[Funland] Dịch sách: Viễn chinh Đà Nẵng-Nam Kỳ 1858-1859.

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng mười một.

Trong tháng này, chúng tôi tiếp tục công việc sắp đặt trên bán đảo Sơn Trà. Quân An Nam càng ngày càng mạnh, tiến ra cả hai bờ [ sông Hàn]; chúng tôi không thể đi hơn 2 dặm trên sông mà không được bắn yểm trợ từ một số pháo đài và khẩu đội. Người An Nam di chuyển trên đất với tốc độ đáng kinh ngạc; họ đã chế tạo và trang bị trong một ngày, gần những chiếc thuyền được vũ trang chiến đấu của liên quân, một khẩu đội pháo được ngụy trang hoàn hảo, việc khai hỏa bất ngờ là một điều khó chịu: viên đạn đại bác đầu tiên từ ụ pháo này đã cắt đôi một người lính Tagal.

Đô đốc phải hối hận vì đã không sử dụng những người lao động bản xứ mà các nhà truyền giáo đã khiến ông hy vọng! Những gì mệt mỏi sẽ được đổ hết lên đầu lực lượng viễn chinh! Tình trạng sức khỏe sẽ không được đảm bào, than ôi! hôm nay nó sẽ như thế nào.

Một người lính thuộc đại đội thủy quân lục chiến của tôi đang canh gác thì bị [quân An Nam tập kích] chặt đầu và hai tay, khẩu súng trường của anh ta bị lấy mất.

Đô đốc nhận được thư từ chuyển phát nhanh từ Pháp - điều mà mọi người luôn nóng lòng chờ đợi mỗi tháng - xác nhận về những phần thưởng cần thiết cho cuộc viễn chinh đến Trung Quốc. Trung sĩ nhất Martin des Pallières được phong hàm thiếu úy vì chiến công xuất sắc của anh ở Quảng Châu; hai sĩ quan thủy quân lục chiến, những người đã xuất sắc trong trận đánh chiếm pháo đài Bành Hồ, đã được thăng cấp, một đại úy, người kia là Ngũ đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 12

Các khẩu đội pháo địch tăng lên gấp bội, bất chấp các cuộc tái tuần tra hàng ngày do các đội tàu vũ trang trên sông thực hiện.

Ngày 20 tháng 12, liên quân chiếm được 1 chiến lũy với tường thành kiên cố ở Mi-Thi [ tức làng Mỹ Thị], do 1.000 quân An Nam bảo vệ. Ngày hôm sau, 21 tháng 12, liên quân giương lưỡi lê xông vào đồn Don-Mai [ đồn Nại Hiên] ở tả ngạn sông. Sau khi [đồn này] hứng chịu trận pháo kích dữ dội của các tàu chiến, liên quân tiến vào pháo đài bằng cách leo lên các lan can ụ súng, giết 150 người và bắt 21 tù binh. Quân An Nam cố gắng tấn công phản kích và được hỗ trợ bởi voi chiến, trên bành voi được gắn một khẩu đại bác xoay nhỏ. Việc bắn những khẩu phảo nhỏ này được thực hiện bởi các xạ thủ ở một khoảng cách khá xa khiến binh lính liên quân cảm thấy không quá lo; lập tức liên quân phản pháo dữ dội khiến những con voi và người An Nam phải rút lui.

7 khẩu đại bác bị đóng đinh vào họng, 8 khẩu súng thần công bắn đá bị tịch thu, 1.500 lính An Nam phải rút lui, đó là những chiến công được thực hiện bởi lòng nhiệt thành; nhiều sĩ quan và binh sĩ giữ được tặng thưởng suốt ngày. Thiếu úy Martin des Pallières, người thay thế nhiệm vụ của tôi trên sông, là một trong số những người nổi bật trong vụ này. Tôi miên man với suy nghĩ vết thương đáng nguyền rủa đã ngăn tôi trở lại vị trí chiến đấu, làm mất một cơ hội may mắn có thể đã dành cho tôi.

Đức Cha Pellerin nhấn mạnh với đô đốc rằng một cuộc viễn chinh nên diễn ra ở Bắc Kỳ, nơi mà cuộc đàn áp chống lại những người theo đạo Thiên Chúa ngày càng gia tăng trong bạo lực. Người ta nói rằng yêu cầu này không được đón nhận một cách thuận lợi; viên chỉ huy của pháo hạm hơi nước Prégent nhận được lệnh lên đường đi Bắc Kỳ và đưa các nhà truyền giáo Tây Ban Nha trở lại Đà Nẵng.

Công việc của quân An Nam là củng cố những pháo đài ở những vùng đất bằng phẳng Đà Nẵng, lực lượng quân tăng viện triều đình đã đến rất đông từng ngày, trước tình thế này, khả năng phải tiến hành cuộc viễn chinh Nam Kỳ đã được Đô đốc cân nhắc. Ông cho củng cố và đóng quân lại tại thành An Hải. Những ổ hỏa lực trong các bức tường ở thành An Hải được dựng bằng những bao đất cát; thành An Hải được chỉ huy bởi Đại úy hải quân Collos, được trang bị pháo hải quân với đại bác cỡ nòng 30 livres. Quân đồn trú gồm 20 pháo thủ, một phân đội thủy quân lục chiến và 40 lính Tagal. Từ thành An Hải đến Sông Hàn, chúng tôi đắp một con đường bao quanh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nếu cần thiết để bảo vệ việc liên lạc giữa lực lượng đồn trú và đội thuyền vũ trang chiến đấu mà số lượng sẽ giảm xuống
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1859.

Tháng 1

Quân An Nam đã củng cố lại đồn Nại Hiên; họ cảnh cáo chúng tôi bằng những phát đại bác. Việc thám thính trên Sông Hàn được tiếp tục, nhưng mệnh lệnh đưa ra là không được tấn công. Ngay khi nhìn thấy những chiếc thuyền vũ trang chiến đấu của chúng tôi, người An Nam bắn xối xả không hề tiết kiệm đạn dược của họ. May mắn thay, họ hầu như luôn bắn quá cao.

Công việc tái thiết tại thành An Hải đang gần hoàn thành; chúng tôi phá sập nhiều đoạn tường đang còn đứng vững ở thành Điện Hải. Quân An Nam xây dựng một ụ pháo phía sau thành Điện Hải, toàn bộ bờ tả ngạn Sông Hàn đang nằm trong quyền kiểm soát của họ, mục đích rõ ràng của họ là để bảo vệ con đường đi Huế. Ụ pháo Labbe và thành An Hải sẽ không cho phép họ, từ phần còn lại, chiếm lấy vị trí của chúng tôi trong eo đất ở Sơn Trà.

Thành An Hải và các thuyền vũ trang chiến đấu thỉnh thoảng bắn vài loạt đạn cối; nhưng chừng đó là không đủ để buộc quân An Nam ngừng công việc, mà hầu hết được họ thực hiện vào ban đêm. Chúng tôi cũng nhận ra sự cần thiết phải tiết kiệm đạn dược.

Hai lính thủy chán chường bởi đại bác đã lấy mất cánh tay họ. Đức Chúa Trời muốn rằng, họ vẫn sống dù bị cắt cụt tay! Còn tôi, tôi đã thoát nạn, vết thương đã lành, và cuối cùng tôi có thể tiếp tục nhiệm vụ của mình

Cuộc viễn chinh Sài Gòn đã được quyết định. Tin tức này được chào đón với niềm hân hoan, nhưng, than ôi! Không phải ai cũng có thể tham dự, 3 đại đội thủy quân lục chiến được chỉ định ở lại Đà Nẵng. Hy vọng cuộc viễn chinh mới sẽ gặp điều kiện thuận lợi hơn về sức khỏe và sẽ sớm đạt được kết quả mong muốn.

Vận hạm hỗn hợp Saône chuyển 3 sĩ quan đi bệnh viện ở Macao gồm: Trung tá hải quân Lévêque, chỉ huy hải phòng hạm hơi nước Phlégéton, Đại úy hải quân Verriot, và Kỹ sư phó Delautel. Đại úy của tôi, một người đàn ông tuyệt vời, đang mang bệnh kiết lỵ, với điệu bộ chậm chạp vì bệnh kiết lị đang làm suy yếu; nhưng ông ấy giấu bệnh tật và bảo tôi, ông muốn chết ở đồn của mình.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nếu những tin đồn lan truyền là sự thật, một cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra giữa Phó Đô đốc và Giám mục Pellerin, sau đó Đức Giám mục sẽ trở về trú sở của giáo đoàn ở Hồng Kông. Đức Giám mục Pellerin đã có một nỗ lực cuối cùng thuyết phục Phó Đô đốc nên quyết định đánh Bắc Kỳ hơn là Sài Gòn, vì rằng ở đó sẽ có nhiều giáo dân sẵn sàng tham gia với chúng tôi. Phó Đô đốc, người cho đến bây giờ vẫn không thấy hy vọng nào từ các nhà truyền giáo, nói rằng ông không thể phó thác các vấn đề chiến lược quan trọng vào lợi ích tôn giáo mà ít nhiều đã có vấn đề; và rằng, quy mô nhỏ bé của lực lượng viễn chinh không cho phép ông tấn công Huế, ông sẽ chiếm đóng Sài Gòn để giẫm lên “trên đuôi con rắn”.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
III. VIỄN CHINH NAM KỲ

Xuất phát từ Đà Nẵng-vịnh Cam Ranh-Vũng Tàu-phá hủy pháo đài Ventao? – Vào sông Sài Gòn- vụ nổ pháo đài Cần Giờ- ngã tư 4 tay [nơi gặp nhau của sông Lòng Tào, sông Đồng Tranh (nhánh Đông), sông Dừa và sông Ngã Bảy]- Sông Đồng Nai- đánh chiếm các pháo đài On-Ghia, Biguecaque, Kỳ Hòa và Tang-Ki- Bắn phá và đánh chiếm các pháo đài phía nam- Chuyến thăm của Đức Tổng Giám mục Lefèvre- Bắn phá thành Sài Gòn-Tấn công-Cảnh quan 1 ngôi làng An Nam- Thành phố của người Hoa- Phá hủy thành trì- Chiếm đóng pháo đài phía nam-Trở lại Đà Nẵng.

Ngày 02 tháng 02 năm 1859.

Các tàu được chỉ định cho cuộc viễn chinh Sài Gòn là: chiến hạm hơi nước Phlégéton, mang cờ đô đốc; hải phòng hạm hơi nước Primauguet; tuần dương hạm hơi nước El Cano; các pháo hạm hơi nước Alarme, Avalanche, Dragonne; các vận hạm hỗn hợp Durance, Saône và Meurthe. Quân đội Pháp lên vận hạm hỗn hợp Durance, còn quân đội Tây Ban Nha theo vận hạm hỗn hợp Saône.

Hôm qua, hai tàu thương mại đã rời cảng là Port-de-Bordeaux và Canrobert, và hai tàu chiến Tây Ban Nha khác đã được sử dụng để vận chuyển ngựa, trang thiết bị của lực lượng viễn chinh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 3 tháng 2.

Vào lúc bình minh, sư đoàn hải quân rời vịnh Đà Nẵng; sau đó phải dừng lại ở cảng Cam Ranh, nơi tập trung quân viễn chinh.

Ngày 4 tháng Hai, 7h30 tối.

Hạm đội tàu chiến, gần như hoàn chỉnh, neo đậu ở vịnh Cam Ranh, một trong những bến cảng đẹp nhất của An Nam, nhưng gần như bị bỏ hoang, chỉ có thể nhìn thấy một vài túp lều của ngư dân.

Ngày 7 tháng Hai.

Việc hư hỏng động cơ của tàu Durance và việc một số tàu đến muộn đã buộc Đô đốc phải gia hạn thời gian lưu trú tại Cam Ranh. Quân trên tàu Durance được vận chuyển trên tàu Meurthe và tàu Saône; con tàu cuối cùng này cũng nhận được 2 đại đội bộ binh thủy quân lục chiến đã được đưa lên các pháo hạm, khởi hành từ Đà Nẵng.

Ngày 8 tháng Hai, năm rưỡi sáng.

Tất cả các tàu, ngoại trừ Durance, rời vịnh Cam Ranh; họ nhổ neo vào buổi tối tại mũi Kê Gà.

Ngày 9 tháng 2, sáu giờ sáng.

Chúng tôi nhổ neo để hướng tới Vũng Tàu. Vào buổi tối, toàn bộ sư đoàn hải quân được tập hợp trong Bãi Trước đẹp như tranh vẽ, che bóng bởi những rặng cây xanh tươi duyên dáng; bãi nằm ở phía Bắc, dưới chân của mũi đất. Lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu được đưa ra; nhưng, cũng giống như khi chúng tôi tiến vào vịnh Đà Nẵng, các pháo đài [ quân An Nam] vẫn im lặng.

Ngày 10 tháng 2.

Vào buổi sáng, Pháo đài Ventao và khẩu đội bảo vệ khu neo đậu bên trong Vũng Tàu bị tấn công và phá hủy. 9 lính pháo binh hải quân bị thương nặng do thùng thuốc súng phát nổ. Đô đốc ra lệnh cho Tham mưu trưởng Reynaud kiểm tra lại miệng ống khói trên tàu Dragonne.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11 tháng Hai.

[Ghi chép của Pierre Barrelon: Chúng tôi đã đến cửa sông Sài Gòn cùng chiến hạm Le Phlégéton treo cờ hiệu của phó đô đốc Rigault de Genouilly, chiến hạm Le Primauguet, 3 pháo thuyền, nhiều tàu vận tải đa chủng loại và một pháo thuyền hơi nước của Tây Ban Nha, chiếc El Cano. Chúng tôi kiên quyết tiến lên băng qua một mê cung sông rạch, đan xen chằng chịt theo kiểu cách kỳ lạ nhất trên đời, mực nước đo chỗ nào cũng chỉ được có 5 hay 6 fathoms [10-12m], lèo mũi chỉnh liên tục. Chiều rộng dòng chảy hiếm khi nào lớn hơn 100 mét. Nó được phòng thủ bởi một tá pháo đài gỗ vũ trang đầy đủ và 3 thủy đội. Tất cả bị hạ thật mau chóng; chỉ có hai cái cuối cùng, ở nơi gần thành phố nhất, là trụ được lâu. Chúng bắn vào sườn chúng tôi, còn các pháo thuyền của ta, bơi sát nhau, chỉ có thể bắn trả bằng hai khẩu pháo mũi. Tuy nhiên chúng tôi chỉ cần một giờ để kết liễu chúng. Chúng tôi đã tới Sài Gòn]

Sông Đồng Nai chảy xuống biển bằng 3 cửa; một trong những cửa chính là Cần Giờ, lối vào thực sự của sông Sài Gòn, được phòng thủ bên phải bằng pháo đài, và bên trái là pháo đài Cần Giờ.

Vào lúc tờ mờ sáng, sư đoàn hải quân tiến vào cửa sông Sài Gòn. Pháo đài [quân An Nam] nã ra 5 phát đại bác; những phát bắn tiếp theo nhanh chóng bị [hỏa lực pháo trên tàu] dập tắt. Pháo đài Cần Giờ được trang bị nhiều pháo hạng nặng hơn, phản pháo bắn khá mạnh mẽ; nhưng một phát đạn pháo từ tàu Phlégéton đã bắn trúng kho thuốc súng và làm nó nổ tung. Các tòa nhà đổ ụp ra sông.

Các bờ với rừng ngập mặn và một vài cây cọ nước khá đơn điệu. Nếu, để giải trí cho bản thân, ít nhất quân lính có thể bắn vô số con khỉ đang lao vào các cành cây và nhăn mặt với chúng ta? Vào buổi tối, không xảy ra sự cố gì thêm, chúng tôi thả neo tại nơi gọi là Ngã Tư Bốn Tay [nguyên văn: Quatre-Bras], nơi giao nhau giữa sông Đồng Nai và sông Soài Rạp—nhánh phía tây của sông Đồng Nai—sông Sài Gòn và Biên-Hòa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 12 tháng 2.

Liên quân lợi dụng ban đêm để tháo dỡ hàng rào được tạo thành từ những tấm gỗ lớn và những chiếc thuyền bị cháy xích lại với nhau một cách chắc chắn. Vào lúc bình minh, hai pháo đài On-Ghia và Biguecaque bị nã đại bác liên tục, [quân An Nam phản pháo] bắn vượt qua tầm pháo liên quân và cố bảo vệ một khúc quanh khó khăn của sông. Phản pháo của họ rất mãnh liệt, hỏa lực không thiếu chính xác; kết quả là tàu Dragonne trúng 3 quả đại bác, và chiếc Avalanche dính 7 phát.

Hai đại đội thủy quân lục chiến đã đổ bộ lên đất liền; họ tiếp cận công sự một cách nhanh chóng và, bất chấp khó khăn của mặt đất lầy lội, với vô số vết móng ngựa và hầm chông tua tủa chông tre. Thuyền trưởng Gallimard đã phá hủy các pháo đài với lính công binh; những mảnh sắt bị hủy để không còn sử dụng được, những khẩu đại bác bằng đồng bị đưa xuống tàu, thuốc súng và đạn được bị ném xuống sông.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13 tháng 2.

Đô đốc tiếp tục dẫn đầu hai tàu hộ tống hơi nước, ba pháo hạm và tàu vận tải Tây Ban Nha, kéo các bệ phóng và xuồng vũ trang.

Khoảng cách đã đi chín dặm.

Tàu hộ tống hơi nước Prégent đến từ Hồng Kông với tàu vận chuyển bưu phẩm đến từ Pháp cùng với kỹ sư công binh Dupré - Déroulède; tàu vận tải Durance cũng tham gia vào sư đoàn hải quân.

Ngày 14 tháng Hai.

Các pháo đài Kiala và Rạch Cát, bị phá hủy vào buổi sáng. Các pháo đài này sau một trận bị bắn phá bằng đại bác dồn dập đã thất thủ, liên quân [xông lên chiếm] bằng lưỡi lê. Một chút trước khi màn đêm buông xuống, chúng tôi đã chiếm được pháo đài thứ ba của Tang-Ki.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 15 tháng Hai.

Chiếc pháo hạm tối tân nhất, chiếc l'Alarme, đã bắn vài phát đại bác vào sáng nay. Nếu thông tin thu thập được là chính xác, trước khi đến Sài Gòn, chúng tôi chỉ phải loại bỏ 2 pháo đài được xây dựng dưới thời Gia Long do các kỹ sư người Pháp thiết kế để chúng bảo vệ thành từ phía Nam, còn thành Sài Gòn bảo vệ ở phía Bắc. Đô đốc ra lệnh cho Trung tá Reybaud và chỉ huy Tây Ban Nha Palanca tổ chức quân đội của họ sẵn sàng đổ bộ theo tín hiệu đầu tiên.

Khoảng 4 giờ chiều, chiến hạm l’Alarme bị hai pháo đài phía Nam tấn công mạnh mẽ. Đại bác từ các chiến hạm khác nã tới tấp đã làm im lặng pháo đài ở bờ trái do một phần của pháo đài lộ ra; pháo đài còn lại được che chắn bởi một chỗ gấp khuất của mặt đất. Màn đêm chấm dứt cuộc chiến; việc neo đậu diễn ra ở khúc quanh do sông tạo ra, ở vị trí thuận lợi này; chúng tôi đã sẵn sàng để đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công nào vào ban đêm.

Ngày 16 tháng 2.

Ban ngày thật huyên náo. [Chúng tôi đã thấy] Các tòa nhà được đặt cách pháo đài 800 mét ở hữu ngạn sông, trên 1 đường thẳng và rất gần nhau, vì kênh hẹp, đến nỗi từ chân cầu của tàu Phlégéton, đô đốc có thể, bằng giọng nói, đưa ra mệnh lệnh cho toàn bộ sư đoàn hải quân.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tấn công Sài Gòn

Đúng 6 giờ, cuộc tấn công bắt đầu; quân An Nam đáp trả mạnh mẽ; pháo đài ở tả ngạn bắt đầu nổ súng trở lại; chúng tôi thấy mình bị kẹt giữa hai làn đạn, nhiều viên đạn đại bác của quân An Nam trúng vào phần thân và giàn cột buồm của các chiến hạm. Nhưng hỏa lực chính xác hơn của các pháo thủ liên quân và hỏa lực mạnh của các tay súng thiện xạ nhất trong số thủy quân lục chiến đã áp đảo vì lính này đứng bắn ở các vị trí tốp đầu đã gây cho quân An Nam nhiều tổn thất đáng kể; đến 7 giờ, cường độ bắn của pháo đài chùng xuống. Quân đội được đổ bộ lên bờ, vào lúc 8 giờ, bất chấp các chướng ngại vật đủ loại tích tụ trước mặt, các chướng ngại này vẫn được công binh dỡ bỏ; Pháo đài ở hữu ngạn bị tháo dỡ, pháo đài ở hữu ngạn bị chiếm đóng; từ đây nó vai trò hỗ trợ cho các tàu vận tải và đoàn tàu vận chuyển quân.

Chỉ huy Jauréguiberry, Chỉ huy trưởng Công binh Dupré-Déroulède và Đại đội trưởng Pháo binh Lacour, ngay lập tức được cử lên tàu l’Avalanche để khảo sát lại vị trí và hình dạng của thành Sài Gòn, cũng như cấu hình của địa hình xung quanh.

Vào buổi chiều, một chiếc thuyền tam bản cập mạn tàu Phlégéton; Đức Cha Lefèvre, đại diện Tòa giám mục Đàng Trong, đến thăm vị đô đốc. Những thông tin ông cung cấp tôi cho là không chính xác lắm, tuy nhiên vị giám mục sống ở làng Tam Hội, nằm phía trên pháo đài ở hữu ngạn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 17 tháng Hai.

Liên quân đánh chiếm Sài Gòn. 5 giờ sáng, tất cả các tàu nhổ neo băng qua khúc cua đột ngột do sông cắt ngang. Sài Gòn và cảnh quan hấp dẫn của nó mở ra trước mắt. Thành phố nằm ở hữu ngạn sông, giữa hai cặp rạch là Bến Nghé và Kênh Tàu Hũ; tòa thành Gia Định ẩn trong những hàng cây xanh, trước mặt của nó bị che bởi rừng cây, vườn tược và nhà cửa.

Từ dòng sông, tất cả những gì có thể thấy là một cánh cửa nằm ở cuối đại lộ, cột cờ và những mái nhà của một vài cửa hàng, nơi sẽ làm mục tiêu cho các xạ thủ liên quân.

Sư đoàn hải quân nhận nhiệm vụ chiến đấu: chiến hạm Phlégéton chịu trách nhiệm nã pháo trước cửa; các chiến hạm Primauguet, l’Alarm và Avalanche về phía trước; Dragonne, El Cano và Prégent phía sau. Hỏa lực của liên quân, lúc đầu rất chậm, sau nhanh dần lên và trở nên chính xác hơn ngay khi hỏa lực của An Nam vô tình tiết lộ vị trí bắn chính xác trong tòa thành. Trong ¾ giờ, cuộc đấu pháo của cả hai bên rất ác liệt; may mắn thay, người An Nam thường bắn quá cao, đường đạn của họ vượt qua cột buồm của các chiến hạm. Cuối cùng, sức và nhịp độ bắn của An Nam đã giảm xuống đáng kể: đã đến lúc để mở cuộc tấn công.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ba đại đội thủy quân lục chiến, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Des Pallières, cũng như các đại đội đổ bộ, được ca nô đưa lên bờ và xếp thành đội hình hàng dọc để tận dụng sự che chắn từ các ngôi nhà, dưới sự yểm trợ của pháo binh và lính xung kích được bố trí trong các trận địa. Hỏa lực pháo của An Nam, gần như đã ngừng, lại bất ngờ tiếp tục nã dữ dội. Chỉ huy Les Pallières nhận được lệnh tấn công áp sát bên trái và nổ súng vào các pháo thủ đối phương, được che chở bởi rừng cây và bụi rậm; Một bộ phận kỹ sư công binh được bổ xung dưới quyền của Đại úy Gallimard, cũng như một đại đội gồm các kỵ binh Tây Ban Nha, chỉ huy là [Đại tá] Palanca, chịu trách nhiệm hỗ trợ việc di chuyển nếu cần thiết.

Các cánh quân được triển khai, với sự yểm trợ của pháo binh nã cấp tập, hỏa lực chính xác đến nỗi lính pháo binh An Nam phải bỏ súng. Sau đó liên quân lao vào cuộc tấn công; Trung sĩ Henri des Pallières - em trai thứ hai của viên chỉ huy - leo lên một chiếc thang và là người đầu tiên vào thành, những bức tường cao đến 20 mét. Lính An Nam tháo chạy bằng cửa sau, để lại trong tay ta một số tài liệu chiến tranh quan trọng.
 

pbinh979

Xe tăng
Biển số
OF-82598
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
1,858
Động cơ
433,234 Mã lực
cám ơn cụ Đốc đã rất kỳ công. em chờ bao giờ có bản đầy đủ rồi đọc 1 thể.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong khi chỉ huy Des Pallières chiếm được thành Gia Định, Trung tá Reybaud, với một tiểu đoàn quân dự bị, đã chiếm đóng các xưởng đóng tàu, gần bến tàu chính và thu giữ 1 tàu hộ tống và 7 chiến thuyền. Cuối cùng, quân đoàn Tây Ban Nha, do Đại tá Lanzarotte chỉ huy, và một nửa tiểu đoàn là thủy thủ, những người đã sẵn sàng di chuyển với pháo dưới các bức tường của nơi này, nhận được lệnh quay trở lại phía sau Kênh Tàu Hũ, chạy dọc theo phía Bắc của thành, 1.000 quân An Nam đang giao tranh với một đại đội thủy quân lục chiến. Sự xuất hiện của lực lượng tăng viện này đặt dấu chấm hết cho cuộc giao tranh. Đến 10 giờ, quân An Nam bỏ thành chạy tứ tán khắp nơi; thành phố Sài Gòn và các vùng lân cận nằm dưới quyền kiểm soát của liên quân.

Vào lúc 4 giờ chiều, quân dự bị tiến vào thành Gia Định, chiếm đóng doanh trại với con số rất nhiều và rộng lớn; các đại đội đổ bộ tập hợp quanh các tòa nhà.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Ghi chép của Pierre Barrelon: tuy nhiên, chúng tôi chiếm được cả lượng lớn kho tàng, trọn vẹn kho khí giới, 85.000-kilogram thuốc súng đóng thùng hoặc trong hộp, diêm tiêu, lưu huỳnh, chì, trang bị quân sự, lượng gạo đủ nuôi 8.000 người và 130.000 quan tiền bản xứ, tức là đồng kẽm. Tỷ giá 3.000 đồng ăn 5 franc, tức là lượng đồng kẽm trong các rương này lên tới 78 triệu đồng].

[Ghi chép của Pierre Barrelon: Tôi thu xếp vào một ngôi chùa để nghỉ qua đêm ở đây và tìm được một nơi khó mà tốt hơn được. Các ngôi chùa vẫn là nơi trú cho khách ở Trung Hoa và Nam Kỳ; người ta ăn ở đây, uống ở đây, ngủ ở đây nếu được cho phép, thậm ký ký kết các thỏa ước ở đây như ở Thiên Tân mà không bị coi là làm chuyện báng bổ; Phật giáo vốn khoan dung. Nó hơi giống các nhà thờ Hy Lạp ở Cairo, nơi các thầy tu sống cùng gia đình mình, bầy con thì chơi đùa trước bàn thờ còn bà vợ đứng nấu ăn trong gian nhà nguyện. Tóm lại, nghỉ lại đây tốt hơn hẳn một vài khách sạn khác mà tôi từng ở, ví dụ Hotel du Prince de Galles ở Aden chẳng hạn. Và tôi thiếp đi trong khi suy nghĩ về cái nghiệp phiêu lưu đã đưa tôi đi quá xa khỏi nước Pháp, dù là đến một đất nước đầy chất Pháp, ở trong cái pháo đài được xây bởi người Pháp và vừa bị người Pháp chiếm được. Thật hay mơ khi chúng ta có mặt ở khắp nơi còn Châu Á lại không phải là nhà].

[Ghi chép của Pierre Barrelon: Ngày hôm sau tôi thức dậy với thiên nhiên tráng lệ bao quanh như cả một đại dương xanh rì. 7 giờ sáng, tôi thấy 2 lính dưới quyền đưa tới chỗ tôi một gã quỷ khốn khổ ăn bận khá kỳ quái lố lăng. Tối hôm trước khi đang đánh nhau, gã đã nấp trên một cây sung; gã ngồi đó suốt đêm và mãi khi có tia nắng đầu tiên thì đám lính thủy của tôi mới phát hiện ra gã. Phải rất mất công mới thuyết phục gã leo xuống được. Các bạn có thể hình dung ra nỗi sửng sốt của tôi khi tôi nghe hắn thốt lên bằng một giọng hết sức tội nghiệp nhưng mang vẻ thanh nhã mà ngay Cicero [Marcus Tullius Cicero là một triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lý luận chính trị La Mã. Với thành tựu của mình, ông được xem là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất La Mã, sở hữu nhiều kĩ xảo đa dạng và khả năng làm chủ ngôn ngữ Latinh đến độ phi thường] hẳn cũng phải ghen tị: Parce! Domine! Non hostis sum, christianus Cambodjanus! [ tiếng Latin: Làm ơn! Quý ngài! Tôi không phải là kẻ thù, tôi là người Công giáo Campuchia] Tôi phải xấu hổ thừa nhận rằng gã tù nhân này giỏi tiếng Latin hơn mình; nhưng 1 viên bác sĩ tốt bụng đã tới giúp tôi và chẳng mấy chốc chúng tôi đã hiểu nhau.

Tên hắn là Li Kouan. Hắn là một thanh niên 27 tới 28 tuổi, lùn, mũi tẹt, gò má cao, mặt bẹt, tóc đen, da màu trắng bẩn hơi ngả vàng và dáng oai vệ trước tuổi. Hắn mặc quần dài, hơi rách do leo trèo và một kiểu áo khoác ngắn tà dài tới đầu gối. Theo lời hắn khéo léo cho tôi hay, hắn là Ki-tô hữu sống ở Cambodia, dù gốc là người Hoa. Hai ngày trước, hắn đã hoài công cố gắng tìm đến thủy đội ta trên sông cùng với Giám mục Sài Gòn là Lefebvre, và sang hôm sau hắn phải chứng kiến một giáo sĩ thừa sai bị sát hại.

Li Kouan và tôi sớm trở thành bạn thân nhất trên đời. Hắn nói tôi hay rằng có khoảng 500.000 Ki-tô hữu ở Nam Kỳ và cho tôi biết những chi tiết khá đáng lưu ý về vương quốc nhỏ Cambodia. Tôi đã kể cho các bạn việc người An Nam chỉ chiếm được các tỉnh ven biển biên giới cách Sài Gòn sâu nhất là khoảng 20 dặm. Ngoài phạm vi đó bắt đầu thuộc quyền của vua Ang Duong lừng lẫy, như lời gã cải giáo của tôi gọi ông ta, một chúa thượng đã từng trải qua nghịch cảnh. Từng là tù nhân của người Xiêm một thời gian dài, ông buộc phải làm thợ đồng hồ để kiếm sống. Người ta nói ông lùn và béo, mặt rỗ chằng chịt, rất sùng mộ người Châu Âu. Ông cũng thích cho rằng mình biết tiếng Latin, nếu tin lời Li Kouan, và ông trang trí phòng ăn của mình bằng dòng chữ kiểu như sau: domus manducare bubere que [ ăn ở nhà là ngon nhất]. Tay thái giám đầu tiên của ông cũng là bầu bếp đầu tiên của ông và tôi có thể hình dung ra vị tư lệnh vĩ đại của pháo binh Cambodia, kẻ mà gã tù của tôi chỉ dành cho những lời kính trọng nhất, với quan tâm trên hết của mình hẳn là một số chuyện nhà đại loại như vậy. Về mặt vương vị, Duong chỉ có một cái áo ngắn lụa vàng, đính một chiếc đai lưng vàng; còn ngoài ra, ông hẳn là một tư sản đường hoàng từ Paris hay London, bị lạc giữa đồng bằng Châu Á, thân mật bắt tay và mời ta xức nước hoa Pháp vào cuối bữa ăn, chỉ thiếu không thể mời ta dùng sâm banh nữa mà thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các bạn nghĩ gì về Li-Kouan và chúa thượng của hắn ta? Tôi thừa nhận rằng gã đầu đã ghi dấu trong trí nhớ tôi tới ngày nay và rằng gã sau đã khiến tôi vui trong lúc tiêu khiển ở Sài Gòn. Thật là một đất nước Châu Á độc đáo nơi ta có thể thấy những tương phản đến như vậy! Ở vùng cực viễn của phương Đông, giữa một doanh trại, trong lòng Sài Gòn, được nghe tiếng La-tinh và tái khám phá ký ức về thời đi học tại cái nơi bí ẩn xa xôi này! Thật là một ấn tượng kỳ quặc khi Châu Âu trẻ trung của ta có mặt ở nơi cựu thế giới này và những cuộc cách mạng chấn động đang diễn ra trước mắt ngày hôm nay, khi con tàu hơi nước kia khuất phục được các cách trở xa xôi, giống như một cây cầu di động nối kết được tới những nơi tận cùng thế giới!

Hơn nữa Sài Gòn đem lại các lợi thế thương mại to lớn; xét từ góc độ này thì đây là vị trí quan trọng nhất của Nam Kỳ. Trên sông có thể đi lại được những con tàu lớn nhất, kể cả tàu vận tải biển, và tôi chưa từng gặp con sông nào lặng và dễ đi như vậy. Chỉ cần một đợt triều – ở đây chúng kéo dài 12 giờ – là đủ để ngược sông lên tới thành phố, với một cơn gió nhẹ, dễ chịu. Địa hình bằng phẳng, thóc gạo dồi dào, tươi đẹp hơn nhiều so với Xiêm La. Tôi được xem thứ đường cát rất tốt, gần như trắng mịn, cũng như vài loại mía đường. Cây gỗ nhuộm rất nhiều, sáp ong rất trong và cũng như quế, tôi thấy chúng có chất lượng vượt trội sản phẩm từ Trung Hoa hay của các vùng khác ở Nam Kỳ. Tôi không nghi ngờ gì, theo ý chủ quan của tôi, với một chút kiên trì và một tinh thần vượt khó, chúng ta sẽ biến cái cảng đầy ưu đãi này thành cảng biển đẹp nhất thế giới. Cư dân là người Đông Dương và, cho dù không nhiều cảm tình, họ rõ ràng ít thù địch hơn hẳn dân Quảng Châu. Hơn nữa, Sài Gòn chỉ cách Cambodia có vài dặm và ở đó là một chủng tộc khác hẳn, rất dễ để đồng hóa. Các bạn có thể tự phán xét dựa trên những gì tôi đã kể về vua Duong. Cho dù có vẻ kỳ lạ, mọi chi tiết đều rất chính xác. Bổ sung là chúng được xác nhận bởi một giáo sĩ thừa sai từng sống 3 năm tại xứ này. Cuối cùng, xin nói thêm là trên quan điểm quân sự, địa điểm này có thể xem là tuyệt đối không thể công phá được. Nếu bố trí một số pháo đội dọc dòng sông lộng gió này, tôi không biết liệu có hải đoàn nào dám nghĩ đến chuyện xâm nhập thôi chứ chưa nói đến gì khác, bởi chúng sẽ phải đối đầu với người Âu.

Li Kouan đã lên đường đi Phnom Penh, tức Nam Vang trong tiếng Nam Kỳ, nơi thường trú của hắn, cách Udong vài dặm và là thủ đô của Cambodia. Hắn phải ngược sông Mekong, nấp dưới chiếc ghe của một Ki-tô hữu. Tòa thành Sài Gòn, được một đại tá công binh Pháp xây cho Gia Long, nay không còn tồn tại; nó đã bị cho nổ tung [dưới thời Minh Mạng]. Chúng tôi chỉ giữ lại các pháo đài gần bờ sông hiện được gác bởi lính của chỉ huy Jaurreguiberry]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 18 tháng 2.

Đô đốc gửi lời chúc mừng đến lực lượng viễn chinh:

- Từ tấn công đến tấn công, từ thành công này đến thành công khác, trong một tuần, chúng ta đã chiếm giữ được 25 dặm đường sông, được bảo vệ bởi 3 đập nước và 11 pháo đài cũng như thành và thành Sài Gòn.

Thành có các pháo đài ở đằng trước, mỗi mặt thành có chiều dài 475 mét; trong thành có một xưởng chế tạo vũ khí đầy đủ. Bằng cách kiểm đếm vật liệu của hai pháo đài trên sông, người ta có thể ước tính khoảng 20.000 vũ khí gồm súng tay các loại và 200 khẩu đại bác bằng sắt hoặc đồng. Chỉ riêng tòa thành đã chứa 85.000 kilôgam thuốc súng còn nguyên các hộp và thùng, không kể số lượng thuốc súng vương vãi trong các đầu thú trang trí, trong hộp đạn và cả số thuốc súng chưa thành phẩm; các liều phóng của đại bác đủ loại lớn nhỏ. Các kho chứa muối, lưu huỳnh, chì, cá, trang thiết bị quân sự, một lượng lớn gạo đủ để nuôi 6.000 đến 8.000 người trong một năm, và một chiếc rương quân dụng chứa 130.000-franc [đã quy đổi] bằng loại tiền kẽm và tiền đồng. [ lúc ấy 1 Franc Pháp đổi được 600 đồng tiền, nghĩa là số tiền quân Nguyễn bỏ lại khoảng 78.000.000 đồng]

Trích báo cáo chính thức của Đô đốc Rigault de Genouilly:

“Tổn thất của triều đình An Nam có thể ước tính không dưới 20 triệu [Franc]. Để đánh giá cao kết quả của cuộc viễn chinh nói chung, cần phải thêm vào đó là việc giảm bớt ảnh hưởng chi phối [ của An Nam] đối với các vương quốc láng giềng, và đòn này sẽ nhạy cảm không kém lần đầu”.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 19 tháng Hai.

Chưa bao giờ những người lính của chúng ta được dự một bữa tiệc như vậy! Trước hết, 10 đồng tiền mặt được chia cho mỗi người. Tiền đồng là một loại tiền kẽm có một lỗ hình vuông ở giữa. Ở Trung Quốc, tiền mặt được làm bằng đồng và có giá trị gấp ba lần [ An Nam]. 1 quan tiền bao gồm 600 đồng tiền kẽm xâu lại với nhau; nó được chia thành 10 phần, mỗi phần gọi là 1 tiền hay 60 xu. 5 quan tiền có giá trị khoảng 1 đô la. Giá trị, hơn nữa, tăng hoặc giảm theo quá trình lưu thông hay chất lượng bạc. Với số tiền này, họ mua một số lượng gia cầm đến mức họ không còn muốn ăn gì ngoài việc cắt giảm sự lựa chọn. Rau, cá, trái cây, v.v., tất cả đều phong phú và với giá rẻ quá mức. Khác với Đà Nẵng giá cả đắt đỏ làm sao! Người Tagal cũng rất thích thú cuộc sống ở đây: họ huấn luyện những con gà trống Nam Kỳ xuất sắc trong chiến đấu: chủ yếu vuốt móng gà chọi cho nhọn và luyện những cú đá. Nhờ các nguồn cung cấp mới và việc bố trí quân đội trong những doanh trại vô số, rộng lớn và sạch sẽ của tòa thành, điều kiện vệ sinh của quân đoàn viễn chinh ở đây cũng rất tốt, nên bất chấp sự mệt mỏi đặt lên tất cả bởi sự nhanh chóng của các cuộc hành quân, sức hồi phục chiến đấu vẫn đạt yêu cầu cao nhất có thể.

Cuộc sống của người dân thường thành phố An Nam [ Sài Gòn] là khá khốn khổ; trừ một số nhà quan lại, người ta chỉ thấy những túp lều đơn sơ lợp bằng lá tranh hoặc lá cọ; những nhà gần sông thì làm nhà sàn. Nhưng, mặt khác, cây cối um tùm làm sao! Ổi và bưởi, xoài và măng cụt, chuối và dừa, lựu và chanh, me, cau, v.v. tô điểm cho các ngôi nhà; Những ngôi nhà của các quan lại, nằm ngay cửa thành, với những khu vườn và hàng cây xanh được cắt tỉa của họ, là những nơi nghỉ dưỡng thú vị.

Khu phố của người Trung Quốc rất bẩn thỉu; những con phố, quanh co và hẹp, được bảo trì rất tệ; chúng thường bị ngập do thủy triều, phía trước của các ngôi nhà không có gì khác ngoài một ổ chứa rác.

Nhờ những con kênh và những con kênh nối liền chúng, những chiếc thuyền buồm, thuyền tam bản, thuyền đánh cá có thể vào thành phố và bốc dỡ sản phẩm của họ ngay dưới chân các cửa hàng. Chợ Lớn là một trung tâm sôi động, nơi con nước lên xuống và dòng chảy được cảm nhận vượt ra ngoài Sài Gòn và vùng phụ cận.

Saì Gòn là nơi tập trung tất cả các hoạt động thương mại của khu vực và của gần như toàn bộ Nam Kỳ, một nền thương mại mà người Hoa đã có thể nắm độc quyền, và tôi có thể nói là [ thực sự họ] độc quyền.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 25 tháng 2.

Kể từ khi chiếm được Sài Gòn, một số vụ nổ súng vào liên quân đã xảy ra trong thành phố. Cuối cùng chúng tôi đã thành công trong việc bắt giữ một số thủ phạm: họ bị xử bắn. Sự đàn áp này tạo ra hiệu ứng của nó; cư dân và người Hoa đến rất đông để xin được bán hay cung cấp các nhu yếu phẩm; họ tuyên bố họ hài lòng với sự xuất hiện của chúng tôi. Người Hoa chỉ có một mong muốn, đó là chúng tôi để họ tiếp tục buôn bán một cách lặng lẽ. Một thị trưởng được bổ nhiệm ở Sài Gòn, ông ta hứa với đô đốc sẽ duy trì trật tự trong thành phố; nền độc lập về hành chính của Chợ Lớn tạm thời được duy trì.

Quân Tây Ban Nha được lệnh chiếm pháo đài nằm ở hữu ngạn sông — pháo đài đã bị chiếm giữ một ngày trước cuộc tấn công vào thành Gia Định- Công binh và pháo binh đặt nó vào tình trạng phòng thủ; có tên chính thức là Đồn Nam hay ụ Hữu Bình. Nằm cách kênh Tàu Hũ của người Hoa 1 km về phía hạ lưu, được bao quanh bởi đầm lầy và rừng ngập mặn, khiến việc tiếp cận trở nên khó khăn.

Vị đô đốc muốn chọn Sài Gòn làm căn cứ quân sự cho các hoạt động ở An Nam, và về điểm này, ông đã thống nhất hầu hết các lực lượng theo ý của mình. Thật không may, sự yếu kém về nhân lực của chúng tôi và người ta nói rằng, đã có lệnh chính thức được gửi từ Paris là nên đánh vào trung tâm đế chế [ý nói tấn công vào Huế], không cho phép ông giữ thành trì, chỉ huy Les Pallières sẽ chịu trách-nhiệm bảo vệ với 500 người.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top