Ngày 13 tháng Bảy.
Chúng tôi ngủ rất ngon, dù khó ngủ. Những chiếc giường bao gồm khung mây lớn bọc trong xốp và được trang bị một tấm thảm, hai tấm lót được bện, một trong số đó đặt giữa hai đùi để ngăn mồ hôi. Trên mỗi chiếc giường là chiếc quần dây rút rộng, - quần Moorish - mặc vào để đi ngủ.
Thật là một cảnh tượng gây tò mò trên những con phố sầm uất của Singapore! Ngoài người châu Âu, còn có các hạng người của tất cả các quốc gia châu Á: Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư… với trang phục kỳ quái và sặc sỡ.
Vào năm 1819, một người Anh, Ngài Stamford Raffles [Thomas Stamford Bingley Raffles, là một người Anh, Phó thống đốc vùng Đông Ấn Hà Lan và Phó thống đốc Bencoolen, được biết đến với việc thành lập Singapore hiện đại và Malaya thuộc Anh] , đã mua từ Quốc vương Johore hòn đảo nhỏ Singapore, nơi kiểm soát lối vào eo biển Malacca và do đó, [ kiểm soát cả ] tuyến đường lớn từ Ấn Độ đến Trung Quốc, ông được thừa nhận mà không có quyền kiểm soát, để phát triển dân cư thuộc địa, cho phép tất cả những người nhập cư và tuyên bố Singapore là một cảng tự do. Tuyên bố này là một cú hích lớn: tự do, không có các quyền bị cấm, đã thu hút tất cả các tàu thương mại thường xuyên qua lại các khu vực này. Trong một thời gian ngắn, Singapore đã trở thành quốc gia chính và là kho hàng lớn nhất của vùng Viễn Đông, hoạt động thương mại quá cảnh của nó đã được mở rộng rất nhiều.
Người Anh, [là loại] vô đạo đức khi liên quan đến thương mại, thậm chí bán cho cướp biển, rất nhiều ở Trung Quốc và các vùng lân cận, vũ khí và đạn dược chiến tranh; tuy nhiên sau đó họ lại đuổi theo sau cướp lại, đây đúng là một cách thuận tiện mà không gây thiệt hại cho túi tiền, trong việc mua bán bao giờ người Anh cũng giành phần thắng.
Singapore có khoảng một trăm nghìn dân, bao gồm sáu mươi lăm nghìn người Trung Quốc và gần năm trăm người châu Âu. Khu phố Anh được ngăn cách với thành phố thương mại sầm uất bởi một con sông lầy lội, ở cửa của nó là một pháo đài được bảo vệ bởi một số lính pháo binh tinh nhuệ; nhà thống đốc nằm trên một đồi cao phía sau thị trấn.
Thành phố thương mại, cứ mỗi phần tư là nơi sinh sống của một nhóm dân cư riêng biệt, theo quốc tịch của họ, có một khu chợ rộng lớn thường trực; các cửa hàng tràn ngập hàng hóa các loại và từ tất cả các nước. Khu phố Tàu được tẩm mùi đàn hương, bạn có cảm giác khắp nơi là dân Trung Quốc, một phần cũng xuất phát từ lượng lớn giấy thơm và hương được đốt trong chùa và trong nhà, trước bàn thờ tổ tiên.
Các kho chứa than cách thành phố một dặm [ nguyên văn là Lieue, dặm Pháp = 4km], một con đường được bảo dưỡng tốt dẫn đến các kho chứa này; tàu đến đó bằng cách đi theo đường sông bên trái.
Vào buổi chiều, tôi đi thăm chùa Trung Quốc, nhà thờ Hồi giáo Mã Lai và đền thờ Ấn Độ giáo. Riêng chùa Trung Quốc đã cho tôi khá nhiều điều thú vị; để vào nhà thờ Hồi giáo, bạn phải cởi giày.