[Funland] Dầu khí Việt Nam-30 năm và những điều ít được chú ý

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Một số hình ảnh về Giàn khoan tự nâng 90m nước, do VN tự chế tạo



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau dự án giàn khoan tự nâng 90m nước, trong năm 2012 PV Shipyard tiếp tục đóng mới giàn khoan tự nâng thứ 2 cho Vietsovpetro với khả năng hoạt động ở các khu vực nước sâu đến 130m, cao hơn so với độ sâu 90m của Giàn khoan tự nâng đầu tiên.

Cùng lúc đó, 1 sà lan tiếp trợ khoan hoạt động ở độ sâu 250m, chiều sâu khoan 10.000m cũng đã được Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) tin tưởng và giao cho PV Shipyard thực hiện.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
PV Shipyard còn khẳng định được uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sửa chữa giàn và phương tiện nổi.

Đáng kể là việc hoàn thành trước thời hạn, đảm bảo chất lượng, được các đối tác đánh giá cao trong cả 3 Dự án sửa chữa nâng cấp sàn công nghệ và sân bay cho giàn Offshore Resolute của Scorpion Offshore trong điều kiện ngoài khơi
 

d2bach167

Xe hơi
Biển số
OF-313248
Ngày cấp bằng
25/3/14
Số km
199
Động cơ
296,446 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
Thưa các cụ mợ.

Tạm gác qua 1 bên những lình xình và tai tiếng liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí non trẻ 30 năm tuổi của nước Việt Nam thống nhất, trong thớt này, xin cung cấp cho các cụ, mợ một số thông tin từ nhiều nguồn, ít được chú ý về ngành nghề đang đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo một cách hữu hiệu.

Còn rất nhiều người làm dầu khí chân chính. Kính mời các bác liên quan đến ngành, là thành viên OF, cùng tham gia bổ sung thông tin cho thớt nhé.

Xin được bắt đầu bằng 1 bài báo ở Sài Gòn, tháng 2 năm 1975

Saigon 24 tháng 2 (VTX) – Hôm nay, Thứ Hai, 24 tháng 2 năm 1975, lúc 15 giờ, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã rời Saigon đi quan sát giếng Bạch Hổ-1X do tàu khoan Glomar IV khoan cách Saigon chừng 200 cây số về hướng Ðông Nam trên thềm lục địa Việt Nam.

“Ðược biết vào ngày 11 tháng 2, 1975, một cuộc thử nghiệm sản xuất sơ khởi đầu tiên của giếng thực hiện tại độ sâu 9250 bộ đã đo được một khối lượng là 430 thùng dầu thô (68,000 lít) và 200,000 bộ khối khí thiên nhiên mỗi ngày.

“Vào ngày 18 tháng 2, 1975 vừa qua, cuộc thử nghiệm thứ nhì được thực hiện ở nhiều lớp đá từ độ sâu 9084 đến 9174 bộ. Lưu lượng chảy lên đo được là 2,400 thùng dầu thô (384,000 lít) và 860,000 bộ khối khí thiên nhiên mỗi ngày.



“Tổng thống đã lần lượt quan sát các hoạt động của tàu khoan và thăm hỏi các chuyên viên Việt Nam cũng như ngoại quốc đang phục vụ tại đây.

“Trước khi ra về, tổng thống đã dùng giải khát và chụp hình lưu niệm với các chuyên viên trên tàu khoan Glomar. Cuộc viếng thăm chấm dứt và tổng thống đã về đến Saigon lúc 18 giờ 15 cùng ngày.

“Cùng tham dự với tổng thống hôm nay có ********* Chính Phủ Trần Thiện Khiêm, ông Tổng Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng, ông Tổng Cục Trưởng Dầu Hỏa và Khoáng Sản Trần Văn Khởi, và ông Tổng Giám Ðốc Mobil Vietnam Peter Gelpke.

Các ước lượng sơ khởi của Mobil lúc bấy giờ cho biết có thể bắt đầu sản xuất và xuất cảng dầu trong năm 1977 – trung bình là giữa năm, ráng sớm được thì đầu năm, trễ thì cuối năm.
Thanks cụ đã cung cấp thông tin
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Quay trở lại với sự kiện Hải Dương 981 năm 2014

Trước đó, Trung Quốc chưa bao giờ mang dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để khoan thăm dò. Việc những dàn khoan hay tàu thăm dò đi qua vùng biển trong 200 hải lý từ bờ Việt Nam, theo Luật Biển, không bị cấm, vì phải đảm bảo tự do hàng hải quốc tế.

Nếu có thì chỉ là sự kiện tháng 4 năm 2004, tay lái buôn Thomson của công ty dầu khí Mỹ bé xíu Crestone đi trên 1 tàu của Viện hải Dương Nam Hải (Trung Quốc) đến thăm dò dầu khí ngay ngoài khơi Vũng Tàu.

3 tàu hải quân Việt Nam xuất hiện, bắn đuổi, khiến tàu nghiên cứu này phải chạy về Quảng Châu.

Cho đến mgày 2/5/2014, Trung Quốc kéo dàn khoan khổng lồ hải Dương 981 đến 1 địa điểm ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 190 hải lý; cách đảo Lý Sơn (Việt Nam) 119 hải lý.

Vùng biển ngoài cửa Vịnh bắc Bộ chưa được Việt Nam và Trung Quốc thống nhất phân giới.

Trung Quốc tuyên bố là sẽ khoan thăm dò tại đây.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ernest Bower và Gregory Poling ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho là sự kiện giàn khoan này có ý nghĩa "quan trọng" và "cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn thử phản ứng của Việt Nam, các nước trong ASEAN và Washington".

Theo trang mạng của Đài Truyền hình Mỹ CNBCdẫn lời một quan chức trong ngành dầu khí Trung Quốc thì "Quyết định này thể hiện ý chí của chính phủ Trung Quốc và cũng liên quan đến chiến lược của Mỹ ở châu Á," và "Quyết định này không phải vì lý do thương mại.

Nó không phải là CNOOC (Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc) có kế hoạch thăm dò lớn ở khu vực." mà vì lý do chính trị nhằm thể hiện vai trò và chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Trang mạng của Forbes cho là "Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan ở vùng biển Việt Nam.

Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng tàu thân xám, tức tàu hải quân, để hỗ trợ cho tàu thân trắng, tức tàu hàng hải dân sự."

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trung Quốc cho rằng hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là hoạt động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực phía nam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng hành động của Việt Nam là quấy nhiễu, khiến "Trung Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, ngăn chặn hành động quấy nhiễu của Việt Nam, để duy trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hàng hải".

Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểm này của phía Trung Quốc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 02 tháng 05 năm 2014, giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc đưa vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa bằng một đội tàu hải quân.

Ngày 3 tháng 5, Cục Hải sự Trung Quốc đăng cảnh báo tàu thuyền trong ba tháng không tiếp cận phạm vi bán kính 1 hải lý quanh giàn khoan.

Phạm vi này được tăng gấp ba lên 3 hải lý từ ngày 5 tháng 5 sau khi Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Việt Nam đã cử 29 tàu bao gồm tàu cảnh sát biển,tàu kiểm ngư tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc, khi nhận thấy giàn khoan này định "thiết lập vị trí cố định".

Ngoài ra còn có hàng chục tàu đánh cá bằng gỗ tuy không phải nằm trong lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam nhưng lại có liên quan mật thiết tới sự kiện hạ giàn khoan Hải Dương 981.

Ngày 9 tháng 5, trong một họp báo tại Bắc Kinh, Trung Quốc thừa nhận là có dùng các vòi phun nước nhưng cho là vì phía Việt Nam từ ngày 3 tháng 5 đã khiêu khích, cố ý đâm vào tàu Trung Quốc 171 lần.

Theo bài China vs. Vietnam: A campaign for publication relations đăng trên trang mạng của Viện Quốc gia nghiên cứu Biển Đông làm việc dưới sự hướng dẫn về chính trị của bộ ngoại giao Trung Quốc thì cho tới ngày 16 tháng 5 Việt Nam đã đưa tới hơn 60 chiếc tàu đủ loại tới khu này, đâm 500 lần vào các tàu bè của Trung Quốc
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Chiều ngày 17 tháng 5, 1 tàu cá của ngư dân Lý Sơn lúc đang đanh cá tại vùng biển Việt Nam cách giàn khoan của Trung Quốc khoảng 20 hải lý, thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi và cướp hết tài sản.

Trưa 18 tháng 5, tàu cá QNg 90205 TS với 14 ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng ngư chính Trung Quốc chặn lại và hai ngư dân bị hành hung.

Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục cấm ngư dân Việt Nam đánh cá tại vùng gần vị trí đặt giàn khoan và trong vùng lưỡi bò.

Ngày 26 tháng 5, phía Việt Nam nói khoảng 40 tàu Trung Quốc đã bao vây và 'đâm chìm' một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, ở khu vực Nam Tây Nam cách giàn khoan 17 hải lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. 10 ngư dân trên tàu đã được cứu sống.

Tân Hoa xã ngày 27 tháng 5 đã cho rằng, tàu đó do quấy rối 1 tàu cá Trung Quốc nên mới bị đâm, đồng thời cho biết chính phủ Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối chính phủ Việt Nam
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đến 12h30'ngày 7 tháng 5 năm 2014, số tàu Trung Quốc được huy động lên tới 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753; 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính; cùng nhiều tàu vận tải, tàu đánh cá bằng thép.

Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực.

Trong quá trình hoạt động, một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã xâm nhập vào vùng biển cách đảo Lý Sơn từ 50 – 60 hải lý.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Theo báo cáo từ phía Việt Nam cho biết phía Trung Quốc từ ngày 02 cho tới 07 tháng 05 đã dùng những tàu chiến đâm húc nhiều lần và phun nước áp lực cao làm hư hại 8 tàu Kiểm ngư Việt Nam. Có sáu kiểm ngư viên Việt Nam bị mảnh kính văng vào gây thương tích phần mềm.

Nhưng trong cuộc họp báo ngày 8 tháng 5, Trung Quốc đã tố cáo Việt Nam đã huy động 36 tàu các loại và chủ động đâm vào tàu Trung Quốc tổng cộng 171 lần từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 5.

Theo một bài đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 8 tháng 6, Việt Nam đã khiêu khích bằng cách đưa người nhái và những thiết bị dưới nước vào khu vực để thả một lượng lớn các chướng ngại vật, bao gồm lưới đánh cá và các vật nổi trong khu vực biển.

Tính đến 5 giờ chiều ngày 7 Tháng Sáu, đã có đến 63 tàu thuyền Việt Nam trong khu vực vào thời điểm cao độ nhất để tìm cách chọc thủng tuyến bảo vệ của Trung Quốc và đâm vào các tàu của chính quyền Trung Quốc với tổng cộng 1.416 lần
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 8 tháng 5 năm 2014, theo như Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, đã có thêm hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 và tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981.

Ngày 15 tháng 5 năm 2014, theo lực lượng Kiểm ngư Việt Nam số tàu Trung Quốc đã tăng lên 99 tàu gồm: 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.

Ngày 15 tháng 5 năm 2014, trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tướng Phòng Phong Huy cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì hoạt động và bảo vệ giàn khoan dầu Hải Dương-981.

Theo ông Phòng vị trí đặt giàn khoan nằm bên trong lãnh hải Trung Quốc.

Ngày 16 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc tăng số tàu hiện diện tại khu vực đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên 126 tàu
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tình hình đến ngày 13 tháng 5:

Việt Nam: 29 tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư.

Trung Quốc: 86 tàu, và máy bay. Trong số đó, có các loại tàu quân sự; tàu hải cảnh, tàu hải giám; tàu Hải tuần; tàu Ngư chính; tàu Kéo cứu hộ; tàu vận tải; tàu dầu và tàu cỏ vỏ sắt; bao gồm tàu Hộ vệ tên lửa số hiệu 534;

tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754; và tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786, tàu Hải giám 7028, tàu Hải cảnh 46001.

Các tàu Trung Quốc vây thành vòng bảo vệ giàn khoan hoạt động. Các tàu Việt Nam chạy vòng vòng bên ngoài.

Thỉnh thoảng có đấu vòi rồng (phun nước áp suất mạnh) và va chạm.

Cả hai bên đều tố cáo bên kia cố tình đâm húc tàu của mình nhiều lần.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Đến cuối năm 2010 chiến dịch của Bắc Kinh đã buộc BP và ConocoPhillips phải ngừng thăm dò bên trong ‘đường chữ U’ và JMSU đã tạo một tiền lệ về lựa chọn mà Trung Quốc ưa thích hơn.

Tuy nhiên, chính phủ mới ở Philippines và các chính phủ tại Việt Nam, Brunei và Malaysia đã không lung lay về chủ quyền, và sự cám dỗ của lợi nhuận tiềm năng vẫn đủ mạnh để thu hút các công ti khác, ít lo lắng hơn bởi áp lực của Trung Quốc, thử đưa tay vào vùng biển tranh chấp.

Bắc Kinh đã dùng cạn hết đòn bẩy thương mại, nên bây giờ việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ sẽ đòi hỏi những chiến thuật mới.
Không phải vùng biển tranh chấp cụ Lầm ạ.
Vùng biển bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hay quyền tài phái trái phép.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,334
Động cơ
562,063 Mã lực
PV Shipyard đã vượt qua nhiều thách thức, khó khăn để bàn giao Giàn khoan tự nâng 90m nước đầu tiên của Việt Nam cho Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro) sử dụng vào ngày 30-3-2012, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch đã cam kết.
và tương đương giàn khoan do các nước Mỹ, Singapore, Hàn Quốc chế tạo.
Vụ giàn do PVshipyard đóng thì dù rất kính trọng cụ, e vẫn phải nói là chất lượng rất tệ, thua xa giàn đóng tại Keppel yard Singapore. VSP gặp rất nhiều trục trặc khi đưa giàn vào hoạt động, mà báo chính thống ko dám đăng :).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Vụ giàn do PVshipyard đóng thì dù rất kính trọng cụ, e vẫn phải nói là chất lượng rất tệ, thua xa giàn đóng tại Keppel yard Singapore. VSP gặp rất nhiều trục trặc khi đưa giàn vào hoạt động, mà báo chính thống ko dám đăng :).
Đó là lần đầu tiên, Việt Nam dám tự đóng cái này.

Nó sẽ giống như nhà ga T1 của Nội Bài thôi :) Cái gì cũng phải có lần đầu tiên thì mới có các lần sau :)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 15/7/2014, Trung Quốc rút giàn khoan 981 về, sau khi tuyên bố "đã thăm dò xong, có khả năng có dầu khí, tùy tình hình tính tiếp..."

Bill Hayton, tác giả của cuốn The South China Sea: the struggle for power in Asia (Biển Đông: cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á) nhân định:

"Dù đánh giá bằng bất kỳ thước đo nào, chuyến phiêu lưu khoan dầu gần đây trên biển Đông của Trung Quốc cũng đều là thảm họa.

Không có chút dầu mỏ mới nào đến tay người tiêu dùng Trung Quốc, nước này không chiếm được vùng lãnh thổ mới trên biển nào, và lợi thế khu vực lại rơi vào tay Hoa Kỳ.

Tình đoàn kết ASEAN được giữ vững và vị thế của các phe nhóm "thân Bắc Kinh" ở các nước có vai trò trọng yếu... đã bị suy yếu nghiêm trọng."
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top