[Funland] Đề xuất xem lại khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Phản biện hay không nó là cả 1 quá trình giáo dục, đâu phải bỏ khẩu hiệu hôm nay, ngày mai các cháu sẽ phản biện ầm ầm. KH "Tiên học lễ, hậu học văn" trước nay mọi người luôn hiểu phải tôn sư, trọng đạo, trong đó có lối nghĩ các thày cô luôn đúng, học sinh cấm cãi. Thày cô bảo thế nào thì phải nghe theo như thế, cái ý nghĩ ấy nó ăn sâu vào tiềm thức người Việt bao đời nay rồi, giờ để thay đổi thì lối suy nghĩ đó thì phải là 1 thời gian dài. Tuy nhiên cũng phải có người nói ra để mọi người nhìn nhận lại nhận thức của mình
Học sinh cãi thày có gì là hay, nếu phổ biến chẳng hoá ra người thày không đủ tư cách dạy?
Chuyện này cần có người làm một cách khoa học, có lớp lang thứ tự hẳn hoi, không thì lại kiểu con tàu say không vẹo bên này thì lại vọ bên kia, chả ra sao.
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
484
Động cơ
130,115 Mã lực
Tuổi
33
E thấy việc phản biện hay ko đâu phải do khẩu hiệu, mà là do cách giáo dục. Em thấy nhiều người đánh đồng việc giữ khẩu hiệu " Tiên học lễ hậu học văn" với việc học sinh sẽ tụt lùi, sẽ cứng nhắc, kbiet phản biện.... Em thấy đây là 1 cách đổ lỗi, đánh tráo khái niệm. Giờ giả sử bỏ khẩu hiệu đó đi, ko treo nữa, chẳng lẽ học sinh sẽ phản biện tốt hơn, thể hiện mình tốt hơn? Cái cốt lõi của giáo duc, đặc biệt trong các cấp mầm non, C1, C2 chủ yếu là dậy cách làm người, tiếp cận tri thức theo em là thứ yếu hơn.
Em không tin là với học sinh tiểu học , độ tuổi còn trẻ thơ và tiếp thu thụ động lại có thể sáng tạo và phản biện với Thầy . Nếu có chuyện đó xảy ra , chương trình giáo dục này hay tư cách người Thày cần xem lại . Cụ phản ánh chính xác việc đánh tráo khái niệm , và đổ lỗi thiếu thuyết phục. Thực trạng của vấn đề cần đối mặt là chương trình giáo dục bất cập , đội ngũ các nhà giáo có chất lượng sa sút do đầu vào khối các trường Sư phạm , do bệnh thành tích nặng nề trong ngành ...vv Bản thân câu khẩu hiệu không có lỗi mà chính người thực hiện đã hiểu sai , làm sai và đổ lỗi cho nó . Đáng tiếc ý kiến này lại xuất phát từ một ông GD-TS đáng kính , ngay phát ngôn của vị GS này thì nhiều nhà sư phạm có uy tín khác trong ngành cũng không đồng tình
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
484
Động cơ
130,115 Mã lực
Tuổi
33
Hehehe, cụ nói em mới nhớ ra, có đợt tuyên truyền rầm rộ ' Hiền tài là nguyên khí quốc gia ", Sở Nội vụ các tỉnh thành rầm rộ thực hiện chính sách Thu hút và trọng dụng nhân tài (THTDNT) . Nơi thì chỉ tuyển công chức tốt nghiệp chính qui ( làm các bạn học dân lập méo mồm ), nơi thì ưu tiên trình độ Thạc sỹ trở lên khiến tạp vụ cũng đi học thạc sỹ, nơi thì cứ thủ khoa trường ở địa bàn là tuyển, tỉnh nào có tiền thì ưu đãi cho đi học nước ngoài...nói chung mỗi địa phương một cơ chế, loạn xì ngầu.

Chả biết trong số các hiền tài được tuyển dụng, bao nhiêu hiền tài đã xin nghỉ, bao nhiêu hiền tài còn vẫn làm loong toong ,,bao nhiêu hiền tài được lên sếp . :)) Vẫn chưa thấy có cơ quan nàođứng ra thống kê kết quả.
Hậu quả của việc chạy bằng cấp không phải nguyên nhân từ câu " Hiền tài là nguyên khí quốc gia " này , đừng đổ lỗi cho nó
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực
Cụ Hồ thường diễn giải các câu cao siêu trong sách cổ sang những lời đơn giản dễ hiểu mà cụ, cứ học theo đó là đủ, khi nào có kiến thức thì nghiên cứu sách cổ sau cũng chưa muộn.
Cụ Hồ nói rất cụ thể, nhưng cực kỳ khái quát:
  • Về thái độ dạy và học: "Dạy tốt, học tốt".
  • Về lối sống: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào - Học tập tốt, lao động tốt - Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt - Giữ gìn vệ sinh thật tốt - Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
  • Về cộng đồng: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công".
  • Về dưỡng dục thế hệ tương lai: "Mười năm thì phải trồng cây, trăm năm thì phải trồng người".
  • Về dùng người: "Người nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực
Tôn Sư Trọng Đạo; Uống Nước Nhớ Nguồn; Biết ơn có gì là không tốt? lễ nghĩa, lễ phép có gì sai? Em hỏi ông Giáo Sư là Dừ Làm sao?
Ai quen biết ông Ráo sư Thêm đều biết về quá khứ không mấy đẹp đẽ của ông ấy.

Ông Thêm bỏ "Lễ", chê "Văn" thì không có gì ngạc nhiên cho người biết về ông ấy.
 

ronglon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-182025
Ngày cấp bằng
25/2/13
Số km
1,190
Động cơ
351,340 Mã lực
Em không tin là với học sinh tiểu học , độ tuổi còn trẻ thơ và tiếp thu thụ động lại có thể sáng tạo và phản biện với Thầy . Nếu có chuyện đó xảy ra , chương trình giáo dục này hay tư cách người Thày cần xem lại . Cụ phản ánh chính xác việc đánh tráo khái niệm , và đổ lỗi thiếu thuyết phục. Thực trạng của vấn đề cần đối mặt là chương trình giáo dục bất cập , đội ngũ các nhà giáo có chất lượng sa sút do đầu vào khối các trường Sư phạm , do bệnh thành tích nặng nề trong ngành ...vv Bản thân câu khẩu hiệu không có lỗi mà chính người thực hiện đã hiểu sai , làm sai và đổ lỗi cho nó . Đáng tiếc ý kiến này lại xuất phát từ một ông GD-TS đáng kính , ngay phát ngôn của vị GS này thì nhiều nhà sư phạm có uy tín khác trong ngành cũng không đồng tình
Việc đưa ra một khẩu hiệu thế nào và mọi người hiểu ý nghĩa của khẩu hiệu đó ra sao không phải mọi người đều hiểu như nhau. Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vẫn kẻ trang trọng trên các mặt tiền của các trường thử hỏi mọi ngưởi đã hiểu rõ ý nghĩa cặn kẽ của khẩu hiệu đó chưa, chưa kể đối với 1 đứa học sinh tiểu học hỏi nó ý nghĩa khẩu hiệu đó như thế nào liệu có đứa nào trả lời được. Khẩu hiệu như thế nhưng hành động của các người lớn bây giờ có ai gương mẫu làm theo khẩu hiệu đó kg để cho bọn trẻ nó làm theo. Vậy nên một khẩu hiệu chỉ mang tính phong trào chứ kg đi vào thực chất thì tốt nhất nên bỏ.
Hơn nữa thời buôi này có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục đi vào thực tiễn hơn chứ đâu còn chỉ là các khẩu hiệu.
Thời chiến tranh, thời bao cấp cứ bước chân ra khỏi nhà là gặp khẩu hiệu, còn giờ đi khắp HN xem còn thấy mấy bảng tin, khẩu nhiệu ngoài đường.
Xã hội thay đổi mỗi thời mỗi khác, để tuyên truyền giáo dục con người kg nhất thiết cứ lấy nếp nghĩ cu, cách làm cũ ra để áp dụng và mong thành công được
 
Chỉnh sửa cuối:

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực
Nên bổ sung 5 điều Bác Hồ dạy= 5plus (+): Thêm Yêu bản thân & gia đình (người thân)... rồi mới tới Yêu Tổ Quốc+ đồng bào...
Bản thân chữ "đồng bào" nó bao hàm hết rồi cụ. (Thương người như thể thương thân; Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng;...).

Về phẩm tính thì ngoài đoàn kết (team-work), kỷ luật, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm... nên cập nhật thêm: tự lập, phản biện/sáng tạo... :-?
Tự lập (đúng ra là "độc lập"), phản biện/sáng tạo... là phương pháp, không phải mục đích, phẩm chất, tính cách.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực
Mình cũng nghĩ, đội ngũ ông Thiêm nên làm 1 khảo sát khoa học xã hội, phỏng vấn lấy mẫu tầm 5000 em học sinh từ lớp 6 trở xuống, với câu hỏi :"Em hiểu gì về câu nói Tiên học lễ, hậu học văn?".
Sau khi có dữ liệu rõ ràng, sẽ dễ dàng phân tích, mổ xẻ.
Cụ lại lấy tư duy người lớn áp đặt cho đứa trẻ.

Các cụ nhà ta không chỉ có dạy, mà là "dạy dỗ", vừa "dạy" vừa "dỗ". Tiếng Việt của các cụ nhà ta không thừa, không thiếu.

"Tiên học Lễ, hậu học Văn" cũng không phải là khẩu hiệu, nó là nguyên tắc cơ bản "dạy dỗ" con người từ bé thơ. Hàng trăm năm nay, ngoài cụ Hồ Chí Minh, hiếm có ai đưa ra được những tổng kết như thế.

Văn hóa cũng vậy. Cụ Trường Chinh đề ra "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng" mà cho ra hàng nghìn luận văn, luận án, thạc sỹ, tiến sỹ chưa vượt qua được câu khái quát ấy.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực
Khẩu hiệu này mới có được hơn chục năm nay, thời 1990 về trước chắc chắn chưa có. Như vậy khẩu hiệu này gắn với sự trầm của giáo dục do rối loạn về tiêu chuẩn đào tạo, không biết đào tạo sẽ ra con người hữu dụng nào cho xã hội, theo Marx-Lenin, đó là do hoàn cảnh kinh tế-xã hội tạo ra sự lúng túng ấy: Liên Xô đổ, nền kinh tế dựa trên bao cấp vừa xóa bỏ, hình thái kinh tế mới là gì chưa rõ, do vậy các nhà thiết kế giáo lấy một câu không có trong cổ văn Hán học ra làm mục tiêu giáo dục, nghĩa câu khẩu hiệu thì, hi hi, chưa thấy làm rõ ở đâu.
Như vậy, bây giờ hình thái kinh tế đã xác định là "kinh tế thị trường định hướng XHCN" rồi thì mục đích giáo dục tương đương phải đào tạo ra người như nào để phù hợp hình thái kinh tế đó, với mục đích rõ rồi thì khẩu hiệu hay các từ chốt mô tả mục đích là gì, đó là việc của mấy ông vẽ chữ.
Sự rối loạn trong bàn luận việc bỏ hay giữ khẩu hiệu "tiên..hậu.." chỉ thể hiện các nhà thiết kế giáo dục không nắm chắc lý luận về phép biện chứng của Marx-Lenin.
Có gì lệch pha giữa lý luận "Xã hội nào, con người nấy" với nguyên tắc "Tiên học Lễ, hậu học Văn" đâu cụ.

Chả nhẽ xã hội Việt Nam sẽ hình thành và hòa tan vào xã hội Âu Mỹ nên phải bỏ nguyên tắc của chúng ta. Và chúng ta cần phải đánh mất chính mình, biến thành kẻ khác hoặc bị kẻ khác nô dịch?
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Có gì lệch pha giữa lý luận "Xã hội nào, con người nấy" với nguyên tắc "Tiên học Lễ, hậu học Văn" đâu cụ.

Chả nhẽ xã hội Việt Nam sẽ hình thành và hòa tan vào xã hội Âu Mỹ nên phải bỏ nguyên tắc của chúng ta. Và chúng ta cần phải đánh mất chính mình, biến thành kẻ khác hoặc bị kẻ khác nô dịch?
Khổ cái nguyên tắc không biết ở đâu ra, đã được thực hiện thế nào
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực
Một slogan nhu "độc lập tự do hạnh phúc" của cụ Hồ, hay như bao khẩu hiệu khác, người ta phải định nghĩa nó rõ ràng, thực hiện nó, theo đuổi, giám sát nó.

-Bây giờ cứ treo không không "tiên học lễ, hậu học văn", mà chả nói cho học sinh, thầy cô biết học lễ là học cái gì thì làm sao người ta biết.

-Rồi khi đã nói rõ cho người ta lễ là cái gì văn là cái gì, rồi có thực hiện nó không ? ai thực hiện ? khi nào ? như thế nào ?

-Cái gì chứ nên rõ ràng câu chữ, cứ đánh đố như thế này thì chết. Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn tầm quốc tế quốc gia mà còn rõ ràng, đến ông chăn trâu trong làng còn hiểu. Học cụ Hồ thì nên nói viết cho rõ ràng.
Cụ Hồ của chúng ta cũng học tập cụ Tôn Trung Sơn, cụ Hồ tự coi là "người học trò nhỏ" của cụ ấy.

Chủ nghĩa Tam Dân của cụ Tôn Trung Sơn "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc" đã được cụ Hồ vận dụng vào Việt Nam rất hợp.
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
484
Động cơ
130,115 Mã lực
Tuổi
33
Việc đưa ra một khẩu hiệu thế nào và mọi người hiểu ý nghĩa của khẩu hiệu đó ra sao không phải mọi người đều hiểu như nhau. Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vẫn kẻ trang trọng trên các mặt tiền của các trường thử hỏi mọi ngưởi đã hiểu rõ ý nghĩa cặn kẽ của khẩu hiệu đó chưa, chưa kể đối với 1 đứa học sinh tiểu học hỏi nó ý nghĩa khẩu hiệu đó như thế nào liệu có đứa nào trả lời được. Khẩu hiệu như thế nhưng hành động của các người lớn bây giờ có ai gương mẫu làm theo khẩu hiệu đó kg để cho bọn trẻ nó làm theo. Vậy lên một khẩu hiệu chỉ mang tính phong trào chứ kg đi vào thực chất thì tốt nhất nên bỏ.
Hơn nữa thời buôi này có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục đi vào thực tiễn hơn chứ đâu còn chỉ là các khẩu hiệu.
Thời chiến tranh, thời bao cấp cứ bước chân ra khỏi nhà là gặp khẩu hiệu, còn giờ đi khắp HN xem còn thấy mấy bảng tin, khẩu nhiệu ngoài đường.
Xã hội thay đổi mỗi thời mỗi khác, để tuyên truyền giáo dục con người kg nhất thiết cứ lấy nếp nghĩ cu, cách làm cũ ra để áp dụng và mong thành công được
Lỗi của câu khâu hiệu này là sử dụng từ Hán quá nhiều và làm cho nhiều người không hiểu hết ý nghĩa của nó , người ta nhìn vào đó và liên tưởng đến Nho giáo , nghĩ rằng thời đại này vẫn nhồi ý thức hệ này vào đầu con trẻ
Xin thưa , 5 điều Bác Hồ dạy cho thiếu niên , nhi đồng cũng là lễ đấy ạ . Một slogan thành công là ngắn gọn , súc tích , đặc trưng , dễ thuộc , dễ nhớ và câu " Tiên học lễ , hậu học văn " cực thành công ở khía cạnh này
Đúng như cụ LangLe2021 đã nói , xài mãi lâu nay mà vẫn không hiểu tiền nhân nói gì , đến nỗi ông GS đáng kính cũng loạn đao pháp , thì những người có trách nhiệm nghĩ gì , lỗ hổng này ai vá ? Thiên hạ hè nhau đòi ném vô sọt rác thì nó ghi rõ thảm bại của nền giáo dục mà thôi
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực
Lỗi của câu khâu hiệu này là sử dụng từ Hán quá nhiều và làm cho nhiều người không hiểu hết ý nghĩa của nó , người ta nhìn vào đó và liên tưởng đến Nho giáo , nghĩ rằng thời đại này vẫn nhồi ý thức hệ này vào đầu con trẻ
Xin thưa , 5 điều Bác Hồ dạy cho thiếu niên , nhi đồng cũng là lễ đấy ạ . Một slogan thành công là ngắn gọn , súc tích , đặc trưng , dễ thuộc , dễ nhớ và câu " Tiên học lễ , hậu học văn " cực thành công ở khía cạnh này
Đúng như cụ LangLe2021 đã nói , xài mãi lâu nay mà vẫn không hiểu tiền nhân nói gì , đến nỗi ông GS đáng kính cũng loạn đao pháp , thì những người có trách nhiệm nghĩ gì , lỗ hổng này ai vá ? Thiên hạ hè nhau đòi ném vô sọt rác thì nó ghi rõ thảm bại của nền giáo dục mà thôi
Cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (tái bản năm 2006) đưa đến số liệu sau:
  • Trong số 32.924 mục từ của Từ điển có 12.910 mục là từ Hán-Việt, tỷ lệ khoảng 39,2%.
  • Trong số 12.910 mục từ Hán-Việt có 1.258 mục là từ đơn, chiếm tỉ lệ 9,7% và có 11.652 mục là từ phức, chiếm tỉ lệ là 90,3%.
  • Trong số mục từ phức Hán-Việt, số lượng vay mượn nguyên khối là 9.093 từ, chiếm tỉ lệ khoảng 78% còn số lượng do người Việt tự tạo có 2.564 mục từ, chiếm tỉ lệ 22%.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Oh, em đồng ý với ông dáo xư, xóa mịa nó cả đi, thay bằng slogan ''Đóe học cái gì sất" cho nó nhẹ. Vì học đến dáo xư rồi mà còn đổ hầm bà lằng các thứ tội cho cái câu đó thì thôi học làm đóe gì. Phỏng ạ?!
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,028
Động cơ
523,923 Mã lực
Các bộ quy tắc ứng xử thì thuộc về loài người, những chữ Lễ là danh từ riêng có, đặc hữu của Nho giáo, chữ này đến lúc có ông đòi bỏ mới té ra ta dùng chữ mà chưa kịp định nghĩa cho nó, thế mới tài.
Chính xác là như vậy, các ông làm GD đưa ra khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hâu học Văn " lấy căn cứ từ lời bình giảng sách Luận Ngữ, chứ không hề căn cứ nào nội dung lời giảng của cụ Khổng rất chi tiết trong sách ấy là : " Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn ". Cụ Khổng dặn học trò trong sinh hoạt hàng ngày thì hiếu kính cha mẹ, ra ngoài thì kính trọng người lớn, yêu thương người, gần gũi người tốt, rồi còn sức thì sẽ học Văn. và trong cái Văn ấy mới có cái Lễ. Nói cách khác cụ Khổng dạy học trò thực hành lòng nhân ái trước khi học văn hóa.

Nếu bảo là trong câu câu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " cái chữ Lễ trong cái khẩu hiệu ấy chỉ đơn thuần là day trẻ em học cái sự lễ phép đơn thuần, Thì cái sự Lễ phép ấy chỉ là vẻ bề ngoài, Học sinh lễ phép với thầy cô không có nghĩa là nó yêu thương thầy cô, lễ phép với người ngoài không có nghĩa là nó kính trọng người ngoài....

Nếu bảo là chữ Lễ ấy bao gồm cả lễ nghĩa ...rồi cả đạo đức, thì rõ ràng là sai định nghĩa. Chuẩn mực Đạo Đức theo đạo Nho nó bao gồm 5 đức tính là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Học thuyết của cụ Khổng đưa chữ Nhân ( nhân ái, tình thương..) lên hàng đầu . Không có lòng nhân ái thì Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đều không còn cơ sở ý nghĩa nữa.

Như vậy nếu các cụ vẫn muốn giữ truyền thống Nho giáo và áp dụng vào giáo dụng hiện đại thì nên thay khẩu hiệu bằng : " Học yêu thương, trước khi học chữ "

Các cụ rảnh tra cứu nước ngoài thì thấy ngay, họ không đưa khẩu hiệu, họ chú trọng dạy học sinh tiểu học xen kẽ Đạo Đức cùng văn hóa , trong đó quan trong nhất là tình yêu thương ( yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu động vật ...) rồi mới đến các nội dung khác, ví dụ như Nhật bổn bậc tiểu học họ chú trọng : Cần cù chăm chỉ, ở Mẽo là sự Trung thực, tử tế...Ở Đức họ không dạy Đạo đức như môn riêng, nhưng dạy trong hoạt động ngoại khóa. Và quan trong nhất là họ lấy học sinh làm trung tâm.


Nhìn như này ai chả thích. :)) lời chào hỏi xuất phát từ lòng nhân ái. Em cũng muốn đi học. :))





Video cô múc học sinh, đúng chuẩn chữ Lễ : :))

 
Chỉnh sửa cuối:

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Chính xác là như vậy, các ông làm GD đưa ra khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hâu học Văn " lấy căn cứ từ lời bình giảng sách Luận Ngữ, chứ không hề căn cứ nào nội dung lời giảng của cụ Khổng rất chi tiết trong sách ấy là : " Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn ". Cụ Khổng dặn học trò trong sinh hoạt hàng ngày thì hiếu kính cha mẹ, ra ngoài thì kính trọng người lớn, yêu thương người, gần gũi người tốt, rồi còn sức thì sẽ học Văn. và trong cái Văn ấy mới có cái Lễ.

Nếu bảo là trong câu câu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " cái chữ Lễ trong cái khẩu hiệu ấy chỉ đơn thuần là day trẻ em học cái sự lễ phép đơn thuần, Thì cái sự Lễ phép ấy chỉ là vẻ bề ngoài, Học sinh lễ phép với thầy cô không có nghĩa là nó yêu thương thầy cô, lễ phép với người ngoài không có nghĩa là nó kính trọng người ngoài....

Nếu bảo là chữ Lễ ấy bao gồm cả lễ nghĩa ...rồi cả đạo đức, thì rõ ràng là sai định nghĩa. Chuẩn mực Đạo Đức theo đạo Nho nó bao gồm 5 đức tính là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Học thuyết của cụ Khổng đưa chữ Nhân ( nhân ái, tình thương..) lên hàng đầu . Không có lòng nhân ái thì Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đều không còn cơ sở ý nghĩa nữa.

Như vậy nếu các cụ vẫn muốn giữ truyền thống Nho giáo và áp dụng vào giáo dụng hiện đại thì nên thay khẩu hiệu bằng : " Học yêu thương, trước khi học chữ "

Các cụ rảnh tra cứu nước ngoài thì thấy ngay, họ không đưa khẩu hiệu, họ chú trọng dạy học sinh tiểu học xen kẽ Đạo Đức cùng văn hóa , trong đó quan trong nhất là tình yêu thương ( yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu động vật ...) rồi mới đến các nội dung khác, ví dụ như Nhật bổn bậc tiểu học họ chú trọng : Cần cù chăm chỉ, ở Mẽo là sự Trung thực, tử tế...Ở Đức họ không dạy Đạo đức như môn riêng, nhưng dạy trong hoạt động ngoại khóa. Và quan trong nhất là họ lấy học sinh làm trung tâm.

...................
Thì thế mới nói một khẩu hiệu đưa ra tù mù không có nội dung kèm theo, không rõ đã có tác dụng gì trong cuộc sống, nay đòi bỏ phắt đi vì những lý do tự nghĩ ra ở thời điểm này như kìm hãm sự sáng tạo, không cho phép sự phản biện. Lại nảy sinh vấn đề sự sáng tạo, sự phản biện có cần thiết trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học đến trung học, nơi đang treo khẩu hiệu "tiên..hậu.." giữa cổng trường; nội hàm của "sáng tạo", "phản biện" hiện đang là gì?
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,028
Động cơ
523,923 Mã lực
Thì thế mới nói một khẩu hiệu đưa ra tù mù không có nội dung kèm theo, không rõ đã có tác dụng gì trong cuộc sống, nay đòi bỏ phắt đi vì những lý do tự nghĩ ra ở thời điểm này như kìm hãm sự sáng tạo, không cho phép sự phản biện. Lại nảy sinh vấn đề sự sáng tạo, sự phản biện có cần thiết trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học đến trung học, nơi đang treo khẩu hiệu "tiên..hậu.." giữa cổng trường; nội hàm của "sáng tạo", "phản biện" hiện đang là gì?
Vâng, có thể cụ Thêm cụ ấy không chém tanh bành như chúng ta ở cõi OF được, cụ ấy nếu ra đầy đủ, thì khả năng cụ ấy bị bem rất cao. :)) Với lại đây chỉ là quanđiểm cá nhân của em, chém cho vui thôi.

Mà em rảnh rỗi xem mấy cái video clip, thì thấy tần suất các học trò chọn trái tim ( được ôm ấp ) có tỷ lệ nhiều hơn cả ( kể cả Tây lẫn ta ). Học trò được quyền lựa chọn, cá tính từng em thể hiện rõ . Chọn ôm ấp - coi cô như người thân, chọn đập tay - coi như bạn bè thân thiết, chọn bắt tay- lịch sự người lớn,
 
Chỉnh sửa cuối:

tuannam06

Xe hơi
Biển số
OF-559104
Ngày cấp bằng
17/3/18
Số km
103
Động cơ
152,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Sơn Binh
bỏ luôn đi. Các cụ ạ
 

Grandtouring

Xe điện
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
4,678
Động cơ
461,172 Mã lực
Em thề là suốt các năm cấp 1, cấp 2, trường em cũng có cái biển ghi dòng chữ này, nhưng em chẳng hiểu là gì, vì không ai giải thích cho bọn em nó có nghĩa là gì. Em là thế hệ 7X đời đầu.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Ngày xưa cách đây cả ngàn năm người ta không phải học lễ, đạo nhưng ngày nay thì phải học rất nhiều :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top