- Biển số
- OF-798438
- Ngày cấp bằng
- 25/11/21
- Số km
- 330
- Động cơ
- 20,130 Mã lực
- Tuổi
- 35
Đậm: cái chỗ này trong câu gốc có ngắt câu đâu mà cụ tách ra thành "gần gũi người nhân đức" được.Sách Luận Ngữ viết:
" 子曰:弟子入則孝,出則弟,謹而信,汎愛眾而親 仁。行有餘力,則以學文。
Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.”
“[Là phận] con em, vào thì hiếu thảo [với cha mẹ], ra thì thuận thảo [với bậc trưởng thượng], cẩn thận mà giữ niềm tin, rộng yêu mọi người mà gần gũi người nhân đức. Thi hành những điều đó còn
thừa sức, thì hãy học văn. "
Có bài báo căn cứ vào lời giảng nói trên để biện hộ cho khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn ". Nhưng mà em thấy không đúng lắm, vì câu này cụ Khổng khuyên học sinh trong sinh hoạt hàng ngày thì nên hiếu thuận , kính trong , ăn nói cân trọng và thành thật, yêu thương con người, gần gũi người tốt, rồi còn sức ( học ) thì hãy học văn ( Lục nghệ : Lễ:, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số ) . Tức là cụ Khổng nêu bật một vài đức tính của học trò mà theo cụ ấy là quan trọng nhất, cần có nhất trước khi học văn , chả liên quan gì đến chữ " Lễ " cả.
"Phiếm ái chúng nhi thân nhân" phải dịch là "yêu thương dân chúng như người thân" mới phải.
"Đệ tử" cũng phải dịch là "các trò", mới đúng lời người thầy là cụ Khổng dặn bảo bề dưới, nếu "con em" thì chỉ con cháu họ Khổng mới phải theo.
Cái sự Nho học ở ta đã hỏng rồi, đừng cố lôi nó ra làm chỗ dựa nữa. Tuy nhiên, khi bỏ nó đi thì cũng phải có Lễ, có phép tắc, nghĩa là phân tích cụ thể và đầy đủ các ngữ nghĩa của cổ văn, từ đó chỉ ra những bất cập của nó, từ đó mới xác định bỏ. Có như thế mới thể hiện được cái khoa học trong lập luận, sự kế thừa trong tư duy khi bàn luận về cổ văn cũng như khi định thiết kế cái tân văn hơp với thời đại mới.
Chỉnh sửa cuối: