[Funland] Đề xuất xem lại khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Lễ có nghĩa là quy tắc ứng xử, cách giao tiếp với con người, công cụ...chứ không phải lối suy nghĩ hủ nhỏ bắt người dưới nghe kẻ trên mới là lễ phép.
Đơn giản là cách ăn nói, chào hỏi lịch sự. Văn hóa ăn uống, sử dụng dao dĩa, cách cầm cốc, nâng ly, nâng bát...Biết chơi đúng luật, tôn trọng người chơi... Sành điệu cũng là người hiểu về lễ giáo.
Trẻ con nhiều đứa ăn cơm bưng bát còn rơi, không biết dùng đũa...gặp người lạ đến chơi chỉ biết dương mắt...đó là vô lễ.

Ý kiến các cụ ra sao? em đồng ý bỏ cái khẩu hiệu này đi. Ngày xưa chỉ có cụ nào kém thì GVCN sẽ bắt đi học thêm ở trường để phụ đạo, nhưng ngày nay học giỏi hay học dốt đều phải đi học tự nguyện.
Ngoài ra lễ Tết ngày xưa, học trò đến chơi nhà thầy cô chủ yếu là hoa và quà lưu niệm. Ngày nay hội PHHS yêu cầu PHHS đóng tiền, sau đó cử một nhóm PHHS đến từng nhà thầy cô để phong bì, phong bao.

Ngày xưa học dốt thì bị đúp, ngày nay học dốt cũng bị đủn lên lớp, dốt quá thì ép chuyển trường. Ngày xưa chương trình học đơn giản, nhẹ nhàng, SGK dùng vài thế hệ. Ngày nay năm béo nào cũng đổi mới, và mua mới bộ SGK.


"
Trong tham luận phát biểu tại hội thảo mới đây, GS Trần Ngọc Thêm (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM) nêu quan điểm: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo...

Chừng nào còn đề cao chữ 'lễ' để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển".

Trả lời PV Dân trí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phản đối quan điểm này, đồng thời ông có góc nhìn khác khi cho rằng, muốn đổi mới giáo dục, cần thay đổi nội hàm thay vì thay đổi các khẩu hiệu. "



.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thực tế nó là thế này: Có biết chữ Hán, chữ Nôm đâu mà đòi hiểu iết cặn kẽ về chữ LỄ nó là cái gì, nó sử dụng ở đâu, trong hoàn cảnh nào.....

Tất cả chỉ biết về nghĩa của chữ LỄ này qua quan điểm, cách nhìn, góc nhìn của những người biết chữ Hán, chữ Nôm đã dịch ra.

Khác gì đâu mấy bà ở quê iêm giờ hiểu ra "cho nó một lai" nghĩa là tau thích nó đấy. Mấy bà này mà được con cho sang Singapore chơi, đi tàu điện ngầm mấy ngày; Khi về đầu óc mở mang ra nhiều, có mà chả bảo bà hàng xóm là mình lạc hậu, chỉ biết lai không thôi; chứ bên tây á, họ nhiều lai lắm, mầu xanh mầu đỏ mầu tím đủ cả. Từ nay ta phải thay đổi đi nhé.
Cái khó của câu này là đi " chôm" một câu tiếng Hán, rồi lại đi phóng tác ra một câu tiếng Hán- Việt tưởng là tương đương, nhưng trong câu gốc nó không nói đến chữ Lễ, nó là Hiếu Đễ, chữ Văn nó cũng là chữ Văn khác, thành ra giờ mới cãi nhau bỏ. Cho nó là Phong kiến, lạc hậu cụ ạ.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Bao nhiêu cái cần làm chả thấy các đại giáo sư -tiến sỹ đề xuất, toàn sáng kiến tối thui cả. Trên Báo Dân Trí, có tiến sĩ văn học giải thích từ Lễ nghe em cũng ong hết cả đầu.
Cải cách, cải tiến, cải tiến mãi mà giáo dục xem ra vẫn loay hoay lắm.
Cũng là do cái học nó không có nền tảng dài lâu thôi ạ, trước 75 miền Bắc tham khảo giáo dục của cả Liên Xô và Trung quốc, em thấy khá ổn, trong thời chiến mà học sinh vẫn học hành đâu ra đấy, thân quý thầy cô bố mẹ mà không quỵ lụy tôn sùng thái quá.
Bây giờ nhồi nhét kiểu Nhật, giao tiếp kiểu Anh, kiến thức lại trình bày kiểu Mỹ dẫn đến trong đầu lắm kiến thức thừa; giao tiếp thì giả tạo dựa trên độ giàu mà đối đãi; cách trình bày thiên về gạch đầu dòng dẫn đến câu văn cộc lốc, cả bài thiếu cấu trúc.
Như cụ Nguyễn Công Hoan sẽ gọi là giáo dục oẳn tà roằn không biết chống gậy.
Để xem các bố ấy xử trí câu "tiên..hậu.." thế nào, nếu lại vẫn chữ nghĩa lấp liếm, bỏ hay giữ đều chỉ do vài câu nói thì vẫn là hủ nho to còi nhờ micro thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cũng là do cái học nó không có nền tảng dài lâu thôi ạ, trước 75 miền Bắc tham khảo giáo dục của cả Liên Xô và Trung quốc, em thấy khá ổn, trong thời chiến mà học sinh vẫn học hành đâu ra đấy, thân quý thầy cô bố mẹ mà không quỵ lụy tôn sùng thái quá.
Bây giờ nhồi nhét kiểu Nhật, giao tiếp kiểu Anh, kiến thức lại trình bày kiểu Mỹ dẫn đến trong đầu lắm kiến thức thừa; giao tiếp thì giả tạo dựa trên độ giàu mà đối đãi; cách trình bày thiên về gạch đầu dòng dẫn đến câu văn cộc lốc, cả bài thiếu cấu trúc.
Như cụ Nguyễn Công Hoan sẽ gọi là giáo dục oẳn tà roằn không biết chống gậy.
Để xem các bố ấy xử trí câu "tiên..hậu.." thế nào, nếu lại vẫn chữ nghĩa lấp liếm, bỏ hay giữ đều chỉ do vài câu nói thì vẫn là hủ nho to còi nhờ micro thôi.
Thế hệ 7x như em đi học rất thích, bài vở nhẹ nhàng, học mà chơi, nghỉ hè đúng nghĩa , 3 tháng không thèm sờ tới sách vở, vẫn kính trọng thầy cô dù có thầy giáo oánh cho sưng tay vì tội viết chữ xấu, em bị cô rồi thầy vụt thước sưng tay vì tội vẽ bậy lên tường lớp, rồi đi lao động cũng vui.
Giờ không hiểu sao, bố mẹ nào cũng chỉ muốn con cái học siêu đẳng, không được vào lớp chọn ,trường chuyên là hãi, bé tí cũng tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật...
Cũng do cả 2 bên thôi cụ.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Một ý kiến về đạo Nho bên xứ Hàn:
"
Hahm doesn’t advocate a societal return to Confucianism. But he believes where it could be most relevant today is as a counterweight to other modes of thought.

“I think what (role) Confucianism can play, or any kind communitarian traditional order value system can do, is sort of (be) a mitigating factor in whatever excesses individualism in society might create.”
Tóm lại là không phục hồi đạo Nho, tuy nhiên có thể duy trì các kiến thức còn lại cua rnó làm đối trọng với các lối tư duy về nhân học, về đạo làm người của các nền văn hóa khác, nhất là chủ nghĩa vị kỷ thái quá (individulism)
Bài dài, các cụ có thể đọc tại:
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Thế hệ 7x như em đi học rất thích, bài vở nhẹ nhàng, học mà chơi, nghỉ hè đúng nghĩa , 3 tháng không thèm sờ tới sách vở, vẫn kính trọng thầy cô dù có thầy giáo oánh cho sưng tay vì tội viết chữ xấu, em bị cô rồi thầy vụt thước sưng tay vì tội vẽ bậy lên tường lớp, rồi đi lao động cũng vui.
Giờ không hiểu sao, bố mẹ nào cũng chỉ muốn con cái học siêu đẳng, không được vào lớp chọn ,trường chuyên là hãi, bé tí cũng tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật...
Cũng do cả 2 bên thôi cụ.
Ngày xưa đầu ra của giáo dục là anh công nhân, chị nông dân làm việc tại ruộng đồng nhà máy(do vậy không cần đến đại học), lương cao hơn anh gián tiếp ngồi phòng giấy, anh nào cũng có cơ được phân nhà để ở (tất nhiên là bé tý theo chuẩn hiện nay). Bây giờ đầu ra của giáo dục là anh đánh chứng khoán, chị cò bất động sản tất cả thuần gián tiếp và trong đầu phải nhiều chữ, nảy số nhanh, giao tiếp hoạt(do vậy cần bằng đại học thậm chí trên đại học để đủ chữ chém gió), thế mới có cơ mua chung cư để ở. Ấy là em thấy thế, còn chính các anh thiết kế giáo dục cũng chưa công bố "sản phẩm của bộ máy giáo dục là tạo ra con người như nào".
 
Chỉnh sửa cuối:

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Cụ Thêm nói:
"Không có dân chủ trong giáo dục thì không thể có sáng tạo và không thể có một xã hội phát triển. Chừng nào còn đề cao chữ Lễ thì người học còn bị trói buộc trong quan hệ kính trọng một chiều từ dưới lên trên. Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” sẽ là điều kiện cần để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. " https://laodong.vn/giao-duc/gs-tran-ngoc-them-hieu-dung-de-xuat-bo-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van-977830.ldo
Nghe thì hay nhưng em cứ luận từ em thì thấy đi làm cần sự tuân thủ, chỉn chu và biết cách quan hệ với mọi người xung quanh cũng như cấp trên, từ đó mới có sự tròn vai trong hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động mưu sinh khác.
Sáng tạo nghe rất hay nhưng thực sự nhìn lại lịch sử 4000 năm nước ta đã có nhà sáng chế nào được xã hội công nhận đâu nhỉ? Từ đó nên nhận rằng dân trí của ta còn khiêm tốn, năng lực sáng tạo chưa thể hiện rõ, cần học hỏi nhiều mà học đầu tiên là để trả lời câu hỏi "Mình là ai? Đứng ở đâu trong chuỗi sản xuất toàn cầu?
 
Chỉnh sửa cuối:

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Chưa bỏ đươc vì vẫn rất nhiều cụ hiểu nhầm chứ Lễ và suy diễn nó thành chữ Đức ( Đạo đức ) cụ ạ.Cụ thứ trưởng bộ GD còn nhầm lẫn nữa cơ.mà.
Dân gian có câu chuyện cười " Thế bánh của tao đâu " về cái chữ Lễ này đấy.😂
Cụ đọc làm sao thế?
Em thấy không ai suy diễn chữ "Lễ" thành chữ "Đức" cả, mà người ta nói chữ "Lễ" trong trường hợp này thuộc phạm trù đạo đức.
Cụ và 1 số ít suy diễn nhầm chứ ông Thư trưởng ko nhầm, đa phần mn cũng không nhầm :D
Trong dân gian, nó không phải là khẩu hiệu cụ ạ, không có trong sách " thánh hiền " nào cả, mà chỉ là câu truyền khẩu, nghĩa đen lẫn bóng của nó không liên quan đến Đạo đức đâu cụ, chữ " Văn " ấy ( Văn hóa, Văn hién, tri thức...) mới bao hàm chữ Đức. Các cụ ngày xưa có câu diễn nôm " Muốn sang thù bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy " , chính là hàm ý ấy đấy cụ. Sau này các cụ đồ trong Nam suy diễn nơ ra thôi.😂😂😂
Tất nhiên bản thân nó ko phải là khẩu hiệu, chính xác ra thì người ta gọi là "lấy làm khẩu hiệu". Chuyện lấy ca dao, tục ngữ, câu nói...của ai đó làm khẩu hiệu, tôn chỉ là chuyện phổ biến.
Chữ 'Lễ" trong trường hợp này có bao hàm cả từ "Lễ phép..." không Cụ? . Mà "Lễ phép" không thuộc phạm trù đạo đức thì thuộc về cái gì?

Em nghĩ khác Cụ nên chém 1 vài còm cho vui chứ tranh luận sẽ chẳng có hồi kết :D
 

autorun

Xe tăng
Biển số
OF-111551
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
1,637
Động cơ
-95,274 Mã lực
bà tiên cũng phải đóng học phí
bà hậu cũng phải đi học thêm
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cụ đọc làm sao thế?
Em thấy không ai suy diễn chữ "Lễ" thành chữ "Đức" cả, mà người ta nói chữ "Lễ" trong trường hợp này thuộc phạm trù đạo đức.
Cụ và 1 số ít suy diễn nhầm chứ ông Thư trưởng ko nhầm, đa phần mn cũng không nhầm :D

Tất nhiên bản thân nó ko phải là khẩu hiệu, chính xác ra thì người ta gọi là "lấy làm khẩu hiệu". Chuyện lấy ca dao, tục ngữ, câu nói...của ai đó làm khẩu hiệu, tôn chỉ là chuyện phổ biến.
Chữ 'Lễ" trong trường hợp này có bao hàm cả từ "Lễ phép..." không Cụ? . Mà "Lễ phép" không thuộc phạm trù đạo đức thì thuộc về cái gì?

Em nghĩ khác Cụ nên chém 1 vài còm cho vui chứ tranh luận sẽ chẳng có hồi kết :D
Nếu làm cuộc khảo sát với vài nghìn học sinh tiểu học trên toàn quốc, mình tin là 80% các bé sẽ hiểu lễ là lễ phép (một chút đúng) và văn là môn văn :))
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Nếu làm cuộc khảo sát với vài nghìn học sinh tiểu học trên toàn quốc, mình tin là 80% các bé sẽ hiểu lễ là lễ phép (một chút đúng) và văn là môn văn :))
Nhắc chuyện hiểu thế nào cho đúng, em lại nhớ chuyện cười dân gian " Cẩn thận- Lo xa- Lễ phép" :

Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh thì rất cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão lấy làm đắc ý lắm.
Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy, chạy về thưa với chủ:

- Thưa ông, cậy cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép con đi vớt cậu lên ạ! Vớt lên được, thì cậu cả đã chết ngoẻo rồi. Lão liền vác gậy đuổi, anh cẩn thận chạy biến. Lão sai anh lo xa đi mua áo quan về liệm. Ðược một lúc, anh này mang về hai cái. Thấy thế ông chủ trừng mắt:
- Tại sao mua những hai cái, thằng kia? Anh này trả lời:
- ấy, con mua phòng xa, nhỡ cậu hai có chết đuối thì có cái dùng ngay. Lão lại vác gậy đuổi đi. Chỉ còn anh lễ phép vẫn được lòng chủ. Một hôm, anh ta cùng một người nữa cáng chủ nhà đi chơi. Ðến chỗ lội bùn ngập đến lưng ống chân mà anh ta vẫn vui vẻ không một lời phàn nàn. Thấy thế ông chủ khen:
- Anh khá lắm, biết chịu khó. Cứ cố đi rồi đến tết ta sẽ may cho bộ cánh. Vừa nói đến đấy thì anh đầy tớ dặt cáng xuống giữa đống bùn khoanh tay lễ phép nói:
- Con xin đa tạ ông trước ạ !
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Cụ đọc làm sao thế?
Em thấy không ai suy diễn chữ "Lễ" thành chữ "Đức" cả, mà người ta nói chữ "Lễ" trong trường hợp này thuộc phạm trù đạo đức.
Cụ và 1 số ít suy diễn nhầm chứ ông Thư trưởng ko nhầm, đa phần mn cũng không nhầm :D

Tất nhiên bản thân nó ko phải là khẩu hiệu, chính xác ra thì người ta gọi là "lấy làm khẩu hiệu". Chuyện lấy ca dao, tục ngữ, câu nói...của ai đó làm khẩu hiệu, tôn chỉ là chuyện phổ biến.
Chữ 'Lễ" trong trường hợp này có bao hàm cả từ "Lễ phép..." không Cụ? . Mà "Lễ phép" không thuộc phạm trù đạo đức thì thuộc về cái gì?

Em nghĩ khác Cụ nên chém 1 vài còm cho vui chứ tranh luận sẽ chẳng có hồi kết :D
Lễ phép như cụ phân tích ấy, phải được gia đình dạy trước khi trẻ đi học cụ ạ. Còn cái Lễ trong khẩu hiệu nó ám chỉ chính là lễ số trong Nho giáo: như qui định về tam cương, ngũ thường.
 

Cà tàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-15786
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
2,269
Động cơ
534,986 Mã lực
Nơi ở
Vinh
Thực ra suy cho cùng thì lễ là một phần của văn thôi mà. Nếu cái lễ chỉ là các quy ước áp đặt thì chưa hẳn đã hay, nhưng nếu nó là những kiến thức, hiểu biết về con người, về xã hội, về đối nhân xử thế để giúp cho mỗi người có cách ứng cử tốt với mọi người, với vạn vật, thiên nhiên, môi trường... thì tốt hơn chứ.
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
484
Động cơ
130,115 Mã lực
Tuổi
32
Em thấy vấn đề nó nằm ở chỗ câu khẩu hiệu này có cần thiết hay không , nếu không thì bỏ , nếu cần thì giữ , không quan trọng nó là tiếng Anh , Hán hay Nôm hay nhất thiết phải do ông nổi tiếng nào nói ra ...
Một công trường hay xưởng máy sản xuất , mặc dù áp lực về tiến độ , chất lượng , quy trình ...vv người ta lại treo một dòng chữ " An toàn là trên hết " để nhắc nhở . Các cụ nho nhe lại còn phân tích là việc an toàn này còn có nghĩa là không bị biến thành củi nữa ... phức tạp lắm . Quay trở lại trường học, suy cho cùng câu " Tiên học lễ , hậu học văn " em hiểu đơn giản là nó nhắc người ta rằng muốn học kiến thức thì trước tiên phải học làm người
Câu này nếu là tiếng Anh hoặc thuần Việt chắc không đến nỗi bị đề nghị đổ bỏ , khốn nỗi nó dùng nhiều từ gốc Hán đâm ra mang tính cổ hủ , mang dáng dấp nho giáo rồi suy luận nọ kia chứ em thực , ý nghĩa của nó vẫn khá sâu sắc và chuẩn xác
Việc treo khẩu hiệu hay slogan , chỉ là để nhắc nhở , lỗi không nằm ở nội hàm câu nói này mà do người thực hiện đã để nó chỉ là câu khẩu hiệu hô hoán khi cần thiết cho vui , với hướng đi hiện nay trong bộ dục thì không thể có câu nào lại thay đổi được tình thế ,đổ lỗi cho câu khẩu hiệu là không xác đáng
Ngoài vấn đề của bộ Dục , em đồ rằng với hiện trạng như hiện nay , không chừng thời gian tới lại có một GS-TS y khoa nào đó phán câu " Lương y như từ mẫu " cho các cụ xem
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,630
Động cơ
356,892 Mã lực
Ông giáo sư đề xuất ra cái này e xin phép đc gọi là "Thằng Thầy"
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Em thấy vấn đề nó nằm ở chỗ câu khẩu hiệu này có cần thiết hay không , nếu không thì bỏ , nếu cần thì giữ , không quan trọng nó là tiếng Anh , Hán hay Nôm hay nhất thiết phải do ông nổi tiếng nào nói ra ...
Một công trường hay xưởng máy sản xuất , mặc dù áp lực về tiến độ , chất lượng , quy trình ...vv người ta lại treo một dòng chữ " An toàn là trên hết " để nhắc nhở . ..........
Trước của câu cụ đưa là "Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất", nhấn mạnh cả hai yếu tố an toàn và sản xuất, thế đúng với thực tế hơn.
 

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
332
Động cơ
165,948 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
"Tiên học Phí, Hậu học Thêm" các cụ ạ
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Lễ phép như cụ phân tích ấy, phải được gia đình dạy trước khi trẻ đi học cụ ạ. Còn cái Lễ trong khẩu hiệu nó ám chỉ chính là lễ số trong Nho giáo: như qui định về tam cương, ngũ thường.
Lễ phép thì gia đình cũng phải dạy, nhà trường cũng phải dạy...
Cụ đã hiểu sai cái ý muốn truyền đạt của khẩu hiệu đó vì Cụ suy diễn quá cầu kỳ, tinh vi...
Nhiều khi cái đơn giản mới là cái đúng.

Cụ cứ nghĩ như vậy đi. Em khác, đa phần mn khác :D.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top