Các cụ cho em hỏi vài câu sơ khai về lĩnh vực khai thác dầu khí với ạ:
1. Làm sao để phát hiện được khu vực nào có dầu? Dựa vào những yếu tố nào để phán đoán và dự báo?
2. Đường kính mỗi hố khoan thường là bao nhiêu?
3. Kỹ thuật khoan như thế nào để có thể khoan sâu tới vài km trong tình hình cực kỳ khó khăn ( sóng biển mạnh, địa chấn bất ổn...) mà không bị gãy ống khoan hay giàn khoan?
1. Tìm kiếm dầu khí có nhiều công nghệ thăm dò như Địa chấn, Karota, trọng lực...Nôm na như sau:
sẽ dùng một thiết bị phát sóng và sau đó thu sóng phản xạ, dựa vào độ trễ và góc phản xạ, cường độ sóng phản xạ để đánh giá các lớp đất đá bên dưới từ đó ghi nhận khả năng có dầu hay không. Môn chuyên nghành này gọi là Địa vật lý.
Sau khi nhận thấy tín hiệu khả quan sẽ khoan thăm dò. Giếng khoan thăm dò được thiết kế theo các tài liệu Địa vật lý thu được. Giếng khoan thăm dò sẽ được lấy mẫu để phân tích. Sau khi hoàn thành khoan thăm dò sẽ xác định được chắc chắn có dầu hay không.
Sau khi xác định là có dầu sẽ tiếp tục xác định ranh giới mỏ bằng các phương pháp địa vật lý và các giếng thăm dò khác để xác định trữ lượng. Nhiều mỏ có dầu nhưng sẽ không khai thác vì trữ lượng nhỏ, khai thác sẽ lỗ. Các mỏ được quyết định đưa vào khai thác được gọi là mỏ dầu có trữ lượng công nghiệp ( thông thường hiện nay mỏ dầu có trữ lượng 20 triệu tấn trở lên được gọi là mỏ có trữ lượng công nghiệp
)
2. Lỗ khoan dầu khí sẽ có kiểu trên to, dưới bé dần. Giống kiểu giảm sóc xe máy
Ở Việt nam một giếng khoan dầu khi có độ sâu dao động từ khoảng 2800m đến hơn 5000m. Khoan mở lỗ định hướng lỗ khoan đường kính khoảng 916mm hoặc hơn, đáy lỗ khoan còn khoảng 114mm.
3. Có hai công nghệ khoan là khoan Rotor và khoan động cơ đáy
• khoan rotor là công nghệ khoan mà cả bộ cần khoan lẫn mũi khoan đều quay. Động cơ dẫn động khoan được đặt trên mặt đất. Kiểu khoan này chỉ dùng cho các giếng khoan thẳng đứng, hoặc độ xiên nhỏ, không quá sâu.
• Khoan dùng động cơ đáy, là công nghệ hiện đại. Với công nghệ này thì cần khoan không xoay, động cơ khoan được đặt ngay bên trên mũi khoan. Động cơ này được dẫn động để quay bằng chính dung dịch khoan (dung dịch khoan là dòng dung dịch được bơm tuần hoàn từ trên bờ, vào trong lòng cần khoan sau khi tới đáy thoát ra ngoài và đi ngược lên). Với công nghệ này thì chỉ mũi khoan và động cơ quay nên có thể khoan được giếng khoan có hình dáng phức tạp như xiên, thậm chí cong.
Để ổn định giếng khoan thì cứ sau một khoảng thì người ta lại rút cần khoan lên và đặt ống chống. Ống chống bằng thép và sẽ nhỏ dần theo đúng thiết kế giếng khoan.
Khi mũi khoan tới vỉa dầu thì người ta không đặt ống chống nữa mà đặt ống lọc để dầu có thể chảy vào giếng khoan mà không lẫn đất đá
Bên dưới là ảnh một số kiểu mũi khoan (chòong khoan)