[Funland] Đề xuất xem lại khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Sách Luận Ngữ viết:

" 子曰:弟子入則孝,出則弟,謹而信,汎愛眾而親 仁。行有餘力,則以學文。

Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.”

“[Là phận] con em, vào thì hiếu thảo [với cha mẹ], ra thì thuận thảo [với bậc trưởng thượng], cẩn thận mà giữ niềm tin, rộng yêu mọi người mà gần gũi người nhân đức. Thi hành những điều đó còn
thừa sức, thì hãy học văn. "

Có bài báo căn cứ vào lời giảng nói trên để biện hộ cho khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn ". Nhưng mà em thấy không đúng lắm, vì câu này cụ Khổng khuyên học sinh trong sinh hoạt hàng ngày thì nên hiếu thuận , kính trong , ăn nói cân trọng và thành thật, yêu thương con người, gần gũi người tốt, rồi còn sức ( học ) thì hãy học văn ( Lục nghệ : Lễ:, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số ) . Tức là cụ Khổng nêu bật một vài đức tính của học trò mà theo cụ ấy là quan trọng nhất, cần có nhất trước khi học văn , chả liên quan gì đến chữ " Lễ " cả.
Đậm: cái chỗ này trong câu gốc có ngắt câu đâu mà cụ tách ra thành "gần gũi người nhân đức" được.
"Phiếm ái chúng nhi thân nhân" phải dịch là "yêu thương dân chúng như người thân" mới phải.
"Đệ tử" cũng phải dịch là "các trò", mới đúng lời người thầy là cụ Khổng dặn bảo bề dưới, nếu "con em" thì chỉ con cháu họ Khổng mới phải theo.
Cái sự Nho học ở ta đã hỏng rồi, đừng cố lôi nó ra làm chỗ dựa nữa. Tuy nhiên, khi bỏ nó đi thì cũng phải có Lễ, có phép tắc, nghĩa là phân tích cụ thể và đầy đủ các ngữ nghĩa của cổ văn, từ đó chỉ ra những bất cập của nó, từ đó mới xác định bỏ. Có như thế mới thể hiện được cái khoa học trong lập luận, sự kế thừa trong tư duy khi bàn luận về cổ văn cũng như khi định thiết kế cái tân văn hơp với thời đại mới.
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,918 Mã lực
Đậm: cái chỗ này trong câu gốc có ngắt câu đâu mà cụ tách ra thành "gần gũi người nhân đức" được.
"Phiếm ái chúng nhi thân nhân" phải dịch là "yêu thương dân chúng như người thân" mới phải.
"Đệ tử" cũng phải dịch là "các trò", mới đúng lời người thầy là cụ Khổng dặn bảo bề dưới, nếu "con em" thì chỉ con cháu họ Khổng mới phải theo.
Cái sự Nho học ở ta đã hỏng rồi, đừng cố lôi nó ra làm chỗ dựa nữa. Tuy nhiên, khi bỏ nó đi thì cũng phải có Lễ, có phép tắc, nghĩa là phân tích cụ thể và đầy đủ các ngữ nghĩa của cổ văn, từ đó chỉ ra những bất cập của nó, từ đó mới xác định bỏ. Có như thế mới thể hiện được cái khoa học trong lập luận, sự kế thừa trong tư duy khi bàn luận về cổ văn cũng như khi định thiết kế cái tân văn hơp với thời đại mới.
Cảm ơn cụ, em copy nguyên văn nội dung file PDF sách Tứ Thư Bình Giải của Lý Minh Tuấn. Trong sách này, tác giả có biện hộ cho cái ý " Tiên học Lễ, hậu học Văn " . :))

1638178612377.png
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Cảm ơn cụ, em copy nguyên văn nội dung file PDF sách Tứ Thư Bình Giải của Lý Minh Tuấn. Trong sách này, tác giả có biện hộ cho cái ý " Tiên học Lễ, hậu học Văn " . :))

View attachment 6704842
Ngày xưa cụ Trần Trọng Kim viết sách Nho giáo mà cụ Ngô Tất Tố còn viết bài phê bình, cho rằng nhiều chỗ luận giải khiên cưỡng, lấy ý Tống Nho đời sau cho là của cụ Khổng. Nay cụ trích mới biết dịch giả câu “đệ tử nhập tắc hiếu….” là của Lý Minh Tuấn, một cụ tuổi 70 đã nhiều năm giảng dạy về tứ thư, ngũ kinh. Có điều mới một câu không nhiều chữ khó đã thấy cách dịch phi logic, lệch nguyên nghĩa, vậy mà cả giáo sư Thêm cũng trích câu dịch “con em vào thì hiếu thảo…” để trả lời phỏng vấn. Qua đó tôi càng tin Nho học sang mình không được nghiên cứu, chú giải một cách chỉn chu, công tâm và khoa học mà thiên về kiểu bình cũ rượu mới, dùng chữ cổ nói chuyện nay, thậm chí phóng tác ra những câu như cổ văn nhưng hoá ra cổ … tân.
Thế thì nên bỏ gấp, nhưng các danh từ Hán Việt thì phải làm lại với lối nghiên cứu khoa học hơn, cũng không dùng các câu tân kỳ kêu choang choang như kiểu giáo sư Thêm định dùng để thay cho cổ..tân kia vậy.
 

polandball111

Xe máy
Biển số
OF-778123
Ngày cấp bằng
22/5/21
Số km
97
Động cơ
37,708 Mã lực
Nơi ở
Can Tho
Ngày xưa cụ Trần Trọng Kim viết sách Nho giáo mà cụ Ngô Tất Tố còn viết bài phê bình, cho rằng nhiều chỗ luận giải khiên cưỡng, lấy ý Tống Nho đời sau cho là của cụ Khổng. Nay cụ trích mới biết dịch giả câu “đệ tử nhập tắc hiếu….” là của Lý Minh Tuấn, một cụ tuổi 70 đã nhiều năm giảng dạy về tứ thư, ngũ kinh. Có điều mới một câu không nhiều chữ khó đã thấy cách dịch phi logic, lệch nguyên nghĩa, vậy mà cả giáo sư Thêm cũng trích câu dịch “con em vào thì hiếu thảo…” để trả lời phỏng vấn. Qua đó tôi càng tin Nho học sang mình không được nghiên cứu, chú giải một cách chỉn chu, công tâm và khoa học mà thiên về kiểu bình cũ rượu mới, dùng chữ cổ nói chuyện nay, thậm chí phóng tác ra những câu như cổ văn nhưng hoá ra cổ … tân.
Thế thì nên bỏ gấp, nhưng các danh từ Hán Việt thì phải làm lại với lối nghiên cứu khoa học hơn, cũng không dùng các câu tân kỳ kêu choang choang như kiểu giáo sư Thêm định dùng để thay cho cổ..tân kia vậy.
tôi lại nghĩ Nho học chưa bao giờ du nhập vào Việt Nam.
vốn dĩ từ phịa Việt + Hán Việt ra 1 câu nào đó thành triết lý thôi, và tôi dám chắc những câu triết lý Hán Việt ở VN đa phần là sau năm 1975.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
tôi lại nghĩ Nho học chưa bao giờ du nhập vào Việt Nam.
vốn dĩ từ phịa Việt + Hán Việt ra 1 câu nào đó thành triết lý thôi, và tôi dám chắc những câu triết lý Hán Việt ở VN đa phần là sau năm 1975.
Cụ nghĩ dựa trên cái gì đấy ạ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,918 Mã lực
Ngày xưa cụ Trần Trọng Kim viết sách Nho giáo mà cụ Ngô Tất Tố còn viết bài phê bình, cho rằng nhiều chỗ luận giải khiên cưỡng, lấy ý Tống Nho đời sau cho là của cụ Khổng. Nay cụ trích mới biết dịch giả câu “đệ tử nhập tắc hiếu….” là của Lý Minh Tuấn, một cụ tuổi 70 đã nhiều năm giảng dạy về tứ thư, ngũ kinh. Có điều mới một câu không nhiều chữ khó đã thấy cách dịch phi logic, lệch nguyên nghĩa, vậy mà cả giáo sư Thêm cũng trích câu dịch “con em vào thì hiếu thảo…” để trả lời phỏng vấn. Qua đó tôi càng tin Nho học sang mình không được nghiên cứu, chú giải một cách chỉn chu, công tâm và khoa học mà thiên về kiểu bình cũ rượu mới, dùng chữ cổ nói chuyện nay, thậm chí phóng tác ra những câu như cổ văn nhưng hoá ra cổ … tân.
Thế thì nên bỏ gấp, nhưng các danh từ Hán Việt thì phải làm lại với lối nghiên cứu khoa học hơn, cũng không dùng các câu tân kỳ kêu choang choang như kiểu giáo sư Thêm định dùng để thay cho cổ..tân kia vậy.
Vâng em nghĩ là nên bỏ hẳn cái khẩu hiệu ấy đi, không cần thay thế bằng cái mới.

Ngoài lề một chút, sau khi cụ nhận xét em có google câu này thỉ thấy khá nhiều người dịch tách " phiém ai chúng " và " " nhi thân nhân " làm 2 nội dung . Em nghĩ là lời cụ Khổng đươc đệ tử chép lại, nên có thể mỗi người một cách diễn giải.

.


 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Vâng em nghĩ là nên bỏ hẳn cái khẩu hiệu ấy đi, không cần thay thế bằng cái mới.

Ngoài lề một chút, sau khi cụ nhận xét em có google câu này thỉ thấy khá nhiều người dịch tách " phiém ai chúng " và " " nhi thân nhân " làm 2 nội dung . Em nghĩ là lời cụ Khổng đươc đệ tử chép lại, nên có thể mỗi người một cách diễn giải.

.


Cổ văn thì không có chấm phẩy nhưng có tính đăng đối, biền ngẫu, bây giờ cứ ngắt 3 chữ một như Tam tự kinh nghe quen nhịp nhưng lại làm mất tính biền ngẫu đăng đối của câu văn, "phiếm ái chúng" về kết cấu nó không đối xứng với "nhi thân nhân" được. Thôi không sa đà xem ai đúng, vì em cũng không có bằng cấp gì về món này, gọi là tán vui thôi
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,114
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tức ý cụ " Một ngôi chùa thì có sư, bán chùa đi rồi thì vẫn có sư"?

Ờ được sẽ hạp với vế " Tiên học Lễ, Hậu ... xỏ giày":P:P:P

Chùa thật đúng là không cần sư. Mà sư thật cũng không cần chùa.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,305
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chùa thật đúng là không cần sư. Mà sư thật cũng không cần chùa.
Vậy cho nên, em nói thật, dcm... toàn ông đổ vạ...:))

Khác dél câu hát chế trong bài Người đi xây hồ Kẻ Gỗ mà gần như lần nào nhậu có ghi ta, bọn em toàn gào:

" Chự nay dza em nâu... tươi màu... khẩu hiệu" :D
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,114
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Vậy cho nên, em nói thật, dcm... toàn ông đổ vạ...:))

Khác dél câu hát chế trong bài Người đi xây hồ Kẻ Gỗ mà gần như lần nào nhậu có ghi ta, bọn em toàn gào:

" Chự nay dza em nâu... tươi màu... khẩu hiệu" :D

Cũng vì một cái chữ "lễ" mà bao năm nay ca sĩ nhạc sĩ thi sĩ tiến sĩ không ai dám ý kiến hỏi ông toác giả xem "tươi màu suy nghĩ" là cái màu gì. :D:D:D:D:D:D
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Cũng vì một cái chữ "lễ" mà bao năm nay ca sĩ nhạc sĩ thi sĩ tiến sĩ không ai dám ý kiến hỏi ông toác giả xem "tươi màu suy nghĩ" là cái màu gì. :D:D:D:D:D:D
Diễn nôm là "sợ tái mào", đào hồ là việc thổ mộc, nặng nhọc nên dù da nâu tươi nhưng nghĩ đến [đào hồ] là "sợ tái mào", ke ke.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,305
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cũng vì một cái chữ "lễ" mà bao năm nay ca sĩ nhạc sĩ thi sĩ tiến sĩ không ai dám ý kiến hỏi ông toác giả xem "tươi màu suy nghĩ" là cái màu gì. :D:D:D:D:D:D
Không hề....

Cái " tươi màu khẩu hiệu" mới cần phải mỗi người tự vấn chứ " tươi màu suy nghĩ" nó chính xác vô cùng. Em thuổng câu của các đàn anh đi trước " Suy nghĩ- ( nguyên bản là Tư tưởng nhưng em không dùng vì chán kiểu sẽ có 1 loạt bại brain sẽ nhau nhau vào dính tí dấu răng cho oách)- không thông thì cầm bình tông không nổi". Em trộm nghĩ, em U50 rồi, deck sai tí gì nếu không muốn nói là quá đúng.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,305
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,114
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Không hề....

Cái " tươi màu khẩu hiệu" mới cần phải mỗi người tự vấn chứ " tươi màu suy nghĩ" nó chính xác vô cùng. Em thuổng câu của các đàn anh đi trước " Suy nghĩ- ( nguyên bản là Tư tưởng nhưng em không dùng vì chán kiểu sẽ có 1 loạt bại brain sẽ nhau nhau vào dính tí dấu răng cho oách)- không thông thì cầm bình tông không nổi". Em trộm nghĩ, em U50 rồi, deck sai tí gì nếu không muốn nói là quá đúng.
Nếu da em nâu mà lại tươi màu suy nghĩ, tức ý đại khái là dân mình không nghĩ bằng não mà nghĩ bằng da.
Kể cũng đúng. Vì những chỗ để thực hiện hành vi dâm dục đồi bại đều thâm xì thâm xịt cả. Lại còn lông lá chưa kể.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,305
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nếu da em nâu mà lại tươi màu suy nghĩ, tức ý đại khái là dân mình không nghĩ bằng não mà nghĩ bằng da.
Kể cũng đúng. Vì những chỗ để thực hiện hành vi dâm dục đồi bại đều thâm xì thâm xịt cả. Lại còn lông lá chưa kể.
À thế em mới nói cần tự vấn. Mây tầng nào thì gặp gió tầng đó thôi:))
 

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
8,005
Động cơ
573,339 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Mấy kẻ rỗi hơi. Thỉnh thoảng lại la toáng lên mấy cái ý tưởng vớ vỉn chả để làm quái gì.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,918 Mã lực
Ngày xưa cụ Trần Trọng Kim viết sách Nho giáo mà cụ Ngô Tất Tố còn viết bài phê bình, cho rằng nhiều chỗ luận giải khiên cưỡng, lấy ý Tống Nho đời sau cho là của cụ Khổng. Nay cụ trích mới biết dịch giả câu “đệ tử nhập tắc hiếu….” là của Lý Minh Tuấn, một cụ tuổi 70 đã nhiều năm giảng dạy về tứ thư, ngũ kinh. Có điều mới một câu không nhiều chữ khó đã thấy cách dịch phi logic, lệch nguyên nghĩa, vậy mà cả giáo sư Thêm cũng trích câu dịch “con em vào thì hiếu thảo…” để trả lời phỏng vấn. Qua đó tôi càng tin Nho học sang mình không được nghiên cứu, chú giải một cách chỉn chu, công tâm và khoa học mà thiên về kiểu bình cũ rượu mới, dùng chữ cổ nói chuyện nay, thậm chí phóng tác ra những câu như cổ văn nhưng hoá ra cổ … tân.
Thế thì nên bỏ gấp, nhưng các danh từ Hán Việt thì phải làm lại với lối nghiên cứu khoa học hơn, cũng không dùng các câu tân kỳ kêu choang choang như kiểu giáo sư Thêm định dùng để thay cho cổ..tân kia vậy.
Cụ Phan Khôi cũng từng có bài phê bình cụ trần Trọng Kim về sách Nho Giáo. Cụ Phan Khôi cũng có một sô bài viết về ảnh hưởng của Khổng Giáo ở Việt Nam, và vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay đối với nền giao dục với khẩu hiêu " Tiên học Lễ, hậu học Văn "



" Khổng giáo có cái chơn tướng của Khổng giáo ; song ở nước ta đây, mỗi người thấy nó ra một khác, cái đó là tùy theo tầm con mắt của từng người.
Có người đàn bà đi tình cờ đạp miếng giấy chữ, liền lật đật hai tay lượm lên mà để qua trên đầu một cái rồi đem đốt đi, nói rằng : Kẻo mang tội với đức thánh. Chẳng những đàn bà, cái hạng nầy nhiều lắm, họ coi chữ tức là ông thánh, ông thánh tức là chữ ; vì họ hiểu lầm rằng ông Khổng Tử đã bày ra chữ Hán và chỉ có bởi chữ Hán thì mới học biết được đạo Khổng Tử.
Một hạng nữa hơi cao hơn hạng kia một chút, họ hiểu rằng hễ là sách chữ nho tức là của ông thánh hết. Chẳng những Luận ngữ, Trung dung là của ông thánh, mà cho đến “Minh tâm bỏ bọc, Ấu học dắt lưng” của mấy ông thầy du phương dạy trẻ, họ cũng cho là của ông thánh. Bao nhiêu những lời nói trong cuốn sách đóng lề bằng chỉ, là lời của Khổng Tử ráo, họ đều tin ráo. Rất đỗi đến những câu chưa hề thấy trong sách, chỉ nghe ở miệng người ta mà hễ là bằng chữ nho, ấy là họ nói lời của ông thánh rồi. Ở Nam kỳ đây, hạng tầm thường, hay lặp đi lặp lại cái câu “Quân sử thần tử, thần bất tử, bất trung ; phụ sử tử vong, tử bất vong, bất hiếu”, họ cho là lời thánh nói ra. Nhiều người đem hỏi tôi, tôi phải lấy làm lạ. Hoặc giả có, mà tôi lâu nay ít hay ôn nhuần lại sách cũ rồi quên đi chăng, chớ theo như cái trí nhớ trong đầu tôi, thì câu nầy chẳng có trong sách nào hết, chẳng ông thánh nào nói hết, mà chừng như là lời của Lê Tử Trình nói trong tuồng Sơn hậu hồi thứ ba ! Đó, một hạng người nữa, cứ ù ù cạc cạc, hễ nghe câu chữ nho, thấy cuốn sách chữ nho, thì cho là đạo Khổng Tử ở đó.
Một hạng cao hơn nữa thì cho Khổng giáo là ở tại cang thường luân lý. Họ nói rằng người An Nam mình biết kính tổ tiên, nhớ ngày ông ngày bà, trong bà con không lấy bậy nhau, ấy là nhờ tin theo Khổng giáo. Phần nhiều người có cầm cuốn sách đi học hay là có thi đỗ ông nọ ông kia, đều nói như vậy. Hạng nầy đã khá, nhưng cũng chỉ thấy Khổng giáo được một phía mà thôi, không thấy cả mọi bề. Tôi còn nhớ hơn 20 năm về trước, ở Trung kỳ bỏ thi, nhiều ông nghè ông cử vì đó mà buồn rầu than tiếc, cho rằng bỏ thi tức là bỏ Khổng giáo. Bỏ thi thì người ta không học chữ nho, không học chữ nho thì ít biết đạo Khổng, cũng có lẽ, song những người ấy họ lại không hiểu như vậy mà hiểu khác, họ hiểu rằng sự thi cử tức là Khổng giáo, bỏ thi cử ấy là bỏ Khổng giáo. Không có gì lạ, họ nhận thi cử là Khổng giáo cũng như nhận cang thường là Khổng giáo đó mà thôi. ..."
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,918 Mã lực
Tức ý cụ " Một ngôi chùa thì có sư, bán chùa đi rồi thì vẫn có sư"?

Ờ được sẽ hạp với vế " Tiên học Lễ, Hậu ... xỏ giày":P:P:P
Hehehe, em trích cụ thẩm bài viết của cụ Phan Khôi về Nho nhe ở Việt Nam. Thời đấy chính các cụ Nho học xịn như Phan khôi, Ngô Tất Tố, Phan Văn Trường , Phan Châu Trinh đều đã ...xỏ giầy hết rồi ạ, vì họ hiểu cái Tống Nho nó bại hoại ra làm sao .....Liên hệ với hiện tại với trường hợp cụ Thêm nêu ý kiến bỏ cái khẩu hiệu ấy đi, thì bị vùi dập không thương tiếc trên báo chí. Thậm chí trong cả trong cả topic này, rất nhiều cụ không tìm hiểu, cứ thế nhảy vào chửi đổng ...cho vui, . :))


"
Năm trước, khi ông Phan Văn Trường làm báo La Cloche félée, trên mặt báo có để câu của Mạnh Tử rằng : “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Có người đem hỏi tôi : chớ sao trong đạo nho ta có cái chủ nghĩa cao thượng như thế mà lâu nay dân ta không biết tới, cứ chịu đầu mãi dưới cái oai quyền quân chủ ? – Sự ấy có lạ chi ! Vì Tống nho giải sách, cứ hễ đến những chỗ như vậy thì kiếm cách mà gìm đi. Lại ngày xưa quan trường theo ý vua, trong lúc chấm bài thi, hễ gặp ai dùng đến những ý ấy thì đánh rớt. Tôi nói câu đó thật không có chứng cớ, song hãy xin đem hỏi mấy ông nhà nho có đi thi ngày trước coi thử có ông nào dám dùng đến chữ “dân quý, quân khinh” vào trong bài của mình không, thì đủ biết. Nhà vua thật không ưa những câu ấy, nhưng không có lẽ xóa bỏ đi được, thì chỉ hất cái môi một cái là thiên hạ làm lơ nó đi.

Nước ta cũng vậy, đương hồi Tự Đức là hồi mà nho học có tiếng là thạnh hơn hết từ xưa đến nay, thì người Pháp vừa chạy tàu xồng xộc sang. Bất kỳ thành nào, xổ súng bắn chơi một vài giờ đồng hồ, ấy là thành bị đổ, đua nhau kẻ đầu, kẻ chạy, kẻ chết. Triều thần có ông nào hơi biết một chút, xin biến pháp tự cường, thì bệ hạ ở trên phán xuống rằng : “Lẽ nào văn hiến như nước ta mà lại trở theo di địch”(!)
Một là tại Tống nho, hai là tại nhà vua. Nhà vua số là lợi dụng Tống nho làm mềm thần dân đi cho dễ cai trị, không ngờ mềm riết rồi không giữ được nước nữa ! kết quả đáng thương tâm thay ! "
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top