Thấy các cụ chia sẻ chân thành quá, em a dua các cụ kể lể tị, kể ra nói những chuyện này bên ép chẻ ranh thì hợp hơn, nhưng em cứ post vào đây để chia sẻ và xin được lắng nghe ý kiến của các cụ mợ, nhất là quan điểm của các cụ (đặc biệt các cụ có F1 lớn) xem em cần nắn chỉnh chỗ nào thì tư vấn giúp em. F1 nhà em lớn rồi nên dài dòng
F1 ngày còn nhỏ (3-5 tuổi) em quán triệt tinh thần rất tốt, mỗi lần ra đường thấy cái gì thèm lắm cũng "ở nhà có rồi, không mua đâu"
. Nói nhiều, nghe nhiều nó cũng thành quen, có những thứ em thấy nó thèm nhỏ dãi ra nhưng vẫn "ở nhà có rồi ko mua đâu" thương lắm nhưng phá lệ một lần là sẽ làm hư nó. Nếu ở gần nhà thì đưa nó về rồi quay lại mua, còn ở xa thì em cho nghỉ luôn.
Đến lúc nó học tiểu học thì lại rót vào tai nó là để dành tiền đóng học, mua sách vở... Học lớp 3 em nó cho tiền tự ăn sáng (trong trường có căng tin). Hướng dẫn cho lập bảng ghi chép ngày tháng,nội dung, thu-chi, còn lại...rõ ràng. 1 tuần kiểm quỹ
, báo cáo chi tiêu 1 lần. Cho đi chợ cùng mẹ, hướng dẫn cách mua bán tính toán. Nhiều khi đi chợ về thiếu cái gì là sai ra chợ mua cho mẹ được
.
Lên lớp 4 em luyện cho đi xe bus. Lúc đó nhà em ông bà nội ngoại đều ốm thập tử nhất sinh, ba mẹ và mọi người rất bận. Đón nó ở trường về em đưa ra xe bus rồi đi theo xe về cuối bến đón nó. Vài lần cũng thấy nó biết đi, những hôm nhỡ nhần ko có ai đón gọi điện cho nó tự đi 1 mình rồi rèn cho nó tiết kiệm tiền lẻ (tiền đi chợ về vứt lung tung) để trả tiền xe bus.
Lên lớp 5, ở nước ngoài cùng ba mẹ mấy tháng nhưng cũng biết tự đi chợ, nấu cơm và làm những món đơn giản cho ba mẹ. Từ nhà đi bộ ~ 1km đến Metrol, đi tiếp 4-5 stations đến phố Tàu, đi vào mua đồ, quay lại đi về. Ngưỡng mộ phết
Giờ lên cấp 2, em cũng cho con tiền tiêu vặt em ko giới hạn (vì thấy nó cũng ko hoang) nhưng tuyệt đối phải record và cân nhắc trong chi tiêu, báo cáo ba mẹ
. Cho nó biết các khoản đóng học của nó, động viên con có những môn con cố gắng tự học, ko phải đi học thêm thì đỡ mất time và học phí đấy sẽ chuyển thẳng cho con.
Nhồi nhét vào đầu nó là ba mẹ nợ rất nhiều tiền nên chi tiêu trong gia đình phải hết sức hợp lý và tiết kiệm. Ba mẹ ko trả đc hết là sau này con phải trả thay ba mẹ cho nên cố gắng học hành, kiếm cái học bổng đi học, đi làm chứ ba mẹ ko có tiền cho con đi học tự túc đâu, sau này còn nuôi ba mẹ với cả trả nợ nữa
.
Túm lại đến giờ phút này ưu điểm thì tạm yên tâm với tính nhường nhịn, trung thực, thân thiện, cởi mở và năng động của nó. Biết tự lập, chợ búa, đun nấu nhưng ko thích dọn dẹp, chỉ thích bầy. Thế mới mệt chứ
. Nhược điểm là đoảng, suốt ngày làm rơi với làm mất. Năm ngoái thì làm mất 2 cái xe đạp. Riêng năm nay là đỉnh điểm của sự phá hoại kinh tế gia đình của nó. 9 tháng đầu năm làm mất 4 cái đt của mẹ
. Về nhà chat với bạn là ko biết liệu có mất nốt cái iPad ko
. Ôi con tôi
. Hôm vừa rồi sinh nhật lại gợi ý ba tặng con cái đt khác, ba chắc mới nhậu về nên chiều con, ok luôn, cho 1000$ để tự mua. Có tiền trong tay nhưng tiêu thì lại tiếc
, lần đầu tiên nó có nhiều tiền mặt như thế, thỏ thẻ với mẹ là con chỉ mua cái đt 1T thôi, con cất đi, đến sang năm đc làm chứng minh thư thì sẽ mang đi gửi tiết kiệm
.
Mục tiêu là cho đi tìm đường cứu nước nên trong cách quản lý chi tiêu của con, có cái em thoáng trong khuôn khổ, có cái rất chặt chẽ. Lớn thêm tẹo nữa sẽ dạy cho cách lập quỹ đầu tư: ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.
Sáng ngày ra rỗi rãi nên dông dài một tẹo, nếu nhỡ có lắm mồm các cụ đừng mắng em