Cái phần bác viết này thì em không đám nhận,
không dám nhận không phải vì quá khiêm tốn, mà thực sự nếu so sánh giữa đám cùng học đại học với nhau thì em chỉ ở mức trung bình, cả về ngoại ngữ. Có những ông giở quyển từ điển (hồi đó tụi em được phát) đố ông ấy từ nào đứng sau từ nào mà ông ấy không bao giờ sai.
Nhiều bác ở đây có phụ huynh ở nhà đã từng được nhà nước cử đi du học sẽ bị cái dáng lù đù, có vẻ (hay thực tế) trong cuộc sống không thành công lắm đánh lừa. Chuyện học được mà có làm được hay không phụ thuộc hàn toàn vào điều kiện làm việc để áp dụng kiến thức đã học được. Em chỉ bật mí cho các bác kể trên để tự hào về các cụ. Bây giờ chắc ít rồi, nhưng khi em sang Đức làm NCS giáo viên trong trường vẫn nhắc tên những sinh viên VN đã học ở trường. Họ thán phục thực sự, mà ai biết người nước ngoài được người Đức đã thán phục thì phải như thế nào. Đó chỉ vì những người được cử đi học là những người được chọn lọc.
VN hồi đó chọn lọc như tụi mũi lõ phân loại học sinh của chúng ngày nay: hoàn toàn dựa trên đánh giá thực chất. Còn VN bây giờ chuyện học thêm, bố mẹ chi tiền,... đã làm kết quả chọn lọc bị sai lệch hoàn toàn.
Còn 1 cái dở thứ 2 là sự ganh đua của bố mẹ. Em rất ủng hộ các phong trào khuyến học và việc tài trợ cho những học sinh hoàn cảnh mà đạt thành tích cao, nhưng lại thấy rất dở việc các ông bố, bà mẹ ép tụi nhỏ. Trên kia em viết về các bác đánh giá tụi trẻ để ép chủng khổ luyện. Nhưng thực ra chẳng có bố mẹ nào đánh giá con mình được thực chất cả mà toàn bị các trào lưu xã hội, sợ nhà mình thua nhà hàng xóm tác động. Chính đánh giá sai này rồi ép tụi trẻ phải khổ luyện quá mức sau này sẽ làm hại chúng (tạo ra cái cảm giác tự ty, thất bại,...).
Em viết liên miên, nhưng thực ra loanh quanh thì cũng vẫn chủ đề ép con học tiếng Anh!
Học để làm gì và đến mức nào là vừa đủ cho 1 đứa trẻ cụ thể chính là điều em muốn viết ra!