Cá nhân tôi ko nghĩ sẽ có nhiều nước copy đc sự thành công của TQ. Không phải cứ cho con bò vào 1 đầu là có ngay miếng xúc xích. Cứ dân đông giá nhân công rẻ là FDI đến là auto thành công đâu. Đầy nước có dân đông hơn Việt nam nhiều và cạnh TQ có Ấn độ đó. Để từ lợi thế nhân khẩu học đó thành điểm thu hút FDI nó còn cần cả văn hóa, khả năng kỹ trị, cả chuỗi logitstics, chính sách của Nhà nước. Ấn độ rất khó bắt chước TQ ở điểm này vì cái đặc thù văn hóa (từ chế độ phân chia đẳng cấp, nặng nề tín ngưỡng tôn giáo, thần linh...) tới chế độ chính trị liên bang mỗi ông một phách và một nền kinh tế siêu bảo hộ. Nên dù muốn hay không rồi cũng quay lại TQ.
Các nước tìm thấy Việt nam là vì giống TQ nhất, lại nằm sát cạnh TQ nữa nên thuận lợi đủ thứ. Nhưng cũng vì giống như TQ nên cũng có cái tham vọng giống như người TQ như văn hóa Á Đông đó là bước lên cái nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng. Với văn hóa Á Đông, con cái luôn được ưu tiên học hành hơn bố mẹ, nên với học vấn cao hơn sẽ làm những việc đòi hỏi chất xám cao hơn và thu nhập cao hơn. Chúng tôi del thể làm mãi lao động thấp cấp được. Nên sẽ có những ngành Việt nam không khuyến khích, nói thẳng toẹt là chê. Sẽ chấp nhận 1 giai đoạn các lao động trong ngành đó đối mặt với tình trạng dư thừa nhân công do bất lợi về chính sách. Ko mạnh dạn cắt bỏ cái ngành thấp cấp thì ko có có chỗ cho các ngành mới cao cấp hơn gia nhập thị trường. Nên các cụ phải đánh giá nhiều chiều, 1 bức tranh tổng quát mới hiểu cái định hướng và các công việc mà Chính phủ đã làm. Để hiểu mấy cái này ko phải ai cũng biết, đặc biệt là mấy ông bà chuyên gia về hưu. Phán chính sách toàn từ mấy thông tin cũ rích, các bài báo định hướng rồi lên báo chém gió chửi bới chính sách như đúng rồi. Mà ở Vn, cứ chửi thật nhiều lại được lắm người thích. Giống kiểu Huấn Hoa Hồng với Khá Bảnh ấy.