[Funland] Đề xuất xem lại khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Hay cho câu nhẩn nha xuyên tạc sách...
Sự học và thi cử, bắt đầu nát mà mục ruỗng từ thời Nguyễn, với hơn 2000 chữ ban cấm kỵ húy, phép thi ngặt nghèo, phân biệt rõ dân 3 Kỳ, mấy anh dân Bắc bài làm hay nhưng chỉ vô tình viết phạm húy, nhà Nguyễn kiêng chữ từ tên cụ tổ tỷ đời, nên phải đổi nét, đổi âm, đổi nghĩa, thành ra nát bét cả.
Chữ "lễ" đã bị vũ khí hóa thành công cụ trấn áp lòng tự tôn và tính độc lập tự chủ bản thân của cá nhân người Việt bởi cả triều đình phong kiến xưa lẫn nay. Ngày xưa thì kỵ húy tên vua, ngày nay thì kỵ húy phê bình đầy tớ.

Muốn thoát Trung thì tôi nghĩ nên đưa tiếng Anh vào làm ngôn ngữ chính thức thứ 2. Mọi văn bản, bảng hiệu, nội dung từ các cơ quan chính quyền, công ty nhà nước, và trên các phương tiên truyền thông/giao thông công cộng đều làm song ngữ.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Không cụ, nhà Nguyễn không lấy trạng nguyên, nhưng có luật ngầm tứ bất: không hoàng hậu, không trạng nguyên, không phong Vương cho người ngoài, không lấy dân Bắc Kỳ làm quan cỡ Tứ phẩm trở lên.
Sách vở nhà Nguyễn, vì kiêng Húy nên viết xuyên tạc nhiều, do viết phạm húy là bay đầu , nên gặp chữ Hán kiêng phải đổi cả nét, cả âm, cả nghĩa, thành ra nhiều người nhầm lẫn.
Ví dụ : chữ Hoa phải đổi thành Huê do kiêng tên chị Nguyễn Ánh.
chữ Chủng do là tên thật của Ánh nên bỏ hẳn.
Chữ Cảnh đổi thành Kiểng, chữ Hoàng thành Huỳnh nên nhiều người dịch nhầm sang chất lưu huỳnh...
Kinh trại là thời Trần thật, nhưng em nhớ nhà Nguyễn cũng lấy thêm cụ Phan Thanh Giản đỗ vì ưu tiên vùng miền mà.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Chữ "lễ" đã bị vũ khí hóa thành công cụ trấn áp lòng tự tôn và tính độc lập tự chủ bản thân của cá nhân người Việt bởi cả triều đình phong kiến xưa lẫn nay. Ngày xưa thì kỵ húy tên vua, ngày nay thì kỵ húy phê bình đầy tớ.
Kỵ húy không phải lễ, cái này gúc gù ghép chữ không biết đâu.
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Chữ "lễ" đã bị vũ khí hóa thành công cụ trấn áp lòng tự tôn và tính độc lập tự chủ bản thân của cá nhân người Việt bởi cả triều đình phong kiến xưa lẫn nay. Ngày xưa thì kỵ húy tên vua, ngày nay thì kỵ húy phê bình đầy tớ.

Muốn thoát Trung thì tôi nghĩ nên đưa tiếng Anh vào làm ngôn ngữ chính thức thứ 2. Mọi văn bản, bảng hiệu, nội dung từ các cơ quan chính quyền, công ty nhà nước, và trên các phương tiên truyền thông/giao thông công cộng đều làm song ngữ.
Thoát thằng này bằng cách theo thằng khác. :D
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,615
Động cơ
405,080 Mã lực
Tư duy của mấy tay hủ nho, bày đặt super soi.
Mấy cái này hoàn toàn chả liên quan gì đến chất lượng, chiến lược giáo dục cả.
Lễ ở đây là đạo đức, đã phàm làm người thì làm gì cũng phải có đạo đức, lễ nghĩa, chứ đâu chỉ việc học. Làm quan, làm việc, làm công nhân, làm mẹ làm bố, làm con thì cũng phải cần đạo đức, lễ nghĩa vậy.
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cá nhân em nghĩ câu "tiên học lễ, hậu học văn" nó là đúng là chuẩn. Tây lông hay ta thì cũng thế, phải lấy đạo đức là nền tảng, chứ chữ "lễ" ko thể hiểu một nghĩa đơn giản và hẹp như thế được. Nó là tập hợp "lễ nghi, phép tắc" chuẩn mực của XH. Con trẻ trước tiên phải học những cái lành mạnh đó trước đã.
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
484
Động cơ
130,115 Mã lực
Tuổi
32
Chữ "lễ" đã bị vũ khí hóa thành công cụ trấn áp lòng tự tôn và tính độc lập tự chủ bản thân của cá nhân người Việt bởi cả triều đình phong kiến xưa lẫn nay. Ngày xưa thì kỵ húy tên vua, ngày nay thì kỵ húy phê bình đầy tớ.

Muốn thoát Trung thì tôi nghĩ nên đưa tiếng Anh vào làm ngôn ngữ chính thức thứ 2. Mọi văn bản, bảng hiệu, nội dung từ các cơ quan chính quyền, công ty nhà nước, và trên các phương tiên truyền thông/giao thông công cộng đều làm song ngữ.
Các cụ cho em hỏi , câu an toàn là trên hết là của ông nào ạ , câu này chắc không phải từ TQ
 

Kangaro

Xe hơi
Biển số
OF-615605
Ngày cấp bằng
13/2/19
Số km
168
Động cơ
319,217 Mã lực
E thì éo quan tâm mấy cái khẩu hiệu. Như các cụ thấy "TẤT CẢ VÌ HỌC SINH THÂN YÊU" dưng mà xe chở hs toàn xe nát, xxx thì nhận phí theo tháng, theo năm rồi nên nhồi nhét thoải mái... Tai nạn xảy ra một sớm một chiều thôi. Nát
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
khẩu hiệu này đúng mà nhỉ, sai là do cách hiểu, cách triển khai mà thôi.

Về cách hiểu thì từ lâu chữ LỄ nhồi vào đầu bọn vỡ lòng là chữ vâng lời, tôn các thầy cô giáo viên lên các vị thánh phải trọng vọng thậm chí lễ lạt, quà cáp do "qua sông phải lụy đò". Trong khi tiêu chuẩn chính về mặt xã hội là con người cần trưởng thành về nhân cách, ăn ở cư xử trách nhiệm đoàng hoàng lịch sự với Tất cả Mọi người trong xã hội (thậm chí cả các sinh linh cây-con trong cuộc sống). Và điều này cần học cả đời, chứ ko chỉ cho bọn vỡ lòng tiểu học.

Chữ Lễ đã vậy, chữ Văn cũng hiểu sai bét. Văn đã chỉ được hiểu là kiến thức từ sách vở ra, thậm chí là cái do thầy cô dạy. Kiến thức Thầy cô là chân lý, là cái duy nhất đúng nhất. Đi học thì lo học thêm để làm bài cho đúng hg dẫn của thầy ko thì sợ bị cho điểm kém. Quá trình học không coi trọng sự thực hành, ko có sự phản biện so sánh giữa thực tế và lý thuyết trong sách. Do vậy, đi học chỉ chăm chăm học vẹt để thi cho điểm cao, chứ thực học thì ko có gì, học xong ko biết làm gì. Nên 1 thời VN chọn Toán là môn đột phá lấy giải qte là vậy, 1 lý do quan trọng là Toán ít đòi hỏi phải thực hành nhiều, chứ ko phải ng VN giỏi Toán gì cho lắm.

Vậy thì thay đổi cái khẩu hiệu sẽ Nên là thay đổi cái mặt chữ của khẩu hiệu, hay làm rõ lại nội hamf của nó thì tốt hơn. Thay đổi luôn tốn kém, trong khi việc làm rõ nội hàm là việc đáng làm hơn. Và quan trọng hơn cả là đã thay đổi khẩu hiệu hay làm rõ lại nội hàm thì đều cần có hành động để thực hiện nó đến nơi đến chốn. Chứ ko thì chỉ là đặt vấn đề ra chỉ để phục vụ 1 đề tài cấp NN tiền tỏi nào đó, hoặc tạo trend cho 1 vài bài báo mạng câu view trong thời giãn cách Covid hiếm chuyện sex sock sến để chém.

Ý kiến các cụ ra sao? em đồng ý bỏ cái khẩu hiệu này đi. Ngày xưa chỉ có cụ nào kém thì GVCN sẽ bắt đi học thêm ở trường để phụ đạo, nhưng ngày nay học giỏi hay học dốt đều phải đi học tự nguyện.
Ngoài ra lễ Tết ngày xưa, học trò đến chơi nhà thầy cô chủ yếu là hoa và quà lưu niệm. Ngày nay hội PHHS yêu cầu PHHS đóng tiền, sau đó cử một nhóm PHHS đến từng nhà thầy cô để phong bì, phong bao.

Ngày xưa học dốt thì bị đúp, ngày nay học dốt cũng bị đủn lên lớp, dốt quá thì ép chuyển trường. Ngày xưa chương trình học đơn giản, nhẹ nhàng, SGK dùng vài thế hệ. Ngày nay năm béo nào cũng đổi mới, và mua mới bộ SGK.


"
Trong tham luận phát biểu tại hội thảo mới đây, GS Trần Ngọc Thêm (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM) nêu quan điểm: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo...

Chừng nào còn đề cao chữ 'lễ' để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển".

Trả lời PV Dân trí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phản đối quan điểm này, đồng thời ông có góc nhìn khác khi cho rằng, muốn đổi mới giáo dục, cần thay đổi nội hàm thay vì thay đổi các khẩu hiệu. "



.

 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Sách vở Nho giáo về mình đã lôm côm, lại còn chế tác thêm, tự đặt chữ thế này thì hỏng thật. Nếu tra ra ‘tiên học lễ, hậu học văn” cũng lại mới chế tác thì tiếc gì cái câu cụt lệch mà không bỏ quách đi.
Chưa bỏ đươc vì vẫn rất nhiều cụ hiểu nhầm chứ Lễ và suy diễn nó thành chữ Đức ( Đạo đức ) cụ ạ.Cụ thứ trưởng bộ GD còn nhầm lẫn nữa cơ.mà.
Dân gian có câu chuyện cười " Thế bánh của tao đâu " về cái chữ Lễ này đấy.😂
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Hay cho câu nhẩn nha xuyên tạc sách...
Sự học và thi cử, bắt đầu nát mà mục ruỗng từ thời Nguyễn, với hơn 2000 chữ ban cấm kỵ húy, phép thi ngặt nghèo, phân biệt rõ dân 3 Kỳ, mấy anh dân Bắc bài làm hay nhưng chỉ vô tình viết phạm húy, nhà Nguyễn kiêng chữ từ tên cụ tổ tỷ đời, nên phải đổi nét, đổi âm, đổi nghĩa, thành ra nát bét cả.
Em đọc ở đâu đó nguyên nhân do cụ Trần Trọng Kim mở rộng ý nghĩa của câu " Tiên học lễ, hậu học Văn " này ra. 😂😂😂
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Tầm ảnh hưởng không có, vai vế cũng không; chả biết có dám mang xèng nhà ra không (mà có để mang không) thì bác bẩu lấy đâu ra "đội ngũ" với cả nguồn lực để khảo sát lấy số liệu nghiên cứu.
Người ta chả vô cớ mà nói đến trên 99% các nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH là sao và trích từ chỗ nọ sang chỗ kia. Thậm chí là sao và chép chứ chả có ý tứ mà trích đâu ạ.

mà ngoại ngữ thì lơ mơ, nên trích dẫn thì cũng từ nguồn đã được dịch ra TV, Vì vậy mọi nghiên cứu rồi đều thông qua góc nhìn của người dịch hết.

Ví dụ, các tài liệu, chứng cớ về lịch sử trước TK 20 tuyền chữ Nôm, chữ Hán, nhưng quá nhiều GS, TS hổng có quen hai loại chữ này nên có nghiên này cứu nọ thì cũng thông qua quan điểm của người đã dịch các chứng cớ đó ra chữ quốc ngữ hết.

Mình cũng nghĩ, đội ngũ ông Thiêm nên làm 1 khảo sát khoa học xã hội, phỏng vấn lấy mẫu tầm 5000 em học sinh từ lớp 6 trở xuống, với câu hỏi :"Em hiểu gì về câu nói Tiên học lễ, hậu học văn?".
Sau khi có dữ liệu rõ ràng, sẽ dễ dàng phân tích, mổ xẻ.
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Ngôn ngữ nào cũng vậy, 1 từ có thể có nhiều nghĩa. Tùy theo mục đích, ngữ cảnh mà được hiểu theo nghĩa nào.
Chữ "Lễ" ở khẩu hiệu này thuộc về phạm trù đạo đức là đúng rồi, có gì mà sai đâu nhỉ.
Trong dân gian, nó không phải là khẩu hiệu cụ ạ, không có trong sách " thánh hiền " nào cả, mà chỉ là câu truyền khẩu, nghĩa đen lẫn bóng của nó không liên quan đến Đạo đức đâu cụ, chữ " Văn " ấy ( Văn hóa, Văn hién, tri thức...) mới bao hàm chữ Đức. Các cụ ngày xưa có câu diễn nôm " Muốn sang thù bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy " , chính là hàm ý ấy đấy cụ. Sau này các cụ đồ trong Nam suy diễn nơ ra thôi.😂😂😂
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em đọc ở đâu đó nguyên nhân do cụ Trần Trọng Kim mở rộng ý nghĩa của câu " Tiên học lễ, hậu học Văn " này ra. 😂😂😂
Các giáo sư, tiến sĩ đang tranh cãi nảy lửa kinh hồn về bỏ hay không bỏ, câu này, đến bây giờ cũng không ai dám nói là ta " chôm" rồi chế cháo từ Tam Tự Kinh, toàn giải thích lung tung cả, hehehe
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Các giáo sư, tiến sĩ đang tranh cãi nảy lửa kinh hồn về bỏ hay không bỏ, câu này, đến bây giờ cũng không ai dám nói là ta " chôm" rồi chế cháo từ Tam Tự Kinh, toàn giải thích lung tung cả, hehehe
Sao không nhân dịp này các nhà sĩ không dùng khoa học soi lại những gì mình đã thiết kế ra cho giáo dục từ 1975 đến nay, thể hiện qua ngay câu "tiên.. hậu..." này: Hoàn cảnh ra đời, người sáng tác, lý do phổ cập, mục đích phổ cập, lượng hóa tác động của khẩu hiệu sau thời gian phổ cập.
Đề tài tiến sĩ là đây chứ đâu.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Các giáo sư, tiến sĩ đang tranh cãi nảy lửa kinh hồn về bỏ hay không bỏ, câu này, đến bây giờ cũng không ai dám nói là ta " chôm" rồi chế cháo từ Tam Tự Kinh, toàn giải thích lung tung cả, hehehe
Em đồ rằng xuất xứ câu này ra đời trong hoàn cảnh, một vị phụ huynh học sinh, mang lễ vât đén nhà thầy xin cho con đi học.chữ. Thầy đồ gàn thấy phụ huynh biện lễ sang quá, lại co ro khép nép ấp úng nói mấy câu xin cho cháu, ben buông câu tự diễu " Tiên học Lễ, hậu học Văn ".😂😂😂
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sao không nhân dịp này các nhà sĩ không dùng khoa học soi lại những gì mình đã thiết kế ra cho giáo dục từ 1975 đến nay, thể hiện qua ngay câu "tiên.. hậu..." này: Hoàn cảnh ra đời, người sáng tác, lý do phổ cập, mục đích phổ cập, lượng hóa tác động của khẩu hiệu sau thời gian phổ cập.
Đề tài tiến sĩ là đây chứ đâu.
Bao nhiêu cái cần làm chả thấy các đại giáo sư -tiến sỹ đề xuất, toàn sáng kiến tối thui cả. Trên Báo Dân Trí, có tiến sĩ văn học giải thích từ Lễ nghe em cũng ong hết cả đầu.
Cải cách, cải tiến, cải tiến mãi mà giáo dục xem ra vẫn loay hoay lắm.
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,497
Động cơ
-164,486 Mã lực
Dự là ý kiến này sẽ bị các bị chửi bới ghê gớm, hầu hết các ý kiến đạo lý sẽ là: "không học lễ thì..."
Theo e bỏ hết các loại khẩu hiệu đi cũng được, sáo rỗng lắm.
Hoặc nếu thích để thì e thấy ưng 2 câu:
1. Từ dân gian: Không học sau này bốc c*t
2. Từ trường L.T.Vinh: Có chí thì nên
Cái thứ 2 nghe sai sai, có "chí" thì chỉ coa ngứa thôi cụ êi, quê em gọi chấy là chí nhá.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Thực tế nó là thế này: Có biết chữ Hán, chữ Nôm đâu mà đòi hiểu biết cặn kẽ về chữ LỄ nó là cái gì, nó sử dụng ở đâu, trong hoàn cảnh nào.....

Tất cả chỉ biết về nghĩa của chữ LỄ này qua quan điểm, cách nhìn, góc nhìn của những người biết chữ Hán, chữ Nôm đã dịch ra.

Khác gì đâu mấy bà ở quê iêm giờ hiểu ra "cho nó một lai" nghĩa là tau thích nó đấy. Mấy bà này mà được con cho sang Singapore chơi, đi tàu điện ngầm mấy ngày; Khi về đầu óc mở mang ra nhiều, có mà chả bảo bà hàng xóm là mình lạc hậu, chỉ biết lai không thôi; chứ bên tây á, họ nhiều lai lắm, mầu xanh mầu đỏ mầu tím đủ cả. Từ nay ta phải thay đổi đi nhé.


Ông Thêm nói thế này:
"Như vậy, “Tiên học lễ” đòi hỏi người dưới tôn trọng người trên trong quan hệ một chiều. Trong khi đó, sự sáng tạo và phản biện chỉ tồn tại được trong mối quan hệ hai chiều: Người dưới và người trên phải tôn trọng lẫn nhau thì mới có thể trao đổi một cách dân chủ, bình đẳng được. "
Ý ông bảo Tiên học lễ dẫn đến quan hệ (có lẽ ý nói tương tác) chỉ có tính một chiều. Câu này về logic là sai ạ:
Đã là quan hệ, đương nhiên là hai chiều mới gọi là quan hệ.
Đã phân ra "người dưới" và "người trên" thì làm sao là bình đẳng được, ngay như giáo viên bậc phổ thông việc chủ yếu là nạp kiến thức vào đầu học sinh một cách cưỡng bức qua việc giảng, ông giáo viên phổ thông nào đến lớp bảo thôi các anh các chị cứ tự tìm sách mà đọc đọc gì cũng được rồi đến trao đổi với tôi chỗ không hiểu thì phụ huynh các cháu cũng đến vái.
Cái dân chủ, bình đẳng ông Thêm nói đến là ở bậc đại học, trên đại học cơ ạ.
Trước khi phê phán cá nhân ông Thêm thì cũng nên tìm hiểu cả quá trình của gs.
Cũng nên duy trì một thái độ cởi mở với những ý tưởng mới và không nên sợ hãi. Cái gì đã trói buộc và kìm hãm xã hội phát triển thì cũng nên gỡ bỏ dần. Nền văn hóa Việt sẽ không mất đi đâu mà sợ, gỡ bỏ sự ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa TQ cũ kỹ cũng là điều hay.
Chưa bỏ đươc vì vẫn rất nhiều cụ hiểu nhầm chứ Lễ và suy diễn nó thành chữ Đức ( Đạo đức ) cụ ạ.Cụ thứ trưởng bộ GD còn nhầm lẫn nữa cơ.mà.
Dân gian có câu chuyện cười " Thế bánh của tao đâu " về cái chữ Lễ này đấy.😂
Trong dân gian, nó không phải là khẩu hiệu cụ ạ, không có trong sách " thánh hiền " nào cả, mà chỉ là câu truyền khẩu, nghĩa đen lẫn bóng của nó không liên quan đến Đạo đức đâu cụ, chữ " Văn " ấy ( Văn hóa, Văn hién, tri thức...) mới bao hàm chữ Đức. Các cụ ngày xưa có câu diễn nôm " Muốn sang thù bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy " , chính là hàm ý ấy đấy cụ. Sau này các cụ đồ trong Nam suy diễn nơ ra thôi.😂😂😂
Các giáo sư, tiến sĩ đang tranh cãi nảy lửa kinh hồn về bỏ hay không bỏ, câu này, đến bây giờ cũng không ai dám nói là ta " chôm" rồi chế cháo từ Tam Tự Kinh, toàn giải thích lung tung cả, hehehe
Em đồ rằng xuất xứ câu này ra đời trong hoàn cảnh, một vị phụ huynh học sinh, mang lễ vât đén nhà thầy xin cho con đi học.chữ. Thầy đồ gàn thấy phụ huynh biện lễ sang quá, lại co ro khép nép ấp úng nói mấy câu xin cho cháu, ben buông câu tự diễu " Tiên học Lễ, hậu học Văn ".😂😂😂
Bao nhiêu cái cần làm chả thấy các đại giáo sư -tiến sỹ đề xuất, toàn sáng kiến tối thui cả. Trên Báo Dân Trí, có tiến sĩ văn học giải thích từ Lễ nghe em cũng ong hết cả đầu.
Cải cách, cải tiến, cải tiến mãi mà giáo dục xem ra vẫn loay hoay lắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top