[Funland] Dầu khí Việt Nam-30 năm và những điều ít được chú ý

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
6,579
Động cơ
408,912 Mã lực
Lần đầu tiên em ra giàn, ngủ đêm ngoài đó là năm 2000.

Ấn tượng đầu tiên là đồ ăn cụ ngon. Cũng có thể hồi đó mình đói, nhưng quả thật thức ăn ngoài giàn thừa mứa, ăn thoải mái, toàn thứ nhìn đã thèm. Hix

Thứ hai là cá dày đặc ở chân giàn. Chúng nó xúm đông xúm đỏ dưới đó. Thợ giàn khoan nhìn, cười khẩy, còn mình tiếc hùi hụt, muốn bắt hết :D

Thứ ba là cảm giác sợ. Sợ thật sự: Khắp nơi có biển cảnh báo cháy nổ; người đi lại khẽ khàng, chỉ có tiếng máy ro rõ chạy.

Đêm ở "thành phố Bạch Hổ" cực đẹp, với loạt gian lung linh điện và ngọn lửa đốt khí đồng hành.

Bình Minh thì khỏi nói. Chẹp. Một thời....
Sưu tầm cho cụ tấm Bạch Hổ bynight :D

 

taico

Xe buýt
Biển số
OF-394816
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
935
Động cơ
240,810 Mã lực
Tuổi
28
Ko hi vọng gì vào cụ Lầm, chỉ mong chờ cụ Ngao.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ tháng 7 năm ngoái đến giờ, nhiều cụ bực mình vì em sau vụ Repsol phải dừng tác nghiệp tại lô 136-03.

Nhiều cụ muốn Trung Quốc thích đánh nhau thì mình đánh nhau, khô máu luôn cũng được. Uầy!

Giống như đá với Hàn là phải thắng.

Giờ 1 năm qua rồi, có quá nhiều thay đổi ở Biển Đông, hãy nhìn lại sự kiện một cách tổng hợp, xâu chuỗi...để thấy toàn cảnh.

Các cụ ạ.

Em sẽ tiếp tục các nội dung tại thớt này.
 

vnvodoi

Xì hơi lốp
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,318
Động cơ
190,009 Mã lực
Tuổi
36
Từ tháng 7 năm ngoái đến giờ, nhiều cụ bực mình vì em sau vụ Repsol phải dừng tác nghiệp tại lô 136-03.

Nhiều cụ muốn Trung Quốc thích đánh nhau thì mình đánh nhau, khô máu luôn cũng được. Uầy!

Giống như đá với Hàn là phải thắng.

Giờ 1 năm qua rồi, có quá nhiều thay đổi ở Biển Đông, hãy nhìn lại sự kiện một cách tổng hợp, xâu chuỗi...để thấy toàn cảnh.

Các cụ ạ.

Em sẽ tiếp tục các nội dung tại thớt này.
Cụ cứ tiếp tục đi ạ. Nhiều người trong đó có em đọc được nhiều thông tin hơn. Còn ai không thích hay cho là định hướng thì cũng kệ thôi.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Lần đầu tiên em ra giàn, ngủ đêm ngoài đó là năm 2000.

Ấn tượng đầu tiên là đồ ăn cụ ngon. Cũng có thể hồi đó mình đói, nhưng quả thật thức ăn ngoài giàn thừa mứa, ăn thoải mái, toàn thứ nhìn đã thèm. Hix

Thứ hai là cá dày đặc ở chân giàn. Chúng nó xúm đông xúm đỏ dưới đó. Thợ giàn khoan nhìn, cười khẩy, còn mình tiếc hùi hụt, muốn bắt hết :D

Thứ ba là cảm giác sợ. Sợ thật sự: Khắp nơi có biển cảnh báo cháy nổ; người đi lại khẽ khàng, chỉ có tiếng máy ro rõ chạy.

Đêm ở "thành phố Bạch Hổ" cực đẹp, với loạt gian lung linh điện và ngọn lửa đốt khí đồng hành.

Bình minh thì khỏi nói. Chẹp. Một thời....
Bác lại làm em thèm chảy nước rãi.
Em có ông bạn thủa bộ đội cũ sau đi làm ngoài giàn liên tục 2 tuần/tháng.

Mỗi khi anh em hội họp, anh ấy đều mang đến những sản vật của biên làm ngoài giàn ( tranh thủ) như cá rô biển muối kiểu nga. Thật không có gì mà nói lên đc. Bia, rượu được mồi này thì bao nhiêu cũng hết !
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
3,338
Động cơ
534,494 Mã lực
Nuôi con nghiện nên PVN không được trích lập dự phòng, giờ lúc khó khăn mới mệt, ô con PVEP thành chúa chổm :P
 

Lac Xoong

Xe đạp
Biển số
OF-484647
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
47
Động cơ
193,710 Mã lực
Đến nay thì việc Việt Nam tự đóng giàn khoan, thậm chí là giàn kỹ thuật...là chuyện bình thường. Nhưng trước 2007, chuyện này là không tưởng.

Thời điểm đó, tất cả các giàn khoan hoặc phải kéo từ nước ngoài đến, hoặc phải đóng mới, sửa chữa bên Sing, rất mất thời gian và tốn kém.

ngày 9-7-2007, PV Shipyard đã được thành lập bởi các cổ đông chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)

Mục tiêu là phát triển lớn mạnh ngành cơ khí chế tạo giàn khoan dầu khí tại Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động chính của PV Shipyard được xác định là chế tạo, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan biển như giàn khoan tự nâng, giàn bán chìm, các cấu kiện thượng tầng ngoài khơi và các phương tiện nổi.

Shipyard đang chết, cũng chỉ là gia công cơ khí, thiết kế phải đi mua. Thằng này do anh Si giáng đẻ ra, thực tế là 1 sai lầm.

Đóng giàn hay topside ngon chỉ có PTSC MC thôi, chuẩn Quốc tế.
 

hondawaveghe

Đi bộ
Biển số
OF-587740
Ngày cấp bằng
30/8/18
Số km
6
Động cơ
134,430 Mã lực
Tuổi
30
Em lại viết tiếp vài mẩu nữa:
Nói về chuyện tai nạn lao động, năm nào cũng có. Có 1 ông nhà bên Nguyễn Văn Cừ, bị ống thép rớt từ trên cao xuống, xoẹt qua quần, rách quần, rách luôn cả da ở ... tinh hoàn, máu chảy nhiều lắm, viên bi nhỏ cứ phập phồng...
Câu cá ngoài lan can, rơi xuống biển, rồi cửa kính gió thổi đập vào người v/v..
Sau này giàn của các JOC thắt chặt vô cùng.
 

hondawaveghe

Đi bộ
Biển số
OF-587740
Ngày cấp bằng
30/8/18
Số km
6
Động cơ
134,430 Mã lực
Tuổi
30
Ông già cháu cũng là người có chức tước ở Vietsovpetro và là thế hệ đầu của ngành dầu khí (đi học ở LX, làm ở Thái Bình, đi vào đồng bằng sông Cửu Long tìm dầu rồi cuối cùng năm 80 chuyển về VT) thế mà ở nhà tập thể mãi, đến năm 2003 mới xây được nhà riêng :D
cụ ở Vũng Tàu thì có khi nhà cụ với nhà em quen nhau, hehe
 

chuongmed

Xe máy
Biển số
OF-689
Ngày cấp bằng
9/7/06
Số km
89
Động cơ
578,657 Mã lực
Cụ Lầm nghỉ lễ lâu quá. :(
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,331
Động cơ
1,392,403 Mã lực
Năm 1974 công ty Mobil (Mỹ) khoan giếng tìm kiếm BH-1X trên cấu tạo Bạch Hổ và chỉ phát hiện dầu trong tầng Miocen tuổi Đệ tam.

Trước năm 1975 quan điểm tìm kiếm của các công ty dầu nước ngoài chỉ tập trung trong tầng Miocen, tầng chứa Oligocen nằm sâu hơn và lớp vỏ phong hóa trên móng được xem hình thành trong điều kiện lục địa nên không phải là mục tiêu để khoan tìm kiếm dầu khí.

Hơn nữa, đá móng nằm lót dưới bề trầm tích Đệ tam là các đá xâm nhập magma granitoid lại càng không phải là đối tượng được quan tâm vì theo học thuyết hữu cơ, dầu không thể sinh và chứa trong các đá magma có nguồn gốc sâu trong vỏ trái đất.

Vì thế, không chỉ ở Việt Nam mà theo sử liệu thống kê cho thấy đến thập niên cuối của thế kỷ 20 những phát hiện dầu trong đá móng đều được xem không khả năng sản xuất công nghiệp và không được các nhà tìm kiếm dầu quan tâm.

Chỗ này em xin phép giải thích chút cho rõ hơn!
Hiện nay trên Thế giới vẫn tồn tại hai giả thuyết về sự hình thành dầu mỏ. Giả thuyết dầu có nguồn gốc Vô cơ và giả thuyết dầu có nguồn gốc Hữu cơ.
1. Thuyết Dầu mỏ có nguồn gốc vô cơ
Theo lý thuyết này, dầu mỏ có mặt trên TĐ ngay từ khi TĐ mới hình thành. Các phần tử CH4 có rất nhiều trong các lớp sâu của trái đất là bằng chứng. Với nhiệt độ và áp suất cực lớn thì CH4 dần liên kết với nhau để tạo ra các mạch các bon dài hơn, hình thành nên dầu mỏ. Từ các lớp rất sâu, lại trải qua hàng triệu năm, dầu mỏ dần dần được đẩy lên gần mặt đất hơn. Cho đến khi nó bị chặn lại bởi các thành hệ đá Grannite thì tích tụ dần tạo thành mỏ dầu. Mặt khác, dầu mỏ nhẹ hơn nước nên một mỏ dầu có xu hướng trồi lên mặt đất. Điều này được thuyết Dầu mỏ có nguồn gốc Vô cơ dùng để giải thích tại sao lại có các mỏ dầu ở các trầm tích kỷ Đệ tứ như Miocen hay Oligocen. Hiện nay trên TG ngoài các mỏ dầu trong đá móng kỷ Đệ tam ở thềm lục địa Việt Nam thì ở Kazactan, Chi lê, TQ, Venezuela, Xiberi... cũng có các mỏ dầu trong đá móng Đệ tam và nó là cơ sở để thuyết Dầu mỏ vô cơ vẫn còn tồn tại.
2.Thuyết dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ.
Theo thuyết này thì dầu mỏ có nguồn gốc từ những sinh vật hạ đẳng ( những sinh vật có cấu tạo tế bào đơn giản, sống phù du, trôi nổi, thuật ngữ chuyên ngành gọi là các Plankton) các sinh vật này bị các kiến tạo địa chất như sụt lún chôn vùi và sau đó bị các trầm tích từ từ đè lên. Trải qua hàng chục triệu năm, chúng bị phân huỷ và cũng dưới tác động của nhiệt độ và áp suất dần dần biến thành dầu mỏ. Đại đa số các mỏ dầu trên TG hiện nay nằm trong các trầm tích Đệ tứ nên thuyết Dầu mỏ có nguồn gốc Hữu cơ được đa số các nhà địa chất và khoa học ủng hộ. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của thuyết này là không giải thích được tại sao lại có dầu trong đá Grannite Đệ Tam.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,331
Động cơ
1,392,403 Mã lực
Việc khai thác dầu trong tầng móng ở chế độ suy giảm tự nhiên đã làm giảm mạnh áp suất vỉa ở độ sâu quy chiếu @3650m từ 417 at còn 333,5 at vào tháng 6/1993, trung bình giảm 17,3 at/năm.

Trong khai thác dầu khí, áp suất vỉa càng giảm thì khai thác càng khó.

Đến hết năm 1993, sau 5 năm khai thác thân dầu trong đá móng, sản lượng dầu khai thác được từ mỏ Bạch Hổ đạt gần 20 triệu tấn.
Tổng cộng tính đến năm 2000 thì có khoảng 200 giếng khoan vào tầng móng Bạch Hổ, trong đó có 16 giếng bơm ép nước duy trì áp suất vỉa, số còn lại đa số là giếng khai thác, một số giếng là giếng thẩm lượng :)
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,331
Động cơ
1,392,403 Mã lực
Có thể xem mỏ Bạch Hổ với thân dầu trong móng granitoid nứt nẻ-hang hốc có trữ lượng và sản lượng lớn, cường độ khai thác cao và được tổ chức khai thác có hệ thống và hiệu quả là một điển hình đầu tiên được ghi nhận trong văn liệu dầu khí thế giới.

Sau 30 năm khai thác dầu trong đá móng ở mỏ Bạch Hổ, dựa trên diển biến động năng của vỉa có thể chia quy trình khai thác thành 3 giai đoạn với hệ phương pháp kỹ thuật-công nghệ có tính đặc thù riêng biệt:
  • giai đoạn khai thác không có duy trì áp suất vỉa
  • giai đoạn khai thác có duy trì áp suất vỉa bằng nước bơm ép.
  • giai đoạn khai thác suy giảm cuối đời mỏ.
II. Giai đoạn khai thác có duy trì áp suất vỉa

Sự giảm mạnh áp suất vỉa trong khoảng thời gian ngắn ở thân dầu móng nứt nẻ đòi hỏi phải nhanh chóng áp dụng giải pháp duy trì năng lượng vỉa mới có thể đạt sản lượng đỉnh, tăng hệ số thu hồi dầu, phải nghiên cứu lại mô hình địa chất và mô hình khai thác mỏ Bạch Hổ.

Để đạt mục tiêu tối ưu hóa vị trí các giếng phát triển và khai thác cần phải làm rõ cấu trúc móng, nhận dạng các đới đứt gãy, các vùng nứt nẻ, và khả năng nối kết giữa chúng, đặc biệt sự liên thông giữa các không gian rỗng chứa dầu với tính chất hai độ rỗng macro và micro.

Nhưng các đứt gãy trong móng luôn có độ dốc lớn (thường trên 700), vì thế độ phân dị tốc độ sóng địa chấn kém, bức tranh sóng địa chấn phức tạp, rất khó xây dựng mô hình địa chất của thân dầu dựa trên mô hình vận tốc sóng địa chấn, đó là những thách thức chính đòi hỏi phải có những thử nghiệm và giải pháp phù hợp.

Nhiều phương pháp xử lý địa chấn đặc biệt được áp dụng để xây dựng chính xác hơn mô hình mỏ, nghiên cứu sự bất đồng nhất về thuộc tính của sóng địa chấn và ứng dụng kỷ thuật mạng nơron để xác lập sự phân bố các vùng có tính thầm-chứa tốt, nơi kỳ vọng có sản lượng dầu cao..
Để bổ sung năng lượng cho vỉa, Vietsovpetro đưa giải pháp kỹ thuật bơm ép nước xuống phần đáy của thân dầu vừa để duy trì áp suất vỉa trên áp suất bão hòa vừa tạo nước đáy nhân tạo để quét và đẩy dầu từ dưới lên.

Phương pháp này ban đầu không được ủng hộ, lo ngại không kiểm soát được sự di chuyển của nước ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hồi dầu. Ngay các chuyên gia của World Bank cũng phản đối và cho rằng các chuyên gia Vietsovpetro không thể quản lý được quy trình này.

Vietsovpetro thiết kế phương án bơm ép nước và tháng 6/1993 tiến hành bơm ép thử nghiệm ở giếng 421 khối trung tâm mỏ Bạch Hổ nơi có suy giảm mạnh áp suất vỉa. Sau 2 năm, nước bắt đầu xuất hiện ở giếng khai thác 409, sau đó là một loạt giếng khác quanh đấy. Hình thành tầng nước đáy cục bộ.

Hệ thống giếng khai thác và bơm ép nước dần được hoàn thiện. Hệ thống khai thác ban đầu được xây dụng theo mô hình 3 đới: đới bơm ép nước, đới khai thác chính, đới mủ khí tiềm năng ở phần đỉnh.
Về Công nghệ khai thác Dầu khí ở Việt Nam đặc biệt là ở Bạch Hổ có mấy loại công nghệ:
1. Khai thác tự phun
2. Khai thác Gaslift
3. Bơm hút cưỡng bức
.....
Về công nghệ khai thác tự phun là công nghệ sử dụng năng lượng vỉa dầu để đưa dầu lên mặt đất. Cụ thể ở đây là sử dụng chênh lệch áp suất để dầu tự phun lên miệng giếng khoan. Để dòng dầu lên ổn định thì đòi hỏi áp suất vỉa và áp suất do cột dầu gây ra tại đáy giếng khoan phải có sự chênh lệch. Sự chênh lệch càng lớn thì dòng dầu phun càng mạnh.
Càng duy trì được trạng thái tự phun lâu dài thì việc khai thác càng ít chi phí, giá thành càng hạ. Vì thế khi áp suất vỉa giảm, đồng nghĩa với việc chênh áp giảm theo, dầu sẽ lên càng ngày càng yếu. Để duy trì áp suất vỉa, người ta đã tính toán và sử dụng nước để bơm ép trở lại vỉa dầu nhằm bù lại áp suất tổn thất. Các giếng bơm ép được bố trí ở biên giới mỏ dầu hoặc tính toán bố trí ở các khu vực phù hợp.
2. Khai thác Gaslift.
Về bản chất, đây là phương pháp được sử dụng để giảm tỷ trọng của dầu thô, làm cho dầu thô nhẹ đi khiến nó được đẩy lên miệng giếng dễ dàng hơn. Người ta đã sử dụng khí đồng hành thu được để bơm xuống giếng xuống hoặc gia nhiệt dưới đáy giếng khoan để tạo ra các bọt khí có lẫn trong dầu, làm dầu giảm tỷ trọng của dầu.
3. Bơm hút cưỡng ép
Sử dụng các bơm ly tâm nhiều tầng để hút dầu. Đây là biện pháp tốn kém và hiệu quả thấp
Ngoài ra Vietsovpetro còn nghiên cứu nhiều biện pháp khác nhưng em không rõ có dùng hay không, kể cả biện pháp nổ đáy giếng khai thác nhằm làm tăng khả năng lưu thông đáy giếng.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,331
Động cơ
1,392,403 Mã lực
Các cụ cho em hỏi vài câu sơ khai về lĩnh vực khai thác dầu khí với ạ:

1. Làm sao để phát hiện được khu vực nào có dầu? Dựa vào những yếu tố nào để phán đoán và dự báo?

2. Đường kính mỗi hố khoan thường là bao nhiêu?

3. Kỹ thuật khoan như thế nào để có thể khoan sâu tới vài km trong tình hình cực kỳ khó khăn ( sóng biển mạnh, địa chấn bất ổn...) mà không bị gãy ống khoan hay giàn khoan?
1. Tìm kiếm dầu khí có nhiều công nghệ thăm dò như Địa chấn, Karota, trọng lực...Nôm na như sau:
sẽ dùng một thiết bị phát sóng và sau đó thu sóng phản xạ, dựa vào độ trễ và góc phản xạ, cường độ sóng phản xạ để đánh giá các lớp đất đá bên dưới từ đó ghi nhận khả năng có dầu hay không. Môn chuyên nghành này gọi là Địa vật lý.
Sau khi nhận thấy tín hiệu khả quan sẽ khoan thăm dò. Giếng khoan thăm dò được thiết kế theo các tài liệu Địa vật lý thu được. Giếng khoan thăm dò sẽ được lấy mẫu để phân tích. Sau khi hoàn thành khoan thăm dò sẽ xác định được chắc chắn có dầu hay không.
Sau khi xác định là có dầu sẽ tiếp tục xác định ranh giới mỏ bằng các phương pháp địa vật lý và các giếng thăm dò khác để xác định trữ lượng. Nhiều mỏ có dầu nhưng sẽ không khai thác vì trữ lượng nhỏ, khai thác sẽ lỗ. Các mỏ được quyết định đưa vào khai thác được gọi là mỏ dầu có trữ lượng công nghiệp ( thông thường hiện nay mỏ dầu có trữ lượng 20 triệu tấn trở lên được gọi là mỏ có trữ lượng công nghiệp :) )
2. Lỗ khoan dầu khí sẽ có kiểu trên to, dưới bé dần. Giống kiểu giảm sóc xe máy :) Ở Việt nam một giếng khoan dầu khi có độ sâu dao động từ khoảng 2800m đến hơn 5000m. Khoan mở lỗ định hướng lỗ khoan đường kính khoảng 916mm hoặc hơn, đáy lỗ khoan còn khoảng 114mm.
3. Có hai công nghệ khoan là khoan Rotor và khoan động cơ đáy
• khoan rotor là công nghệ khoan mà cả bộ cần khoan lẫn mũi khoan đều quay. Động cơ dẫn động khoan được đặt trên mặt đất. Kiểu khoan này chỉ dùng cho các giếng khoan thẳng đứng, hoặc độ xiên nhỏ, không quá sâu.
• Khoan dùng động cơ đáy, là công nghệ hiện đại. Với công nghệ này thì cần khoan không xoay, động cơ khoan được đặt ngay bên trên mũi khoan. Động cơ này được dẫn động để quay bằng chính dung dịch khoan (dung dịch khoan là dòng dung dịch được bơm tuần hoàn từ trên bờ, vào trong lòng cần khoan sau khi tới đáy thoát ra ngoài và đi ngược lên). Với công nghệ này thì chỉ mũi khoan và động cơ quay nên có thể khoan được giếng khoan có hình dáng phức tạp như xiên, thậm chí cong.
Để ổn định giếng khoan thì cứ sau một khoảng thì người ta lại rút cần khoan lên và đặt ống chống. Ống chống bằng thép và sẽ nhỏ dần theo đúng thiết kế giếng khoan.
Khi mũi khoan tới vỉa dầu thì người ta không đặt ống chống nữa mà đặt ống lọc để dầu có thể chảy vào giếng khoan mà không lẫn đất đá :)

Bên dưới là ảnh một số kiểu mũi khoan (chòong khoan)



 
Chỉnh sửa cuối:

cogburn88

Xe máy
Biển số
OF-365148
Ngày cấp bằng
2/5/15
Số km
66
Động cơ
256,470 Mã lực
Chỗ này em xin phép giải thích chút cho rõ hơn!
Hiện nay trên Thế giới vẫn tồn tại hai giả thuyết về sự hình thành dầu mỏ. Giả thuyết dầu có nguồn gốc Vô cơ và giả thuyết dầu có nguồn gốc Hữu cơ.
1. Thuyết Dầu mỏ có nguồn gốc vô cơ
Theo lý thuyết này, dầu mỏ có mặt trên TĐ ngay từ khi TĐ mới hình thành. Các phần tử CH4 có rất nhiều trong các lớp sâu của trái đất là bằng chứng. Với nhiệt độ và áp suất cực lớn thì CH4 dần liên kết với nhau để tạo ra các mạch các bon dài hơn, hình thành nên dầu mỏ. Từ các lớp rất sâu, lại trải qua hàng triệu năm, dầu mỏ dần dần được đẩy lên gần mặt đất hơn. Cho đến khi nó bị chặn lại bởi các thành hệ đá Grannite thì tích tụ dần tạo thành mỏ dầu. Mặt khác, dầu mỏ nhẹ hơn nước nên một mỏ dầu có xu hướng trồi lên mặt đất. Điều này được thuyết Dầu mỏ có nguồn gốc Vô cơ dùng để giải thích tại sao lại có các mỏ dầu ở các trầm tích kỷ Đệ tứ như Miocen hay Oligocen. Hiện nay trên TG ngoài các mỏ dầu trong đá móng kỷ Đệ tam ở thềm lục địa Việt Nam thì ở Kazactan, Chi lê, TQ, Venezuela, Xiberi... cũng có các mỏ dầu trong đá móng Đệ tam và nó là cơ sở để thuyết Dầu mỏ vô cơ vẫn còn tồn tại.
2.Thuyết dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ.
Theo thuyết này thì dầu mỏ có nguồn gốc từ những sinh vật hạ đẳng ( những sinh vật có cấu tạo tế bào đơn giản, sống phù du, trôi nổi, thuật ngữ chuyên ngành gọi là các Plankton) các sinh vật này bị các kiến tạo địa chất như sụt lún chôn vùi và sau đó bị các trầm tích từ từ đè lên. Trải qua hàng chục triệu năm, chúng bị phân huỷ và cũng dưới tác động của nhiệt độ và áp suất dần dần biến thành dầu mỏ. Đại đa số các mỏ dầu trên TG hiện nay nằm trong các trầm tích Đệ tứ nên thuyết Dầu mỏ có nguồn gốc Hữu cơ được đa số các nhà địa chất và khoa học ủng hộ. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của thuyết này là không giải thích được tại sao lại có dầu trong đá Grannite Đệ Tam.
Cụ làm về chuyên ngành gì bên dầu khí ạ?
 

mone

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558463
Ngày cấp bằng
14/3/18
Số km
5,195
Động cơ
189,299 Mã lực
Tuổi
44
Thớt này được đầu tư thời gian công sức, rất bổ ích
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp nhé:

Dự án Khí điện Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển Quảng Nam khoảng 88km về phía Đông, do Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ thăm dò và phát hiện. Trữ lượng thu hồi tại chỗ của mỏ khí này khoảng 150 tỷ mét khối, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ - thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Theo kế hoạch, Tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư một giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi. Đầu tư hai cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai. Điểm tiếp khí tại bờ được bố trí trên khu đất rộng 1.000ha của xã Tam Quang, huyện Núi Thành, thuộc địa bàn Khu KTM Chu Lai.



Tập đoàn Dầu khí sẽ đầu tư một nhà máy xử lý khí với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, dự kiến vận hành vào năm 2023; một nhà máy điện 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy khoảng 600MW – 700MW, dự kiến vận hành vào năm 2023. Cả hai nhà máy xử lý khí và điện này sẽ đặt tại huyện Núi Thành.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top