[Funland] Đầu tư FDI

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,055
Động cơ
399,899 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thế mạnh của tầu không chỉ mỗi ở biển người.
Cái ô tô đầu tiên do người tự sản xuất ra từ A gần đến Z chạy ra ngoài đường từ 1953. Trước khi hội nhập, mở cửa thì người tàu đã có tên lửa vũ trụ. Biển người của họ đang có năng suất lao động rất cao, ý thức kỷ luật lao động rất tốt. Nhất là tầm nhìn để định hướng của đội ngũ lãnh đạo của họ.
Hiện tại Việt Nam và rất nhiều nước khác đang hưởng lợi được là do tâm lý sợ tầu. Cứ như đà này, tầu sẽ vượt qua Mỹ rất nhanh, nên có 1 làn sóng do Mỹ thúc dục tìm các thị trường lao động khác để rút đầu tư ở tầu (thực ra cũng chỉ có thể làm chậm đà phát triển của họ thôi). Việt Nam mình cũng đang hưởng 1 phần nào, nhưng khả năng hấp thụ còn thấp hơn kỳ vọng rất nhiều. Những việc đơn giản có thể sử dụng người lao động chưa qua đào tạo, người quản lý làng nhàng,... nhưng việc phức tạp, công nghệ cao thì không thể. Điều mà Việt Nam đang thiếu trầm trọng để đón các làn sóng đầu tư hiện tại là lực lượng lao động và quản lý chất lượng cao.
Lực lượng này không thể tạo ra tưong 1 sớm, 1 chiều, thậm chí trong 1 nhiệm kỳ được.
Bộ Dục cần thay đổi hẳn thì may ra. Báo động đang ở mức nghiêm trọng, nhất là tư duy các ngành kỹ thuật đang bị xem nhẹ. Tuyển sinh kỹ thuật lại đưa năng khiếu ngôn ngữ lên hàng đầu!
Tôi đã quan sát nhiều năm và rút ra kết luận thế này: Có 3 mức độ làm chủ và chủ động kỹ thuật công nghệ:

- Mức độ 1 (cao nhất): Chủ động sáng tạo công nghệ (Ph Tây, Nhật)
- Mức độ 2: Không sáng tạo nhưng có thể bắt chước công nghệ, và có thể chủ động chế tạo máy và chạy máy (Trung quốc)
- Mức độ 3: Không bắt chước được công nghệ và chế tạo máy, chỉ mua máy về chạy (Việt nam, ĐNA)

Kỹ thuật công nghệ, đặc biệt khi áp dụng vào sản xuất, đòi hỏi con người phải có tư duy tổng hợp và tư duy hệ thống rất tốt. Nhưng tư duy tổng hợp và tư duy hệ thống lại là điểm yếu của người Việt, nên người Việt ít dựng lên được những nhà máy lớn, và cũng ít tự bắt chước được công nghệ (chỉ cần công nghệ trung bình chứ không phải công nghệ cao).

Nếu không có đột biến trong tư duy và thiên hướng thì VN sẽ không thể thay thế được TQ trong sự dịch chuyển sản xuất, mà chỉ là địa điểm các doanh nghiệp TQ chạy sang để thay đổi xuất xứ sản phẩm. Sẽ có 1 tỉ lệ nhất định người Việt học được công nghệ kỹ thuật từ cuộc di chuyển của TQ và mở xưởng riêng của mình, nhưng không nhiều.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,055
Động cơ
399,899 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ cho hỏi VN đã mạnh dạn cắt bỏ ngành nào vậy ạ.
Những ngành thấp cấp, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên... đều không khuyến khích. Cụ nên đọc định hướng đầu tư ở các KCN ở các địa phương. Mỗi địa phương khi xây dựng các KCN đều xác định trọng điểm các ngành thu hút đầu tư. Cụ đóng vai 1 nhà đầu tư mấy cái dự án bị các tiêu chí trên xem chỗ nào họ nhận?
Ở phạm vi toàn quốc thì chưa nhưng cấp tỉnh thì có nhiều rồi đấy ợ:
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,029
Động cơ
482,871 Mã lực
Không hiểu ý cụ nói thủy điện hy sinh nghĩa là gì khi đặc điểm của thủy điện vốn luôn có thể sẵn sàng phát gần như tức thời, tức là chức năng điều độ vốn đã sẵn có rồi. Thủy điện chỉ hy sinh (mất tiền) khi phải xả lũ bắt buộc thôi.

Còn công suất nền để điều độ cho ĐMT thì tỉ lệ 0.3-0.4 không đủ đâu, ví dụ 1MW ĐMT khi về đêm thì cs bằng 0, lấy đâu để bù đủ cho 1MW đó?
Đêm ngủ hết, cắt máy lạnh, chỉ cần đèn chiếu sáng ngoài phố thôi//
 

kopok

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
246
Động cơ
2,827 Mã lực
Tuổi
28
Thế mạnh của tầu không chỉ mỗi ở biển người.
Cái ô tô đầu tiên do người tự sản xuất ra từ A gần đến Z chạy ra ngoài đường từ 1953. Trước khi hội nhập, mở cửa thì người tàu đã có tên lửa vũ trụ. Biển người của họ đang có năng suất lao động rất cao, ý thức kỷ luật lao động rất tốt. Nhất là tầm nhìn để định hướng của đội ngũ lãnh đạo của họ.
Hiện tại Việt Nam và rất nhiều nước khác đang hưởng lợi được là do tâm lý sợ tầu. Cứ như đà này, tầu sẽ vượt qua Mỹ rất nhanh, nên có 1 làn sóng do Mỹ thúc dục tìm các thị trường lao động khác để rút đầu tư ở tầu (thực ra cũng chỉ có thể làm chậm đà phát triển của họ thôi). Việt Nam mình cũng đang hưởng 1 phần nào, nhưng khả năng hấp thụ còn thấp hơn kỳ vọng rất nhiều. Những việc đơn giản có thể sử dụng người lao động chưa qua đào tạo, người quản lý làng nhàng,... nhưng việc phức tạp, công nghệ cao thì không thể. Điều mà Việt Nam đang thiếu trầm trọng để đón các làn sóng đầu tư hiện tại là lực lượng lao động và quản lý chất lượng cao.
Lực lượng này không thể tạo ra tưong 1 sớm, 1 chiều, thậm chí trong 1 nhiệm kỳ được.
Bộ Dục cần thay đổi hẳn thì may ra. Báo động đang ở mức nghiêm trọng, nhất là tư duy các ngành kỹ thuật đang bị xem nhẹ. Tuyển sinh kỹ thuật lại đưa năng khiếu ngôn ngữ lên hàng đầu!
Cụ đúng là người hiểu biết và rất thực tế
Bộ dục hiểu bản chất vấn đề không???? Chắc chắn là có, vì đó là chuyên môn của họ
Nhưng dám thay đổi không??? Hiện tại thì chắc chắn là không 😂😂😂
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,897
Động cơ
273,570 Mã lực
Tôi lấy lại bài báo đã dẫn trong post trước:
.

Cái "hy sinh" là thế này: Nếu không thực hiện nhiệm vụ điều tần thì thủy điện, căn cứ vào mực nước hồ và tình trạng tiêu thụ điện hàng ngày, có thể lập lịch chạy ổn định, đơn giản và giữ máy. Nhưng vì phải thực hiện điều tần nên 1 ngày phải đóng mở tổ máy hàng chục lần, có lúc 10 tổ máy chỉ chạy 1 tổ.

"Cũng theo ông Trần Văn Hòa, một ngày tổ máy có thể dừng lên xuống công suất rất nhiều lần để thực hiện công tác điều tần. Việc thay đổi công suất tăng, giảm, tổ máy lúc dừng, lúc khởi động nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ phát sinh những nguy cơ sự cố, hư hỏng cũng như tuổi thọ của thiết bị. Chúng tôi phải túc trực, kiểm tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo an toàn các tổ máy."

Anh em OF đều có kiến thức kỹ thuật nên chắc hiểu, những cỗ máy lớn khi đóng mở liên tục sẽ chóng hư hại như thế nào. Chưa nói đến chuyện, nếu đủ nước thì thủy điện Hòa bình chẳng hạn, có thể chạy liên tục cả 10 tổ máy. Nhưng vì nhiệm vụ điều tần thì chỉ có thể chạy 5 tổ còn 5 tổ phải trực chờ điều tần, dẫn đến giảm công suất phát, giảm doanh thu. Như vậy là hy sinh 2 lần chứ không phải 1 lần.

Còn về ý của cụ "Để điều tần thì công suất 0,3-0,4 là không đủ" thì đó là tổng kết của thế giới chứ không phải tôi nghĩ ra. Giải thích là về đêm thì đúng là điện mặt trời không thể phát điện, nhưng đồng thời tiêu thụ điện cũng giảm nên phần 0,4 đó chạy hết công suất là có thể đảm bảo nguồn điện. Đến ban ngày thì phần 0,4 lại ngừng chờ điều tần, nhường chỗ cho điện mặt trời.

Diễn giải như thế các cụ sẽ thấy, điện tái tạo là 1 cuộc chơi cực kỳ tốn kém chứ không phải chỉ dựng mấy tấm pin lên, nối dây là xong.
Tính đúng tính đủ thì các nhà máy điện tái tạo phải có:
Một là: hệ thống pin 2 chiều, vừa nạp để tích trữ điện, vừa xả để phát điện. Chỉ như thế thì mới ổn định được lưới điện.
Hai là tích điện, xả điện không xài pin, mà đầu tư luôn cái nhà máy thủy điện tích năng. Điện sẽ phát thông qua nhà máy này. Ví dụ công suất của nhà máy điện mặt trời phát hết trong 1 chu kỳ sẽ tương đương 1 tỷ mét khối nước được bơm lên độ cao a nào đấy. Nhà máy thủy điện tích năng làm chức năng ông đèo nước lên cao, lấy năng lượng mặt trời mà chạy máy bơm. Còn phát điện thì dùng đúng các tổ máy thủy điện đặt bên dưới, xây 2 cái hồ, mỗi cái 1 tỷ m3. Cái thấp cái cao. Chơi trò bánh xe guồng nước khổng lồ thay cho pin bằng đất hiếm.
Phương án 2 rẻ hơn, nhưng đủ khiến tiền điện tăng 2 lần nữa.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,147
Động cơ
893,708 Mã lực
...
Kỹ thuật công nghệ, đặc biệt khi áp dụng vào sản xuất, đòi hỏi con người phải có tư duy tổng hợp và tư duy hệ thống rất tốt. Nhưng tư duy tổng hợp và tư duy hệ thống lại là điểm yếu của người Việt, nên người Việt ít dựng lên được những nhà máy lớn, và cũng ít tự bắt chước được công nghệ (chỉ cần công nghệ trung bình chứ không phải công nghệ cao).
...
Em không thấy người Việt quá kém trong tư duy hệ thống, dù cũng quan sát thấy nhiều lờ đờ khó nhìn được đủ xa.
Đó không phải là do người Việt, mà là do cách chọn để được làm lờ đờ.
Như xã hội hiện nay, gần như ở mọi nơi, công sở nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân thì hội đang quản trực tiếp đồng tiền vẫn luôn được đối xử cao hơn đội làm kỹ thuật (và nhiều cơ tiến cao hơn), dù học kỹ thuật khó hơn, ra đi làm để thành kỹ thuật giỏi còn khó hơn nữa.
Làm kỹ thuật sẽ đòi hỏi tư duy năng động, không chỉ mỗi chuyên môn, mà phải tổng hợp hơn rất nhiều. Ngay như tin học, loại trừ mấy bác sửa vi tính dạo, thì khi học người học đã được dậy các cách nhìn, từ trèo lên rất cao để tìm những con đường ngắn nhất từ chỗ đứng tới điểm đến, dự đoán để lựa chọn 1 con đường trong số chúng ít khó khăn nhất (có thể thêm 1 hay 2 phương án dự phòng, nếu sau đó mới thấy con đường đầu tiên không thể đi được) và xuống mặt đất thì phải phát từng bụi rậm cho quang để lần mò bước đi.
Mấy ông lờ đờ đi lên từ giỏi kế toán chỉ là những thuộc và sử dụng đúng chính sách Nhà nước đã quy định (tức là thực hiện những gì người ta đã vạch sẵn)!
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,897
Động cơ
273,570 Mã lực
Nhà nước nên chỉ phát triển hạ tầng, sản xuất quốc phòng, xử lý môi trường thôi, chứ kinh tế thì nên nhường cho tư nhân làm
Nếu kinh tế mà lại là quốc phòng thì sao cụ? Ví dụ gạo. Dân đói làm loạn thì sao? Ví dụ vacxin. Dân sợ chết làm loạn thì sao cụ? Ví sụ xăng, điện. Dân chịu nóng không nổi mà tư nhân đẩy giá điện lên để đầu cơ, làm hàng loạt ngành khác thua lỗ, vỡ trận thì sao cụ?
....
Hồi ở đại học, 99% các cụ ngán môn kinh tế chính trị.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,897
Động cơ
273,570 Mã lực
Sự thành công của TQ trước hết là ở lãnh đạo to khủng. Dám mua chổ rẻ bán chổ đắt không sợ ai nói gì. Không phải ngẫu nhiên mà bên Cam lại chỉ có 2 ông TQ được đặt tên đường là Mao và Tập. VN đang cần mấy ông lãnh đạo to lắm như vậy.
Cái này do đặc điểm địa lý sinh ra chính trị. TQ to thật nhưng Tần Thủy Hoàng quét sạch bách 1 nhiệm kỳ.
Việt Nam mỗi tỉnh là 1 cái đèo. Tỉnh không có đèo lại có sông sâu. Nên chính trị VN để vượt từ châu Hoan vào đến PQ cần 800 năm. Trên hành trình ấy phải chịu thỏa hiệp (đã Vua Lê còn chúa Trịnh, đã chúa Trịnh còn chúa Nguyễn...).
Do đặc điểm đó (đến nay còn dư âm - phân chia quyền lực phải hài hòa 3 miền) nên VN tuy không phải là kiểu Nhà nước Liên Bang, nhưng phép vua thua lệ làng.
Cần lắm lúc này một Lê Duẩn (để giảm 64 tỉnh thành xuống còn 9 tỉnh ứng với 9 quân khu, và lượng cán bộ giảm xuống dưới 0.5% dân số). Như giai đoạn Lý Thừa Vãn, Park Chung Hee hay ít ra Lý Quang Diệu.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,055
Động cơ
399,899 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em không thấy người Việt quá kém trong tư duy hệ thống, dù cũng quan sát thấy nhiều lờ đờ khó nhìn được đủ xa.
Đó không phải là do người Việt, mà là do cách chọn để được làm lờ đờ.
Như xã hội hiện nay, gần như ở mọi nơi, công sở nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân thì hội đang quản trực tiếp đồng tiền vẫn luôn dược đối xử cao hơn đội làm kỹ thuật, dù học kỹ thuật khó hơn, ra đi làm để thành kỹ thuật giỏi còn khó hơn nữa.
Mà làm kỹ thuật sẽ đòi hỏi tư duy năng động, không chỉ mỗi chuyên môn, mà phải tổng hợp hơn rất nhiều. Ngay như tin học, loại trừ mấy bác sửa vi tính dạo, thì khi học người học đã được dậy các cách nhìn, từ trèo lên rất cao để tìm những con đường ngắn nhất, lựa chọn 1 trong chúng và phát từng bụi rậm cho quang để lần mò bước đi.
Mấy ông lờ đờ đi lên từ giỏi kế toán chỉ là những thuộc và sử dụng đúng chính sách Nhà nước đã quy định!
Thực ra thì ngay cả ở Tây cũng có 2 kiểu quản lý doanh nghiệp: trọng kỹ thuật và trọng tài chính. Chính tôi đang làm việc với 1 công ty Hà lan mà trước 2020 trọng kỹ thuật, sau có CEO mới chuyển sang trọng tài chính, thay đổi hẳn phương cách kinh doanh khiến dân kỹ thuật kêu như vạc, bỏ đi đến gần nửa.

Tư duy hệ thống thì dễ học hơn tư duy tổng hợp, nhưng vẫn là điểm yếu của người Việt. Cụ để ý thấy Tây hay có tin một người đang làm CEO công ty A lại chuyển sang làm CEO công ty B khác hẳn ngành nghề. Đó chính là tư duy hệ thống, cái mà người Việt đang khá yếu.

Khi không nắm được kỹ thuật công nghệ thì có 1 giải pháp là dựng lên nhà máy rồi thuê chuyện gia nước ngoài về chỉ huy sản xuất (ví dụ công ty giấy An Hòa Geleximco). Tuy nhiên đó cũng là hạn chế vì không phải lúc nào cũng tìm được chuyên gia đủ trình độ, và nếu thuê chuyên gia thì giá thành khó thể cạnh tranh được với TQ.
 

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,768
Động cơ
258,147 Mã lực
Tuổi
40
1 mình ô quắc quyết được việc phóng viên đi theo????
Ông ấy là tướng, phó thủ trưởng cơ quan CSĐT Bộ, trưởng ban chuyên án... Ông ấy mà không quyết được thì chắc chắn là do tụi phóng viên tự quyết rồi.
 

Chungtb

Xe đạp
Biển số
OF-862789
Ngày cấp bằng
4/7/24
Số km
38
Động cơ
106 Mã lực
Nếu Chính phủ VN mà đồng ý phát thì nếu tôi là Nhà đầu tư tôi kê khống giá vốn lên ngay. Thế là 30%-15% khéo thành 80-90 hoặc thậm chí 100% ngay. THủ thuật này các cụ lạ gì. Thế thành tay ko bắt giặc à. Thuế đất thuế thu nhập chả thu được đồng nào. Thử hỏi cuối cùng chủ nhà được cái gì? Công nhân thì toàn làm các việc thấp cấp lương thấp, họ có rút đi thì cũng ko tạo đc 1 nền công nghiệp cho chủ nhà. Thà để tiền này tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa còn hơn.
Bác nói chuẩn quá
 

Cucumin

Xe tăng
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
1,940
Động cơ
109,120 Mã lực
Tuổi
48
Tôi thì chỉ thấy hài 1 điều là Việt nam làm điện than, than ta mua của Indo, Úc, và Nga (2 năm nay khối lượng mua tăng tốc) thì ko ai nói gì, mà bảo làm điện LNG và mua LNG của Nga thì mấy ông yếu bóng vía lại sợ Mỹ cấm vận. Cấm vận sao mà nhập than từ Nga thì thanh toán kiểu gì??? =))

Tôi nghĩ VN sẽ ko làm điện than mà làm điện LNG với nguồn LNG mua từ các mỏ trong nước và Nga. 2 cái nhà máy điện khí LNG Nhơn trạch 3&4 thì phải cuối năm mới khánh thành. Lúc đấy các cụ sẽ thấy lượng nhập LNG từ Nga về mới mạnh (bên cạnh nguồn LNG từ nhà máy của PetroGas từ nguồn trong nước cấp cho. Nói gì thì nói điện LNG dù sao cũng sạch hơn than, đỡ ảnh hưởng tới môi trường VN. Cái chính là có nguồn nào đủ lớn giá rẻ cam kết cung cấp lâu dài.


Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng
(TTĐN) - Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
=)) Cụ mang mấy cái phân bón và than ra để chứng minh là sẽ nhập LNG từ Nga . Thưa Cụ mấy cái kia nó bé tí . Còn miếng bánh LNG thì nó hoàn toàn khác.
Thứ nhất là Nga có đầu tư xây dựng hạ tầng LNG của nó không , Nếu không đầu tư thì đừng có mơ.
Thứ 2 Việt Nam xuất siêu sang Mỹ rất nhiều , ngay cả khi tổng thống Mỹ hội đàm với phía Việt Nam yêu cầu số 1 là giảm xuất siêu, cân bằng cán cân thương mại, rất nhiều các yêu cầu được đặt lên trên mặt bàn của phía Việt Nam , nên nếu Mỹ mà bán LNG thì đừng có mơ mua của Nga nhé.
Bọn Tư Bản vẽ ra trò phát thải bằng không, ép chấm dứt điện than chuyển sang điện khí, xong là để Nga vào kiếm .
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,785
Động cơ
336,159 Mã lực
Tuổi
44
=)) Cụ mang mấy cái phân bón và than ra để chứng minh là sẽ nhập LNG từ Nga . Thưa Cụ mấy cái kia nó bé tí . Còn miếng bánh LNG thì nó hoàn toàn khác.
Thứ nhất là Nga có đầu tư xây dựng hạ tầng LNG của nó không , Nếu không đầu tư thì đừng có mơ.
Thứ 2 Việt Nam xuất siêu sang Mỹ rất nhiều , ngay cả khi tổng thống Mỹ hội đàm với phía Việt Nam yêu cầu số 1 là giảm xuất siêu, cân bằng cán cân thương mại, rất nhiều các yêu cầu được đặt lên trên mặt bàn của phía Việt Nam , nên nếu Mỹ mà bán LNG thì đừng có mơ mua của Nga nhé.
Bọn Tư Bản vẽ ra trò phát thải bằng không, ép chấm dứt điện than chuyển sang điện khí, xong là để Nga vào kiếm .
Ồ thế Mỹ bán với giá nào Nga bán với giá nào? Chỉ có tư duy nô lệ mới nghĩ tới việc chấp nhận mua LNG Mỹ giá cao nhé. Nếu bán bằng giá Nga bán thì các dự án điện khí LNG ồ ạt xin đăng ký đã triển khai từ lâu nhé, chứ ko trạng thái treo như hiện nay nhé. VN xuất siêu sang Mỹ cũng thuận mua vừa bán, hơi tí nó còn dọa áp thuế chống bán phá giá đấy kìa chứ ưu đãi đc cái gì hơn so với các đối tác khác.
 

Cucumin

Xe tăng
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
1,940
Động cơ
109,120 Mã lực
Tuổi
48
Ồ thế Mỹ bán với giá nào Nga bán với giá nào? Chỉ có tư duy nô lệ mới nghĩ tới việc chấp nhận mua LNG Mỹ giá cao nhé. Nếu bán bằng giá Nga bán thì các dự án điện khí LNG ồ ạt xin đăng ký đã triển khai từ lâu nhé, chứ ko trạng thái treo như hiện nay nhé. VN xuất siêu sang Mỹ cũng thuận mua vừa bán, hơi tí nó còn dọa áp thuế chống bán phá giá đấy kìa chứ ưu đãi đc cái gì hơn so với các đối tác khác.
Ô thế sao không mua khí LNG của Nga và triển khai ồ ạt các dự án đi, mà lại để treo như này. Khiếp các Cụ hường cứ làm ăn với Mỹ là nghĩ thành Nô lệ. =))
 

Cucumin

Xe tăng
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
1,940
Động cơ
109,120 Mã lực
Tuổi
48
Các cụ ấy chỉ quan tâm trong nhà mày có đồ gì của Nga chứ có biết đâu miếng ăn hàng ngày cũng nhờ có phân bón của Nga mà rẻ hơn ngon hơn đâu. Chỉ nhìn thấy cái trước mắt.
Nếu nói về phân bón thì phải kể đến anh bạn Trung Quốc , anh ấy thở mạnh cái là DAP1, DAP2, Đạm Hà Bắc............... lại hồi hộp chờ anh ấy tăng hay giảm xuất khẩu.
Khiếp quá, nhớ ơn tí phân bón của Nga mà có miếng ăn hàng ngày rẻ hơn nhỉ. =))
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,785
Động cơ
336,159 Mã lực
Tuổi
44
Ô thế sao không mua khí LNG của Nga và triển khai ồ ạt các dự án đi, mà lại để treo như này. Khiếp các Cụ hường cứ làm ăn với Mỹ là nghĩ thành Nô lệ. =))
Các dự án LNG đăng ký rồi và treo phần lớn là các nhà đầu tư Mỹ và thân Mỹ. Sở dĩ treo vì đang ép giá bán điện cũng như các cam kết của Chính phủ về bán usd để chuyển lợi nhuận về nước. Nhưng CP đâu có ngu. Dễ gì mắc lại sai lầm NSR thứ 2. Còn dự án điện khí Nhơn Trạch 3&4 của PVPower thì sắp xong rồi. Dùng khí trong nước nhưng tương lai sẽ hướng khí Nga. Hóa ra cụ chỉ giỏi bốc phét chém gió khơi khơi mà chả có tí kiến thức gì nhỉ.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,584
Động cơ
217,601 Mã lực
Các dự án LNG đăng ký rồi và treo phần lớn là các nhà đầu tư Mỹ và thân Mỹ. Sở dĩ treo vì đang ép giá bán điện cũng như các cam kết của Chính phủ về bán usd để chuyển lợi nhuận về nước. Nhưng CP đâu có ngu. Dễ gì mắc lại sai lầm NSR thứ 2. Còn dự án điện khí Nhơn Trạch 3&4 của PVPower thì sắp xong rồi. Dùng khí trong nước nhưng tương lai sẽ hướng khí Nga. Hóa ra cụ chỉ giỏi bốc phét chém gió khơi khơi mà chả có tí kiến thức gì nhỉ.
Ra thêm quy định điện khí lấy giá khí LNG nhập của VN làm chuẩn nhỉ, VN thì mua của Nga, dư bán lại cho mấy chú Thái lan 1 tí..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top