[Funland] Dạy con xài tiền ! Bệnh mới còn khó chữa hơn tay chân miệng nữa !

Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
14,833
Động cơ
484,067 Mã lực
@ Muối Muối: hôm nay em hết rượu không mời được.
Cám ơn bài chia sẻ rất hay ạ.
Con nhà em hơn 4 tuổi, em cho cầm tiền đi mua đồ rồi, để phân biệt mệnh giá hihihi.
Rồi em "thuê" làm việc, xong trả lương 1k, góp vào thích mua bim bim thì mua, mua kẹp tóc hay nhẫn, vòng .vv. tùy.
Phản đối cụ vụ trả lương. Gia đình là của chung, nó cũng là thành viên, nó có trách nhiệm, em nhấn mạnh trách nhiệm nhé, phải làm những gì trong khả năng của nó đối với công việc nhà. Làm như cụ lúc lớn ko có tiền thì nó ko làm à, hay nó cậy lương cao rồi bỏ bễ công việc gia đình thì lại khổ. Nhất là con gái. Hỏi cụ khí không phải F1 là trưởng nam hay trưởng nữ ạ?
 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,754
Động cơ
643,591 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
En không biết là nên tự hào hay nên xem lại cách dạy con của em: em có 2 F đều là gái, đứa lớ năm nay học lớp 3, đứa bé vào lớp 1. đến giờ phút này nhóc lớn nhà em nó vẫn chưa biết là giá trị của đồng tiền? bởi vì em quán triệt với Gấu từ ngày nhóc còn bé:
- không cho tiền
- không nhận tiền của người khác cho
- không đưa tiền cho nhóc đi mua hộ cái gì đó
- tuyệt đối không được ăn vặt khi đến lớp ( về nhà thì thoải mái ), có đôi lần nhóc đến lớp thấy các bạn ăn thèm quá nên bạn cho cũng ăn, em về hỏi vạn 1 tí là nhận lỗi luôn = hình phạt đứng úp mặt vào tường
Không biết em làm thế người ngoài nhìn vào có thấy đúng không? nhưng bản thân em thấy như vậy là ổn
Em nghĩ cụ sai rồi, em sẽ dạy con em cách tiêu tiền đúng, hợp lý chứ không bao giờ em cấm con em tiêu tiền cả.
F1 nhà em mới 2 tuổi thôi.
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
14,833
Động cơ
484,067 Mã lực
Còn 1 vấn đề em quên, đó là dạy con cuộc sống mỗi người, mỗi gia đình 1 hoàn cảnh khác nhau, điều kiện khác nhau. Có những thứ nhà mình có mà nhà các bạn không có, và có những thứ nhà các bạn có mà mình ko thể có. Con muốn có nhiều thứ thì phải có tiền, mà muôn có nhiều tiền thì chỉ có 1 con đường : HỌC THẬT GIỎI.
 

Vietkid

Xe điện
Biển số
OF-115
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
2,314
Động cơ
603,500 Mã lực
Đây không phải WTT nhưng mà vấn đề bố dạy con thế nào đôi khi còn quan trọng hơn mẹ dạy con.
Không tự dưng các cụ có câu : Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
Muốn tiêu tiền thì phải biết tiền từ đâu ra, nếu mà biết tiền từ túi bố mẹ ra là toi hẳn.
 

koj

Xe buýt
Biển số
OF-63483
Ngày cấp bằng
6/5/10
Số km
566
Động cơ
442,900 Mã lực
Con vợ em nó dạy con thế nào em chả biết, thấy thỉnh thoảng ngày lễ 8/3 hay sinh nhật bạn nào đó trong lớp cũng về xin tiền mẹ mua quà. Lần đầu cho 200k tiêu bằng hết, phần mua quà, phần ăn vặt, phần cho bạn. Về vợ em chỉ bảo sao con nói xin mỗi mua quà tặng bạn, mà tiền con đã tự kiếm đc chưa sao lấy tiền mẹ đi cho? Lần sau mua quà hết bao tiền, còn thừa phải trả mẹ nhé. Từ đấy thấy mua đúng khoản đi xin, còn thừa về trả mẹ. Có hôm 2 mẹ con đón nhau ở trạm xe về, đi trên đường nó thỏ thẻ xin mẹ mua cho bộ rô bốt trái cây khỉ gió gì đó giống các bạn trên lớp, mẹ hỏi bao tiền, anh con bảo cả bộ 1,8tr. Mẹ nó thủng thẳng bảo bây giờ mẹ vừa đủ chừng đó tiền mua đồ chơi cho con, mẹ cũng thích mua một bộ váy nhưng nó đắt bằng đúng bộ rô bốt của con, mẹ tính mua nhưng giờ mẹ để tiền đó mua rô bốt cho con vậy. Anh con liền bảo luôn, thế thôi mẹ mua váy cho mẹ đi, con ko cần rô bốt nữa, con chơi tí là chán ngay í mà. Vợ em còn đãi bôi nì nèo nó mua rô bốt thêm vài lời nữa nhưng cu con dứt khoát nhường mẹ mua váy, Vợ em liền bảo thế thì mẹ mua đồ cho mẹ nhé, cảm ơn cu :)).
Giờ mới lớp 5 nhưng rửa bát, quét nhà, nấu cơm đã sơ sơ rồi. Con em học thì lười lắm, phải quát suốt ngày thậm chí là vài tháng phải quất một trận mới chịu tự giác ngồi học một tí, mỗi phụ mẹ làm việc gì đó thì rất hăng hái. Mẹ nó bảo chả cần học giỏi, học vừa đủ, miễn biết thương yêu mọi người, ngoan ngoãn là vui rồi.
Em sống ở bển , mỗi ngày em cho con em 10 tuổi 1 euro ( mua được hai ba cái kẹo mút hoặc que kem ) gọi là tiền tiêu vặt . Số tiền ấy nó bỏ lợn đất hay mua gì tùy nó thích , em không cho thêm một cent nào . Nếu nó muốn mua gì 10 euro chẳng hạn như quà sinh nhật bạn , sinh nhật gấu hay đi xem phim vv.... thì bắt buộc nó phải tiết kiệm cho đến khi nó có đủ số tiền mà nó cần . Tuy nhiên mình cũng " theo dõi " cách chi " ngân sách " của nó và khuyên đúng lúc , khi con hỏi xin thêm em cũng giải thích tất cả những khoản chi cho gia đình cho nó biết và tâm phục. Em nghĩ làm vậy cho con biết làm quen với giá trị đồng tiền và chi tiêu trong phạm vi mà nó có sau này nó sẽ thích ứng khi khó khăn . Đi chơi với con khi đòi ăn em cũng hỏi nếu thực sự vì đói em mới mua , mà ăn bao nhiêu phải bảo trước và phải ăn hết nếu không sẽ không có lần sau .
Thỉnh thoảng cho cháu về Viêt nam chơi , ai đó dúi tiền cho cháu thì cháu không bao giờ cầm và bảo cháu có rồi .
Thấy các cụ chia sẻ chân thành quá, em a dua các cụ kể lể tị, kể ra nói những chuyện này bên ép chẻ ranh thì hợp hơn, nhưng em cứ post vào đây để chia sẻ và xin được lắng nghe ý kiến của các cụ mợ, nhất là quan điểm của các cụ (đặc biệt các cụ có F1 lớn) xem em cần nắn chỉnh chỗ nào thì tư vấn giúp em. F1 nhà em lớn rồi nên dài dòng:D

F1 ngày còn nhỏ (3-5 tuổi) em quán triệt tinh thần rất tốt, mỗi lần ra đường thấy cái gì thèm lắm cũng "ở nhà có rồi, không mua đâu":D. Nói nhiều, nghe nhiều nó cũng thành quen, có những thứ em thấy nó thèm nhỏ dãi ra nhưng vẫn "ở nhà có rồi ko mua đâu" thương lắm nhưng phá lệ một lần là sẽ làm hư nó. Nếu ở gần nhà thì đưa nó về rồi quay lại mua, còn ở xa thì em cho nghỉ luôn.

Đến lúc nó học tiểu học thì lại rót vào tai nó là để dành tiền đóng học, mua sách vở... Học lớp 3 em nó cho tiền tự ăn sáng (trong trường có căng tin). Hướng dẫn cho lập bảng ghi chép ngày tháng,nội dung, thu-chi, còn lại...rõ ràng. 1 tuần kiểm quỹ:D, báo cáo chi tiêu 1 lần. Cho đi chợ cùng mẹ, hướng dẫn cách mua bán tính toán. Nhiều khi đi chợ về thiếu cái gì là sai ra chợ mua cho mẹ được:).

Lên lớp 4 em luyện cho đi xe bus. Lúc đó nhà em ông bà nội ngoại đều ốm thập tử nhất sinh, ba mẹ và mọi người rất bận. Đón nó ở trường về em đưa ra xe bus rồi đi theo xe về cuối bến đón nó. Vài lần cũng thấy nó biết đi, những hôm nhỡ nhần ko có ai đón gọi điện cho nó tự đi 1 mình rồi rèn cho nó tiết kiệm tiền lẻ (tiền đi chợ về vứt lung tung) để trả tiền xe bus.

Lên lớp 5, ở nước ngoài cùng ba mẹ mấy tháng nhưng cũng biết tự đi chợ, nấu cơm và làm những món đơn giản cho ba mẹ. Từ nhà đi bộ ~ 1km đến Metrol, đi tiếp 4-5 stations đến phố Tàu, đi vào mua đồ, quay lại đi về. Ngưỡng mộ phết:D

Giờ lên cấp 2, em cũng cho con tiền tiêu vặt em ko giới hạn (vì thấy nó cũng ko hoang) nhưng tuyệt đối phải record và cân nhắc trong chi tiêu, báo cáo ba mẹ:). Cho nó biết các khoản đóng học của nó, động viên con có những môn con cố gắng tự học, ko phải đi học thêm thì đỡ mất time và học phí đấy sẽ chuyển thẳng cho con.

Nhồi nhét vào đầu nó là ba mẹ nợ rất nhiều tiền nên chi tiêu trong gia đình phải hết sức hợp lý và tiết kiệm. Ba mẹ ko trả đc hết là sau này con phải trả thay ba mẹ cho nên cố gắng học hành, kiếm cái học bổng đi học, đi làm chứ ba mẹ ko có tiền cho con đi học tự túc đâu, sau này còn nuôi ba mẹ với cả trả nợ nữa:D.

Túm lại đến giờ phút này ưu điểm thì tạm yên tâm với tính nhường nhịn, trung thực, thân thiện, cởi mở và năng động của nó. Biết tự lập, chợ búa, đun nấu nhưng ko thích dọn dẹp, chỉ thích bầy. Thế mới mệt chứ:(. Nhược điểm là đoảng, suốt ngày làm rơi với làm mất. Năm ngoái thì làm mất 2 cái xe đạp. Riêng năm nay là đỉnh điểm của sự phá hoại kinh tế gia đình của nó. 9 tháng đầu năm làm mất 4 cái đt của mẹ:(. Về nhà chat với bạn là ko biết liệu có mất nốt cái iPad ko:((. Ôi con tôi:((. Hôm vừa rồi sinh nhật lại gợi ý ba tặng con cái đt khác, ba chắc mới nhậu về nên chiều con, ok luôn, cho 1000$ để tự mua. Có tiền trong tay nhưng tiêu thì lại tiếc:D, lần đầu tiên nó có nhiều tiền mặt như thế, thỏ thẻ với mẹ là con chỉ mua cái đt 1T thôi, con cất đi, đến sang năm đc làm chứng minh thư thì sẽ mang đi gửi tiết kiệm:D.

Mục tiêu là cho đi tìm đường cứu nước nên trong cách quản lý chi tiêu của con, có cái em thoáng trong khuôn khổ, có cái rất chặt chẽ. Lớn thêm tẹo nữa sẽ dạy cho cách lập quỹ đầu tư: ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.

Sáng ngày ra rỗi rãi nên dông dài một tẹo, nếu nhỡ có lắm mồm các cụ đừng mắng em:D
Các cụ các mợ có cách dạy F1 rất hay e sẽ học tập các cụ các mợ để sau này dạy F1 nhà em mới được
 

công nông tàu

Xe container
Biển số
OF-14292
Ngày cấp bằng
27/3/08
Số km
7,685
Động cơ
565,981 Mã lực
Nơi ở
nay đây mai đó
Em choáng với cách cho con tiền của mợ. Ban đầu em tính theo tỷ giá việt nam thì em thấy mỗi tháng cho 100k là quá ít, mỗi tuần thì sẽ phù hợp hơn. Nhưng đến cmt sau này thì em choáng quá, mợ ở nước ngoài nên phải tính theo tỉ giá của nước sở tại chứ, nếu vậy, 100nghin $ tính theo tỉ giá nào cũng tiêu không hết trong 1th là quá đúng cho trường hợp f1' của nhà mợ rồi.:)):)):))
Em quên mất không chú thích là em quy ra VND để các cụ dễ hình dung.
Đại loại là ~5USD/tháng trong khi các gia đình khác thường cho con họ khoảng 10USD/ tuàn.
Khoảng 1 tháng trước đây F1 bé mới hỏi em: mẹ ơi có thật là nhà mình giàu không? Mẹ của bạn con bảo ba mẹ giàu lắm.
Em bảo: nhà mình đủ sống nhưng mẹ muốn làm được nhiều tiền vì còn nhiều người cần mình giúp đỡ. (vợ chồng em mấy năm nay vẫn giúp đỡ 1 cô bạn Tây chồng chết,con nhỏ. Bọn trẻ nhà em biết điều đó)
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr Hehe

Xe tăng
Biển số
OF-47864
Ngày cấp bằng
2/10/09
Số km
1,342
Động cơ
468,046 Mã lực
Nơi ở
Mơ ngày trên vợ hai, tối trên vợ cả.
Em thì chưa đến tuổi chém gió về dạy con tiêu tiền, nhưng em nghĩ lại cách em đã được dạy về tiêu tiền và đến bây giờ khi đã lớn hẳn thì em hài lòng với cách đó.

Khi còn nhỏ, nếu em xin mua bất cứ cái gì hợp lý và bổ ích, mẹ em đều chỉ nói "biết thế", nhưng "biết thế" có nghĩa gần như chắc chắn em sẽ được đáp ứng. Còn nếu ko bổ ích, ví dụ như hồi em xin tiền mua khẩu súng bắn đạn băng, bị dập tắt ngay lập tức và đừng bao giờ có chuyện mè nheo thêm lần nào. Tiền mừng tuổi mỗi năm đưa mẹ giữ hộ. Mẹ em không tiêu tiền đó của em như nhiều nhà, mà chỉ giữ hộ thậm chí còn có "lãi": gửi vào 950,000 đ đến khi được làm tròn thành 1tr :D Đến khi vài năm góp góp được một khoản, tự mua cái gì đấy cho mình ví dụ xe đạp chẳng hạn, cụ đáp ứng và trợ cấp thêm cho đủ hoặc mua cái xe tốt hơn chút.

Còn để hiểu giá trị đồng tiền cũng đơn giản vì nhà em bán hàng, em cũng phụ giúp suốt. Hôm nào đông khách, mẹ con mệt phờ nhưng cuối ngày đếm tiền thấy sướng, còn nếu vắng khách ngồi chơi cả ngày đấy nhưng buổi tối chả có gì để đếm :)) Bây giờ F1 nhà các cụ ít có cơ hội tham gia lao động sản xuất như vậy nên việc học giá trị đồng tiền cũng khó hơn vì chỉ là lý thuyết thôi, đâu biết cụ thể phải thế nào để làm ra đồng tiền đâu.
 

Leila

Xe buýt
Biển số
OF-29356
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
970
Động cơ
489,560 Mã lực
Nơi ở
Xem cái giề? Tò mò thế? :d
Em thì không quá khắt khe với nó. Em muốn hướng con đến khả năng, nhu cầu, sự hợp lý và ý thức.

@ Màu Diệu Thảo: Quan điểm của em trái với mợ tẹo. Chưa bao giờ em kỳ vọng và muốn con học thật giỏi để để kiếm nhiều tiền và phải mất nhiều thời gian vào việc đấy và định hướng tư tưởng cho nó rằng tiền chỉ là phương tiện của cuộc sống, những gì mua được bằng tiền là rẻ nhất. Em luôn quan sát để nhìn nhận đánh giá đúng với năng lực của nó. Từ đó mình support cho nó lập master schedule phù hợp với khả năng rồi từ từ thực hiện. Với em học chỉ là 1 phần của cuộc sống. Em thích mọi thứ vừa đủ. Trong cuộc sống có những điều đáng để học và có ý nghĩa thực tiễn hơn nhiều. Định hướng cho con đi du học nhưng thực ra trong sâu thẳm vẫn luôn nghĩ sẽ tôn trọng quyết định của nó. Sau khi học xong nó ở đâu mà nó hạnh phúc là mình cũng ủng hộ. Biết đâu nó cũng như mình, đầy chỗ tốt hơn nhưng vẫn chọn ở quê nhà:).

@ All: Cảm ơn các cụ rót riệu em. Em say quá:D
 

emhamvui

Xe tăng
Biển số
OF-128987
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
1,360
Động cơ
385,043 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình - Hà Nội
Em quên mất không chú thích là em quy ra VND để các cụ dễ hình dung.
Đại loại là ~5USD/tháng trong khi các gia đình khác thường cho con họ khoảng 10USD/ tuàn.
Khoảng 1 tháng trước đây F1 bé mới hỏi em: mẹ ơi có thật là nhà mình giàu không? Mẹ của bạn con bảo thế.
Em thì kiếm tiền cũng chỉ để tiêu. Tiêu cho mình, tiêu cho con cái mình, cho gia đình, anh em họ hàng, em sẽ tiêu làm sao mà đến khi em xuống lỗ hết là vừa. Vì thế em không để con em quá thiếu thốn, không để cho con phải gạt bỏ mọi nhu cầu sinh hoạt tối thiểu với bạn bè khi em có đủ điều kiện. Em dạy con cách chi tiêu hợp lý, cái gì đáng có và cái gì không cần thiết thì có thể bỏ đi.
Em kể cho mợ nghe chuyện này: Ngày em còn bé, nhà cũng thuộc diện có điều kiện, nhưng mẹ em chả cho em đồng nào để tiêu vặt cả. Đến cả sinh nhật bạn em, về xin tiền mẹ cũng ko cho. mẹ em bảo tiêu tiền là hư. Thế nên bí quá, để có tiền đi sinh nhật bạn em bán cụ nó cả xe đạp, em nhớ hồi đó cái xe phượng hoàng bán được 700nghin, em lấy có 20 nghìn còn ông anh và bà chị em chia nhau tất, bao tội mỗi em chịu. Hôm đó em được một trận đòn nhớ đời, hỏi tiền đâu hết rồi, em bảo làm rơi tất rồi. Lúc bé vì luôn bị thiếu thốn so với các bạn nên em chả có đủ tự tin để chơi với bạn, đó cũng là lý do đến bây giờ em không có người bạn nào học cùng phổ thông cả.
Nhà người ta cho con 40usd/th, mợ cho con mợ con số bằng 11% của nhà người ta. em nói thật, để mua quà sinh nhật tặng bạn, em chả hiểu được 5$ thì nó mua được cái gì? chả nhẽ con mợ có số bạn chưa đến 12 đứa? có lẽ mợ chưa bao giờ nghĩ đến điều đó và cũng chưa bao giờ mợ hỏi con đã mua quà gì tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Nhở.
Thế nên bây giờ có rất nhiều trường hợp bố mẹ già ở quê luôn tự hào rằng mỗi tháng tớ cho con tớ có 500nghin thôi mà nó chi tiêu thật khoa học, đủ cho cả tháng mà vẫn còn dư tiền mua quà cho bố mẹ mỗi lần về quê.
Kiếm cho lắm tiền gửi bank làm gì thế mợ ơi?
 

emđangsay

Xe buýt
Biển số
OF-162111
Ngày cấp bằng
22/10/12
Số km
579
Động cơ
351,810 Mã lực
Nhà em 2 F1 nữ ( 19 và 15 tuổi) , gia đình em đang ở nước ngoài.
Từ bé em đã rèn cho chúng không đòi mua bất cứ thứ gì . Em thường nói với con rằng: ba mẹ rất thương con nhưng ba mẹ nghèo, muốn mua đồ chơi cho con ba mẹ phải tính xem có đủ tiền không chứ lỡ hỏi mua lại không có tiền thì người ta cười cho hoặc con cứ khóc lăn ra đòi mua đồ chơi mọi người sẽ cười cả mẹ con mình.
NGoài ra em có 1 nguyên tắc là bất cứ con đòi cái gì không bao giờ em đáp ứng ngay mà phải khi nào con ngoan hoặc làm được việc tốt em mới thưởng bằng thứ con thích. Hơn nữa khi F1 hỏi xin cái gì nếu em nói không là không bao giờ thay đổi nên hoàn toàn không có chuyện mè nheo.
Bởi vây khi còn nhỏ, F1 lớn nhà em hay có câu : mẹ ơi giá mà con có cái nọ , giá mà con có cái kia ( chỉ ước để gợi ý để mẹ mua thôi chứ không dám đòi), còn F1 bé nếu thích cái gì thường hỏi: mẹ ơi cái kia có đắt không?
Từ khoảng năm F1 học lớp 6 em bắt đầu cho tiền F1 tiêu vặt khoảng 50 nghìn/ tháng ( bao gồm cả tiền điện thoại). Thỉnh thoảng có các bạn sinh nhật, F1 lại xin tiền để mua quà cho bạn , nhiều khi để "chơi đẹp" với bạn, chúng toàn đi mua đồ xịn để tặng và về gõ tiền mẹ. Em chuyển sang cho tiền tiêu vặt ~100 nghìn/tháng và tiền sinh nhật bạn phải tự lo. Đầu tiên F1 kêu ít, em bảo: nếu con tằn tiện thì con đủ tiền mua quà cho bạn vì không phải tháng nào cũng có bạn sinh nhật.
F1 lớn nhà em đã ĐH năm 2 , học bổng toàn phần(2000USD/ năm), tháng còn được lĩnh lương ~100 USD. Mỗi tháng em vẫn chỉ cho ~ 100 nghìn, ngoài ra tiền xe, ăn uống ở trường F1 tự trả.
Đến nay 2 F1 nhà em vẫn mẹ mua quần áo gì thì chúng mặc đồ đó, có cô bạn em bảo F1 lớn : Sao cháu không mua váy mà mặc.
F1 bảo: Mẹ cháu không mua cho cháu.
Cô bạn: Sao cháu không bảo mẹ mua cho.
F1 :Cháu biết tính mẹ cháu, nếu cháu đòi thì còn lâu mới có, thôi kệ khi nào mẹ cháu thấy cháu cần mặc váy thì mẹ cháu mua.
( sau này bạn em kể với em như vậy )
F1 bé (15 tuổi) hàng tuần em cho ~70 nghìn tiền ăn ở trường nhưng nếu tuần đó nó chỉ tiêu hết 50 nghìn thì tuần sau nó bảo: con vẫn còn 20 nghìn, mẹ cho con 50 nghìn nữa thôi.
Nói chung khi F1 nhà em còn bé thì em thấy ổn nhưng bây giờ bắt đầu dạy chúng tiêu tiền lại thấy hơi khó vì thỉnh thoảng dắt F1 đi shopping chúng nó toàn ỷ vào mẹ không tự chọn được đồ cho mình. Mặc dù F1 nói với em : mẹ ơi con phải tập mua bán thôi chứ đi shopping các bạn cứ xà vào hàng quần áo còn con chả biết làm gì.
Có thể em hơi khắt khe.
Em quên mất không chú thích là em quy ra VND để các cụ dễ hình dung.
Đại loại là ~5USD/tháng trong khi các gia đình khác thường cho con họ khoảng 10USD/ tuàn.
Khoảng 1 tháng trước đây F1 bé mới hỏi em: mẹ ơi có thật là nhà mình giàu không? Mẹ của bạn con bảo ba mẹ giàu lắm.
Em bảo: nhà mình đủ sống nhưng mẹ muốn làm được nhiều tiền vì còn nhiều người cần mình giúp đỡ. (vợ chồng em mấy năm nay vẫn giúp đỡ 1 cô bạn Tây chồng chết,con nhỏ. Bọn trẻ nhà em biết điều đó)
Thứ tự ưu tiên của mợ này hơi ngược đời.
1: con cái
2: bố mẹ
3: anh chị em ruột
4: anh chị em họ gần
5: anh chị em họ xa
6: bạn bè thân
7: bạn bè sơ
8: người quen
9: người dưng.
 

wall

Xe tăng
Biển số
OF-60975
Ngày cấp bằng
5/4/10
Số km
1,708
Động cơ
453,090 Mã lực
E hóng kinh nghiệm các kụ, con em 6 tuổi chưa biết mặt tiền, đồng nào cũng như nhau, em mới mua cho con Chiến thần tận thế 380.000 ngàn ở SG là đồ chơi cuối cùng...
Đc cái F1 nhà em toàn cũng ít đòi mua lung tung, chỉ hay đòi đi ăn nhà hàng, KFC mí cả Piza :D
 

Langthang_inter

Xe hơi
Biển số
OF-105149
Ngày cấp bằng
8/7/11
Số km
120
Động cơ
396,350 Mã lực
Em thì không quá khắt khe với nó. Em muốn hướng con đến khả năng, nhu cầu, sự hợp lý và ý thức.

@ Màu Diệu Thảo: Quan điểm của em trái với mợ tẹo. Chưa bao giờ em kỳ vọng và muốn con học thật giỏi để để kiếm nhiều tiền và phải mất nhiều thời gian vào việc đấy và định hướng tư tưởng cho nó rằng tiền chỉ là phương tiện của cuộc sống, những gì mua được bằng tiền là rẻ nhất. Em luôn quan sát để nhìn nhận đánh giá đúng với năng lực của nó. Từ đó mình support cho nó lập master schedule phù hợp với khả năng rồi từ từ thực hiện. Với em học chỉ là 1 phần của cuộc sống. Em thích mọi thứ vừa đủ. Trong cuộc sống có những điều đáng để học và có ý nghĩa thực tiễn hơn nhiều. Định hướng cho con đi du học nhưng thực ra trong sâu thẳm vẫn luôn nghĩ sẽ tôn trọng quyết định của nó. Sau khi học xong nó ở đâu mà nó hạnh phúc là mình cũng ủng hộ. Biết đâu nó cũng như mình, đầy chỗ tốt hơn nhưng vẫn chọn ở quê nhà:).

Giống hệt suy nghĩ của em, em rất thích cho F1 giao lưu với cộng đồng, xh. Bản thân mình thì chọn một góc nhìn để quan sát và suy nghĩ về những hành động, phản ứng của F1 rùi đưa ra những định hướng cho tương lai của F1 và của cả chính mình. Vote cụ
 

little.xu

Xe hơi
Biển số
OF-40962
Ngày cấp bằng
18/7/09
Số km
112
Động cơ
468,430 Mã lực
Xem ra dạy con cách tiêu tiền cũng đau đầu phết. Em đánh dấu, ngâm cứu đọc dần dần để sau này còn có phương hướng và KN để dạy con nữa
 

yourdalink

Xe container
Biển số
OF-11968
Ngày cấp bằng
8/12/07
Số km
9,074
Động cơ
594,229 Mã lực
Nơi ở
DACE
Thứ tự ưu tiên của mợ này hơi ngược đời.
1: con cái
2: bố mẹ
3: anh chị em ruột
4: anh chị em họ gần
5: anh chị em họ xa
6: bạn bè thân
7: bạn bè sơ
8: người quen
9: người dưng.
Cụ phân chia lằng nhằng quá, em thì phân theo: tốt, xấu.
 

khoaidichoi

Xe đạp
Biển số
OF-156708
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
24
Động cơ
352,240 Mã lực
Em có 2 F1, quan điểm vợ chồng e thống nhất ngay từ đầu là không phải mọi thứ con đòi là sẽ được mua. Đồ chơi thì thường mua vào các dịp tết thiếu nhi, trung thu hay sinh nhật, đặc biệt thì khi con làm được điều tốt gì đó (ví dụ khi F1 lớn còn nhỏ, vì là cháu đầu nên ông bà nội, ngoại chiều, đến 3 tuổi đi học mẫu giáo, ngày nào cũng khóc, đến lớp không tự xúc cơm ăn được, gấu đi đón toàn bị cô giáo than thở, về nhà gấu bảo nếu buổi sáng con dậy tự đánh răng, rửa mặt ngoan, vui vẻ đi học, đến lớp tự xúc ăn, không bị cô giáo phê bình thì bố mẹ sẽ thưởng cho con 1 món đồ chơi. Sau 2 tuần thì F1 có tiến bộ, dù chưa được như ý của vợ chồng e vì vẫn có 1, 2 hôm sáng dậy nó mè nheo nhưng vợ chồng e vẫn thưởng cho nó 1 bộ le go - là món đồ chơi nó thèm muốn lâu rồi). Còn những vật dụng khác thường là vợ chồng em tự quyết khi nào nên mua và mua những thứ gì cần thiết cho lứa tuổi của F1 tùy tính cách, tâm lý của bọn nó và có tham khảo qua sách, báo, ý kiến bạn bè. Nhưng quan điểm của em là không để cho F1 ngơ ngác không hiểu TiỀN là gì. Từ lúc 2 F1 mới 4,5 tuổi, em đã giải thích cho 2 đứa đó là công sức đi làm của bố mẹ, rất vất vả mới có được nên phải tiết kiệm và muốn có tiền thì phải lao động. Khi F1 lớn bắt đầu vào học lớp 5, Gấu liệt kê một số công việc nhà để F1 tự lựa chọn, 1 việc là bắt buộc phải làm để giúp bố mẹ, 1 việc thì khi làm sẽ được bố mẹ cho tiền, F1 lựa chọn rửa bát là bắt buộc và lau nhà là "làm thuê" :D. Mỗi lần lau nhà xong, Gấu cho 5k nhưng để F1 tự ghi sổ cuối tháng thanh toán một lần (cũng may nó chưa khôn lỏi đến mức ngày nào cũng lau vài lần :D), đến cuối tháng nó có sinh nhật bạn, nhờ gấu đèo đi mua quà hết 45k, trong khi sổ ghi nợ ghi có 30k, thế là bảo mẹ cho vay 15k, rồi ngậm ngùi "tuần nào con cũng lau nhà, có tuần lau 2 lần, thế mà mãi mới được có 30k", thế là đã biết giá trị của đồng tiền rồi đấy hehe, đến bao giờ F1' bằng anh nó, nhà em vẫn lại sử dụng dụng bài dạy này thôi ạ
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,360
Động cơ
2,944,941 Mã lực
Nơi ở
Internet
F1 nhà em là dép, 4 tuổi rưỡi, chưa có khái niệm nhiều về tiền nhưng em đang áp đụng một số nội dung sau:

- Luôn nhấn mạnh cho F1 hiểu là muốn có tiền thì bố mẹ phải đi làm vất vả mới có, không đi làm thì không có;

- Luôn nhấn mạnh rằng mình đang không đủ tiền cho tất cả mọi nhu cầu (hoặc đòi hỏi của F1);

- Đi chơi, hoặc đi siêu thị chơi sẽ nói chuyện trước với F1 là hôm nay con sẽ được mua gì (hoặc thậm chí là không được mua gì để cho F1 xác định trước và chấp nhận). Ví dụ: hôm nay bố chỉ có đủ tiền cho con chơi 2 trò chơi, con phải lựa chọn chơi đúng 2 trò rồi thôi;

- Mua gì, em cũng cố gắng đưa F1 để F1 tự trả tiền;

- Không bao giờ gieo vào đầu F1 rằng nếu con ngoan, hay con làm việc này việc kia sẽ được thưởng tiền (mua đồ chơi) để F1 hiểu rằng việc ngoan, hay làm việc là trách nhiệm.

Các cụ xem em làm thế có gì đúng/sai so với lứa tuổi của F1 không ạ.
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
14,833
Động cơ
484,067 Mã lực
Em thì không quá khắt khe với nó. Em muốn hướng con đến khả năng, nhu cầu, sự hợp lý và ý thức.

@ Màu Diệu Thảo: Quan điểm của em trái với mợ tẹo. Chưa bao giờ em kỳ vọng và muốn con học thật giỏi để để kiếm nhiều tiền và phải mất nhiều thời gian vào việc đấy và định hướng tư tưởng cho nó rằng tiền chỉ là phương tiện của cuộc sống, những gì mua được bằng tiền là rẻ nhất. Em luôn quan sát để nhìn nhận đánh giá đúng với năng lực của nó. Từ đó mình support cho nó lập master schedule phù hợp với khả năng rồi từ từ thực hiện. Với em học chỉ là 1 phần của cuộc sống. Em thích mọi thứ vừa đủ. Trong cuộc sống có những điều đáng để học và có ý nghĩa thực tiễn hơn nhiều. Định hướng cho con đi du học nhưng thực ra trong sâu thẳm vẫn luôn nghĩ sẽ tôn trọng quyết định của nó. Sau khi học xong nó ở đâu mà nó hạnh phúc là mình cũng ủng hộ. Biết đâu nó cũng như mình, đầy chỗ tốt hơn nhưng vẫn chọn ở quê nhà:).

Giống hệt suy nghĩ của em, em rất thích cho F1 giao lưu với cộng đồng, xh. Bản thân mình thì chọn một góc nhìn để quan sát và suy nghĩ về những hành động, phản ứng của F1 rùi đưa ra những định hướng cho tương lai của F1 và của cả chính mình. Vote cụ
Cảm ơn 2 cụ đã táng em, em sẽ nghiền ngẫm thêm lời 2 cụ. Cho em thêm 1 tý thoai ạ.
1. Em biết là có nhiều cách kiếm tiền chính đáng chứ không riêng gì con đường học. Có điều F1 nhà em mới lớp 2, nên em cứ phóng đại tầm quan trọng của việc học như thế để cháu chịu khó học hơn, sau này lớn dần sẽ cho tiếp xúc dần với "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN " cũng không muộn 2 cụ nhỉ? Và em cũng hoàn toàn hoan nghênh nếu cháu trở thành một người thợ thật giỏi chuyên môn của mình.
2. Nếu cháu "tìm đường cứu bản thân " thành công (em mở ngoặc là bằng học lực thật sự, chứ em phản đối chuyện cho con ra nước ngoài học vì sĩ diện ) thì thực sự em nghĩ cháu nên ở lại(tất nhiên là nguyện vọng của cháu cũng như vậy). Vì em chứng kiến quá nhiều trường hợp đi học nước ngoài mất bao nhiêu thời gian và tiền bạc, đến lúc về không có đất dụng võ sẽ gây ra tâm trạng chán nản, từ đó kiến thức cũng bào mòn đi, thành ra phí công.
Vài lời gan ruột, mong các cụ cứ táng thật lực ạ.
 

—E†3rNaL

Xe tải
Biển số
OF-27561
Ngày cấp bằng
16/1/09
Số km
384
Động cơ
488,580 Mã lực
Nơi ở
HN
cháu chỉ cho f1 mua đồ chơi những dịp lễ và những lần đi nhổ răng thôi ạ. và những ngày thường con thấy bạn có gì hay hay cũng hỏi dò bố xem bố có thể cho con mua cái này cái nọ đc không? những lúc như vậy cháu thường bảo : Bố mẹ giờ không có tiền đâu con ạ, cơm con ăn, áo con mặc, tiền đóng học nhà trường.. bố mẹ đều phải đi làm vất vả mới có đc. nhưng bố hứa đến dịp nọ, dịp kia.. bố sẽ mua cho con. f1 chỉ biết trả lời rằng : bố nhớ đấy nhé... cũng có vài lần cháu thất hứa với f1 nghĩ cũng thương nó nhưng cháu cảm nhận ra f1 càng ngày càng đòi hỏi ít đi và không đòi những thứ lặt vặt nữa... ít nhõng nhẽo hơn....
 

donlilama

Xe buýt
Biển số
OF-109625
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
816
Động cơ
390,605 Mã lực
Nơi ở
124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
hãy luôn là bạn của con, thì con mới coi cha mẹ là bạn (mới chuyện trò, tâm sự,.....nói chung là mọi thứ), luôn gần gũi với con cái, đừng tạo ra hố sâu ngăn cách giữa con cái và bố mẹ!!!
 

vuaquayfa

Xe hơi
Biển số
OF-161155
Ngày cấp bằng
17/10/12
Số km
122
Động cơ
349,910 Mã lực
mỗi phương pháp mỗi cách dạy đều có chung một mục đích là muốn con nên người! hay suy nghĩ và tìm cho mình một phương pháp phù hợp nhất mà bạn cho là đúng!trẻ con như tờ giấy trắng hay làm sao tô vẽ cho thành một bức tranh đẹp!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top