Tôi đã quan sát nhiều năm và rút ra kết luận thế này: Có 3 mức độ làm chủ và chủ động kỹ thuật công nghệ:Thế mạnh của tầu không chỉ mỗi ở biển người.
Cái ô tô đầu tiên do người tự sản xuất ra từ A gần đến Z chạy ra ngoài đường từ 1953. Trước khi hội nhập, mở cửa thì người tàu đã có tên lửa vũ trụ. Biển người của họ đang có năng suất lao động rất cao, ý thức kỷ luật lao động rất tốt. Nhất là tầm nhìn để định hướng của đội ngũ lãnh đạo của họ.
Hiện tại Việt Nam và rất nhiều nước khác đang hưởng lợi được là do tâm lý sợ tầu. Cứ như đà này, tầu sẽ vượt qua Mỹ rất nhanh, nên có 1 làn sóng do Mỹ thúc dục tìm các thị trường lao động khác để rút đầu tư ở tầu (thực ra cũng chỉ có thể làm chậm đà phát triển của họ thôi). Việt Nam mình cũng đang hưởng 1 phần nào, nhưng khả năng hấp thụ còn thấp hơn kỳ vọng rất nhiều. Những việc đơn giản có thể sử dụng người lao động chưa qua đào tạo, người quản lý làng nhàng,... nhưng việc phức tạp, công nghệ cao thì không thể. Điều mà Việt Nam đang thiếu trầm trọng để đón các làn sóng đầu tư hiện tại là lực lượng lao động và quản lý chất lượng cao.
Lực lượng này không thể tạo ra tưong 1 sớm, 1 chiều, thậm chí trong 1 nhiệm kỳ được.
Bộ Dục cần thay đổi hẳn thì may ra. Báo động đang ở mức nghiêm trọng, nhất là tư duy các ngành kỹ thuật đang bị xem nhẹ. Tuyển sinh kỹ thuật lại đưa năng khiếu ngôn ngữ lên hàng đầu!
- Mức độ 1 (cao nhất): Chủ động sáng tạo công nghệ (Ph Tây, Nhật)
- Mức độ 2: Không sáng tạo nhưng có thể bắt chước công nghệ, và có thể chủ động chế tạo máy và chạy máy (Trung quốc)
- Mức độ 3: Không bắt chước được công nghệ và chế tạo máy, chỉ mua máy về chạy (Việt nam, ĐNA)
Kỹ thuật công nghệ, đặc biệt khi áp dụng vào sản xuất, đòi hỏi con người phải có tư duy tổng hợp và tư duy hệ thống rất tốt. Nhưng tư duy tổng hợp và tư duy hệ thống lại là điểm yếu của người Việt, nên người Việt ít dựng lên được những nhà máy lớn, và cũng ít tự bắt chước được công nghệ (chỉ cần công nghệ trung bình chứ không phải công nghệ cao).
Nếu không có đột biến trong tư duy và thiên hướng thì VN sẽ không thể thay thế được TQ trong sự dịch chuyển sản xuất, mà chỉ là địa điểm các doanh nghiệp TQ chạy sang để thay đổi xuất xứ sản phẩm. Sẽ có 1 tỉ lệ nhất định người Việt học được công nghệ kỹ thuật từ cuộc di chuyển của TQ và mở xưởng riêng của mình, nhưng không nhiều.