[Funland] Dầu khí Việt Nam-30 năm và những điều ít được chú ý

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhiều ý kiến đang đề nghị PVN phải có cơ chế tài chính đặc thù.

Ở nhiều công ty lớn trên thế giới, họ làm việc này rất đơn giản.

Khi khai thác được một thùng dầu, trừ thuế và chi phí đầu tư, họ cắt lại từ 15 - 20% tiền lãi đưa vào quỹ riêng gọi là Quỹ thăm dò.

Khi đi thăm dò ở đâu, họ lấy tiền ở quỹ này ra mà không sử dụng đến ngân sách, nếu gặp rủi ro bị mất thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến túi tiền của Nhà nước.

Trước đây, ở PVN cũng đã có quỹ thăm dò, khai thác nhưng vì PVN là tập đoàn kinh tế 100% vốn Nhà nước nên nhà nước có quyền lấy tiền từ quỹ này để chi dùng cho những việc cấp bách khác.

Khi giá dầu lên cao thì mọi việc đơn giản nhưng khi giá dầu xuống thấp, không có tiền cho thăm dò là sẽ gặp khó khăn.

Trong vài năm trở lại đây, công tác tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng của PVN gặp rất nhiều trở ngại.

Tiền dành cho tìm kiếm, thăm dò bị hạn chế; việc tìm kiếm ở vùng nước sâu xa bờ đòi hỏi vốn cực lớn

và một khó khăn nữa đối với PVN đó là tình hình bất ổn trên biển Đông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Cần nhắc lại Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 để các cụ biết quyền của Việt Nam có đến đâu





Trong vùng ĐQKT, quốc gia ven biển có những quyền sau:

- Các quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng, hải lưu và gió .

- Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định .

-Trong vùng ĐQKT, các quốc gia khác (dù có biển hay không có biển) đều được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Về THỀM LỤC ĐỊA

Điều 76 của Công ước cũng quy định trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý, như đã nói ở trên, thì quốc gia ven biển này có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở





Khái niệm THỀM LỤC ĐỊA này sẽ giải thích cho trường hợp lô dầu khí 136-03 REPSOL nổi tiếng năm 2017

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhắc lại: THỀM LỤC ĐỊA được xác định như sau:

mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.






Quyền của quốc gia chủ quyền với thềm lục địa:

Quyền này có tính chất đặc quyền, nghĩa là “trường hợp quốc gia ven biển không thăm dò hoặc không khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận của quốc gia đó”
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Venezuela của anh Chavez rất nhiều dầu.

Rồi giá dầu rớt; rồi ko bán được dầu cho ai.

Thế là hết tiền, thế là...như bây giờ...
 

xecon

Xe container
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
6,410
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Về THỀM LỤC ĐỊA

Điều 76 của Công ước cũng quy định trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý, như đã nói ở trên, thì quốc gia ven biển này có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở





Khái niệm THỀM LỤC ĐỊA này sẽ giải thích cho trường hợp lô dầu khí 136-03 REPSOL nổi tiếng năm 2017

Theo mình thì khoảng cách phải được tính từ Côn Đảo
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Cho đến hết 2016 thì:

PVN đang khai thác 32 mỏ dầu khí ở trong nước và 9 mỏ ở nước ngoài (5 mỏ tại Liên bang Nga, 3 mỏ tại Malaysia, 1 mỏ ở Algeria), với tổng sản lượng đạt gần 367 triệu tấn dầu và gần 122 tỷ m3 khí.

Hoạt động thăm dò và khai thác (E&P) ở trong nước, chủ yếu do PVEP, công ty do PVN sở hữu 100% và Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (PVN sở hữu hơn 50%) thực hiện.

Ngoài ra, hoạt động E&P còn do các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khai thác như: ExxonMobil (Mỹ), Chevron (Mỹ), Vietgazprom (công ty liên doanh điều hành Tập đoàn Khí đốt Gazprom, PVN, PVEP và Công ty Gazprom zarubezhneftegaz), Công ty dầu khí Nhật Việt (JVPC), Công ty Dầu khí Việt Nga Nhật (VRJ)…
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Để tạo thuận lợi trong công tác quản lý và khai thác thì vùng biển Đông Việt Nam được chia thành lô theo thứ tự từ 1 đến 160.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Việt Nam có tổng trữ lượng khí thiên nhiên đã được chứng minh khoảng 617,1 tỷ m3 với thời gian có thể khai thác còn lại khoảng 57,6 năm.

Bên cạnh đó, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam khoảng 594,6 triệu tấn với thời gian khai thác còn lại 36,2 năm, theo thống kê của tập đoàn BP.

Theo Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) tính đến đầu năm 2015, Việt Nam đã xác định được 113 mỏ phát hiện dầu khí gồm 58 mỏ phát hiện khí và 55 mỏ phát hiện dầu.

Trong đó, có 48 mỏ đang được khai thác, 15 mỏ đang được phát triển, 23 mỏ có thể phát triển được và 27 đã phát hiện nhưng chưa thể phát triển.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Lô 136/03 khu vực Bãi Tư Chính

Sau khi xâm chiếm một số thực thể ở Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc cho rằng họ có “chủ quyền lịch sử” ở đây vì nó nằm gần rìa tây nam của đường chín đoạn mà Trung Quốc tự thể hiện trên Biển Đông.

Đến năm 1992, Trung Quốc đã ra giấy phép cho phép thăm dò dầu khí ở lô mà chúng gọi là Vạn An nằm trong một khu vực được quốc tế gọi là Vanguard Bank (tức là Bãi Tư Chính) thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.



Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tranh giành tài nguyên ở một vùng biển cách bờ biển của họ xa như vậy.

Dù nó nằm cách bờ biển Trung Quốc hơn 650 hải lý (khoảng 1200 km) và chỉ cách Việt Nam 200 hải lý.

Khi tàu Trung Quốc tìm cách khảo sát khu vực hồi năm 1994, Việt Nam đã đưa tàu hải quân ra ngăn chặn. Rồi khi Việt Nam đưa giàn khoan ra nơi này, đến lượt Trung Quốc tìm cách ngăn trở. Cả hai bên đều chưa khai thác gì được ở đây.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Hồi năm 1996, công ty Benton Oil and Gas, tiền thân của Harvest Natural Resources của Mỹ, đã mua lại quyền thăm dò lô “Vạn An” với giá 15 triệu USD. Harvest không bao giờ có thể triển khai khai thác lô này.



Do thuộc chủ quyền của mình nên Việt Nam cũng đặt mục tiêu thăm dò khai thác của lô này và trao quyền cho công ty Talisman của Canada và ExxonMobil của Hoa Kỳ. Trung Quốc xem đây là hành động “xâm phạm chủ quyền của chúng”.

Vì vậy 5/2011 Trung Quốc đã cho một đội tàu cá ra ngăn trở và cắt cáp một tàu thăm dò địa chất của Talisman đang hoạt động trong khu vực.

Tuy nhiên, Talisman - ExxonMobi vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp bị quấy nhiễu và khoan ở một lô mà Việt Nam gọi là 136/03.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau nhiều năm trời được phía Việt Nam cùng chung sức và bảo vệ, Talisman – Exxon Mobil vẫn kiên trì khảo sát địa hình, khoan thăm dò dầu khí và cuối cùng đã phát hiện có dầu ở phía nam Lô 136/03 thuộc khu vực Tư Chính – Vũng Mây. Trữ lượng dầu hoàn toàn có đủ để khai thác thương mại.






Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y -8 đến khu vực khai thác của Việt Nam để quấy phá và cản trở.

Vào những ngày cuối cùng của năm 2014, Talisman, một công ty dầu khí hạng trung của Canada, hiện đang có các dự án khai thác dầu tại Việt Nam, cho biết đã nhất trí bán lại toàn bộ công ty cho công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha với giá 15,1 tỷ CAD (13 tỷ USD).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi mua lại Talisman, Repsol cùng Việt Nam có uyền thăm dò, khai tác các lô dầu khí như trên bản đồ



 

openheart

Xe tải
Biển số
OF-306765
Ngày cấp bằng
6/2/14
Số km
426
Động cơ
303,740 Mã lực
Thanks, Bác Lầm chịu khó sưu tầm cho anh em đọc.

VN giờ ko có mỏ dầu nào đủ lớn. Sau bao nhiêu năm VSP vẫn là chủ lực thì biết sản lượng sẽ đi theo hướng nào luôn. Giờ PVN lại bị kiểm soát, hạn chế về chi phí cho thăm dò thì ngày càng xa vời.

Khí thì VN còn dc lô B & anh bạn Cá Voi Xanh miền Trung sắp tới.

Bao nhiêu cơ hội đầu tư nước ngoài đều đem lại niềm đau chỉ dc mỗi lô ở nước bạn Nga :) . Ngày xưa thấy PVN cũng học theo anh Petronas mà sao giờ 'nát' qué...pùn
 

Lac Xoong

Xe đạp
Biển số
OF-484647
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
47
Động cơ
193,710 Mã lực
Là sao bác? Dầu thô cho Dung Quất là dầu Vn còn gì? Chẳng qua giá bán ra sao thôi.
Ô. Thế à bác. Sao bảo trước công nghệ BSR không chơi dầu chua T đông giờ lại cải tạo chơi được rồi à. Cả Nghi Sơn cũng chơi Trung Đông luôn thì kể ra giờ lại phụ thuộc dầu thô T đông quá nhỉ.
Ngay từ đầu khi thiết kế Dung Quất đã có thể chạy 50-50 cụ ạ. Dung Quất có thể vận hành 2 OP
1. 100% Bạch Hổ
2. 50 BH-50 Trung Đông.
Nghi Sơn thì lo gì. CĐT là Kuwet chiếm 35,1% vốn. Nó cấp dầu thô sang :)
Dầu Việt Nam là dầu ngọt nhẹ, giá tốt hơn cả Dầu Brent, dầu Trung Đông rẻ hơn cả dầu Wtt, dầu VEZU còn rẻ nữa thì phải.
U
 

xecon

Xe container
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
6,410
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Sau nhiều năm trời được phía Việt Nam cùng chung sức và bảo vệ, Talisman – Exxon Mobil vẫn kiên trì khảo sát địa hình, khoan thăm dò dầu khí và cuối cùng đã phát hiện có dầu ở phía nam Lô 136/03 thuộc khu vực Tư Chính – Vũng Mây. Trữ lượng dầu hoàn toàn có đủ để khai thác thương mại.






Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y -8 đến khu vực khai thác của Việt Nam để quấy phá và cản trở.

Vào những ngày cuối cùng của năm 2014, Talisman, một công ty dầu khí hạng trung của Canada, hiện đang có các dự án khai thác dầu tại Việt Nam, cho biết đã nhất trí bán lại toàn bộ công ty cho công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha với giá 15,1 tỷ CAD (13 tỷ USD).
Hình như là Talisman mua lại quyền khai thác của Premier Oil , gần đó đang có dàn khai thác Chim Sáo đang hoạt động
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Các mỏ tại khu vực này trước đây được Talisman (Canada) rồi Repsol (Tây Ban Nha) mua lại bao gồm 3 cụm mỏ với các mỏ Cá Rồng Đỏ, Cá Kiếm Nâu, Cá Kiếm Đen, Cá Kiếm Xanh và mỏ Cobia.

Chiến lựơc của Việt Nam là phát triển chung cả 3 cụm mỏ theo từng giai đoạn.

Lô 136-3 chính xác là mỏ Cá Kiếm Nâu và vừa rồi Talisman Việt Nam (thuộc tập đoàn Repsol) đưa tàu khoan ra thực chất là để thực hiện công tác thử vỉa (DST) và đo đạc (logging).






Diễn giải theo UNCLOS thì khu vực lô 136-03 nằm hoàn toàn trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam và theo Công ước Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam có quyền khai thác tài nguyên tại đó.

Theo phán quyết của Tòa trọng tài thì: Không có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong các vùng biển nằm trong “đường chín đoạn.

Nhưng Trung Quốc đã dùng con bài thương mại, đe dọa Repsol như đã làm với BP. Hơn thế nữa, Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực với Việt Nam tại khu vực này.

Ngày 2/8/2017, một viên chức của Repsol xác nhận việc đình chỉ khoan dầu nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết, ngoài việc cho biết đã chi 27 triệu USD cho giếng khoan tại lô 136/3 của Việt Nam.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top