Thực ra em hiểu ý cụ chứ. Nhưng cá nhân em cho rằng trên bình diện rộng, cái việc dạy Lễ đã và đang bị bỏ ngỏ từ gia đình tới trường học và xã hội. Nó méo mó và dị hợm tới lạ kỳHehehe, em trích cụ thẩm bài viết của cụ Phan Khôi về Nho nhe ở Việt Nam. Thời đấy chính các cụ Nho học xịn như Phan khôi, Ngô Tất Tố, Phan Văn Trường , Phan Châu Trinh đều đã ...xỏ giầy hết rồi ạ, vì họ hiểu cái Tống Nho nó bại hoại ra làm sao .....Liên hệ với hiện tại với trường hợp cụ Thêm nêu ý kiến bỏ cái khẩu hiệu ấy đi, thì bị vùi dập không thương tiếc trên báo chí. Thậm chí trong cả trong cả topic này, rất nhiều cụ không tìm hiểu, cứ thế nhảy vào chửi đổng ...cho vui, .
Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta/IV – Wikisource tiếng Việt
vi.wikisource.org
"
Năm trước, khi ông Phan Văn Trường làm báo La Cloche félée, trên mặt báo có để câu của Mạnh Tử rằng : “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Có người đem hỏi tôi : chớ sao trong đạo nho ta có cái chủ nghĩa cao thượng như thế mà lâu nay dân ta không biết tới, cứ chịu đầu mãi dưới cái oai quyền quân chủ ? – Sự ấy có lạ chi ! Vì Tống nho giải sách, cứ hễ đến những chỗ như vậy thì kiếm cách mà gìm đi. Lại ngày xưa quan trường theo ý vua, trong lúc chấm bài thi, hễ gặp ai dùng đến những ý ấy thì đánh rớt. Tôi nói câu đó thật không có chứng cớ, song hãy xin đem hỏi mấy ông nhà nho có đi thi ngày trước coi thử có ông nào dám dùng đến chữ “dân quý, quân khinh” vào trong bài của mình không, thì đủ biết. Nhà vua thật không ưa những câu ấy, nhưng không có lẽ xóa bỏ đi được, thì chỉ hất cái môi một cái là thiên hạ làm lơ nó đi.
Nước ta cũng vậy, đương hồi Tự Đức là hồi mà nho học có tiếng là thạnh hơn hết từ xưa đến nay, thì người Pháp vừa chạy tàu xồng xộc sang. Bất kỳ thành nào, xổ súng bắn chơi một vài giờ đồng hồ, ấy là thành bị đổ, đua nhau kẻ đầu, kẻ chạy, kẻ chết. Triều thần có ông nào hơi biết một chút, xin biến pháp tự cường, thì bệ hạ ở trên phán xuống rằng : “Lẽ nào văn hiến như nước ta mà lại trở theo di địch”(!)
Một là tại Tống nho, hai là tại nhà vua. Nhà vua số là lợi dụng Tống nho làm mềm thần dân đi cho dễ cai trị, không ngờ mềm riết rồi không giữ được nước nữa ! kết quả đáng thương tâm thay ! "
Còn về thày Thêm, em rất thích cuốn " Cơ sở Văn hóa Việt nam" của thày từ những năm đầi 199x và đó cũng là 1 trong những cuốn đầu tiên gợi cho em hứng thú để đôi khi lọ mọ...
Nhưng riêng đề xuất này, em thực sự chưa ủng hộ dù hôm.nọ, thày Thêm đã có thêm bài nói rõ hơn.
Chỉnh sửa cuối: