồng ruồng bỏ, con thì chết và cuối cùng bản thân mình cũng quyên sinh. Cuộc đời bà, thật ra cũng là cuộc đời tù tội, không chỉ một lần mà đến hai lần. Bà bị giam trong hang đá theo lệnh của Nguyễn Ánh. Nhưng sau này, chính bản thân bà đã tự giam mình vào trong niềm tin tiết hạnh rồi hủy hoại cuộc đời. Nhà tù vật chất không giết chết được con người, nhưng nhà tù tinh thần thì có thể.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuxe

Xe tải
Biển số
OF-52796
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
467
Động cơ
457,150 Mã lực
Thks mợ, chuyện này giờ nhà em mới biết.
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,623
Động cơ
420,183 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Thks mợ, chuyện này giờ nhà em mới biết.
Híc thế thì cụ chưa biết về sự hiểu biết của mợ Alice rồi, cụ nên thường xuyên vào đấy thăm (như nhà cháu) nhé! Sẽ học hỏi được nhiều điều đấy!:)
 

audi_1984

Xe đạp
Biển số
OF-123691
Ngày cấp bằng
10/12/11
Số km
39
Động cơ
380,380 Mã lực
cần có thêm nhiều ký sự nữa, có đọc mới biết được
 

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,475
Động cơ
405,649 Mã lực
Mình cũng thích đi núi hơn đi biển, he he.
sách có câu " Trí giả nhạo Sơn , Nhân giả nhạo Thủy " nghĩa là người trí lự thích lên núi cao để phóng xa tầm mắt ,người nhân ái khoan hòa thì tìm ra biển để biết " biển bao la nhường nào" .còn người đã đi hết núi cao bể thẳm như Alice thì chắc chắn phải là người hội đủ " Ngũ Thường " Th.Ph tôi xin bái phục,bái phục. Bạn Alice ơi tôi đọc đoạn bạn viết về nhà Chí Sĩ Nguyễn An Ninh mà có phần hơi " lăn tăn " có điều chưa sưu tập được tư liệu để bảo vệ quan điểm chỉ xin nêu ý nghĩ riêng của một con dân Nam Bộ là : Nam kì là " Nhượng địa" nên luật pháp hành chính là thực thi theo chế độ mẫu quốc , chế độ đối với tù nhân nhất là tù chính trị cỡ như bác " Năm Ninh" dân biểu hội đồng TP Sài Gòn gia đình rất giàu có thì ko lí gì mà phải chết bó chiếu cả, bạn xem hồi kí " trong xà lim án chém " của LV Lương và Phạm Hùng thì thấy tử tù đợi chết sáng nào cũng có nhân viên nhà tù vào hỏi ý kiến để đi chợ mua đồ ăn thì biết chế độ nhà tù thế nào. thêm một chi tiết nhỏ cùng bạn là vợ nhà chí sĩ NA Ninh là bà Trương thị Sáu sau năm 1954 tập kết ra Bắc làm giám đốc trại nhi đồng Miền Nam ở Ấp Thái Hà Hà nội ( T.Ph từng là Nhi đồng thối tai ở trại này) bà mất tại Sài Gòn sau GP mộ được chôn trang trọng tại NT Thành Phố SG.Mình chưa từng ra Côn Đảo nhưng mỗi lần đến NT bao giờ cũng đến thắp nhang thành kính lên mộ Bà vợ " Một Người Chân Chính"vài lời trao đổi mình sẽ tìm đọc tài liệu thêm chào Bạn chúc vui nhé
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
243
Động cơ
455,370 Mã lực
sách có câu " Trí giả nhạo Sơn , Nhân giả nhạo Thủy " nghĩa là người trí lự thích lên núi cao để phóng xa tầm mắt ,người nhân ái khoan hòa thì tìm ra biển để biết " biển bao la nhường nào" .còn người đã đi hết núi cao bể thẳm như Alice thì chắc chắn phải là người hội đủ " Ngũ Thường " Th.Ph tôi xin bái phục,bái phục. Bạn Alice ơi tôi đọc đoạn bạn viết về nhà Chí Sĩ Nguyễn An Ninh mà có phần hơi " lăn tăn " có điều chưa sưu tập được tư liệu để bảo vệ quan điểm chỉ xin nêu ý nghĩ riêng của một con dân Nam Bộ là : Nam kì là " Nhượng địa" nên luật pháp hành chính là thực thi theo chế độ mẫu quốc , chế độ đối với tù nhân nhất là tù chính trị cỡ như bác " Năm Ninh" dân biểu hội đồng TP Sài Gòn gia đình rất giàu có thì ko lí gì mà phải chết bó chiếu cả, bạn xem hồi kí " trong xà lim án chém " của LV Lương và Phạm Hùng thì thấy tử tù đợi chết sáng nào cũng có nhân viên nhà tù vào hỏi ý kiến để đi chợ mua đồ ăn thì biết chế độ nhà tù thế nào. thêm một chi tiết nhỏ cùng bạn là vợ nhà chí sĩ NA Ninh là bà Trương thị Sáu sau năm 1954 tập kết ra Bắc làm giám đốc trại nhi đồng Miền Nam ở Ấp Thái Hà Hà nội ( T.Ph từng là Nhi đồng thối tai ở trại này) bà mất tại Sài Gòn sau GP mộ được chôn trang trọng tại NT Thành Phố SG.Mình chưa từng ra Côn Đảo nhưng mỗi lần đến NT bao giờ cũng đến thắp nhang thành kính lên mộ Bà vợ " Một Người Chân Chính"vài lời trao đổi mình sẽ tìm đọc tài liệu thêm chào Bạn chúc vui nhé
Chuyện về Nguyễn An Ninh, Alice đọc trong mấy cuốn sau:

Cuốn "Từ Khám Lớn đến nhà tù Côn Đảo" của An Khê, xuất bản ở Canada năm 1993.

"Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh" của Phương Lan, Bùi Thế Mỹ, xuất bản ở Sài Gòn năm 1970.

"Nguyễn An Ninh, nhà trí thức yêu nước" của nhiều tác giả, nhà xuất bản TPHCM, 2001.

"Nguyễn An Ninh - dấu ấn để lại" của Lê Minh Quốc, NXB Văn học, NXB Kim Đồng, 1997.

Ngày 10/12/1940 Nguyễn An Ninh bị đày ra Côn Đảo, trong điều kiện ăn uống thiếu thốn ông đã bị bệnh phù thũng. Ông vẫn phải đi lao động khổ sai như các tù nhân khác, không có sự miễn giảm, đến nỗi An Khê miêu tả là người ông đen thui vì nắng, quần áo không có đến nỗi khi đi lao động khổ sai về đến khám, là lập tức cởi quần áo ra ngồi ăn cơm, tránh mặc nhiều sợ không còn quần áo thay. An Khê là người bị đi đày ra Côn Đảo năm 1941, gần cùng thời điểm với Nguyễn An Ninh và ra tù năm 1945. Cũng chính An Khê lên tiếng tố cáo là thời kỳ Nguyễn An Ninh ở tù, ông còn phải chịu sự ghẻ lạnh của những người cộng sản. Hồi ức của những người cùng đi đày với Nguyễn An Ninh còn kể lại rằng vì quá thiếu đói, nên có lúc ông phải bắt thằn lằn ăn sống, hay khi xuống phụ bếp thì ông tranh thủ khi đầu bếp làm cá, lén nếm chút máu tươi của cá sống để cho đủ chất.

Côn Đảo là một nhà tù giam giữ các chiến sĩ cách mạng. Tuy nhiên cũng có lúc chế độ tù nhân bớt hà khắc hơn, tùy theo chính sách của từng đời chúa đảo. Khi ra Côn Đảo, có thể nghe những hướng dẫn viên thuyết minh về một số đời chúa đảo đã có những chính sách gì. Tuy vậy, chỉ có hai thời kỳ tù nhân tương đối dễ thở, đó là thời kỳ Mặt trận bình dân của Pháp nắm quyền, tương ứng với cao trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam và thời kỳ sau hiệp định Paris 1973, sự kìm kẹp, hà khắc có phần giảm bớt. Nhưng theo những tài liệu trên thì Nguyễn An Ninh thì không được may mắn như một số bạn tù khác. Thời kỳ ông bị đày ở Côn Đảo là một trong những thời kỳ Pháp có chính sách khắc nghiệt nhất và cái chết thê thảm của ông được mang ra để làm gương cho những bạn tù khác nhằm mục đích làm nhụt tinh thần đấu tranh của họ.

Nói thêm là thời kỳ các vị như Phạm Hùng, Lê Văn Lương chờ án tử, trước khi mang ra tử hình, bao giờ thực dân Pháp cũng cho 1 ly rượu và 1 điếu xì gà, coi như là một ân huệ cuối cùng cho tù nhân. Cái này Alice cũng đọc trong hồi ký của Lê Văn Lương.

Bà Trương Thị Sáu thì không chỉ là Giám đốc trại Nhi đồng Miền Nam, mà còn là đại biểu Quốc hội các khóa 2 và 3 và cũng có chân trong Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiều năm.
 
Chỉnh sửa cuối:

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
Em ra đây rồi. Đi vào nghĩa trang giữa trưa nắng mà còn thấy sợ vì cây cối rậm rạp và cứ âm u thế nào ấy. Dân ở đấy kể nghĩa trang trước kia bên phải con đường (sát biển) sau mới dời vào trong? Gọi là nghĩa trang Hàng Keo (?) chứ ko phải Hàng Dương. Thực tế là tù chết Pháp cho vùi xuống cát ko có bia mộ gì cả và có cả tù hình sự nên gọi là bãi tha ma thì đúng hơn. Sau 100 năm thì đến cả vạn người chôn ở đấy nên âm khí rất nặng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top