Hehe cụ ơi, điện tái tạo (mặt trời, gió) không đơn giản thế đâu. Mỗi kW điện tái tạo cần 0,3-0,4 kW điện nền. Điện nền là nguồn điện ổn định (thủy điện, nhiệt điện than/khí, điện hạt nhân) chờ sẵn để khi điện tái tạo hụt công suất vì lý do nào đó (ban đêm. mây mù vv) thì phát bù vào ngay.
VN hiện tại còn chưa có nhiều sức ép về điện nền vì điện tái tạo vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng công suất phát. Nhưng khi tỉ trọng điện tái tạo tăng lên thì đầu tư điện nền là bài toán rất đau đầu.
Cái đau đầu ở đây là các nhà máy điện nền không được phát điện bình thường mà phải chờ liên tục, để bất cứ lúc nào công suất phát điện tái tạo sụt xuống thì tức khắc khởi động phát điện bù vào. Ở các nước phát triển, đầu tư điện nền là bắt buộc, thậm chí một nước chưa quá giàu như Argentina cũng bắt các dự án điện tái tạo phải đầu tư điện nền:
View attachment 8618203
Hình ảnh 1 dự án điện gió ở Argentina (dự án Central Termica Manantiales), chủ đầu tư phải xây 1 nhà máy điện nền (điện khí) để đảm bảo hệ thống phát điện ổn định.
Ở VN hiện nay nhiệm vụ phát điện nền (điều tần) được thực hiện bởi mấy nhà máy thủy điện lớn của Nhà nước, chủ yếu là Hòa bình.
Trong khi các NMTĐ không thể vận hành, toàn bộ công tác “điều tần, điều áp” đảm bảo an toàn hệ thống điện quốc gia được đặt lên vai Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
www.erav.vn
"Đặc biệt khi nhu cầu tăng cao, chỉ cần các nhà máy nhiệt điện có tổ máy nào sự cố, hoặc năng lượng tái tạo đang phát cao nhưng chỉ gặp cơn mưa, hoặc đám mây công suất sụt giảm đột ngột, lúc đó chúng tôi phải kịp thời tăng công suất để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia. Một ngày tổ máy có thể dừng lên xuống công suất rất nhiều lần để thực hiện công tác điều tần."
Khi điện tái tạo tăng công suất lắp đặt thì sẽ đến lúc các nhà máy thủy điện Nhà nước hiện có không đủ công suất để điều tần, và phải xây mới các nhà máy điện phát nền. Đây là 1 đầu tư rất nan giải vì nhà máy xây ra chỉ để chờ lúc điện tái tạo hụt công suất mà phát điện bù vào. Không nhà đầu tư tư nhân nào làm chuyện này, chỉ có Nhà nước. Nhưng nếu Nhà nước làm thì phải tự bỏ tiền, vì về tài chính thuần túy thì nhà máy này không hiệu quả, ngân hàng sẽ không cho vay. Hoặc bắt các nhà đầu tư điện tái tạo phải xây kèm nhà máy điện nền như dự án trên của Argentina, nhưng thế thì chắc các nhà đầu tư chạy hết.