F1 nhà em sợ gấu hơn em. nhìn chung là chưa cần thiết phải dạy chúng cách tiêu tiền.
1- Em sống khá xa cộng đồng người VN nên bọn trẻ nhà em không bị ảnh hưởng về phân biệt giàu nghèo. Bọn trẻ Tây thì chơi rất bình đẳng với nhau.Cái bôi đen có sợ trẻ con không hiểu và mặc cảm không cụ ?
Cách GD của cụ có thể làm cho các F phụ thuộc vào bố mẹ, không có tính tự lập
Em ủng hộ cụ công nông tàu vì sẽ rất nguy hiểm nếu các F luôn nghĩ bố mẹ giàu, nhiều tiền cần gì cũng có, đòi gì cũng được, bao bọc quá sinh ra ỷ lại. F1 nhà em 3 tuổi nhưng không phải đòi gì cũng được đáp ứng, em cũng hay bảo bố mẹ hết tiền rồi, không có để mua đồ linh tinh cho con, chỉ đủ tiền mua sữa thôi, dần dần đưa các F vào khuôn khổ.Cái bôi đen có sợ trẻ con không hiểu và mặc cảm không cụ ?
Cách GD của cụ có thể làm cho các F phụ thuộc vào bố mẹ, không có tính tự lập
Em vâu te cho gấu và F1 nhà cụ, đáng yêu quáCon vợ em nó dạy con thế nào em chả biết, thấy thỉnh thoảng ngày lễ 8/3 hay sinh nhật bạn nào đó trong lớp cũng về xin tiền mẹ mua quà. Lần đầu cho 200k tiêu bằng hết, phần mua quà, phần ăn vặt, phần cho bạn. Về vợ em chỉ bảo sao con nói xin mỗi mua quà tặng bạn, mà tiền con đã tự kiếm đc chưa sao lấy tiền mẹ đi cho? Lần sau mua quà hết bao tiền, còn thừa phải trả mẹ nhé. Từ đấy thấy mua đúng khoản đi xin, còn thừa về trả mẹ. Có hôm 2 mẹ con đón nhau ở trạm xe về, đi trên đường nó thỏ thẻ xin mẹ mua cho bộ rô bốt trái cây khỉ gió gì đó giống các bạn trên lớp, mẹ hỏi bao tiền, anh con bảo cả bộ 1,8tr. Mẹ nó thủng thẳng bảo bây giờ mẹ vừa đủ chừng đó tiền mua đồ chơi cho con, mẹ cũng thích mua một bộ váy nhưng nó đắt bằng đúng bộ rô bốt của con, mẹ tính mua nhưng giờ mẹ để tiền đó mua rô bốt cho con vậy. Anh con liền bảo luôn, thế thôi mẹ mua váy cho mẹ đi, con ko cần rô bốt nữa, con chơi tí là chán ngay í mà. Vợ em còn đãi bôi nì nèo nó mua rô bốt thêm vài lời nữa nhưng cu con dứt khoát nhường mẹ mua váy, Vợ em liền bảo thế thì mẹ mua đồ cho mẹ nhé, cảm ơn cu .
Giờ mới lớp 5 nhưng rửa bát, quét nhà, nấu cơm đã sơ sơ rồi. Con em học thì lười lắm, phải quát suốt ngày thậm chí là vài tháng phải quất một trận mới chịu tự giác ngồi học một tí, mỗi phụ mẹ làm việc gì đó thì rất hăng hái. Mẹ nó bảo chả cần học giỏi, học vừa đủ, miễn biết thương yêu mọi người, ngoan ngoãn là vui rồi.
Like mạnh cả mẹ và con!Con vợ em nó dạy con thế nào em chả biết, thấy thỉnh thoảng ngày lễ 8/3 hay sinh nhật bạn nào đó trong lớp cũng về xin tiền mẹ mua quà. Lần đầu cho 200k tiêu bằng hết, phần mua quà, phần ăn vặt, phần cho bạn. Về vợ em chỉ bảo sao con nói xin mỗi mua quà tặng bạn, mà tiền con đã tự kiếm đc chưa sao lấy tiền mẹ đi cho? Lần sau mua quà hết bao tiền, còn thừa phải trả mẹ nhé. Từ đấy thấy mua đúng khoản đi xin, còn thừa về trả mẹ. Có hôm 2 mẹ con đón nhau ở trạm xe về, đi trên đường nó thỏ thẻ xin mẹ mua cho bộ rô bốt trái cây khỉ gió gì đó giống các bạn trên lớp, mẹ hỏi bao tiền, anh con bảo cả bộ 1,8tr. Mẹ nó thủng thẳng bảo bây giờ mẹ vừa đủ chừng đó tiền mua đồ chơi cho con, mẹ cũng thích mua một bộ váy nhưng nó đắt bằng đúng bộ rô bốt của con, mẹ tính mua nhưng giờ mẹ để tiền đó mua rô bốt cho con vậy. Anh con liền bảo luôn, thế thôi mẹ mua váy cho mẹ đi, con ko cần rô bốt nữa, con chơi tí là chán ngay í mà. Vợ em còn đãi bôi nì nèo nó mua rô bốt thêm vài lời nữa nhưng cu con dứt khoát nhường mẹ mua váy, Vợ em liền bảo thế thì mẹ mua đồ cho mẹ nhé, cảm ơn cu .
Giờ mới lớp 5 nhưng rửa bát, quét nhà, nấu cơm đã sơ sơ rồi. Con em học thì lười lắm, phải quát suốt ngày thậm chí là vài tháng phải quất một trận mới chịu tự giác ngồi học một tí, mỗi phụ mẹ làm việc gì đó thì rất hăng hái. Mẹ nó bảo chả cần học giỏi, học vừa đủ, miễn biết thương yêu mọi người, ngoan ngoãn là vui rồi.
Bởi vây khi còn nhỏ, F1 lớn nhà em hay có câu : mẹ ơi giá mà con có cái nọ , giá mà con có cái kia ( chỉ ước để gợi ý để mẹ mua thôi chứ không dám đòi), còn F1 bé nếu thích cái gì thường hỏi: mẹ ơi cái kia có đắt không?
Từ khoảng năm F1 học lớp 6 em bắt đầu cho tiền F1 tiêu vặt khoảng 50 nghìn/ tháng ( bao gồm cả tiền điện thoại). Thỉnh thoảng có các bạn sinh nhật, F1 lại xin tiền để mua quà cho bạn , nhiều khi để "chơi đẹp" với bạn, chúng toàn đi mua đồ xịn để tặng và về gõ tiền mẹ. Em chuyển sang cho tiền tiêu vặt ~100 nghìn/tháng và tiền sinh nhật bạn phải tự lo. Đầu tiên F1 kêu ít, em bảo: nếu con tằn tiện thì con đủ tiền mua quà cho bạn vì không phải tháng nào cũng có bạn sinh nhật.
F1 lớn nhà em đã ĐH năm 2 , học bổng toàn phần(2000USD/ năm), tháng còn được lĩnh lương ~100 USD. Mỗi tháng em vẫn chỉ cho ~ 100
F1 bé (15 tuổi) hàng tuần em cho ~70 nghìn tiền ăn ở trường nhưng nếu tuần đó nó chỉ tiêu hết 50 nghìn thì tuần sau nó bảo: con vẫn còn 20 nghìn, mẹ cho con 50 nghìn nữa thôi.
Có thể em hơi khắt khe.
Em choáng với cách cho con tiền của mợ. Ban đầu em tính theo tỷ giá việt nam thì em thấy mỗi tháng cho 100k là quá ít, mỗi tuần thì sẽ phù hợp hơn. Nhưng đến cmt sau này thì em choáng quá, mợ ở nước ngoài nên phải tính theo tỉ giá của nước sở tại chứ, nếu vậy, 100nghin $ tính theo tỉ giá nào cũng tiêu không hết trong 1th là quá đúng cho trường hợp f1' của nhà mợ rồi.1- Em sống khá xa cộng đồng người VN nên bọn trẻ nhà em không bị ảnh hưởng về phân biệt giàu nghèo. Bọn trẻ Tây thì chơi rất bình đẳng với nhau.
2- Bởi vậy em mới phân vân có lẽ em khắt khe quá, bây giờ em đang sửa sai. F1 lớn nhà em sau 2 năm tự quản lý tiền lương , em vẫn theo dõi xem cách chi tiêu của con thì em thấy yên tâm rồi. Còn F1 bé thì em đang hướng dẫn dần.
chắc là 50$ hoặc EUR/ tháng. Mợ ấy viết nhầm. Còn ở VN thì em thấy 100k/ tuần là quá nhiều; em trai em em chỉ cho 200k/ tuần bao gồm cả ăn sáng và vài bữa trưa ở trường.Em choáng với cách cho con tiền của mợ. Ban đầu em tính theo tỷ giá việt nam thì em thấy mỗi tháng cho 100k là quá ít, mỗi tuần thì sẽ phù hợp hơn. Nhưng đến cmt sau này thì em choáng quá, mợ ở nước ngoài nên phải tính theo tỉ giá của nước sở tại chứ, nếu vậy, 100nghin $ tính theo tỉ giá nào cũng tiêu không hết trong 1th là quá đúng cho trường hợp f1' của nhà mợ rồi.
Em cũng thế, nhưng còn lý do là con hư tại mẹ mà nên bố không làm hư con được đâu... fun tíEm cũng kém cỏi như cụ chủ, nhìn con nó buồn khi ko đc mua quà là ứ chịu đc đâu ạ.
ặc bác chiều con quá thế là làm hư nó đấy. Còn nhỏ mà đc nuông chiều sau khó dạy đc lắmXin thưa với các cụ, nhà em chỉ có mỗi thằng cu đầu lòng, em cưng gần chết. Dù là nhà em ko có khá giả hay giàu có như Cường Đô-la nhưng mà cưng con, chiều con thì em dư khả năng, đòi gì là có đó. Nhưng tự dưng hôm qua, không biết "cọp cái" nhà em đọc báo ở đâu, về nhà kiên quyết ko cho con mua đồ chơi, ăn vặt hay cấm ko cho nhận tiền người lớn cho (số là cu nhà em nó khoái game, ai cho tiền là bay ra hàng game, còn nhỏ nên ko chơi đc, nó trả tiền cho ng khác chơi, nó đứng xem, hic, sang hơn bố nó nữa). Thế là cái phương châm dạy con xài tiền được vợ em đề ra, nhưng mà khó quá, nhìn con buồn khi đòi mua máy bay hôm qua mà em xót quá. Làm sao đây các cụ ??????
Vodka cụ, sẽ học hỏi thêm cụ về vụ ngắn, trung, dài. Vì em cùng mục tiêu là tống đi để tìm đường cứu chính bản thân nó. Và đã đi là đừng có về.Thấy các cụ chia sẻ chân thành quá, em a dua các cụ kể lể tị, kể ra nói những chuyện này bên ép chẻ ranh thì hợp hơn, nhưng em cứ post vào đây để chia sẻ và xin được lắng nghe ý kiến của các cụ mợ, nhất là quan điểm của các cụ (đặc biệt các cụ có F1 lớn) xem em cần nắn chỉnh chỗ nào thì tư vấn giúp em. F1 nhà em lớn rồi nên dài dòng
F1 ngày còn nhỏ (3-5 tuổi) em quán triệt tinh thần rất tốt, mỗi lần ra đường thấy cái gì thèm lắm cũng "ở nhà có rồi, không mua đâu". Nói nhiều, nghe nhiều nó cũng thành quen, có những thứ em thấy nó thèm nhỏ dãi ra nhưng vẫn "ở nhà có rồi ko mua đâu" thương lắm nhưng phá lệ một lần là sẽ làm hư nó. Nếu ở gần nhà thì đưa nó về rồi quay lại mua, còn ở xa thì em cho nghỉ luôn.
Đến lúc nó học tiểu học thì lại rót vào tai nó là để dành tiền đóng học, mua sách vở... Học lớp 3 em nó cho tiền tự ăn sáng (trong trường có căng tin). Hướng dẫn cho lập bảng ghi chép ngày tháng,nội dung, thu-chi, còn lại...rõ ràng. 1 tuần kiểm quỹ, báo cáo chi tiêu 1 lần. Cho đi chợ cùng mẹ, hướng dẫn cách mua bán tính toán. Nhiều khi đi chợ về thiếu cái gì là sai ra chợ mua cho mẹ được.
Lên lớp 4 em luyện cho đi xe bus. Lúc đó nhà em ông bà nội ngoại đều ốm thập tử nhất sinh, ba mẹ và mọi người rất bận. Đón nó ở trường về em đưa ra xe bus rồi đi theo xe về cuối bến đón nó. Vài lần cũng thấy nó biết đi, những hôm nhỡ nhần ko có ai đón gọi điện cho nó tự đi 1 mình rồi rèn cho nó tiết kiệm tiền lẻ (tiền đi chợ về vứt lung tung) để trả tiền xe bus.
Lên lớp 5, ở nước ngoài cùng ba mẹ mấy tháng nhưng cũng biết tự đi chợ, nấu cơm và làm những món đơn giản cho ba mẹ. Từ nhà đi bộ ~ 1km đến Metrol, đi tiếp 4-5 stations đến phố Tàu, đi vào mua đồ, quay lại đi về. Ngưỡng mộ phết
Giờ lên cấp 2, em cũng cho con tiền tiêu vặt em ko giới hạn (vì thấy nó cũng ko hoang) nhưng tuyệt đối phải record và cân nhắc trong chi tiêu, báo cáo ba mẹ. Cho nó biết các khoản đóng học của nó, động viên con có những môn con cố gắng tự học, ko phải đi học thêm thì đỡ mất time và học phí đấy sẽ chuyển thẳng cho con.
Nhồi nhét vào đầu nó là ba mẹ nợ rất nhiều tiền nên chi tiêu trong gia đình phải hết sức hợp lý và tiết kiệm. Ba mẹ ko trả đc hết là sau này con phải trả thay ba mẹ cho nên cố gắng học hành, kiếm cái học bổng đi học, đi làm chứ ba mẹ ko có tiền cho con đi học tự túc đâu, sau này còn nuôi ba mẹ với cả trả nợ nữa.
Túm lại đến giờ phút này ưu điểm thì tạm yên tâm với tính nhường nhịn, trung thực, thân thiện, cởi mở và năng động của nó. Biết tự lập, chợ búa, đun nấu nhưng ko thích dọn dẹp, chỉ thích bầy. Thế mới mệt chứ. Nhược điểm là đoảng, suốt ngày làm rơi với làm mất. Năm ngoái thì làm mất 2 cái xe đạp. Riêng năm nay là đỉnh điểm của sự phá hoại kinh tế gia đình của nó. 9 tháng đầu năm làm mất 4 cái đt của mẹ. Về nhà chat với bạn là ko biết liệu có mất nốt cái iPad ko. Ôi con tôi. Hôm vừa rồi sinh nhật lại gợi ý ba tặng con cái đt khác, ba chắc mới nhậu về nên chiều con, ok luôn, cho 1000$ để tự mua. Có tiền trong tay nhưng tiêu thì lại tiếc, lần đầu tiên nó có nhiều tiền mặt như thế, thỏ thẻ với mẹ là con chỉ mua cái đt 1T thôi, con cất đi, đến sang năm đc làm chứng minh thư thì sẽ mang đi gửi tiết kiệm.
Mục tiêu là cho đi tìm đường cứu nước nên trong cách quản lý chi tiêu của con, có cái em thoáng trong khuôn khổ, có cái rất chặt chẽ. Lớn thêm tẹo nữa sẽ dạy cho cách lập quỹ đầu tư: ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.
Sáng ngày ra rỗi rãi nên dông dài một tẹo, nếu nhỡ có lắm mồm các cụ đừng mắng em