Chính xác là như vậy, các ông làm GD đưa ra khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hâu học Văn " lấy căn cứ từ lời bình giảng sách Luận Ngữ, chứ không hề căn cứ nào nội dung lời giảng của cụ Khổng rất chi tiết trong sách ấy là : " Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn ". Cụ Khổng dặn học trò trong sinh hoạt hàng ngày thì hiếu kính cha mẹ, ra ngoài thì kính trọng người lớn, yêu thương người, gần gũi người tốt, rồi còn sức thì sẽ học Văn. và trong cái Văn ấy mới có cái Lễ.
Nếu bảo là trong câu câu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " cái chữ Lễ trong cái khẩu hiệu ấy chỉ đơn thuần là day trẻ em học cái sự lễ phép đơn thuần, Thì cái sự Lễ phép ấy chỉ là vẻ bề ngoài, Học sinh lễ phép với thầy cô không có nghĩa là nó yêu thương thầy cô, lễ phép với người ngoài không có nghĩa là nó kính trọng người ngoài....
Nếu bảo là chữ Lễ ấy bao gồm cả lễ nghĩa ...rồi cả đạo đức, thì rõ ràng là sai định nghĩa. Chuẩn mực Đạo Đức theo đạo Nho nó bao gồm 5 đức tính là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Học thuyết của cụ Khổng đưa chữ Nhân ( nhân ái, tình thương..) lên hàng đầu . Không có lòng nhân ái thì Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đều không còn cơ sở ý nghĩa nữa.
Như vậy nếu các cụ vẫn muốn giữ truyền thống Nho giáo và áp dụng vào giáo dụng hiện đại thì nên thay khẩu hiệu bằng : " Học yêu thương, trước khi học chữ "
Các cụ rảnh tra cứu nước ngoài thì thấy ngay, họ không đưa khẩu hiệu, họ chú trọng dạy học sinh tiểu học xen kẽ Đạo Đức cùng văn hóa , trong đó quan trong nhất là tình yêu thương ( yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu động vật ...) rồi mới đến các nội dung khác, ví dụ như Nhật bổn bậc tiểu học họ chú trọng : Cần cù chăm chỉ, ở Mẽo là sự Trung thực, tử tế...Ở Đức họ không dạy Đạo đức như môn riêng, nhưng dạy trong hoạt động ngoại khóa. Và quan trong nhất là họ lấy học sinh làm trung tâm.
...................