[Funland] Đầu tư FDI

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,190
Động cơ
220,507 Mã lực
Nghe teilon đồn đã nhận 15 củ to nhưng quay xe khởi động mấy nhà máy điện than 😂😂😂
Chắc tin vịt, cho vay phải có dự án cụ thể mà cái tích năng Bác Ái quá hạn khởi công vẫn chưa có tiền Tây.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Đây là 1 bài báo về những bất cập của "Điện xanh" ở Đức, trong đó nói khá rõ về điện nền:

Đầu đề bài báo là "Mặc dù nhiều điện xanh, tại sao nước Đức vẫn không thể giảm giá điện?" Tôi dịch vài trích đoạn cho các cụ:

"Chưa bao giờ nước Đức có nhiều điện xanh đến thế: gần 60% tổng lượng điện tiêu thụ 2023 ở Đức là đến từ các nguồn xanh sạch... Và vì Gió hay Mặt trời không gửi hóa đơn đến ngành điện nên theo bà Claudia Klempert ở Viện kinh tế DIW, giá điện phải trở nên rẻ hơn. Nhưng không, Bundesrechnungshof (Cơ quan giám sát tài chính công Liên bang Đức) vừa đưa ra cảnh báo: Công cuộc chuyển đổi nguồn năng lượng đòi hỏi những đầu tư rất lớn, giá điện sẽ còn tăng."

"Các nhà máy điện khí phải lập tức phát điện, khi Gió và Mặt trời không cung cấp năng lượng - Chuyên gia năng lượng Schaefer giải thích. Khi tỉ lệ phát điện gió và mặt trời tăng lên, các nhà máy điện khí sẽ không phát điện thường xuyên. Vì thế Chính phủ Đức đã thành lập "Thị trường công suất": Các nhà máy điện khí sẽ vẫn được trả tiền với điều kiện, các máy phát của họ luôn sẵn sàng hoạt động để bù đắp công suất điện gió và mặt trời. Và đó được tính vào chi phí hệ thống."


Đó là nước Đức lắm tiền nhiều của. Còn nếu là VN, thử nghĩ có ai sẽ đầu tư tỉ đô xây một nhà máy điện khí, xong không hoạt động mà chỉ ngồi chờ điện mặt trời sụt công suất để phát bù vào?
Trong VD của cụ đấy trả tiền để chờ, không làm mà vẫn có ăn để sạch hehehe...
 

kopok

Xe tải
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
264
Động cơ
3,021 Mã lực
Tuổi
28
Chắc tin vịt, cho vay phải có dự án cụ thể mà cái tích năng Bác Ái quá hạn khởi công vẫn chưa có tiền Tây.
Khả năng tiền hơi thật cụ ạ, quay xe rồi
Nếu không quếc liệc vụ mấy nhà máy điện than thì không thể đủ điện để công nghiệp hóa được, rất tỉnh táo, hoan hô chính sách vụ này
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,190
Động cơ
220,507 Mã lực
....1 mắt đưa 3x vào bệ phóng. Sau vụ 5cam, nhìn ô quắc lên trình diện cơ quan điều tra mà em rất buồn, 1 vị tướng công an giỏi và liêm khiết hiếm có nhưng cuối đời gặp đắng cay bởi hậu bối 3x
Ngày xưa có anh trẻ A5 vừa mon men chống tham nhũng bị đá về Hanoi, bạc cả tóc.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
....1 mắt đưa 3x vào bệ phóng. Sau vụ 5cam, nhìn ô quắc lên trình diện cơ quan điều tra mà em rất buồn, 1 vị tướng công an giỏi và liêm khiết hiếm có nhưng cuối đời gặp đắng cay bởi hậu bối 3x
Q bị xử về tội làm lộ bí mật nhé, hỏi cung được gì là bô lô ba la với báo chí thì lộ cmnr còn đâu là bí mật để điều tra nữa. Mắc lỗi sơ đẳng, chứ liêm ccc nhé
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,092
Động cơ
188,933 Mã lực
Tuổi
35
Nhân công rẻ thì kụ đầu tư. Bây giờ kụ mở quán cà phê ở tỉnh mà chi nhân công và nhà đắt vật kụ có đầu tư hông?
Nếu chỉ rẻ thì Ấn Độ và Pakistan , Châu Phi vô địch về giá nhân công , sao không thấy mấy nước đó được nhiều FDI như ta ?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,190
Động cơ
220,507 Mã lực
Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kì 2011-2016 gồm có 13 người sau (kèm chức vụ năm 2016):[8][9]
  1. Ông Trương Đình Tuyển (Đặc phái viên Kinh tế của Thủ tướng, Trưởng nhóm/Tổ trưởng)
  2. GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)
  3. TS. Vũ Viết Ngoạn (Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)
  4. TS. Cao Viết Sinh (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  5. TS. Nguyễn Sĩ Dũng (Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)
  6. TS. Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  7. TS. Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)
  8. TS. Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT)
  9. TS. Võ Trí Thành (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  10. GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái (Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hội Kinh tế Việt Nam)
  11. TS. Trần Du Lịch (Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM)
  12. TS. Lê Xuân Nghĩa (Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sau đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh)
  13. TS. Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Đời trước
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,684
Động cơ
374,822 Mã lực
Hehe cụ ơi, điện tái tạo (mặt trời, gió) không đơn giản thế đâu. Mỗi kW điện tái tạo cần 0,3-0,4 kW điện nền. Điện nền là nguồn điện ổn định (thủy điện, nhiệt điện than/khí, điện hạt nhân) chờ sẵn để khi điện tái tạo hụt công suất vì lý do nào đó (ban đêm. mây mù vv) thì phát bù vào ngay.

VN hiện tại còn chưa có nhiều sức ép về điện nền vì điện tái tạo vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng công suất phát. Nhưng khi tỉ trọng điện tái tạo tăng lên thì đầu tư điện nền là bài toán rất đau đầu.

Cái đau đầu ở đây là các nhà máy điện nền không được phát điện bình thường mà phải chờ liên tục, để bất cứ lúc nào công suất phát điện tái tạo sụt xuống thì tức khắc khởi động phát điện bù vào. Ở các nước phát triển, đầu tư điện nền là bắt buộc, thậm chí một nước chưa quá giàu như Argentina cũng bắt các dự án điện tái tạo phải đầu tư điện nền:

View attachment 8618203
Hình ảnh 1 dự án điện gió ở Argentina (dự án Central Termica Manantiales), chủ đầu tư phải xây 1 nhà máy điện nền (điện khí) để đảm bảo hệ thống phát điện ổn định.

Ở VN hiện nay nhiệm vụ phát điện nền (điều tần) được thực hiện bởi mấy nhà máy thủy điện lớn của Nhà nước, chủ yếu là Hòa bình.
"Đặc biệt khi nhu cầu tăng cao, chỉ cần các nhà máy nhiệt điện có tổ máy nào sự cố, hoặc năng lượng tái tạo đang phát cao nhưng chỉ gặp cơn mưa, hoặc đám mây công suất sụt giảm đột ngột, lúc đó chúng tôi phải kịp thời tăng công suất để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia. Một ngày tổ máy có thể dừng lên xuống công suất rất nhiều lần để thực hiện công tác điều tần."

Khi điện tái tạo tăng công suất lắp đặt thì sẽ đến lúc các nhà máy thủy điện Nhà nước hiện có không đủ công suất để điều tần, và phải xây mới các nhà máy điện phát nền. Đây là 1 đầu tư rất nan giải vì nhà máy xây ra chỉ để chờ lúc điện tái tạo hụt công suất mà phát điện bù vào. Không nhà đầu tư tư nhân nào làm chuyện này, chỉ có Nhà nước. Nhưng nếu Nhà nước làm thì phải tự bỏ tiền, vì về tài chính thuần túy thì nhà máy này không hiệu quả, ngân hàng sẽ không cho vay. Hoặc bắt các nhà đầu tư điện tái tạo phải xây kèm nhà máy điện nền như dự án trên của Argentina, nhưng thế thì chắc các nhà đầu tư chạy hết.
Còm nào của cụ cũng chất.
Tks,
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,487
Động cơ
299,766 Mã lực
Tuổi
39
Hehe cụ ơi, điện tái tạo (mặt trời, gió) không đơn giản thế đâu. Mỗi kW điện tái tạo cần 0,3-0,4 kW điện nền. Điện nền là nguồn điện ổn định (thủy điện, nhiệt điện than/khí, điện hạt nhân) chờ sẵn để khi điện tái tạo hụt công suất vì lý do nào đó (ban đêm. mây mù vv) thì phát bù vào ngay.

VN hiện tại còn chưa có nhiều sức ép về điện nền vì điện tái tạo vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng công suất phát. Nhưng khi tỉ trọng điện tái tạo tăng lên thì đầu tư điện nền là bài toán rất đau đầu.

Cái đau đầu ở đây là các nhà máy điện nền không được phát điện bình thường mà phải chờ liên tục, để bất cứ lúc nào công suất phát điện tái tạo sụt xuống thì tức khắc khởi động phát điện bù vào. Ở các nước phát triển, đầu tư điện nền là bắt buộc, thậm chí một nước chưa quá giàu như Argentina cũng bắt các dự án điện tái tạo phải đầu tư điện nền:

View attachment 8618203
Hình ảnh 1 dự án điện gió ở Argentina (dự án Central Termica Manantiales), chủ đầu tư phải xây 1 nhà máy điện nền (điện khí) để đảm bảo hệ thống phát điện ổn định.

Ở VN hiện nay nhiệm vụ phát điện nền (điều tần) được thực hiện bởi mấy nhà máy thủy điện lớn của Nhà nước, chủ yếu là Hòa bình.
"Đặc biệt khi nhu cầu tăng cao, chỉ cần các nhà máy nhiệt điện có tổ máy nào sự cố, hoặc năng lượng tái tạo đang phát cao nhưng chỉ gặp cơn mưa, hoặc đám mây công suất sụt giảm đột ngột, lúc đó chúng tôi phải kịp thời tăng công suất để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia. Một ngày tổ máy có thể dừng lên xuống công suất rất nhiều lần để thực hiện công tác điều tần."

Khi điện tái tạo tăng công suất lắp đặt thì sẽ đến lúc các nhà máy thủy điện Nhà nước hiện có không đủ công suất để điều tần, và phải xây mới các nhà máy điện phát nền. Đây là 1 đầu tư rất nan giải vì nhà máy xây ra chỉ để chờ lúc điện tái tạo hụt công suất mà phát điện bù vào. Không nhà đầu tư tư nhân nào làm chuyện này, chỉ có Nhà nước. Nhưng nếu Nhà nước làm thì phải tự bỏ tiền, vì về tài chính thuần túy thì nhà máy này không hiệu quả, ngân hàng sẽ không cho vay. Hoặc bắt các nhà đầu tư điện tái tạo phải xây kèm nhà máy điện nền như dự án trên của Argentina, nhưng thế thì chắc các nhà đầu tư chạy hết.
Chẳng có sức ép nào cả. Quyền lực cấp phép, quota công suất và quyết định giá mua 100% nằm trong tay Nhà nước. Các nhà máy điện tái tạo hoàn toàn nắm đằng lưỡi. Sức ép ở đây đến từ 2 nguyên nhân thôi. Một là nhóm lợi ích ở BCT vừa rồi bán giấy phép ào ạt (có niêm yết giá đút lót theo công suất nhà máy luôn). Hai là bản thân VN cũng đang quá thiếu điện nên vẫn phải dùng các nhà máy này. Nhà nước vẫn đang hoàn toàn nắm trong tay quyền không mua kWh nào của các nhà máy này cũng được.
Chứ VN mà dư điện và dẹp được hết nhóm lợi ích thì các nhà này đóng cửa toàn bộ.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,410
Động cơ
267,757 Mã lực
Khả năng tiền hơi thật cụ ạ, quay xe rồi
Nếu không quếc liệc vụ mấy nhà máy điện than thì không thể đủ điện để công nghiệp hóa được, rất tỉnh táo, hoan hô chính sách vụ này
Điện than thì chết với cụ bentley8 cái tội hỏng môi chường nhé!
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,410
Động cơ
267,757 Mã lực
Tóm lại, FDI xịn vẫn cần. Nhưng phải nghiên cứu xem thế của mình có gì mà đòi tạo lực. TQ thế của nó là biển người. VN chỉ là sông người thôi. Nhưng kết nối tứ phương. Muốn dìu được FDI vào thì cũng phải:
1. Hạ tầng xịn trong đó điện phải dư. Hiện tổng công suất điện Thái Lan hơn 46.000 MW cho 70 triệu dân. Còn VN 80.000 MW cho 100 triệu dân. Tính ra công suất điện/đầu người của VN cao hơn Thái Lan. Vậy tại sao luôn thiếu điện trong khi Thái Lan công nghiệp hóa cao hơn VN? So với Nhật Bản, khoảng 250.000 MW cho 150 triệu dân thì VN còn thấp nhưng so với Thái Lan đang cao hơn. Có phải FDI kiểu tu hú đang đẻ nhờ ổ VN để tranh thủ ấp trứng bằng điện bao cấp?
2. Bao nhiêu % hàng hóa ở lại nội địa? Bao nhiêu thì xuất khẩu.
Xác định được thì đầu tư hạ tầng giao thông mơi 1đúng hướng. Định hướng thị trường nội địa thì cao tốc đường bộ. Xuyên Á -Âu thì đường sắt tốc độ cao. Hàng đi liên lục địa thì các KCN phải gần cảng nước sâu. Cả 3 một lúc không được thì từng cái.
3. Làm thế nào để chàng rể "đến đây thì ở lại đây, bao giờ tốt rễ xanh cây hẵng về": phải biến FDI thành con lai Việt-Tây.
4. Làm thế nào để họ thành con lai? Cưới vợ Việt cho dàn nhân sự cao cấp.
5. Chưa đủ thì biến các công ty trong nước làm công nghiệp phụ trợ thành đối tác "không thể từ chối" cho họ.
6. Các công ty phụ trợ phải có background tốt thì mới được mời. Cách nhanh nhất là các Đại bàng nội thuê họ trước.
7. Muốn thế, NN phải tạo chính sách phát triển doanh nghiệp nội thật mạnh.
Càng mạnh nội, càng lôi ngoại.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,539
Động cơ
408,807 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chẳng có sức ép nào cả. Quyền lực cấp phép, quota công suất và quyết định giá mua 100% nằm trong tay Nhà nước. Các nhà máy điện tái tạo hoàn toàn nắm đằng lưỡi. Sức ép ở đây đến từ 2 nguyên nhân thôi. Một là nhóm lợi ích ở BCT vừa rồi bán giấy phép ào ạt (có niêm yết giá đút lót theo công suất nhà máy luôn). Hai là bản thân VN cũng đang quá thiếu điện nên vẫn phải dùng các nhà máy này. Nhà nước vẫn đang hoàn toàn nắm trong tay quyền không mua kWh nào của các nhà máy này cũng được.
Chứ VN mà dư điện và dẹp được hết nhóm lợi ích thì các nhà này đóng cửa toàn bộ.
Trong post chính cụ đã viết rồi đấy. Không phải không có sức ép mà ngược lại sức ép rất lớn, đó là VN không đủ điện.

Vì thiếu điện tuyệt đối nên phải mua điện mặt trời tư nhân, và phải hy sinh công suất của mấy nhà máy thủy điện lớn của Nhà nước. Ngoài nguyên nhân sức ép sư luận ra còn có lý do kinh tế là công suất bù tần chỉ cần bằng khoảng 0,3-0,4 công suất phát tái tạo. Nghĩa là hy sinh 1 kW thủy điện sẽ có thể nhận được 2,5-3 kW điện mặt trời.

Cái mà VN có quyền không mua là phần công suất vượt quá quy hoạch điện mặt trời. Phần công suất vượt quy hoạch này rất lớn, đến hơn 10 lần so với Quy hoạch VII:

Tuy nhiên vì năm 2023 thiếu điện tuyệt đối nên cái gọi là "vượt quy hoạch" được xí xóa 1 phần. Và trách nhiệm điều tần đặt lên vai các nhà máy thủy điện Nhà nước.

Cụ 3005 sống thường xuyên ở TQ nên có thể không hiểu hết thế kẹt của VN trong việc phát triển nguồn điện. Khác với Trung quốc, Việt nam không tự chủ được thiết bị phát điện nên không thể xây mới nhà máy nhiệt điện trừ những dự án đã duyệt trước 2018, thủy điện thì đã cạn nguồn. Các khả năng còn lại chỉ có điện khí, điện tái tạo và hạt nhân.
 
Chỉnh sửa cuối:

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,950
Động cơ
339,612 Mã lực
Tuổi
44
Điện than thì chết với cụ bentley8 cái tội hỏng môi chường nhé!
Tôi thì chỉ thấy hài 1 điều là Việt nam làm điện than, than ta mua của Indo, Úc, và Nga (2 năm nay khối lượng mua tăng tốc) thì ko ai nói gì, mà bảo làm điện LNG và mua LNG của Nga thì mấy ông yếu bóng vía lại sợ Mỹ cấm vận. Cấm vận sao mà nhập than từ Nga thì thanh toán kiểu gì??? =))

Tôi nghĩ VN sẽ ko làm điện than mà làm điện LNG với nguồn LNG mua từ các mỏ trong nước và Nga. 2 cái nhà máy điện khí LNG Nhơn trạch 3&4 thì phải cuối năm mới khánh thành. Lúc đấy các cụ sẽ thấy lượng nhập LNG từ Nga về mới mạnh (bên cạnh nguồn LNG từ nhà máy của PetroGas từ nguồn trong nước cấp cho. Nói gì thì nói điện LNG dù sao cũng sạch hơn than, đỡ ảnh hưởng tới môi trường VN. Cái chính là có nguồn nào đủ lớn giá rẻ cam kết cung cấp lâu dài.


Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng
(TTĐN) - Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,399
Động cơ
351,478 Mã lực
Trong post chính cụ đã viết rồi đấy. Không phải không có sức ép mà ngược lại sức ép rất lớn, đó là VN không đủ điện.

Vì thiếu điện tuyệt đối nên phải mua điện mặt trời tư nhân, và phải hy sinh công suất của mấy nhà máy thủy điện lớn của Nhà nước. Ngoài nguyên nhân sức ép sư luận ra còn có lý do kinh tế là công suất bù tần chỉ cần bằng khoảng 0,3-0,4 công suất phát tái tạo. Nghĩa là hy sinh 1 kW thủy điện sẽ có thể nhận được 2,5-3 kW điện mặt trời.

Cái mà VN có quyền không mua là phần công suất vượt quá quy hoạch điện mặt trời. Phần công suất này rất lớn, vượt đến hơn 10 lần so với Quy hoạch VII:
.

Tuy nhiên vì năm 2023 thiếu điện nên cái gọi là "vượt quá quy hoạch" được xí xóa 1 phần. Và trách nhiệm điều tần đặt lên vai các nhà máy thủy điện Nhà nước.

Cụ 3005 sống thường xuyên ở TQ nên có thể không hiểu hết thế kẹt của VN trong việc phát triển nguồn điện. Khác với Trung quốc, Việt nam không tự chủ được thiết bị phát điện nên hiện tại không thể xây mới nhà máy nhiệt điện trừ những dự án đã duyệt trước 2018. Các khả năng còn lại chỉ có điện khí, điện tái tạo và hạt nhân.
Không hiểu ý cụ nói thủy điện hy sinh nghĩa là gì khi đặc điểm của thủy điện vốn luôn có thể sẵn sàng phát gần như tức thời, tức là chức năng điều độ vốn đã sẵn có rồi. Thủy điện chỉ hy sinh (mất tiền) khi phải xả lũ bắt buộc thôi.

Còn công suất nền để điều độ cho ĐMT thì tỉ lệ 0.3-0.4 không đủ đâu, ví dụ 1MW ĐMT khi về đêm thì cs bằng 0, lấy đâu để bù đủ cho 1MW đó?
 

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,982
Động cơ
257,920 Mã lực
Tuổi
40
Thế cho nên nhiều khi mấy ổng cứ ngồi im, không làm gì cả thì nhân dân đã cảm ơn rồi. Mấy ông ko biết làm kinh tế mà cứ chủ động đi vay lại càng sợ!
Chuẩn cụ ạ.
Thời của mấy ông bý thư Đòa.n, với cử nhân nhạc họa, thể thao (thậm chí cả nghiệp vụ trấn áp) nắm quyền quyết sách về kinh tế. Chỉ mong các ổng đừng làm gì, đừng nghĩ gì cả.
 

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,982
Động cơ
257,920 Mã lực
Tuổi
40
....1 mắt đưa 3x vào bệ phóng. Sau vụ 5cam, nhìn ô quắc lên trình diện cơ quan điều tra mà em rất buồn, 1 vị tướng công an giỏi và liêm khiết hiếm có nhưng cuối đời gặp đắng cay bởi hậu bối 3x
Em lạy cụ!
Thời mà CS hình sự đi đánh án, sau lưng là một đoàn phóng viên đưa tin - là thời "vị tướng công an giỏi" đấy ấy.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,792
Động cơ
460,643 Mã lực
Chẳng có sức ép nào cả. Quyền lực cấp phép, quota công suất và quyết định giá mua 100% nằm trong tay Nhà nước. Các nhà máy điện tái tạo hoàn toàn nắm đằng lưỡi. Sức ép ở đây đến từ 2 nguyên nhân thôi. Một là nhóm lợi ích ở BCT vừa rồi bán giấy phép ào ạt (có niêm yết giá đút lót theo công suất nhà máy luôn). Hai là bản thân VN cũng đang quá thiếu điện nên vẫn phải dùng các nhà máy này. Nhà nước vẫn đang hoàn toàn nắm trong tay quyền không mua kWh nào của các nhà máy này cũng được.
Chứ VN mà dư điện và dẹp được hết nhóm lợi ích thì các nhà này đóng cửa toàn bộ.
Cơ bản đứng sau các nhà máy điện tái tạo tuyền là người quen đấy. Tay phải dựng giá, dựng chính sách, tay trái sản xuất điện bán cho nhà nước ấy chứ.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,410
Động cơ
267,757 Mã lực
Cụ công bố thông tin này sẽ làm cụ bentley8 giận đấy. Nga có làm ăn gì quan trọng với VN đâu cụ😂😂😂


Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng
(TTĐN) - Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Chuẩn cụ ạ.
Thời của mấy ông bý thư Đòa.n, với cử nhân nhạc họa, thể thao (thậm chí cả nghiệp vụ trấn áp) nắm quyền quyết sách về kinh tế. Chỉ mong các ổng đừng làm gì, đừng nghĩ gì cả.
2 chân có nghiệp vụ trấn áp, 1 Mác xít còn lại không biết nữa có cần làm gì không cụ???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top