[Funland] Đầu tư tiếng Anh cho F1 ntn hả các cụ, các mợ

vangson

Xe tải
Biển số
OF-159833
Ngày cấp bằng
8/10/12
Số km
413
Động cơ
352,767 Mã lực
Em không đồng ý với bác này.
Từ kinh nghiệm thực tế của em, từ thực tế kiểu dạy tiếng Anh ở nhà trường em khuyên thật lòng là nên đi học càng sớm càng tốt, trước khi học tiếng Anh ở nhà trường. Em bôi đậm cái đoạn trên vì nó quyết định rất lớn đến khả năng học tiếng Anh của cháu sau này, bởi vì khi học và nghĩ như người anh nó sẽ ra một sản phẩm gần với bản gốc nhất, còn khi học và nghĩ như bộ giáo dục ( em sơ ri ai làm giáo dục đọc đoạn này:P - nhưng em nói thật) nó sẽ cho ra 1 sản phẩm rất khác :-@, điều làm nên 2 sản phẩm khác nhau là lối (cách suy nghĩ) khi học khác nhau, lối suy nghĩ nào được dạy trước thì cháu sẽ theo lối đó.

----
Cá nhân em có được trải nghiệm hiếm người có: 5 tuổi tiếng mẹ đẻ chưa nói hết- tiếng dân tộc Nùng, 6 tuổi đi học thì học tiếng Kinh (phổ thông), 7 tuổi học tiếng Anh và Tiếng Trung.... Lúc đó đã đọc viết thạo khỉ mịa gì đâu, thấy người ta trong tình huống này nói như nào thì bắt trước thế. :)) Các bác không tin thì lên du lịch Sapa coi, em nghĩ mấy bé trên đó cũng chả trường lớp gì đâu, có khi cũng chả đi học :-?
Lại thêm 1 ví dụ điển hình của tay quá nhanh, quá nguy hiểm... Có ai bảo bác là đợi học tiếng Anh ở nhà trường hay theo sách Bộ GD đâu. Giỏi tiếng Anh ko có nghĩa là con vẹt bác nhé, nếu bác chỉ học tiếng Anh để bán vé số hoặc hàng Tàu cho Tây balo thì học như các cháu Sapa là đủ rồi, nhưng tiếng Anh là công cụ để tiếp cận nhiều thứ nữa thì khác bác ạ.


Sent from my iPad using Tapatalk
 

Sonomi102

Xe máy
Biển số
OF-412410
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
75
Động cơ
223,995 Mã lực
Tuổi
38
Lại thêm 1 ví dụ điển hình của tay quá nhanh, quá nguy hiểm... Có ai bảo bác là đợi học tiếng Anh ở nhà trường hay theo sách Bộ GD đâu. Giỏi tiếng Anh ko có nghĩa là con vẹt bác nhé, nếu bác chỉ học tiếng Anh để bán vé số hoặc hàng Tàu cho Tây balo thì học như các cháu Sapa là đủ rồi, nhưng tiếng Anh là công cụ để tiếp cận nhiều thứ nữa thì khác bác ạ.


Sent from my iPad using Tapatalk
Nếu bác không biết chữ bác học tiếng Anh đuợc không? Trẻ em nuớc Anh không biết chữ chẳng lẽ câm hết? :-?? Thời xưa, dân đen không biết chữ, cũng chả học hành gì vẫn nói và giao tiếp đuợc đó thôi :-?? Nói một cách khoa trương, bao nhà khoa học cũng đều từ những đứa trẻ đó mà ra cả, biết nói trước khi biết viết.
Em cố giải thích cho bác hiểu lần nữa. Việc cho trẻ học TA sớm hơn học TA trên nhà trường, và học với người bản địa. Trước và sau mốc thời gian đó tạo ra 2 sản phẩm: Một đứa trẻ thuần việt 100℅ biết thêm một ngoại ngữ, diễn đạt ý người Việt bằng ngôn ngữ TA. Một đứa trẻ có trong mình 90℅ người Việt và 10℅ người Anh ( Cụ nào lạc quan thì bảo con tao có 110℅ hơn con mày 10℅, nó có 100℅ Việt và 10℅ Anh). Cùng nói TA nhưng khác nhau #-o

Tóm lại, học theo cách truyền thống nhà trường, con em chúng ta sẽ ít có đuợc cái 10℅ "chất Anh" đó. Trên con đường học hành TA sẽ khó khăn hơn. Có cái chất đó rồi, khi trẻ học-làm bài tập TA, ta biết đáp án hoặc câu trả lời nó là như thế một cách rất tự nhiên :P Một cảm giác mà những giáo viên sư phạm TA chưa chắc có đuợc.
 

GoldCarForVN

Xe hơi
Biển số
OF-399690
Ngày cấp bằng
5/1/16
Số km
154
Động cơ
232,180 Mã lực
Tuổi
39
Nhà e thuê thầy dạy 1 buổi 1.5 tiếng hết 1tr. Nhà e có bảng, e chuẩn bị thêm 2 vái bàn học với 4 cái ghế là xong. Cho các cháu học phòng điều hòa cho mát.


em cảm ơn cụ, sau này sẽ học mô hình này của cụ
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,112
Động cơ
382,598 Mã lực
Lúc đó là biết tiếng Việt rồi học tiếng Anh rồi cụ ạ.

2 tuổi đang tập nói thì cho ở cùng ng Mỹ là cách học nghe-nói của bản năng, với con lúc đó ko còn phân biệt đâu là Anh, đâu là Việt, chỉ là 1 ngôn ngữ ở bán cầu não phải, gặp tây thì phun tiếng tây, gặp ta thì phun tiếng ta, ko như thế hệ mình, nghe tây nó nói xong thì phải dịch xuôi trong đầu, phát biểu thì phải dịch ngược mới phun ra đằng mồm đc o:-) , nên ko tán ..ái tây đc ~X(
Hê hê, tán .. ái là chuyện hơi khác, hót hay chỉ là một kiểu và chỉ hiệu quả với hàng trung bình :)) Cần nhiều kỹ năng khác.

Kiểu học ngoại ngữ của các cụ trung niên thời xưa như thế này thật là sai và kém hiệu quả. Tuy nhiên, kiểu học sai này vẫn cứu được, nếu ném vào môi trường bản ngữ vài năm, hạn chế tối đa dùng tiếng mẹ đẻ. Chỉ có phần phát âm sai thì không sửa được, hoặc cực tốn thời gian, nên cái cần có môi trường chuẩn từ khi còn nhỏ. Sau này trẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều, nếu đặt mục tiêu là nói tự nhiên như native speakers.
Tất nhiên trẻ vẫn có thể thành công vang dội mà không cần phải nói chuẩn như native. Tùy vào định hướng gia đình.
 

kieninnova.vn

Xe container
Biển số
OF-45318
Ngày cấp bằng
3/9/09
Số km
5,766
Động cơ
505,270 Mã lực
Nơi ở
Nhận Xử Lý Các Vụ NGOẠI Tình...
Website
www.dichvudanganh.net
Em biết 1 số cụ trên này có F1 tuy còn nhỏ nhưng tiếng Anh đọc vanh vách rồi. Các cụ, các mợ có thể chia sẻ cho em ít kinh nghiệm đầu tư tiếng Anh cho F1 được không ạ?


F1 nhà em 4,5 tuổi rồi, cháu hiện tại đang đi học tuần 2 buổi ở trung tâm tiếng Anh, em thấy ở đấy chỉ làm quen tiếng Anh cho trẻ thôi. Em sẵn sàng tốn kém để đầu tư, miễn là có thể thu lại được kết quả tốt ạ.


P/S em chỉ ở tỉnh thôi ạ.
Em thấy nhiều gia đình áp dụng và có hiệu quả
1. Bắt đầu từ 2 tuổi rưỡi. 3 hay 4 hoặc 4.5 tuổi
2. Học trung tâm tuần 1 đến 2 buổi
3. Thêm gia sư của trung tâm về nhà kemd 1 buổi trong tuần
4. Bố mẹ giao tiếp tiếng anh ở nhà với f1 thay tiếng việt là 1 lợi thế
5. Cho f1 tham gia clb tiếng anh khi có thể
6. Khen thưởng động viên kịp thời theo sở thích
 

LandCruiserTico

Xe hơi
Biển số
OF-17049
Ngày cấp bằng
5/6/08
Số km
113
Động cơ
509,070 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà mình toàn ba, mẹ dạy( Dạy trẻ con cũng dễ mà) nghe và nói cho nó nghe phim trên youtube, phát âm chuẩn hơn cả mình vì chung nó nghe bọn trẻ con Tây hội thoại thì ngấm rất nhanh!
 

Federer

Xe buýt
Biển số
OF-6778
Ngày cấp bằng
6/7/07
Số km
501
Động cơ
546,020 Mã lực
Nơi ở
Ciputra
Theo kinh nghiệm của em thì có thể cho con học từ lớp 1, nhưng chắc chắn bắt đầu từ lớp 3 thì mới thấy rõ hiệu quả. Có thể kết hợp:

- thầy Tây, có trình độ sư phạm, biết dạy tiếng anh và các môn khác (như các môn khoa học) bằng tiếng anh. Học tây ba lô thì không có hiệu quả gì cả.

- thầy việt, trình độ tiếng anh tốt, nhất là phát âm đúng, có sư phạm

- xem nhiều chương trình trẻ em trên youtube. Ưu điểm: tìm được chủ đề trẻ thích + các đoạn phim thường
ngắn sẽ đỡ chán và lười

- đọc truyện bằng tiếng anh, bắt đầu từ những câu chuỵên ngắn

F1 nhà em 9 tuổi chưa ra khỏi biên giới VN mà tiếng Anh bây giờ đã như gió!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,497
Động cơ
900,970 Mã lực
Kiểu học ngoại ngữ của các cụ trung niên thời xưa như thế này thật là sai và kém hiệu quả. Tuy nhiên, kiểu học sai này vẫn cứu được, nếu ném vào môi trường bản ngữ vài năm, hạn chế tối đa dùng tiếng mẹ đẻ. Chỉ có phần phát âm sai thì không sửa được, hoặc cực tốn thời gian, nên cái cần có môi trường chuẩn từ khi còn nhỏ. Sau này trẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều, nếu đặt mục tiêu là nói tự nhiên như native speakers...
Nếu đặt mục tiêu như bác viết thì bác đúng khi nhận xét thời ngày xưa họ "dậy sai", vì ngày xưa người ta quá chú trọng đến ngữ pháp!
Nhưng em bật mí cho bác thêm 1 thông tin là các thầy dậy tụi em (các thầy mũi lõ dậy chuyên môn) rất nhiều lần lấy bài kiểm tra viết của tụi em ra để làm gương cho tụi sinh viên bản xứ vì hầu như không có lỗi chính tả (trong khi nhiều bác viết tiếng Việt trên này chính tả sai be bét)!
Khi vào trường, nhiều giáo viên mũi lõ ngạc nhiên về hiểu biết ngữ pháp của sinh viên Việt Nam (họ là những giáo viên chuyên ngữ được giảng dậy ở các học viện chuyên ngữ nối tiếng trên thế giới).
Còn về hiệu quả?
Bác xem hiện nay có đếm được bao nhiêu người dịch thơ, dịch tiểu thuyết của tây sang tiếng ta, nếu đem so sánh với các cụ ngày xưa (cũng là 1 nhược điểm bác kể ở trên, học quá sâu về ngữ pháp)?
Có 1 dẫn chứng nữa, hơi sâu hơn là các bác tìm hiểu là trong các cuộc hội thảo chuyên môn đã bao giờ thấy người ta thuê các cháu sinh viên mới tốt nghiệp bên kia về dịch, mà chủ yếu là người làm lâu năm hay các thầy ở các trường, dù về độ lưu loát thì người được dịch thua các cháu kia xa!
Tiếng Anh em không nói, vì như đã viết đến bây giờ là chủ yếu do em tự học, nhưng tiếng Tây Ban Nha thì em tự hào đi so sánh với cháu bây giờ, không chỉ về vốn từ mà cả cách nói, tiếng Đức thì chỉ nhàng nhàng, tiếng Pháp đọc và nghe người ta nói chuyện với nhau được (chứ không phải lúc họ nói chuyện với mình mà phải nói chậm đi để mình hiểu)!
Và em đã viết trên kia là trước 17 tuổi em chưa được học ngoại ngữ. Chuyên môn và cả công việc của em bây giờ thì ngoại ngũ chỉ là công cụ. Như vậy nếu đem so sánh về thời gian (cả của mình và người nhà) thì thế nào là tốn hơn?
Vì biết ngoại ngữ, nên em rất hiểu khi đi họp phụ huynh ở mấy lớp đầu cấp I giáo viên chủ nhiệm yêu cầu phụ huynh chú ý tập nói tiếng Việt cho tụi trẻ, ở tuổi này chúng chưa thể trình bầy gãy góc điều chúng muốn nói ra, có nhều đứa chậm hơn các bạn rất nhều!
 
Chỉnh sửa cuối:

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Tựu trung em thấy cụ, cụ coolpix8700 medici_rider và 1 số cụ có thực chiến, cộng thêm có mục tiêu và biện pháp đạt mục tiêu rất chuẩn. Em xin học hỏi các cụ.
Cánh cổng tri thức không dành cho tất cả. Có hàng trăm triệu workers, farmers là native english thưa các cụ mợ. Ngoại ngữ chỉ là công cụ, nhưng là chìa khóa tuyệt vời để hòa nhập vào thế giới.
Như em đã nói, việc học có rất nhiều cách, không có cách nào là đúng tuyệt đối mà chỉ có cách phù hợp với từng người, từng đứa trẻ. Em đã trình bày về quá trình học của em, và đứa đầu nhà em nhưng đến đứa thứ 2 thì cách cho nó học cũng không áp dụng như đứa đầu được.

Đứa thứ 2 nhà em nói chung là nó lười, lười đủ thứ lại không thích cái gì rõ rệt từ bé. Không như đứa đầu từ bé nó đã có năng khiếu về hội họa, ngôn ngữ và nó rất chăm chỉ. Thế nên khi đứa thứ 2 đi học tiếng Anh nó cũng chỉ học lớt phớt, học một chữ, quên mất 2 chữ. Ngay từ lớp 1 em cho nó học ở 1 số trung tâm như Appolo, May schôl với mục đích vui chơi là chính nhưng thấy kết quả thu được chả bao nhiêu. Bù lại do cấu tạo tai của nó, từ bé bác sĩ tai mũi họng đã bảo nó tai rất thính, khả năng nghe rất tốt nên nó nghe và phát âm lại rất tốt. Chính thế nên em cho học với Tây ngay từ đầu mặc dù nó chả nhớ được bao nhiêu. Đến lớp 3 cũng như đứa đầu em đầu tư cho nó nửa năm học ở BC. Lúc này cũng đã hướng được cho nó 1 sở thích là say mê lắp ráp robot, logo, nghiên cứu các loại đồ chơi... thế nên ngoài giờ học là nó ôm ipad để xem các channel youtube. Các kênh này rất hay, người ta giới thiệu về đủ thứ, nó cứ xem và tự ngấm thôi. Hè năm rồi em lại cho đăng ký một trại hè 1 tháng, sáng đi tối về, cả ngày ở trại hè chơi các trò chơi, làm gì thì làm đều nói bằng tiếng Anh. Bọn trẻ con phải tìm cách mà nói sao cho người khác hiểu, bất kể ngữ pháp. Cách này giống như quẳng xuống nước bắt tự bơi. Sau một tháng thì khả năng giao tiếp của nó đã tốt hơn nhiều.

Tuy nhiên so với đứa bạn bằng tuổi của nó, học ở trường làng 100% thì con em thua kém hơn. Cái này là do tư chất của đứa trẻ. Bạn nó học trường làng nhưng đoạt hết giải nọ giải kia cả môn toán, tiếng Anh, cờ vua... Em nghĩ là con mình tư chất kém hơn thì chỉ có cách đầu tư cho nó, để nó cố vươn lên chứ không thể nói rằng đứa nọ, đứa kia không học gì mà cũng khá. Bố mẹ phải biết khả năng con mình đến đâu, để chọn lựa cách cho phù hợp.

Người ta nói thiên tài là khổ luyện mà thành, em hoàn toàn đồng ý nhưng nếu không có tư chất thì phải khổ luyện hơn nhiều. Ví dụ như bác coolpix8700, em có đọc bên topic học thêm, bác vốn là người có khả năng nên từ bé không học thêm nếm gì vẫn đoạt giải và sau này bác ấy có thể biết nhiều ngoại ngữ. Như em cũng học chuyên chọn từ bé nhưng tư chất kém hơn nên không có giải gì, đến giờ cũng chả biết ngoại ngữ nào ngoài tiếng Anh. Con bác ý so với con em cũng thế. Có thể con bác ý chỉ cần đầu tư ít hơn con em nhiều nhưng kết quả có khi còn tốt hơn con em. Vấn đề là phải biết khả năng của con mình đến đâu để hỗ trợ.

Trong lớp chuyên của đứa đầu nhà em, so với ở trong lớp, khoản đầu tư về thời gian, tiền bạc của em cho con với các bạn nó chỉ rất là khiêm tốn. Bố mẹ các bạn khác đầu tư gấp nhiều lần. Thế nên theo em tùy vào điều kiện kinh tế và thời gian công sức, mỗi bố mẹ phải tự nghiên cứu tìm ra cách phù hợp nhất. Còn thông tin chỉ là tham khảo và chia sẻ.
 

Phú Hoàng

Xe điện
Biển số
OF-358292
Ngày cấp bằng
15/3/15
Số km
3,159
Động cơ
285,630 Mã lực
F1 còn bé thì cụ cho đi trung tâm có GV nước ngoài, bọn trẻ con học nhanh lắm. GV Việt Nam thì có người phát âm chuẩn có người không nên cụ phải lựa chọn kỹ ;))
 

XeChuaCo

Xe tăng
Biển số
OF-347591
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
1,595
Động cơ
233,584 Mã lực
Như em đã nói, việc học có rất nhiều cách, không có cách nào là đúng tuyệt đối mà chỉ có cách phù hợp với từng người, từng đứa trẻ. Em đã trình bày về quá trình học của em, và đứa đầu nhà em nhưng đến đứa thứ 2 thì cách cho nó học cũng không áp dụng như đứa đầu được.

Đứa thứ 2 nhà em nói chung là nó lười, lười đủ thứ lại không thích cái gì rõ rệt từ bé. Không như đứa đầu từ bé nó đã có năng khiếu về hội họa, ngôn ngữ và nó rất chăm chỉ. Thế nên khi đứa thứ 2 đi học tiếng Anh nó cũng chỉ học lớt phớt, học một chữ, quên mất 2 chữ. Ngay từ lớp 1 em cho nó học ở 1 số trung tâm như Appolo, May schôl với mục đích vui chơi là chính nhưng thấy kết quả thu được chả bao nhiêu. Bù lại do cấu tạo tai của nó, từ bé bác sĩ tai mũi họng đã bảo nó tai rất thính, khả năng nghe rất tốt nên nó nghe và phát âm lại rất tốt. Chính thế nên em cho học với Tây ngay từ đầu mặc dù nó chả nhớ được bao nhiêu. Đến lớp 3 cũng như đứa đầu em đầu tư cho nó nửa năm học ở BC. Lúc này cũng đã hướng được cho nó 1 sở thích là say mê lắp ráp robot, logo, nghiên cứu các loại đồ chơi... thế nên ngoài giờ học là nó ôm ipad để xem các channel youtube. Các kênh này rất hay, người ta giới thiệu về đủ thứ, nó cứ xem và tự ngấm thôi. Hè năm rồi em lại cho đăng ký một trại hè 1 tháng, sáng đi tối về, cả ngày ở trại hè chơi các trò chơi, làm gì thì làm đều nói bằng tiếng Anh. Bọn trẻ con phải tìm cách mà nói sao cho người khác hiểu, bất kể ngữ pháp. Cách này giống như quẳng xuống nước bắt tự bơi. Sau một tháng thì khả năng giao tiếp của nó đã tốt hơn nhiều.

Tuy nhiên so với đứa bạn bằng tuổi của nó, học ở trường làng 100% thì con em thua kém hơn. Cái này là do tư chất của đứa trẻ. Bạn nó học trường làng nhưng đoạt hết giải nọ giải kia cả môn toán, tiếng Anh, cờ vua... Em nghĩ là con mình tư chất kém hơn thì chỉ có cách đầu tư cho nó, để nó cố vươn lên chứ không thể nói rằng đứa nọ, đứa kia không học gì mà cũng khá. Bố mẹ phải biết khả năng con mình đến đâu, để chọn lựa cách cho phù hợp.

Người ta nói thiên tài là khổ luyện mà thành, em hoàn toàn đồng ý nhưng nếu không có tư chất thì phải khổ luyện hơn nhiều. Ví dụ như bác coolpix8700, em có đọc bên topic học thêm, bác vốn là người có khả năng nên từ bé không học thêm nếm gì vẫn đoạt giải và sau này bác ấy có thể biết nhiều ngoại ngữ. Như em cũng học chuyên chọn từ bé nhưng tư chất kém hơn nên không có giải gì, đến giờ cũng chả biết ngoại ngữ nào ngoài tiếng Anh. Con bác ý so với con em cũng thế. Có thể con bác ý chỉ cần đầu tư ít hơn con em nhiều nhưng kết quả có khi còn tốt hơn con em. Vấn đề là phải biết khả năng của con mình đến đâu để hỗ trợ.

Trong lớp chuyên của đứa đầu nhà em, so với ở trong lớp, khoản đầu tư về thời gian, tiền bạc của em cho con với các bạn nó chỉ rất là khiêm tốn. Bố mẹ các bạn khác đầu tư gấp nhiều lần. Thế nên theo em tùy vào điều kiện kinh tế và thời gian công sức, mỗi bố mẹ phải tự nghiên cứu tìm ra cách phù hợp nhất. Còn thông tin chỉ là tham khảo và chia sẻ.
Những đóng góp của bác cho bài viết này thật quý, tiếc là em không vodka cho bác được nửa :)
 

XeChuaCo

Xe tăng
Biển số
OF-347591
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
1,595
Động cơ
233,584 Mã lực
F1 còn bé thì cụ cho đi trung tâm có GV nước ngoài, bọn trẻ con học nhanh lắm. GV Việt Nam thì có người phát âm chuẩn có người không nên cụ phải lựa chọn kỹ ;))
Vâng, nhưng đó chỉ là 1 phần của vấn đề thôi cụ ạ. Môi trường, sự quyết tâm, cách học nữa cụ ạ
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Những đóng góp của bác cho bài viết này thật quý, tiếc là em không vodka cho bác được nửa :)
Cám ơn bác, em viết chia sẻ theo kinh nghiệm của em. Em xác định là lúc còn có khả năng chi trả thì đầu tư cho trẻ con luôn, lúc nó đang cần học thì được học là quý, còn sau này khi nó lớn lên rồi, không thích học thì tiền nong lúc ấy cũng chả làm gì. Thế nên em kiếm được 10 đồng thì đầu tư cho việc học của con cũng mất 6 đồng. Với những người không có điều kiện em nghĩ cũng có nhiều cách để cho trẻ con học trong điều kiện internet phổ biến như hiện nay.

Em có theo dõi và thấy một số cách như các bác chia sẻ mua thẻ học tiếng Anh ở các trang cũng là một cách hay. Gom một nhóm trẻ, thuê giáo viên Tây, giáo viên ta về dạy (em quan niệm học nói nghe thì giáo viên Tây mà học ngữ pháp thì nên học giáo viên Ta sẽ tiết kiệm hơn). Ngoài ra tận dụng các phương tiện miễn phí như các khóa học trên trang Khan Academy ... các trang này có các khóa học Math, Science... miễn phí theo trình độ trẻ con. Hiện lúc nào rảnh rỗi em cũng bắt đứa thứ 2 nhà em vào học nhưng nó cũng lười như hủi. Các bác có thời gian ngồi bắt chúng nó vào học rất tốt. Ngoài ra trên youtube có rất nhiều các kênh hay bọn trẻ lớn có thể vào xem TedTalk với nhiều bài nói chuyện rất thú vị. Bọn trẻ con thì có thể xem các kênh về Vũ trụ, vật lý...
 

mohinhtrung

Xe tăng
Biển số
OF-446839
Ngày cấp bằng
20/8/16
Số km
1,074
Động cơ
215,853 Mã lực
Tuổi
36
Cụ phám chuẩn, em thấy nhiều bố mẹ cứ đua nhau đưa con đi học như phong trào, hết tt này đến tt khác, mà ko biết con mình học ntn. Nếu thực sự muốn con học tiếng anh giỏi và có tư duy thì chỉ có cách vào trường Quốc tế, hoặc bố mẹ phải dành thời gian học cùng con, còn cứ luợn lờ ở mấy tt thì xã định là helo how are you. Tất nhiên ko phải là tất cả, nhưng em nghĩ là đa số.
Tức là học nhưng chẳng biết để làm gì. Nhà em toàn giáo viên, phiên dịch viên nhưng không ai ép con cháu học từ nhỏ. Chỉ có ông anh họ lớp 8-9 ôn thi CNN mới đi học rồi sau đó sang Mỹ vì bố đang làm bên đó. Chủ trương của gia đình em là không ép học, thích thì tự đi mà học. :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,497
Động cơ
900,970 Mã lực
Các bác cứ thấy cách chia như tụi tây lông em nghĩ rất hợp lý, chúng làm đều dựa trên cơ sở khoa học, được nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng chứ không như cái kiểu mỗi ông đi xem 1 phần của con voi rồi cải cách giáo dục cho thành con voi ghép hiện nay!
Hệ thống giáo dục của chúng cũng có trường công, trường tư, trường bình thường và trường chuyên (chọn)!
Nếu các bác đánh giá (mà phải đúng) đứa trẻ nhà các bác có 1 năng khiếu nào đó, thì cố gắng ngay từ bé bồi dưỡng cho cái năng khiếu ấy của nó, mà "bồi dưỡng" thì không có nghĩa là "phải giữ được tuổi thơ" như rất nhiều khẩu hiệu hiện nay, mà phải khổ luyện. Việc này nếu các bác đánh giá sai, nó thực sự sẽ mất tuổi thơ, lớn lên bị cái cảm giác thất bại ám ảnh,... Còn đánh giá đúng, đầu tư thích đáng thì là vinh quanh cho cả nó và gia đình!
Còn những đứa trẻ bình thường, cho tới cấp II thì chương trình của tụi tây lông là vừa học vừa chơi. Hết cấp II chúng sẽ phân loại, những đứa trẻ nào có tư chat sẽ vào cấp III để học đại học, còn đại đa số sẽ chuyển vào học các trường học nghề. Vào học nghề thì tất nhiên là không có bằng đại học, nhưng có những người có năng khiếu sau này thành công nhân bậc cao, lương còn cao hơn người tốt nghiệp đại học. Tụi tây lông cũng cẩn thận, đề phòng phân loại sai nên vẫn có 1 tỷ lệ nhỏ học sinh sau học nghề được chuyên lên học đại học!
Tụi vào cấp III sẽ thực sự học tập nghiêm túc và không phải tất cả học sinh cấp III đều lên đại học, ngay có vào được thì chúng cũng phân thành cao đẳng (hay kỹ sư thực hành) và đại học (có bảo vệ luận án). Vào đại học sẽ phải học thực sự nghiêm túc, không như ở VN cứ vào được là sẽ ra được và có bằng! Học xong cao đẳng muốn làm NCS (tiến sỹ) phải quay lại trường xin làm luận văn, dựa vào điểm quá trình học cao đẳng có thể họ không nhận, hay được nhận phải học thêm nhiều môn.
Ở đây cái chính là các bác có dám chấp nhận cách phân cấp ấy hay không khi nhận ra lũ nhỏ nhà các bác không có khả năng học đại học. Học ngoại ngữ (cụ thể ở đây là tiếng Anh) cũng chung như vậy, tức đều là học và học đến đâu và ngoại ngữ cũng cần năng khiếu.
Với đại đa số thì tin học và ngoại ngữ chỉ là công cụ, nhưng có người sử dung ngoại ngữ là phương tiện kiếm sống chính. Đỉnh cao của sử dụng ngoại ngữ cho người nói lưu loát là dịch ca bin (đúng hơn như tụi em dung từ là dịch đuổi, diễn giả khi nói không cần dừng chờ phiên dịch, mà phiên dịch dịch đuổi theo on_fly). Nhưng để làm việc này thì cần giỏi cả 2 thứ tiếng, chứ chỉ nói lưu loát mỗi một thứ tiếng thì hoàn toàn chẳng đủ. Còn cũng đình cao, dù nhiều người đạt đỉnh cao này ăn nói chưa chắc đã lưu loát là dịch thơ, ca, tiểu thuyết hay các nhà ngôn ngữ học!
 
Chỉnh sửa cuối:

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Hệ thống giáo dục bác Cpix8700 chia sẻ hình như là của bọn Đức. Em thì chưa sang Đức nhưng cũng từng được học bổng khóa học ngắn của Đức tại VN và online nên thấy về giáo dục bọn Đức rất đáng nể. Em cũng có suy nghĩ là chúng ta nên xác định rõ ràng trong giáo dục, học bọn nào thì bắt chước từ đầu đến đũa chứ không chắp vá linh tinh.

Về việc khổ luyện của bọn trẻ con em cũng đồng ý, cá nhân em từ bé có thiên hướng về xã hội nhân văn và nghệ thuật hơn nhưng cả nhà không ai theo nghề đấy mà chỉ cố hướng vào khoa học tự nhiên. Hồi học phổ thông em cũng cố đạt được các ngưỡng gia đình kỳ vọng như học trường chuyên lớp chọn nhưng không thể thấy say mê và có thành tích. Đến khi lớn rồi mới mày mò tự học, bản thân đến nay cũng đạt được một số thành quả nhất định nhưng thấy có những thứ giá được đào tạo căn bản từ bé thì tốt biết bao. Đến giờ như đứa lớn nhà em có năng khiếu vẽ, em cũng rất muốn hướng nó theo hướng đấy nhưng nó về mặt tài năng thì hơn em nhưng lại kém em ở cái khoản say mê, muốn nó phát triển mà cũng chưa ép được nó thật sự khổ luyện thì thôi đành tham gia mọi thứ cùng nó để thúc đẩy nó.

Nói chung em thấy chuyện dạy con không hề là dễ. Đến bây giờ cứ mò mẫm làm, thử đúng sai chứ cũng chả biết thế nào.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,497
Động cơ
900,970 Mã lực
...Ví dụ như bác coolpix8700,...
Cái phần bác viết này thì em không đám nhận,
không dám nhận không phải vì quá khiêm tốn, mà thực sự nếu so sánh giữa đám cùng học đại học với nhau thì em chỉ ở mức trung bình, cả về ngoại ngữ. Có những ông giở quyển từ điển (hồi đó tụi em được phát) đố ông ấy từ nào đứng sau từ nào mà ông ấy không bao giờ sai.
Nhiều bác ở đây có phụ huynh ở nhà đã từng được nhà nước cử đi du học sẽ bị cái dáng lù đù, có vẻ (hay thực tế) trong cuộc sống không thành công lắm đánh lừa. Chuyện học được mà có làm được hay không phụ thuộc hàn toàn vào điều kiện làm việc để áp dụng kiến thức đã học được. Em chỉ bật mí cho các bác kể trên để tự hào về các cụ. Bây giờ chắc ít rồi, nhưng khi em sang Đức làm NCS giáo viên trong trường vẫn nhắc tên những sinh viên VN đã học ở trường. Họ thán phục thực sự, mà ai biết người nước ngoài được người Đức đã thán phục thì phải như thế nào. Đó chỉ vì những người được cử đi học là những người được chọn lọc.
VN hồi đó chọn lọc như tụi mũi lõ phân loại học sinh của chúng ngày nay: hoàn toàn dựa trên đánh giá thực chất. Còn VN bây giờ chuyện học thêm, bố mẹ chi tiền,... đã làm kết quả chọn lọc bị sai lệch hoàn toàn.
Còn 1 cái dở thứ 2 là sự ganh đua của bố mẹ. Em rất ủng hộ các phong trào khuyến học và việc tài trợ cho những học sinh hoàn cảnh mà đạt thành tích cao, nhưng lại thấy rất dở việc các ông bố, bà mẹ ép tụi nhỏ. Trên kia em viết về các bác đánh giá tụi trẻ để ép chủng khổ luyện. Nhưng thực ra chẳng có bố mẹ nào đánh giá con mình được thực chất cả mà toàn bị các trào lưu xã hội, sợ nhà mình thua nhà hàng xóm tác động. Chính đánh giá sai này rồi ép tụi trẻ phải khổ luyện quá mức sau này sẽ làm hại chúng (tạo ra cái cảm giác tự ty, thất bại,...).
Em viết liên miên, nhưng thực ra loanh quanh thì cũng vẫn chủ đề ép con học tiếng Anh!
Học để làm gì và đến mức nào là vừa đủ cho 1 đứa trẻ cụ thể chính là điều em muốn viết ra!
 
Chỉnh sửa cuối:

Long NVL

Xe hơi
Biển số
OF-399957
Ngày cấp bằng
6/1/16
Số km
151
Động cơ
232,110 Mã lực
EM đánh dấu cho F1 sau này ạ
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Cái phần bác viết này thì em không đám nhận,
không dám nhận không phải vì quá khiêm tốn, mà thực sự nếu so sánh giữa đám cùng học đại học với nhau thì em chỉ ở mức trung bình, cả về ngoại ngữ. Có những ông giở quyển từ điển (hồi đó tụi em được phát) đố ông ấy từ nào đứng sau từ nào mà ông ấy không bao giờ sai.
Nhiều bác ở đây có phụ huynh ở nhà đã từng đượ nhà nước cử đi du học sẽ bị cái dáng lù đù, có vẻ (hay thực tế) trong cuộc sống không thành công lắm đánh lừa. Chuyện học được mà có làm được hay không phụ thuộc hàn toàn vào điều kiện làm việc để áp dụng kiến thức đã học được. Em chỉ bật mí cho các bác kể trên để tự hào về các cụ. Bây giờ chắc ít rồi, nhưng khi em sang Đức làm NCS giáo viên trong trường vẫn nhắc tên những sinh viên VN đã học ở trường. Họ thán phục thực sự, mà ai biết người nước ngoài được người Đức đã thán phục thì phải như thế nào. Đó chỉ vì những người được cử đi học là những người được chọn lọc.
Em thấy ngày xưa thời bao cấp các cụ được tuyển chọn đi toàn tinh hoa cả. Lứa du học sinh đi Liên Xô đầu tiên của Việt Nam là ông của em có tham gia. Các cụ mặc dù là nông dân được tuyển chọn đi nhưng phải nói là rất xuất sắc, sau này các cụ trở thành trụ cột đất nước cả. Lứa sau đấy thì có ông già em và ông cậu họ em. Ông cậu họ em đi học Nga ở quê ra tiếng Nga bẻ đôi còn không biết ấy thế mà sau này tốt nghiệp giỏi, về tiếp tục đi học Pháp và Mỹ, thành thạo cả 3 ngôn ngữ và cũng rất thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống.

Đến thời em thì coi như bỏ đi. Mấy đứa em trong nhà cũng đi du học bằng tiền của gia đình cũng chả có đứa nào xuất sắc cả. Xét về tố chất tự thấy các đời sau kém đời trước nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top